You are on page 1of 3

Luyện tập văn bản: LÃO HẠC

- Nam Cao -
Họ tên:………………………………………….. Lớp:………………….
BÀI 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Không! (2) Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại
đáng buồn theo một nghĩa khác. (3) Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì
thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. (4) Tôi mải mốt chạy sang. (5)
Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. (6) Tôi xồng xộc
chạy vào. (7) Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc
xệch, hai mắt long sòng sọc.
(8) Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một
cái nảy lên. (9) Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên lão. (10) Lão vật vã
đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. (11) Cái chết thật là dữ dội. (12) Chẳng ai hiểu
lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. (13) Chỉ có tôi với Binh
Tư hiểu.
a. Tìm và nêu tác dụng của những từ tượng hình và tượng thanh có trong câu
7,8
b. Vì sao khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại có suy nghĩ: Cuộc
đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một
nghĩa khác?
c. Cái chết của lão Hạc cho em hiểu điều gì về số phận và phẩm chất của nhân
vật? Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 10 câu.
BÀI 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng
ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót
xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi
cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước
mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu
như con nít. Lão hu hu khóc…
- Khốn nạn…Ông giáo ơi! …Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy
ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp
trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ
thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc
đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này!
Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu
ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão
như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu
rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
a. Nhân vật “lão” ở đây là ai? Hoàn cảnh nào khiến nhân vật có tâm trạng và
lời nói như trong đoạn trích trên?
b. Tìm một chi tiết miêu tả nhân vật lão trong đoạn trích trên và cho biết chi
tiết ấy có tác dụng khắc họa tâm trạng nhân vật như thế nào? Từ đó cho ta
hiểu gì về nhân vật?
c. Các từ in đậm trong đoạn trích thuộc từ loại gì?
d. Viết đoạn văn tổng –phân-hợp khoảng 10 câu phân tích đoạn trích trên để
làm rõ tấm lòng trung hậu, lương thiện và thủy chung tình nghĩa của nhân
vật.
Bài 3: Cho đoạn văn:
(1) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu
họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ
để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương;
không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau
chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác
đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản
tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết
vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp
ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão
từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch.
Và lão cứ xa tôi dần dần…
[…](2) Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…
Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...Một người
nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng…
Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả
thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”
a. Đoạn văn trên là ý nghĩ của nhân vật nào? Trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Nhân vật trong truyện đã làm những gì để hiểu những người ở xung quanh?
c. Tìm 1 trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu văn in
đậm.
d. Đoạn văn (2) là ý nghĩ của nhân vật trong hoàn cảnh nào?
e. Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên.

You might also like