You are on page 1of 4

Phụ lục 1

Những sửa đổi và bổ sung Hiệp định về ETT


từ ngày 15 tháng 9 năm 2021

Tại Điều 7:
- Mục 1 được viết lại có nội dung như sau:
“1. Các hội nghị đại diện của các Bên, trong đó có các hội nghị dưới hình thức
trực tuyến, được tiến hành để giải quyết những vấn đề liên quan đến áp dụng ETT,
những sửa đổi và bổ sung ETT.
Các nghị quyết về tất cả các vấn đề được thông qua trên cơ sở nhất trí của các
Bên, ngoại trừ:
1.1. Tên gọi của các Bên của Hiệp định này;
1.2. Tên của ấn phẩm chính thức hoặc địa chỉ website chính thức của Bên tham
gia Hiệp định mà tại đó công bố những sửa đổi và bổ sung vào ETT;
1.3. Việc mở và đóng các ga đường sắt biên giới và ga cửa cảng, các ga chuyển
tiếp hàng hóa sang/từ vận tải đường bộ và hàng không, và các trạm cấp rót hàng hóa từ
vận tải đường ống;
1.4. Việc sửa đổi và bổ sung mã số của các cửa khẩu biên giới;
1.5. Việc thay đổi và bổ sung tên gọi của các ga đường sắt biên giới và các ga cửa
cảng, các ga chuyển tiếp hàng hóa sang/từ vận tải đường bộ và hàng không, và các trạm
cấp rót hàng hóa từ vận tải đường ống;
1.6. Việc sửa đổi và bổ sung khoảng cách quá cảnh;
1.7. Tạp phí cho vận chuyển lạnh khi chuyên chở trên đường sắt quốc gia của các
Bên.
Những sửa đổi và bổ sung ETT liên quan đến những khoản mục được liệt kê trên
đây của Điều này, được tiến hành theo thông báo bằng văn bản của Bên hữu quan và
Ủy ban OSJD gửi tới địa chỉ của các Bên của Hiệp định.
Trong thông báo phải ghi rõ cụ thể: lời văn được thay thế và/hoặc bổ sung, lời
văn mới, cũng như ngày có hiệu lực áp dụng. Khoảng thời gian giữa ngày gửi thông báo
này và ngày có hiệu lực áp dụng những sửa đổi và/hoặc bổ sung tương ứng, không được
dưới 20 ngày. Trong trường hợp khoảng thời gian này dưới 20 ngày, thì ngày bắt đầu có
hiệu lực áp dụng là ngày tiếp theo ngày hết thời hạn 20 ngày kể từ ngày Bên hữu quan
gửi thông báo.”;

- Đoạn văn đầu tiên của Mục 4 được viết lại có nội dung như sau:
“4. Những đề nghị của các Bên, cũng như của cơ quan bảo quản Hiệp định này,
về sửa đổi và bổ sung ETT được gửi cho Ủy ban OSJD và cho các Bên khác không
muộn hơn hai tháng trước ngày bắt đầu hội nghị. Những đề nghị về sửa đổi và bổ sung
ETT phải được diễn đạt cụ thể.”;
- Đoạn văn thứ hai của Mục 4 được viết lại có nội dung như sau:
“Ủy ban OSJD gửi dự thảo chương trình nghị sự của hội nghị sắp tới cho các Bên
không muộn hơn hai tháng trước khi bắt đầu hội nghị.”.
Phụ lục 2
Những sửa đổi và bổ sung của ETT
từ ngày 15 tháng 9 năm 2021

1) Khoản 10 “Quy tròn khối lượng” của Phần III “TÍNH TOÁN VÀ THU CƯỚC
PHÍ CHUYÊN CHỞ” được viết lại có nội dung như sau:
“Quy tròn khối lượng
Khoản 10.
10.1. Để tính cước chuyên chở, khối lượng của lô hàng (ngoại trừ chuyên chở
container) ghi trong vận đơn được quy tròn đến tấn (khối lượng tính cước), khi đó
500kg và lớn hơn 500kg được quy tròn là 1 tấn, dưới 500kg không tính.
10.2. Khi tính các tạp phí và các chi phí khác, khối lượng của lô hàng được quy
tròn đến trăm kg, khi đó không đủ 100 kg được tính là 100 kg.”;

2) Mục 17.1 của Khoản 17 “Tiền cước chuyên chở container nặng và container
rỗng” của Phần III “TÍNH TOÁN VÀ THU CƯỚC PHÍ CHUYÊN CHỞ” được viết lại
có nội dung như sau:
“17.1. Tiền cước chuyên chở container nặng và rỗng loại trung được tính cho
mỗi container theo loại tương ứng theo các đơn giá tính cước của Bảng 3 của Phần VI
Bản giá cước này.”;

3) Mục 17.2 của Khoản 17 “Tiền cước chuyên chở container nặng và container
rỗng” của Phần III “TÍNH TOÁN VÀ THU CƯỚC PHÍ CHUYÊN CHỞ” được viết lại
có nội dung như sau:
“17.2. Tiền cước chuyên chở container nặng và rỗng thông dụng loại lớn được
tính cho mỗi container theo loại tương ứng theo theo các đơn giá tính cước của Bảng 2
Phần VI Bản giá cước này.”;

4) Mục 17.5 của Khoản 17 “Tiền cước chuyên chở container nặng và container
rỗng” của Phần III “TÍNH TOÁN VÀ THU CƯỚC PHÍ CHUYÊN CHỞ” được viết lại
có nội dung như sau:
“17.5. Tiền cước chuyên chở container lạnh nặng và rỗng được tính cho mỗi
container theo loại tương ứng theo các đơn giá tính cước của Bảng 2 Phần VI Bản giá
cước này đối với container thông dụng nặng và rỗng theo loại tương ứng và áp dụng hệ
số 1,35.
Khi chuyên chở container lạnh nặng và rỗng dùng toa xe phát điện diezel không
thuộc sở hữu của người chuyên chở, thì thu thêm tiền cước toa xe phát điện diezel theo
đơn giá tính cước là 0,12 franc Thụy Sĩ cho 1 trục-km.
Chi phí đi tàu của tổ phục vụ (người áp tải) đi trên toa xe phát điện diezel không
thuộc sở hữu của người chuyên chở, được thu theo mục 27.1 Khoản 27 Phần III Bản giá
cước này.”;

5) Sau lời văn của Mục 17.5 Khoản 17 “Tiền cước chuyên chở container nặng và
container rỗng” của Phần III “TÍNH TOÁN VÀ THU CƯỚC PHÍ CHUYÊN CHỞ” bổ
sung thêm một mục mới có nội dung như sau:
“17.6. Tiền cước chuyên chở container phát điện diezel (mã nhóm loại SN, mã
chi tiết loại S4 và SJ theo ISO 6346:1995) được tính theo các đơn giá tính cước của
Bảng 2 Phần IV Bản giá cước này đối với container thông dụng nặng theo loại tương
ứng và áp dụng hệ số 1,35.”.
Đồng thời đánh số lại các mục tiếp theo của Khoản 17, cụ thể: “17.6.” thành
“17.7.” và “17.7.” thành “17.8.”;

6) Mục 17.6 của Khoản 17 “Tiền cước chuyên chở container nặng và container
rỗng” của Phần III “TÍNH TOÁN VÀ THU CƯỚC PHÍ CHUYÊN CHỞ” được viết lại
có nội dung như sau:
“17.7. Trừ các container đã được liệt kê tại các mục 17.4-17.6 của khoản này,
tiền cước chuyên chở container chuyên dụng nặng và rỗng được tính cho mỗi container
theo loại tương ứng theo các đơn giá tính cước của Bảng 2 Phần VI Bản giá cước này.”;

7) Mục 17.7 (được đánh số lại là “17.8.”) của Khoản 17 “Tiền cước chuyên chở
container nặng và container rỗng” của Phần III “TÍNH TOÁN VÀ THU CƯỚC PHÍ
CHUYÊN CHỞ” thay thế cụm từ “các mục 17.1-17.6” thành cụm từ “các mục 17.1-
17.7”;

8) Khoản 18 của Phần III “TÍNH TOÁN VÀ THU CƯỚC PHÍ CHUYÊN CHỞ”
được viết lại có nội dung như sau:
“Khoản 18. Tiền cước chuyên chở nặng và rỗng của ĐV VTĐPT (trừ container)
và PT VTĐB, không phụ thuộc vào mức độ quá khổ, đều được xác định theo các quy
định của Khoản 14 của Bản giá cước này đối với việc chuyên chở nguyên toa hàng hóa
cước loại 1.”;

9) Khoản 33 “Tiền cước chuyên chở bưu phẩm” của Phần III “TÍNH TOÁN VÀ
THU CƯỚC PHÍ CHUYÊN CHỞ” được viết lại có nội dung như sau:
“Tiền cước chuyên chở bưu phẩm
Khoản 33.
Bưu phẩm quốc tế (MPO) bao gồm bưu kiện và thư tín bưu chính, là đối tượng
trao đổi bưu chính phù hợp với các văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới (WPS),
được đóng gói và phát hành theo yêu cầu của các văn kiện của Liên minh Bưu chính
Thế giới (WPS).
Việc chuyển bưu phẩm quốc tế (MPO) phải đi kèm theo các chứng từ được quy
định bằng các văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới (WPS).
Bưu phẩm quốc tế (MPO) là: thư từ (thông thường, bảo đảm, kê khai giá trị); bưu
thiếp (thông thường, bảo đảm); sản phẩm in ấn và túi chuyên dụng “M” (thông thường,
bảo đảm); gói nhỏ (bảo đảm); bưu kiện (thông thường, kê khai giá trị); bưu phẩm quốc
tế chuyển phát nhanh.
33.1. Tiền cước chuyên chở bưu phẩm trong container (mã GNG 99410000)
được tính theo Quy tắc giá cước chung của Bản giá cước này (Phần III) quy định đối
với việc chuyên chở hàng hóa trong container.
33.2. Tiền cước chuyên chở bưu phẩm trong toa xe hàng, trong toa xe khách và
toa xe hành lý bưu vụ trong thành phần đoàn tàu hàng (mã GNG 99410000) được tính
theo các quy định của Khoản 14 của Bản giá cước này (Phần III) quy định đối với
chuyên chở hàng hóa cước loại 1 trong toa xe.”;

10) Tên gọi của Mục 5 “Tạp phí thiết bị, dụng cụ chuyên chở do người chuyên
chở cung cấp” của Phần IV “Tạp phí và các chi phí khác” được viết lại và có nội dung
như sau:

Mức lệ phí
Tạp phí và các chi phí khác tính bằng
Đơn vị tính
franc Thụy Sĩ
1 2 3
5. Tạp phí xếp và gia cố hàng hóa, cung cấp
dụng cụ chuyên chở do người chuyên chở
toa xe 112,61
cung cấp (không phụ thuộc vào loại toa xe và
trọng tải của toa xe).
Ghi chú:
Đối với hàng hóa, phương pháp xếp và gia cố chúng
được quy định bởi Điều kiện kỹ thuật xếp và gia cố hàng
hóa (Phụ lục 3 của SMGS)

11) Các bảng 9.2-9.5 của Phần IV “Tạp phí và các chi phí khác” được bố trí theo
tuần tự tên đường sắt của Cộng hòa Azerbaidjan, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, Mông Cổ, Liên bang Nga;

12) Trong Bảng khoảng cách quá cảnh của Đường sắt Việt Nam của Phần V
“Các bảng khoảng cách quá cảnh”:
- Mã số cửa khẩu biên giới Lào Cai (VZD) – Sơn Yêu (KZD) “913” được thay
thế bằng “1913”;
- Hải Phòng Cảng được bổ sung mã số “3779”;

13) Trong Bảng 1 của Phần VI “CÁC BẢNG TÍNH TOÁN TIỀN CƯỚC
CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH CÁC ĐƯỜNG SẮT THAM GIA ETT” bỏ
cột “Khoảng cách tính bằng km” nằm ở phía bên phải.

You might also like