You are on page 1of 4

Bài toán liên quan đến ,f ,T và k

Câu 1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 5cm thì chu kì dao động là 2s. Nếu cho con lắc lò
xo dao động điều hòa với biên độ 10cm thì chu kì là
A. 2,0s. B. 3,0s. C. 2,5s. D. 4,0s.
Câu 2. Khi gắn một vật có khối lượng m1 = 4kg vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, nó dao động
với chu kì T1 = 1s. Khi gắn một vật khác có khối lượng m2 vào lò xo trên, nó dao động với chu kì T2 = 0,5s.
Khối lượng m2 bằng
A. 3kg. B. 1kg. C. 0,5kg. D. 2kg.
Câu 3. Một đầu của lò xo được gắn cố định vào đầu O, đầu kia treo một quả nặng m1 thì chu kì dao động
là T1 = 1, 2s. Khi thay quả nặng m2 vào thì chu kì dao động bằng T2 = 1,6s. Tính chu kì dao động khi treo
đồng thời m1 và m2 vào lò xo
A. 2,0s. B. 2,0s. C. 2,5s. D. 3,5s.
Câu 4. Một lò xo có độ cứng 100N/m, lần lượt treo hai quả cầu có khối lượng m1, m2 vào lò xo và kích
thích cho chúng dao động thì thấy: trong cùng một khoảng thời gian m1 thực hiện được 3 dao động, m2 thực
hiện được 9 dao động. Nếu treo đồng thời cả hai quả cầu vào lò xo thì chu kì dao động của hệ là 0, 2 ( s ) .
Giá trị của m1 là
A. 0,1kg. B. 0,9kg. C. 1,2kg. D. 0,3kg.
Câu 5. Một vật có khối lượng m được gắn lần lượt vào hai lò xo có độ cứng k1, k2 thì chu kì lần lượt là T1
và T2. Biết T2 = 2T1 và k1 + k 2 = 5 N/m. Giá trị của k1 và k2 lần lượt là
A. 4N/m; 1N/m. B. 3N/m; 2N/m. C. 2N/m; 3N/m. D. 1N/m; 4N/m.
Câu 6. Vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ
3cm, thì quả cầu dao động điều hòa với chu kì T = 0,3s. Nếu kích thích cho vật dao động với biên độ 6cm
thì chu kì dao động của con lắc là
A. 0,3s. B. 0,15s. C. 0,6s. D. 0,423s.
Câu 7. Hai con lắc lò xo dao động điều hòa, có độ cứng hai lò xo bằng nhau nhưng khối lượng của các vật
hơn kém nhau 90g. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc 1 thực hiện 12 dao động trong khi con lắc 2
thực hiện 15 dao động. Khối lượng các vật nặng của con lắc 1 và con lắc 2 lần lượt là
A. 450g; 360g. B. 270g; 180g. C. 250g; 160g. D. 210g; 120g.
Câu 8. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ
cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 9. Con lắc lò xo có tần số tăng gấp đôi nếu khối lượng của quả cầu con lắc bớt đi 600g. Khối lượng
của quả cầu con lắc là
A. 1200g. B. 1000g. C. 900g. D. 800g.
Câu 10. Dụng cụ đo khối lượng trong một con tàu vũ trụ có cấu tạo gồm một chiếc ghế có khối lượng m
được gắn vào đầu một chiếc lò xo có độ cứng k = 480 N/m. Để đo khối lượng của nhà du hành vũ trụ thì
nhà du hành phải ngồi vào ghế dao động. Chu kì dao động của ghế khi không có người là T0 = 1,0s, còn khi
có nhà du hành là T = 2,5s. Lấy 2 = 10. Khối lượng của nhà du hành là
A. 27kg. B. 63kg. C. 75kg. D. 12kg.
Câu 11. Cho một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên OA = 50cm, độ cứng 20N/m. Treo lò xo OA thẳng
đứng, O cố định. Móc quả nặng m = 1kg vào điểm C của lò xo. Cho quả nặng dao động theo phương thẳng
đứng. Biết chu kì dao động của con lắc là 0,628s. Điểm C cách O một khoảng bằng
A. 20cm. B. 7,5cm. C. 15cm. D. 10cm.
Bài toán liên quan đến cơ năng, thế năng, động năng
Câu 1. Một con lắc lò xo, độ cứng lò xo 9N/m, khối lượng của vật nặng 1kg dao động điều hòa. Tại thời
điểm vật có tọa độ 2 3 cm thì vật có vận tốc 6 cm/s. Tính cơ năng dao động.
A. 10mJ. B. 20mJ. C. 7,2mJ. D. 72mJ.
Câu 2. Một vật nhỏ có khối lượng 85g dao động điều hòa với chu kì  / 10 ( s ) . Tại vị trí có tốc độ 40 cm/s
thì gia tốc của nó là 8 m/s2. Năng lượng dao động là
A. 1360J. B. 34J. C. 34mJ. D. 13,6mJ.
Câu 3. Một con lắc lò xo có độ cứng 150N/m, biên độ 4cm. Cơ năng dao động là
A. 0,12J. B. 0,24J. C. 0,3J. D. 0,2J.
Câu 4. Một vật có khối lượng 2 /  kg dao động điều hòa với tần số 5 Hz, và biên độ 5cm. Tính cơ năng
2

dao động
A. 2,5J. B. 250J. C. 0,25J D. 0,5J.
Câu 5. Một con lắc lò xo gồm vật nặng 0,25kg dao động điều hòa theo phương ngang mà trong 1 giây thực
hiện được 4 dao động. Biết động năng cực đại của vật là 0,288J. Tính chiều dài quỹ đạo dao động.
A. 5cm. B. 6cm. C. 10cm. D. 12cm.
Câu 6. Một vật có khối lượng 750g dao động điều hòa với biên độ 4cm và chu kì T = 2s. Tính năng lượng
của dao động.
A. 10mJ. B. 20mJ. C. 6mJ. D. 72mJ.
Câu 7. Một vật có khối lượng 100g dao động điều hòa với vận tốc cực đại 3m/s và gia tốc cực đại 30 m/s2.
Năng lượng của vật trong quá trình dao động là
A. 1,8J. B. 9,0J. C. 0,9J. D. 0,45J.
Câu 8. Một vật nhỏ có khối lượng 1kg thực hiện dao động điều hòa theo phương trình
 
x = A cos  4t +  ( cm;s ) . Biết quãng đường vật đi được tối đa trong một phần sáu chu kì là 10cm. Cơ năng
 2
của vật bằng
A. 0,09J. B. 0,72J. C. 0,045J. D. 0,08J.
Câu 9. Treo lần lượt hai vật nhỏ có khối lượng m và 2m vào cùng một lò xo và kích thích cho chúng dao
đông điều hòa với cùng một cơ năng nhất định. Tỉ số biên độ của vật m và vật 2m là
A. 1. B. 2. C. 2. D. 1/ 2.
Câu 10. Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m, dao động điều hòa với biên
độ 0,05m. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi viên bi cách vị trí biên 4cm thì động năng của con lắc bằng
A. 0,045J. B. 1,2mJ. C. 4,5mJ. D. 0,12J.
Câu 11. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 40 N/m gắn với quả cầu có khối lượng m. Cho quả cầu
dao động với biên độ 5cm. Tính động năng của quả cầu ở vị trí ứng li độ 3cm.
A. 0,032J. B. 320J. C. 0,018J. D. 0,5J.
Câu 12. Một con lắc lò xo gồm: lò xo có độ cứng k gắn với quả cầu có khối lượng m = 0,4kg. Vật dao động
điều hòa với tốc độ cực đại 1m/s. Hãy tính thế năng của quả cầu khi tốc độ của nó là 0,5m/s.
A. 0,032J. B. 320J. C. 0,018J. D. 0,5J.
Câu 13. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = 10 cos ( 4t )( cm;s ) . Động năng của con lắc
biến thiên với chu kì bằng
A. 1,50s. B. 1,00s. C. 0,50s. D. 0,25s.
Câu 14. Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 49N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g.
Lấy 2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số.
A. 7Hz. B. 3Hz. C. 12Hz. D. 6hz.
Câu 15. Một vật nhỏ có khối lượng 1kg thực hiện dao động điều hòa với biên độ 0,1m. Động năng biên
thiên với chu kì bằng 0, 25 ( s ) . Cơ năng dao động là
A. 0,32J. B. 0,64J. C. 0,08J. D. 0,16J.
Câu 16. Một con lắc lò xo có độ cứng 40N/m, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật nặng. Khi vật cân bằng
lò xo dài 28cm. Kéo vật thẳng đứng xuống dưới tới khi lò xo dài 30cm rối buông nhẹ. Động năng của con
lắc khi lò xo dài 26cm là
A. 0 mJ. B. 2 mJ. C. 5 mJ. D. 1 mJ.
Câu 17. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k đặt nằm ngang dao động điều
hòa, mốc thế năng ở vị trí cân bằng, khi thế năng bằng 1/3 động năng thì lực đàn hồi tác dụng lên vật có độ
lớn bằng
A. một nửa lực đàn hồi cực đại. B. 1/3 lực đàn hồi cực đại.
C. 1/4 lực đàn hồi cực đại. D. 2/3 lực đàn hồi cực đại.
Câu 18. Một vật dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 2cm. Tỉ số động năng và thế năng của
vật tại li độ 1,5cm là
A. 7/9. B. 9/7. C. 7/16. D. 9/16.
Câu 19. Một con lắc lò xo mà vật có khối lượng 100g. Vật dao động điều hòa với tần số 5Hz, cơ năng 0,08J.
Tỉ số động năng và thế năng tại li độ x = 2cm là
A. 3. B. 13. C. 12. D. 4.
Câu 20. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng O kéo con lắc về phía dưới, theo phương thẳng
đứng thêm 3cm rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa quanh O. Khi con lắc cách vị trí cân bằng 1cm, tỉ số
giữa thế năng và động nặng của hệ dao động là
A. 1/3. B. 1/8. C. 1/2. D. 1/9.
Câu 21. Một vật dao động điều hòa, khi vận tốc bằng một nửa vận tốc cực đại thì tỉ số giữa thế năng và
động năng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 22. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T =  / 2 ( s ) . Khi đi qua vị trí cân bằng con lắc có
tốc độ 0,4m/s. Khi động năng của con lắc gấp 3 lần thế năng thì con lắc có li độ
A. x = 5 2cm. B. x = 5cm. C. x = 5 3cm. D. x = 10cm.
Câu 23. Một vật dao động điều hòa, tại vị trí động năng gấp hai lần thế năng thì gia tốc của vật nhỏ hơn gia
tốc cực đại:
A. 2 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 3 lần.
Câu 24. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khi thế năng bằng n lần động năng thì li độ của vật là
A A A A
A. x =  . B. x =  . C. x = . D. x = .
1 + n −1 1+ n 1+ n 1 + n −1
Câu 25. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc . Khi thế năng bằng n lần động năng thì vận
tốc của vật là
A A A A
A. v =  . B. v =  . C. v = . D. v = .
1+ n −1
1+ n 1+ n 1 + n −1
Câu 26. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 1, 25cos ( 20t )( cm;s ) . Vận tốc tại vị trí mà động
năng nhỏ hơn thế năng 3 lần là
A. 25 cm/s. B. 12,5 cm/s. C. 10 cm/s. D. 7,5 cm/s.
Câu 27. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới có khối lượng m = 100g. Vật dao động với phương
trình x = 4 cos ( 20t )( cm ) . Khi thế năng bằng 3 lần động năng thì li độ của vật là
A. 3, 46 cm. B. 3, 46 cm. C. 3,76 cm. D. 3, 76 cm.
Câu 28. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Li độ của vật khi động
năng bằng 2 lần thế năng của lò xo là
A. x =  A / 2. B. x = A / 2. C. x = A / 4. D. x = A / 3.
Câu 29. Một con lắc lò xo vật nặng có khối lượng 2kg dao động điều hòa với vận tốc cực đại 60cm/s. Tại
vị trí có tọa độ 3 2 cm/s thế năng bằng động năng. Tìm độ cứng của lò xo.
A. 100 2 N/m. B. 200 N/m. C. 10 2 N/m. D. 50 2 N/m.
Câu 30. Vật dao động điều hòa với tần số 2,5Hz. Khi vật có li độ 1,2cm thì động năng của nó chiếm 96%
cơ năng toàn phần của dao động. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì là
A. 30 m/s. B. 60 m/s. C. 20 m/s. D. 12 cm/s.
Câu 31. Một con lắc lò xo mà quả cầu có khối lượng 500g dao động điều hòa với cơ năng 10mJ. Khi quả
cầu có vận tốc 0,1m/s thì nó có li độ là 3 cm. Độ cứng của lò xo là
A. 30N/m. B. 40N/m. C. 50N/m. D. 60N/m.
Câu 32. Một con lắc lò xo nằm ngang, vật nặng có khối lượng 0,3kg, dao động điều hòa. Gốc thế năng chọn
ở vị trí cân bằng, cơ năng của vật là 24mJ, tại thời điểm t vận tốc và gia tốc của vật lần lượt là 20 3 cm/s
và −400 cm/s2. Biên độ dao động là
A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3cm. D. 4cm.\
Câu 33. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4sin ( 3t + p / 6 )( cm;s ) . Cơ năng của vật là 7,2mJ.
Khối lượng của quả cầu và li độ ban đầu lần lượt là
A. 1kg; 2cm. B. 1kg; 4cm. C. 0,1kg; 2cm. D. 0,1kg; 20cm.
Lực đàn hồi, lực hồi phục của con lắc lò xo nằm ngang
 
Câu 1. Một vật có khối lượng m = 1kg dao động điều hòa với phương trình x = 10 cos 10t −  ( cm;s ) .
 2
Lực hồi phục tác dụng lên vật vào thời điểm  / 60 ( s ) là
A. 5N. B. 0,25N. C. 1,2N. D. 0 N.
Câu 2. Một con lắc lò xo gồm quả cầu 100 g dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình
 
x = 2 cos  0, 2t +  ( cm; m s ) . Độ lớn lực đàn hồi cực đại là
 6
A. 0,016N. B. 1,6.10-6N. C. 0,0008N. D. 80N.
Câu 3. Con lắc lò xo dao động theo phương ngang, lực đàn hồi cực đại bằng 0,5N và gia tốc cực đại bằng
50 cm/s2. Khối lượng của vật là
A. 1,5kg. B. 1kg. C. 0,5kg. D. 2kg.
Câu 4. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với năng lượng 0,2J. Khi lực đàn hồi của
lò xo có độ lớn 2N thì động năng của con lắc và thế năng bằng nhau, thời gian lò xo bị nén trong một chu
kì là 0,5s. Tính tốc độ cực đại của vật.
A. 83,62cm/s. B. 62,83cm/s. C. 156,52cm/s. D. 125,66cm/s.
Câu 5. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với lực đàn hồi cực đại là 10N. Gọi J là
điểm gắn lò xo với vật cố định. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp điểm J chịu tác dụng của
lực kéo 5 3N là 0,1s. Tính chu kì dao động.
A. 0,2s. B. 0,6s. C. 0,3s. D. 0,4s.
Câu 6. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với năng lượng dao động 1J và lực đàn hồi
cực đại là 10N. Gọi J là điểm gắn lò xo với vật cố định. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp
điểm J chịu tác dụng của lực kéo 5 3N là 0,1s. Tính tốc độ dao động cực đại.
A. 83,62cm/s. B. 209,44cm/s. C. 156,52cm/s. D. 125,66cm/s.
Câu 7. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang với cơ năng toàn phần 0,03J, độ lớn
lực đàn hồi của lò xo có giá trị lớn nhất là 1,5N. Độ cứng của lò xo và biên độ dao động là
A. 75N/m; 2cm. B. 37,5N/m; 4cm. C. 30N/m; 5cm. D. 50N/m; 3cm.
Câu 8. Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương nằm ngang với biên độ 6cm. Khi vật có li độ 3cm
thì thế năng đàn hồi của lò xo là
A. bằng động năng của vật. B. lớn gấp ba lần động năng của vật.
C. bằng một nửa động năng của vật. D. bằng một phần ba động năng của vật.
 
Câu 9. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 4 cos  t +  ( cm;s ) ;
 3
khối lượng m = 100g. Tại thời điểm vật đang chuyển động nhanh dần theo chiều âm và có độ lớn lực đàn
hồi bằng 0,2N thì vật có gia tốc
A. – 2 m/s2. B. 4 m/s2. C. – 4 m/s2. D. 2 m/s2.

You might also like