You are on page 1of 7

Phỏng vấn Paul Schrader

Lược dịch các đoạn về công việc biên kịch. Phỏng vấn thực hiện khi ông vừa quay xong “American
Gigolo”

• -  Ông có quan tâm tới việc đạo diễn (Scorsese) sẽ làm gì với kịch bản (Taxi Driver)
của mình không ?
• -  Vai trò của người biên kịch kết thúc khi bộ phim khởi quay.
• -  Chẳng phải tốt hơn sao nếu biên kịch có mặt ở trên trường quay để
viết lại một vài cảnh lúc cần thiết ?
• -  Thật đáng lo cho bộ phim nếu trường hợp như vậy xảy ra...
• -  Nó đã xảy ra rồi đó chứ...
• -  Nếu Marty (Scorsese) gặp phải các khúc mắc, có thể anh ấy sẽ gọi
điện cho tôi. Nhưng thường thì một khi lịch quay đã vào guồng, diễn viên và đạo diễn cũng
am hiểu câu chuyện và nhân vật như biên kịch vậy. Họ sát thực với tình huống hơn nên cũng
giải quyết các vấn đề tốt hơn tác giả kịch bản. Bởi nhà biên kịch thì đứng ngoài.
• -  Ông không thấy rằng thật hụt hẫng khi phải đứng ngoài bộ phim mà ông viết ra
sao ?
• -  Đúng là tôi chẳng còn muốn hài lòng với vị trí biên kịch nữa.
• -  Đúng là hụt hẫng.
• -  Một tác giả, đó là một kiểu đồng hành dẫn lái. Là một biên kịch,
không có nghĩa là một nhà văn. Từ ngữ không phải là tất cả. Anh ta ép mình vào việc diễn tả
các nhân vật, các tình huống,...vốn sẽ được những người khác diễn lại. Một kịch bản, tốt
nhất chỉ nên là một bản họa đồ. Để trở thành biên kịch, bạn không cần là một nhà văn giỏi.
Sự thật thì phần lớn các biên kịch đều là các nhà văn rất tồi.
• -  Họ không thể viết tiểu thuyết ?
• -  Đúng đấy ! Nhưng ngược lại, những gì họ có là nhạy cảm khá tốt
về cốt truyện, về cảnh bắt buộc, về tiến trình hành động, về các nhân vật, nhạy cảm về nhịp
điệu nữa...Họ hiểu biết về những điều đó. Nhưng viết một kịch bản thì chẳng cần một chút
tài năng văn học nào. Anh chỉ tập trung vào việc diễn tả các hành động mà thôi. Đâu là sự
khác nhau giữa “Anh ta nhổm dậy và mở cửa” với hai câu văn thơ mộng tuyệt vời để diễn tả
cùng một điều như vậy ? Với người đạo diễn thì cũng như nhau cả thôi.
• -  [...]
• -  Bây giờ chúng ta hãy nói về “American Gigolo.” Nó có giống gì với
“Taxi Driver” ?
• -  Chúng có cấu trúc rất giống nhau. Thực ra thì đó là hai kịch bản mà tôi tâm đắc và
tự hào nhất. Cả hai đều là câu chuyện của những người trẻ cô đơn, bước vào xã hội và ra
khỏi đó. Kẻ thì rất hướng nội, kẻ thì hướng ngoại. Người lái xe taxi không có tiếng nói,
những ức chế xã hội cá nhân khiến gã ta chất chứa thất vọng trong sâu thẳm bản thân mình,
một sự giận dữ. Chẳng ai gây hấn, thế nhưng gã ấy lại có nhu cầu bức thiết trong nội tại
được trả thù. Gã ta đi tới sự bùng nổ.
• -  Cóchăngxuhướngtựhủyởđây?
• -  Có, thực ra thì...Chẳng ai làm gã tổn thương cả. Bộ phim có thể
mang tên là “ Chuyện một vụ tự tử vẻ vang”. Gã ta muốn kết thúc nỗi đau của mình nhưng
gã quá vô tri và quá mỹ để tự thân làm điều đó. Nên gã tìm cách tạo ra một hoàn cảnh để xã
hội thay gã đảm nhiện vai trò này. Trớ trêu thay, xã hội dĩ nhiên không làm điều đó cho gã
nên gã theo hướng bùng nổ. Gã gigolo cũng y chang, nhưng trong một hoàn cảnh ngược lại:
nơi mà gã lái taxi quay về bên phải, gã gigolo quay về bên trái; là người đối lập theo kiểu
đối xứng với cậu kia. Gã gigolo là người biểu lộ mình một cách đáng ngưỡng mộ, vô cùng
hòa đồng với những người xung quanh. Đó là người có văn hóa và biết cách diễn đạt bản
thân. Nhưng gã ta lại theo hướng tràn ngược, chứ không bùng nổ. Gã lái taxi đầy ứ ở bên
trong nhưng rỗng bên ngoài, còn gã gigolo thì đầy bên ngoài, rỗng bên trong. Và cuối film,
trong khi gã lái taxi nổ bung thế giới bên trong của mình lên những người xung quanh, thế
giới bao quanh gã gigolo lại nổ tung ở trong sâu thẳm của gã. Vì vậy đó là một nhân vật đối
chọi đối xứng. Tiến trình của gã đi ngược lại với gã lái taxi. Nhưng cả hai phim gần như y
hệt nếu đi từ cấu trúc. Chúng đều bắt đầu với một nhân vật cô độc mà chúng ta diễn tả cuộc
sống thường ngày. Từ đoạn đời đó, một cốt truyện dần dà phát triển. Một câu chuyện liên hệ
chặt chẽ với kiểu cách sống của nhân vật. Câu chuyện được giải quyết và tiếp theo là một
dạng tái bút mà trong đó, bộ phim tìm được giá trị tinh thần của mình. Nên cuối cùng, hai
tác phẩm có cấu trúc y hệt nhau.

• -  [..]
• -  Như một dạng “brain-storming”? ( Paul Schrader nói về ý tưởng của
American Gigolo đến từ một “trò chơi” mà ông đưa ra cho các học trò
tại UCLA : cùng nhau xây dựng một kịch bản trong hai tiếng)
• -  Nếu bạn muốn nói như vậy, loại trừ việc trong trường hợp này thì tôi là người cầm
trịch. Tôi nói với một trong các sinh viên đem tới một vấn đề nào đó. Cậu ta đề nghị một
vấn đề cá nhân rồi tôi bảo “ Non, tôi không thích cái này. Tìm cho tôi cái khác. Tôi sẽ chọn
cái tôi thích”. Một khi đã tìm ra được vấn đề, tôi sẽ nói “Đưa ra cho tôi ẩn dụ của vấn đề
này. Từ ẩn dụ đó, chúng ta sẽ tìm ra được nhân vật. Rồi chúng ta sẽ thấy những điều còn lại
và xây dựng câu chuyện.” Bây giờ chúng ta đang ở đoạn tìm cho nhân vật một nghề nghiệp.
Tôi hỏi họ “ Anh ta làm gì ? Là nông dân, người đưa thư, gigolo ?” Và bất chợt, tôi tự nhủ :
“À, một gigolo người mỹ, có vẻ là ý hay đấy” Sau đó thì tôi chẳng còn quan tâm tới nó nữa.
Tôi quên nó đi. Nhưng ngày hôm sau, tôi tới gặp bác sĩ tâm thần của mình. Tôi kể với ông
ấy về khó khăn cá nhân của bản thân khi tiếp nhận tình yêu, nó vốn là chuyện ân huệ: làm
sao để tiếp nhận một điều đẹp đẽ mà ta không xứng đáng...
• -  [...]
• -  Một cốt truyện, nó chỉ khó tìm kể từ lúc bạn bắt đầu bằng một cốt
truyện ! Nhưng nếu bạn đặt lại cốt truyện, câu chuyện trong một tầm nhìn chính xác, nghĩa
là sau khi bạn đã tìm ra vấn đề của mình và hình ảnh ẩn dụ thể hiện nó, chẳng khó để tìm ra
một cốt truyện nữa. Vì đó chỉ là một chuỗi các sự kiện có hạn, trong bạn sẽ lựa ra những cái
bạn thích. Nếu bạn có một vấn đề thật sự: ví dụ, chuyện tiếp nhận tình yêu, bạn cần một ẩn
dụ để nói về nó. Và ẩn dụ ấy chính là gã gigolo: một người đàn ông mà bản chất công việc
là đem tới vui thú nhưng không nhận lại.
• -  [...]
• -  Bạn có ở đây một nhân vật thể hiện hoàn hảo vấn đề. Giống hệt
như vấn đề về nỗi cô đơn trong các thành phố lớn: nhân vật người lái taxi. Bạn có một gã
luôn được bao quanh bởi những người khác nhưng lại hoàn toàn cô đơn. Một gã trai có thể
lái xe cho bất kì ai tới bất kì đâu vì tiền...
• -  Anh ta cũng là một dạng điếm...

• -  Đúng vậy. Và là người đàn ông sống trong một kiểu quan tài kim
loại. Điều này khiến cho mỗi lần bạn cho khán giả thấy chiếc taxi, bạn lại đẩy mạnh thêm
chủ đề của film: nỗi cô đơn thành thị. Chiếc taxi cũng chính là hình ảnh ẩn dụ. Cũng như
vậy trong “Gigolo”: ý niệm về gigolo đã là một ẩn dụ. Cho nên, một khi bạn đã có hai thứ
và chúng hợp lại với nhau, khi vấn đề đã gặp gỡ được với hình dạng thể chất của mình, trở
nên cụ thể, gặp gỡ một cách hiển nhiên với hình ảnh ẩn dụ của mình; lúc ấy bạn đã làm chủ
đề tài. Y như một luồng điện ! Và vậy, khi tôi ra khỏi phòng của bác sĩ, tôi nhớ là mình đã
nghĩ “ Xong rồi ! Tôi có vấn đề, tôi có hình ảnh ẩn dụ ! Tôi chỉ cần tìm ra câu chuyện nữa
thôi! “ Vậy là tôi ngồi xuống bàn làm việc và nghĩ ra một câu chuyện...
• -  Nghe ông kể thì có vẻ đơn giản.
• -  Nhưng đúng là nó đơn gian ! Hãy xem lại “Taxi Driver”. Bạn có
một vấn đề : nỗi cô đơn thành thị. Bạn có một ẩn dụ: người lái taxi. Giờ thì bạn tìm một cốt
truyện. Bạn làm gì đây ? Bạn nghĩ ra một cô gái anh ta khao khát nhưng không thể có được,
và một cô gái mà anh ta có thể chiếm hữu nhưng anh ta lại không khao khát. Tất cả để tăng
cường cho cơ chế tự hủy. Cách anh ta phản ứng trước hai nhân vật đó sẽ làm rõ vấn đề của
anh ta. Tiếp theo, bạn cho mỗi cô một nhân vật bố: một chính trị gia và một tên macô. Và vì
anh ta chẳng thể đọ sức với phụ nữ nên anh ta bắt buộc phải đọ sức với hai “người bố” này.
Thế đó, bạn đã có câu chuyện của mình !
• -  [...]
• -  Trong Gigolo, bạn có một nhân vật mà xung quanh anh ta là thế
giới đang khép lại. Bạn làm gì đây ? Bạn nghĩ ra một phụ nữ yêu
anh ấy nhưng anh ta lại không tiếp nhận tình yêu.
• -  Ý ông là gì khi nói “xung quanh anh ta là thế giới đang khép lại”
• -  Tôi muốn nói là khái niệm tràn ngược, đối chọi với bùng nổ. Nếu bạn làm phim về
một vụ nổ, bạn đưa cho nhân vật của mình những đích ngắm. Nếu bạn làm phim về một tràn
ngược, bạn đặt quanh nhân vật của mình những thứ sẽ bao vây và khiến họ
nghẹt thở...
• -  [..]

• -  Bạn tạo ra những cấu trúc sẽ phá vỡ sự tự vệ của nhân vật. Một mặt, bạn nghĩ ra
một người phụ nữ sẽ yêu gigolo: anh ấy sẽ phải đối diện với chuyện này thế nào ?
• -  Đây là lần đầu tiên một chuyện tương tự xảy đến với anh ấy ?
• -  Có thể không phải lần đầu tiên nhưng bạn phải tự xoay sở để vào thời điểm cụ thể
đó, anh ta mắc phải một nấc khủng hoảng trong cuộc đời của mình. Anh đã trở nên quá hoàn
hảo cho con người hiện tại của mình. Đây là lúc cần thay đổi. Cho nên nhân vật dễ bị tổn
thương. Từ đó, bạn bắt đầu nghĩ ra một cơ chế xung quanh
nhân vật...
• -  [...]
• -  Để quay lại chuyện cấu trúc kịch bản, một khi bạn đã có vấn đề và hình ảnh ẩn dụ
của mình, bạn phải cố gắng tạo ra một cốt truyện mở rộng và làm giàu thêm nó. Ví dụ, khi
tôi bắt đầu viết Taxi Driver, tôi đã nghĩ bộ phim sẽ có đề tài về sự cô đơn thành thị và chiếc
taxi là hình ảnh ẩn dụ. Nhưng, khi kịch bản hoàn thành, tôi nhận ra đó không nói về sự cô
đơn thành thị mà về việc nỗi cô đơn thành thị tự sinh ra và lưu truyền như thế nào...và hai
điều đó thì không phải là một. Đó là chuyện một người đàn ông tạo ra sự cô đơn của chính
mình và hài lòng với nó, chứ không phải là một người đàn ông cô đơn. Và tôi nhận ra đó
mới là chủ đề của bộ phim khi kịch bản đã được hoàn thành. Điều này có nghĩa rằng tôi đã
hiểu hơn về đề tài sau khi khảo sát cốt truyện. Có nghĩa đó là một cốt truyện hay. Nếu nó
khiến bạn hiểu thêm về chủ đề thì nhiệm vụ của nó đã hoàn thành.
• -  [...]
• -  Khi những sinh viên tìm tới tôi để nhận trợ giúp, tôi vào thẳng vấn
đề. Họ kể cho tôi những câu chuyện hết sức phức tạp, và tôi tập trung hỏi họ những điều sau
“ Còn bạn thì sao ? Bạn ở đâu trong câu chuyện này ? Bạn coi mình là nhân vật nào ? Tại
sao bạn lại viết kịch bản này ? Dù có vì mục đích thương mại hay không thì với tôi cũng thế
cả thôi, nhưng bạn nhất quyết phải có một lí do chính đáng để viết cái này, giống như một
show truyền hình dạng “Happy Days”. Nếu bạn nói với tôi là bạn viết nó chỉ để kiếm tiền thì
tôi chẳng muốn giúp bạn, nó chẳng khiến tôi quan tâm. Nhưng ngược lại, nếu bạn có một lý
do riêng tư để viết câu chuyện này thì chúng ta sẽ cố gắng để tìm ra nó. Và vào thời khắc
bạn hiểu đó là đó gì, kịch bản hẳn nhiên sẽ tuyệt hơn. Bởi bạn hiểu bạn đang làm gì. Bạn có
một điểm mốc.”
• -  Nghĩa là khả năng hiểu vấn đề là một chuyện, khả năng phiên dịch chúng bằng
một lối viết rành mạch lại là chuyện khác...
• -  Đúng thế, cần phải có nhạy cảm với câu chuyện, với tuyến truyện. Biết cách phiên
dịch sang ngôn ngữ điện ảnh những điều ta tưởng tượng. Và cần phải biết tìm ra những
tưởng tượng được chấp nhận bởi công chúng. Mỗi khi bạn nằm mơ, bạn lại chuyển hóa các
vấn đề của mình thành những hình ảnh ẩn dụ. Mọi người làm như vậy thường xuyên. [...]
• -  [...]
• -  Tại Pháp, lời thoại được coi như phần khó nhất trong việc viết kịch
bản. Bằng chứng là người viết thoại luôn được trả lương tốt nhất.
• -  Thật là ngớ ngẩn ! Cái này dĩ nhiên bắt nguồn từ sân khấu đây mà...Nó chẳng có
nghĩa lí gì cả ! Tại vì...một khi bạn đã đưa được các nhân vật vào những tình huống lí thú,
tất cả những gì họ nói cũng sẽ hay ho. Một trong những vấn đề của rất nhiều bộ phim là
nhân vật nói quá nhiều, họ nói quá nhiều những điều nghiêm trọng. Thật nặng nề...Khi tôi
dạy viết kịch bản, có một ví dụ mà tôi hay sử dụng : Chúng ta có một bộ phim về một người
đàn ông xa cách với người yêu. Trong một tuyến truyện song song, sẽ có một yếu tố khác
tham gia vào: ví dụ, cuộc sống của anh ta bị đe dọa. Anh ta phải tới đâu đó để tự cứu mình.
Người xem sẽ chờ đợi vào tuyến truyện này. Anh ta tới nơi cần đến và bất chợt, BOUM !
Anh ta gặp cô người yêu của mình. Người xem vốn biết là anh ta sẽ gặp lại người yêu nhưng
họ không ngờ là nó lại diễn ra vào thời điểm đó. Vậy là giờ đây, bạn có một gã đang rơi vào
tình trạng vô cùng căng thẳng, anh ta đang sợ hãi, và anh ta gặp lại người phụ nữ mình yêu.
Ta cắt cảnh và ta gặp lại họ trong nhà của cô gái. Anh ta nói gì ? Anh ta nói “Anh gần như
đã quên đi hương vị cafe em làm” hay là “Anh không nhớ là cafe em pha lại ngon thế này”
Hay “Cafe em pha vẫn ghê như thế” hoặc “Em đã đổi hiệu cafe à?” Tất cả những gì anh ta
nói đều là sự cộng hưởng của cảm xúc, bởi các nhân vật đang ở trong một tình huống thú vị,
và họ đã gặp lại nhau vào đúng thời điểm. Trong trường hợp này, lời thoại không quá quan
trọng. Chỉ cần một chút nhạy cảm trong lời thoại là hội thoại vang lên suôn sẻ hợp lí. Bây
giờ thì dĩ nhiên lời thoại trở nên quan trọng hơn nếu bạn viết một phim hài vì chúng phải
gây cười. Nhưng nếu bạn viết một phim hiện thực thì theo tôi, cấu trúc nội tại quan trọng
hơn nhiều.

• -  -Có nghĩa là ta cũng tìm thấy dấu vết những lời thoại khéo léo trong “American
Gigolo”...

• -  Có thể, nhưng chúng hoàn toàn ăn nhập với tình huống. Lời thoại tự nhiên trôi
chảy bởi tình huống phim hợp lí. [...]. Không nên có một lời thoại “kịch”.
• -  [...]
• -  Tôi nhận thấy là hai nhân vật gần với tính cách của ông nhất là Travis
Bickle, gã lái taxi và Julian Kay, gã gigolo người mỹ, đều có một chế độ tập luyện cơ thể
nghiêm khắc. Họ đều chăm sóc cẩn thận cơ thể của mình. Điều này có ý nghĩa gì ?
• -  Đấy là kỉ luật. Một tinh thần kỉ luật mạnh mẽ. Ý nghĩ về việc “ Tôi có thể làm chủ
thế giới.” “Căn phòng của tôi là hình ảnh thế giới”. “Căn phòng của tôi, và cơ thể của tôi”.
Họ đều là những người rất ý thức về căn phòng của mình. Gã gigolo say mê căn phòng riêng
của bản thân, gã yêu không gian đó, bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách gã chăm chút
cho nó. Đó là vùng đấy của riêng gã. Thế giới bên ngoài không đi vào khu vực đấy. Gã tập
luyện trong phòng để có thể đi ra ngoài. Và căn phòng được sắp xếp theo nhưng suy tưởng
của gã, tất cả đều có đường cong, không vách ngăn, không tường. Căn phòng của gã lái taxi
thì hoàn toàn bừa bộn. Đó là phản chiếu của mớ hỗn độn trong đầu gã. Tất cả những nghi lễ
bí mật, việc đốt hoa hồng,vv...đều diễn ra ở đó. Bạn biết rồi đấy, gã ta tập luyện trước
gương,...Việc tập luyện cơ thể tương ứng với một ý thức mạnh mẽ về cái tôi so với thế giới
bên ngoài.
• -  [...]
• -  Chính xác thì ông muốn nói gì khi bảo “Julien không có khả năng đón
nhận tình yêu” ?
• -  Thật ra tôi muốn nói về chuyện ân huệ. Trong thần học tin lành, chúng ta tin vào
ba khái niệm cơ bản: Tội lỗi, Sự Cứu rỗi và Ân điển. Trong quá khứ, tôi đặc biệt quan tâm
tới Tội lội và sự Cứu rỗi, nghĩa là cảm giác tội lỗi và máu. Trở thành kẻ tội đồ, được tẩy rửa
nhờ máu. Khái niệm về Ân điển là phần thứ ba của thần học. Nó ưu việt và cần thiết. Ân
điển bao trùm cả hai điều còn lại. Đấy là khái niệm về những điều mà bạn không xứng đáng
được nhận. Chúng ta có Ân điển vạn năng khiến có cây cối mọc lên chẳng hạn...những điều
mà chúng ta chẳng có quyền năng gì. Chúng ta vốn không xứng đáng có được ngày đẹp trời
hôm nay. Đó là quà tặng của Ân điển. Ta chấp nhận nó hay không chấp nhận nó. Điều này
là Ân điển mà mọi người cùng nhau chia sẻ. Sau đó có một dạng Ân điển đặc biệt có thể đưa
một số trong chúng ta lên thiên đường. Đó là Ân điển mà ta phải quy thuận. Bạn thấy đấy,
Chúa cầm tay ta rồi nói “Ta muốn ngươi”. Và bạn phải nói “Tôi tiếp nhận Tình yêu của
Người”. Đó là một dạng ân điển đặc biệt. Và dạng ân điển này là điều gì đó tôi chưa từng
đào sâu trong công việc. Và nó rất gần với khái niệm tình yêu.

• -  Ông muốn nói tình yêu của con người ?


• -  Vâng, tình yêu của con người.
• -  Kèm theo cả tình yêu theo nghĩa dục tính ?
• -  Đúng. Nhưng điều khiến tôi quan tâm nhất đó là khái niệm về
“điều mà bạn không xứng đáng được nhận”, về thứ mà bạn không thể giành lấy được, nó
giống như tình yêu vậy. Nhân vật của tôi, Julian, được yêu, gã ta được ban cho tình yêu ấy.
Tất cả những thứ còn lại, tất cả những thứ gã ấy có được là nhờ công việc của mình. Và
người phụ nữ đó ban tặng cho gã tình yêu của mình. Gã phải quyết định xem mình có tiếp
nhận nó hay không. Tâm thế khó xử giữa ngã đôi đường trước Ân điển là vậy. Thử lấy ví dụ
phim “Un condamné à mort s’est échappé” (một kẻ bị kết tội tử hình đã trốn thoát) của
Bresson, với tôi, là hình ảnh ẩn dụ tuyệt vời của Ân điển chưa từng được thể hiện trong điện
ảnh. Fontaine, một người đàn ông ở trong tù. Trong suốt bộ phim, gã ấy chuẩn bị cho cuộc
vượt ngục. Đêm trước sự kiện, một người đàn ông trẻ bị ném vào phòng giam của gã. Cậu ta
tên Jost (giống như nhân vật nữ của American Gigolo: Michelle Jost). Và Fontaine phải có
quyết định ngay lập tức: giết cậu trai đó hoặc đưa cậu ta theo cùng. Gã quyết định mang cậu
trai theo. Và chỉ trong lúc vượt ngục gã mới nhận ra rằng cần phải có hai người mới qua
được ải thứ ba, điều mà gã không nhận ra được khi chỉ trong phòng giam. Vậy nên nếu gã
không mang Jost theo, gã đã chẳng vượt ngục thành công. Ở đây, bạn có một minh họa tuyệt
hảo của tư thế khó xử phân vân trước Ân điển: một người bị ném vào cuộc đời của tôi. Tôi
phải tiếp nhận anh ta hay từ chối anh ta ? Tôi chấp thuận anh ta và nó khiến cho số phận tôi
được thay đổi ! Bởi vì số phận của Fontaine đã được dự báo, từ tiêu đề của bộ phim, đó là
phải chạy trốn. Thế nhưng, nếu gã không tiếp nhận Jost, gã đã chẳng thể trốn thoát. Đây
chính là sự phân vân của Tiền định và Ân điển. Và cũng như vấy, nhân vật Julian của tôi
nhìn thấy một người tên Jost bị ném vào cuộc đời của mình. Chính nhờ Jost mà gã ta trốn
thoát. Ngoại trừ trong bộ phim của tôi, thay vì kết cục của “Un condamné à mort s’est
échappé”, ta có kết cục của “Pickpocket”. Nhưng cơ chế thì vẫn thế : ra khỏi nhà tù, vào
tù....
• -  [...]
• -  (Schrader chia sẻ quan điểm về các diễn viên. Ông nói về Richard
Gere – người đóng vai chính trong American Gigolo)
• -  Trước khi quay, tôi cho Richard xem “Plein soleil” của Clément, và “Le Samourai” của
Melville, một phim tôi thích vô cùng. Richard nói với tôi “ Tại sao ông lại cho tôi xem
những fim này ? Tôi chẳng có gì giống với Alain delon !” Tôi trả lời như sau “ Vấn đề
nằm ở đó. Alain Delon, một người đàn ông cực kì tự hào vì được là Alain Delon. Anh tự
hào vì chính mình, vì dáng vẻ bản thân. Khi bước vào một căn phòng, anh ta cảm thấy
căn phòng trở thành một không gian tuyệt vời hơn từ lúc anh bước vào. Bởi vì anh ta đã
bước vào đó. Đó chính là kiểu tự tin mà nhân vật (gigolo) phải có. Đó không phải là một
diễn viên Mỹ. Gã chẳng đến từ Actor’s Studio. Gã phải tự tin, phải ngạo nghễ như Delon.
Hãy nghiên cứu Alain Delon, phân tích con người anh ta từng chút một rồi chỉ sau đó cậu
mới có thể suy nghĩ về diễn xuất của mình. Nhưng trước hết, hãy học cách đi đứng, cách
nhìn ngó, cách đứng thẳng người. Chính khi nghiên cứu Delon cậu sẽ học được tất cả . Vì
chẳng ai trên thế giới này có thể bước vào một căn phòng tuyệt như Alain Delon.”...[...]
• -  ...Sự hiện diện bản năng...
• -  ...và sự ngạo nghễ đầy nhục dục.
• -  [...]
• -  (Schrader nói về nhân vật Julian)
• -  Ông đã nghiên cứu gì cho bộ phim ? Ông đã gặp những gigolo thật à ?
• -  Có, một vài người. Họ đáng chán tới mức tồi tệ. Chán như những
người lái taxi ngoài đời vậy. Điều xảy ra với Gere cũng giống như chuyện của De Niro
với “Taxi Driver”. Gere muốn đi gặp những gigolos. Tôi cũng đã gặp vài người nhưng họ
vừa hung dữ vừa chán ngấy tới mức tôi chẳng hứng thú nói chuyện với họ nữa. Tôi cũng
đã có một đàm thoại với Niro cho Taxi Driver như với Gere. Tôi nói “ Bobby, chúng ta sẽ
cùng nhau tới Del Mar Cafe, và cùng gặp những người lái taxi. Nhưng tôi xin cậu, đừng
có nghĩ một giây nào rằng nhân vật của cậu sẽ có điểm tương đồng nào đó với những gã
đó. Nhân vật của cậu có thể có kiểu nói chuyện hơi giống họ. Nhưng cậu chẳng có gì là
giống họ hết. Cậu là người lái taxi của tôi, cậu không phải là một người lái taxi. Và bộ
phim này không nói về hiện thực của chuyện lái taxi. Mà về sự chuyển biến của tâm hồn.
Một tâm hồn bị dằn vặt. Chỉ ở đó cậu mới cần dùng tới năng lượng của mình”. Tôi cũng
nói điều tương tự với Gere “ Nghe này, tôi muốn cậu gặp những gigolos. Hãy lắng nghe
họ, cậu có thể tìm thấy cái này cái kia. Nhưng xin cậu đừng bắt chước họ. Ở đây, đây là
một phim về hành trình của một tâm hồn. Và xin nói luôn là tôi chẳng quan tâm tới thực
tế nhớp nhúa của nghề gigolo.”

Cheesy Trương dịch

You might also like