You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG 12_DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

CON LẮC LÒ XO KÍCH THÍCH BẰNG LỰC


Câu 1. Một con lắc lò xo có thể dao động trên mặt phẳng ngang không ma sát. Vật đang ở VTCB thì đột ngột tác
dụng lực F không đổi hướng theo trục của lò xo thì thấy vật dao động điều hòa. Khi tốc độ của vật đạt cực đại thì
lực F đột ngột đổi chiều. Sau đó, tỉ số động năng của vật lúc lò xo không biến dạng và lúc có tốc độ đạt cực đại là
A. 0,8. B. 0,5. C. 0,6. D. 1/3.
Câu 2. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 100 g và lò xo có độ cứng 40 N/m được đặt trên mặt phẳng
nằm ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ở vị trí cân bằng, tại t = 0, tác dụng lực F = 2 N lên vật nhỏ theo
phương ngang trùng với trục của lò xo cho con lắc dao động điều hòa đến thời điểm t = π/3 s thì F giữ nguyên độ
lớn nhưng đổi chiều ngược lại. Dao động điều hòa của con lắc sau khi lực F đối chiều có biên độ là:
A. 0,13 m. B. 0,2 m. C. 1,5 m. D. 2 m.
Câu 3. Môt lò xo nhẹ, có độ cứng k = 100 N/m được treo vào một điểm cố F(N)
định, đầu dưới treo vật có khối lượng m = 400 g. Giữ vật ở vị trí lò xo không
biên dạng rồi buông nhẹ để vật dao động điều hòa dọc theo trục của lò xo. 20
Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hưởng xuống, gốc thời gian là lúc 16
buông vật. Tại thời điểm t = 0,2 s, một lực F thẳng đứng, cường độ biến thiên 12
“theo thời gian biểu diễn như đồ thị hình vẽ, tác dụng vào vật. Biết điểm treo 8
chỉ chịu được lực kéo tối đa có độ lớn 20 N. Tại thời điểm lò xo bắt đầu rời 4
điểm treo, tốc độ của vật là 0
0, 2 1, 0 1,8 2, 63, 44, 2 t(s)
A. 20 3 cm/s. B. 9 cm/s.
C. 20π cm/s. D. 40π (cm/s)

Câu 4. Môt lắc lò xo nhẹ có độ cứng 40 N/m, một đầu cố định, đầu còn lại gắn vật nhỏ có khối lượng 500 g, đặt
trên mặt phẳng ngang nhẵn. Từ vị trí cân bằng tác dụng lên vật nhỏ lực không đổi 5 N hướng theo trục của lò xo để
lò xo dãn. Tốc độ của vật khi lò xo dãn 5 cm lần đầu tiên là
A. 102,5 cm/s. B. 112,5 cm/s. C. 89,4 cm/s. D. 60,8 cm/s.
Câu 5. Môt con lắc lò xo nhẹ có độ cứng 16 N/m và vật nhỏ có khối lượng m = 400 g, tích điện lµC, đặt trên giá
đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Kích thích để con lắc dao động điều hòa với biên độ 9 cm. Tại thời điểm
vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng theo chiều làm cho lò xo dãn, người ta bật một điện trường đều 480 3 kV/m,
cùng hướng với hướng chuyển động của vật lúc đó. Lấy π2 = 10, g =10 m/s2. Thời gian từ lúc bật điện trường cho
đến thời điểm vật dừng lại lần đầu là
A. 0,5 s. B. 2/3 s. C. 1/3 s. D. 0,25 s.
Câu 6. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có độ cứng 100N/m, vật nhỏ có khối lượng 200 g và tích điện 100
µC. Lấy g = 10 m/s2. Người ta giữ vật sao cho lò xo dãn 4,5 cm. Tại t = 0 truyền cho vật vận tốc 25 15cm / s hướng
xuống. Đến thời điểm t  2 /12 s người ta bật điện trường đều hướng lên có cường độ 0,12 MV/m. Biên độ dao
động sau khi bật điện trường là
A. 7 cm. B. 18 cm. C. 12,5 cm. D. 13 cm.

CON LẮC LÒ XO GIỮ CỐ ĐỊNH MỘT ĐIỂM


Câu 7. Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng m. Từ vị trí cân
bằng kéo vật ra một đoạn A rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hoà. Khi động năng bằng thế năng và lò xo dãn thì
giữ đột ngột điểm chính giữa của lò xo. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là
A. 0,5 A 3 cm. B. A/2. C. 0,75A. D. 0,25 A 6 .
Câu 8. Môt con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng m. Từ vị trí cân
bằng kéo vật ra một đoạn A rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hoà. Khi lò xo dãn nhiều nhất thì giữ đột ngột điểm
chính giữa của lò xo. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là
A. 0, 938 A. B. 0, 894A C. 0, 766A. D. 0,684A.
Câu 9. Mỗi con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k một đầu gắn cố định vào điểm B và đầu còn
lại gắn vật nặng khối lượng m. Từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn A rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hoà. Khi
vật qua vị trí động năng bằng 16/9 lần thế năng thì giữ cố định điểm C trên lò xo với CO = 2CB. Biên độ dao động
của vật sau khi giữ lò xo là
A. 0,938A. B. 0,894A. C. 0.766A. D. 0,684A.
Câu 10. Môt lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, đặt trên mặt phẳng ngang một đầu gắn vào điểm cố định, đầu còn lại
gắn vật nhỏ có khối lượng 100 g. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương trùng với trục của lò xo với
biên độ 2 cm. Khi vật vừa đến vị trí thế năng bằng 3 lần động năng và lò xo đang dãn giữ cố định điểm B trên lò
xo. Biết tốc độ của điểm B trước khi giữ cố định bằng 1/3 tốc độ của vật lúc đó. Biên độ dao động của vật sau khi
giữ điểm B là
A. 0,5 cm. B. 1 cm. C. 2 cm. D. 2 cm
CON LẮC LÒ XO RỜI GIÁ ĐỠ
Câu 11. Một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, đầu trên gắn cố định đầu dưới treo quả cầu nhỏ có khối lượng m = 1
kg sao cho vật có thể dao động không ma sát theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Lúc đầu dùng
miếng ván đỡ m để lò xo không biến dạng. Sau đó cho miếng ván chuyển động thẳng đứng xuống dưới nhanh dần
đều với gia tốc 2 m/s2. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Khi m rời khối miếng ván vật dao động điều hòa với
tốc độ cực đại là?
A. 60 cm/s. B. 36 cm/s. C. 80 cm/s D. 18 cm/s.
Câu 12. Một lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m, đầu trên gắn cố định đầu dưới treo quả cầu nhỏ có khối lượng m = 0,2
kg sao cho vật có thể dao động không ma sát theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Lúc đầu dùng
miếng ván đỡ m để lò xo không biến dạng. Sau đó cho miếng ván chuyển động thẳng đứng xuống dưới nhanh dần
đều với gia gốc 2,5m/s2. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Khi m rời miếng ván vật dao động điều hòa với gia
tốc cực đại là:
A. 240 2 cm / s 2. B. 250 8, 5cm / s2 C. 140cm / s2 D. 250 7 cm / s2

CON LẮC LÒ XO THẢ QUAY


Câu 13. Môt quả cầu có khối lượng 2 kg, được treo vào lò xo có chiều dài tự nhiên 0,6 m có độ cứng 500 N/m.
Kéo quả cầu ra khỏi phương thẳng đứng sao cho lò xo nằm ngang và không biến dạng rồi thả nhẹ. Chiều dài lớn
nhất của lò xo và tốc độ của quả cầu khi đó lần lượt là
A. 0,7045 m và 3,37 m/s. B. 0,7045 m và 4,37 m/s.
C. 0,1045 m và 3,37 m/s. D. 0,1045 m và 4,37 m/s.
Câu 14. Một quả cầu có khối lượng 0,1kg, được treo vào sợi dây có chiều dài tự nhiên 1m có hệ số đàn hồi 10N/m.
Kéo quả cầu ra khỏi phương thẳng đứng sao cho sợi dây nằm ngang và không biến dạng rồi thả nhẹ. Bỏ qua khối
lượng của dây. Tính độ dãn của dây tại vị trí dây thẳng đứng?
A. 0,25 m. B. 0,3 m. C. 0,5 m. D. 0,44m
Câu 15. Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên 36 cm gồm vật m = 100 gam dao động theo phương thẳng đứng,
trong 20 s vật thực hiện được 50 dao động. Sau đó, giữ cho vật đứng yên ở vị trí cân bằng và quay đều lò xo với
tốc độ góc ω xung quanh trục thẳng đứng đi qua điểm treo của lò xo, khi ấy trục lò xo hợp với phương thẳng đứng
một góc 45°. Lấy π2 = 10; g = 10 m/s2. Chiều dài lò xo lúc này và số vòng quay trong một phút lần lượt là
A. 38,9 cm và 61,3 vòng/phút B. 53,2 cm và 50 vòng/phút.
C. 41,7 cm và 55,6 vòng/phút D. 42,6 cm và 59,1 vòng/phút.
Câu 16. (T50150BT) Lò xo khối lượng không đáng kể có chiều tự nhiên 20 cm, có độ cứng 100 N/m. Treo vật
khối lượng m = 50 g vào một đầu lò xo, đầu còn lại của lò xo được treo vào điểm cố định M. Cho M quay đều
quanh trục MN thẳng đứng với tốc độ góc ω thì trục lò xo hợp với phương thẳng đứng một góc α và lò xo dài 22,5
cm. Cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Số vòng quay được của lò xo sau 1 s gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 4. B. 2 C. 7 D. 5.

You might also like