You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ


-- 🙠🕮🙢 --

 
MÔN: VI ĐIỀU KHIỄN
GVHD: PHẠM QUANG TRÍ

Lớp: DHDTVT15ATT_Nhóm 3

STT   Họ và Tên   MSSV

1 Phan Nguyễn Tấn Thành 19440191

2 Lệ Trung Hiếu   18036841

3 Lương Văn Thân 19431691

4 Hoàng Trần Thiện 19519351

1
MỤC LỤC BÁO CÁO
Yêu cầu 1: Trình bày và vẽ sơ đồ kết nối phần cứng tối thiểu để vi điều khiển STM32
có thể hoạt động được....................................................................................................3
Yêu cầu 2: Trình bày và vẽ sơ đồ nguyên lý kết nối chân của các dạng mạch nạp cho
vi điều khiển STM32.....................................................................................................4
Yêu cầu 3: Tham khảo trong sơ đồ nguyên lý của kit phát triển trong phòng thực hành
sử dụng vi điều khiển STM32F103RCT6, liệt kê chi tiết các chân vật lý của vi điều
khiển STM32 được kết nối với mạch reset, các mạch dao động, các nút nhấn và các led
đơn................................................................................................................................. 6
Yêu cầu 4: Sử dụng phần mềm CubeMX và System Workbench for STM32 để tạo và
biên dịch hoản chỉnh một project mới mà không bị lỗi..................................................8
Yêu cầu 5: Sử dụng phần mềm Proteus để vẽ mạch mô phỏng như hình bên dưới và
nạp chương trình vào vi điều khiển................................................................................9

2
Đề tài: Hướng dẫn thiết lập phần cứng cơ bản cho vi điều khiển
STM32F103RCT6

Yêu cầu 1: Trình bày và vẽ sơ đồ kết nối phần cứng tối thiểu để vi
điều khiển STM32 có thể hoạt động được.
Để vi điều khiển STM32 hoạt động cần phải cung cấp điện áp có giá trị là
+3,3V vào tất cả các chân VDD và nối mass (0V) vào tất cả các chân VSS.
Lưu ý tuyệt đối không sử dụng nguồn 5V cung cấp trực tiếp cho các chân cấp
nguồn của vi điều khiển STM32.
Để STM32 hoạt động ổn định cần cấp thêm nguồn điện áp cho các chân:
 Chân VBAT nối nguồn +3,3V, là nguồn cung cấp dành cho module thời gian
thực (RTC) được tích hợp sẵn bên trong. Có thể bỏ qua chân này nếu không cần
thiết phải sử dụng RTC.
 Chân VDDA nối nguồn +3,3V và VSSA nối mass (0V), là nguồn cung cấp
cho module ADC được tích hợp sẵn bên trong. Việc cấp nguồn cho các chân này
là bắt buộc cho dù chúng ta có sử dụng module ADC hay không.
Để lọc nhiễu cho các chân cấp nguồn ta cần phải lắp thêm các tụ điện có
giá trị 104 càng gần với chân cấp nguồn của STM32 càng tốt.

Sơ đồ kết nối phần cứng STM32

3
Yêu cầu 2: Trình bày và vẽ sơ đồ nguyên lý kết nối chân của các
dạng mạch nạp cho vi điều khiển STM32.

Để nạp được chương trình cho vi điều khiển STM32 chúng ta có thể sử dụng
theo nhiều hình thức như: UART, SWD ( dùng cho vi điều khiển STM32) hoặc
JTAG (dùng cho tất cả vi điều khiển thuộc dòng ARM).
Tuy nhiên nếu sử mạch nạp chuyên dụng được thiết kế riêng cho vi điều
khiểnSTM32 thì thông qua JTAG , SWD và USART.
Để nạp chương trình cho STM32 thông qua SWD thì sử dụng các chân
SWCLK/PA14 (chân 49) và SWDIO/PA13 (chân 46).

Sơ đồ nguyên lí mạch nạp STM32


thông qua SWD
Để nạp chương trình cho STM32 thông qua JTAG thì sử dụng các chân
JTRST/PB4 (chân 56), JTDO/PB3 (chân 55), JTCK/PA14 (chân 49) và
JTMS/PA13 (chân 46).

Sơ đồ nguyên lí mạch nạp STM32


thông qua JTAG

4
Mạch nạp USART1 (kiểu không phổ biến) : gồm có 4 chân – VCC5, GND, RX1
PA10, TX1 PA9.

Sơ đồ nguyên lí mạch nạp STM32


thông qua USART

5
Yêu cầu 3: Tham khảo trong sơ đồ nguyên lý của kit phát triển trong phòng
thực hành sử dụng vi điều khiển STM32F103RCT6, liệt kê chi tiết các chân
vật lý của vi điều khiển STM32 được kết nối với mạch reset, các mạch dao
động, các nút nhấn và các led đơn.

- Mạch giao động


+ Mạch được cài sẵn trong STM32
+ Mạch ngoài thông qua thạch anh (chính xác - ổn định): nối trực tiếp vào
chân vật lý STM32 lần lượt là chân OSCIN [5] và OSCOUT [6] có giá trị tần số
từ 4-16MHz
Còn xung clock cung cấp cho modun RTC thì ta có thể lấy mạch giao động
bên ngoài, khi đó ta sẽ gắn thêm thạch anh tại 2 chân OSC32 [3] và OSC32 [4]
có giá trị tần số từ 0-1000KHz (thông thường là 32.768KHz)

Mạch RESET: được dùng để khởi động lại các hoạt động của VĐK trong lúc
mới cấp nguồn ( sử dụng R3-10k và cụ C1-104) hoặc khi người dùng cần thiết
(sử dụng mạch có nút nhấn RESET và R3-10k). Mạch nối với VĐK thông qua
chân NRST [7]

6
- Nút nhấn: được nối với VCC3.3, chân PC13 KEY1 [2] và PC1 KEY0 [9]

- LED: được nối với chân vật lí PA8 LED0 [41] và PD2 LED1 [54]

7
8
Yêu cầu 4: Sử dụng phần mềm CubeMX và System Workbench for
STM32 để tạo và biên dịch hoản chỉnh một project mới mà không bị
lỗi.

-Video bài làm:


https://youtu.be/rRJVfSH0O5Q

9
Yêu cầu 5: Sử dụng phần mềm Proteus để vẽ mạch mô phỏng như
hình bên dưới và nạp chương trình vào vi điều khiển

-Video bài làm:


https://www.youtube.com/watch?v=T71LuL-VuPw

10

You might also like