You are on page 1of 41

Chương 1.

XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT CỦA CẶP VẬT LIỆU

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Ma sát ngoài xuất hiện trên cặp bề mặt đối tiếp là hiện tượng phức tạp,
phụ thuộc vào các quá trình diễn ra trên diện tích tiếp xúc thực và trên lớp
bề mặt mỏng trong quá trình chuyển động tương đối của một vật thể trên bề
mặt vật thể khác. Ma sát ngoài là kết quả của nhiều dạng tương tác phức
tạp khác nhau trong đó diễn ra các quá trình cơ học, hóa lý học, điện học và
các quá trình khác.
Ma sát là một hiện tượng vừa có ích vừa có hại. Nhờ có ma sát mà các
vật có thể đứng yên trên sàn nhà dù sàn nhà có thể phẳng hoặc hơi nghiêng.
Trong kỹ thuật, ma sát cũng có những ứng dụng quan trọng như bộ truyền
đai (hình 1.1), bộ truyền bánh ma sát… Nhờ có ma sát giữa dây đai và bánh
đai mà chuyển động và công suất được truyền từ trục chủ động sang trục bị
động.
Tuy nhiên ma sát cũng gắn liền với những vấn đề tiêu cực mang tính
cấp thiết của thời đại như sự mài mòn trong các máy móc và thiết bị, sự suy
giảm các đặc trưng cơ học, sự biến đổi chất lượng của vật liệu bôi trơn, làm
giảm tuổi thọ của các chi tiết máy… Ngoài ra, ma sát còn gây tổn hao công
suất, làm phát sinh nhiệt và hư hỏng các bề mặt tiếp xúc.

Hình 1.1. Ứng dụng của ma sát trong bộ truyền đai.


13
Lực ma sát ngoài là lực xuất hiện tại các vết tiếp xúc thực, cản trở dịch
chuyển tương đối giữa các vật rắn và có hướng ngược chiều chuyển động.
Lực ma sát nói chung không ổn dịnh và công của lực ma sát phụ thuộc vào
quãng đường vật di chuyển.
1.1.2. Phân loại ma sát
1. Phân loại ma sát theo dạng chuyển động
Căn cứ vào dạng chuyển động của bề mặt ma sát có thể chia ma sát
thành: ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát hỗn hợp.

Hình 1.2. Các dạng ma sát theo dạng chuyển động

- Ma sát trượt là ma sát xuất hiện khi các vật trượt với nhau theo bề mặt
tiếp xúc. Vận tốc tại các điểm tiếp xúc có giá trị khác nhau và phương như
nhau (Hình 1.2a). Hình 1.3 trình bày một số dạng chuyển động trượt trên
thực tế.
- Ma sát lăn là ma sát xuất hiện giữa hai bề mặt của vật rắn có chuyển
động lăn tương đối, vận tốc tại các điểm tiếp xúc có cùng giá trị và cùng
phương (Hình 1.2b). Hình 1.4 biểu thị một số dạng ma sát lăn có trong
thực tế.
- Ma sát hỗn hợp là ma sát giữa các bề mặt có tổng hợp của các dạng
ma sát trượt ma sát lăn.
2. Phân loại ma sát theo điều kiện bôi trơn bề mặt
Theo điều kiện bôi trơn bề mặt, ma sát được chia thành ma sát khô, ma
sát bôi trơn giới hạn, ma sát ướt và ma sát nửa ướt.

14
Hình 1.3. Các dạng chuyển động trượt

Hình 1.4. Các dạng chuyển động lăn

15
- Ma sát khô (ma sát không chất bôi trơn) là ma sát của hai vật rắn tiếp
xúc khi trên các bề mặt của chúng không có điều kiện khẳng định rõ ràng
về sự tồn tại của chất bôi trơn hoặc bất kỳ chất khác.
- Ma sát bôi trơn giới hạn là ma sát của hai vật rắn khi liên kết giữa
chúng tồn tại một lớp chất lỏng rất mỏng có cơ tính hoàn toàn khác khối
chất bôi trơn (chiều dày từ cỡ phân tử đến 0,1m). Ma sát bôi trơn giới hạn
cũng xảy ra khi bôi trơn bằng chất rắn. Do chiều dày màng dầu rất mỏng
nên trong trường hợp này các phương trình thủy động không áp dụng được.
- Ma sát ướt là ma sát giữa hai bề mặt vật rắn được phân tách hoàn toàn
bởi các chất bôi trơn có chuyển động tương đối, khi đó tập hợp của tất cả
các ứng suất tiếp tạo thành lực ma sát.
- Ma sát nửa ướt là ma sát giữa hai bề mặt vật rắn khi giữa chúng tồn
tại cả ma sát bôi trơn giới hạn lẫn ma sát bôi trơn ướt. Ma sát nửa ướt
thường xảy ra trong quá trình quá độ làm việc của ổ thủy động.
3. Phân loại ma sát theo động lực học tiếp xúc
Theo động lực học tiếp xúc, ma sát được phân thành ma sát tĩnh và ma
sát động.
- Ma sát tĩnh là ma sát xuất hiện giữa hai bề mặt vật rắn trong trạng thái
dịch chuyển ban đầu. Khi đó thông thường lực ma sát sẽ ngăn cản biến
dạng của lớp bề mặt. Khi một vật rắn có xu hướng chuyển động so với một
vật rắn khác nhưng vị trí tương đối của chúng chưa thay đổi hoặc thay đổi
ít thì sẽ xuất hiện ma sát tĩnh. Lực ma sát ứng với thời điểm hai vật bắt đầu
có chuyển động tương đối được gọi là lực ma sát tĩnh cực đại.
- Ma sát động là ma sát xuất hiện giữa hai bề mặt vật rắn trong quá
trình có chuyển động tương đối ở vùng tiếp xúc. Trong trường hợp này lực
ma sát động sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình biến dạng trên lớp bề mặt
mỏng và làm tăng diện tích tiếp xúc.
4. Phân loại ma sát theo công dụng của ma sát
Theo công dụng thì ma sát được phân loại thành ma sát có ích và ma

16
sát có hại. Ma sát có ích thường xuất hiện trong những mục đích cụ thể và
phù hợp với mong muốn của con người. Còn ma sát xuất hiện ngoài ý
muốn của con người và gây ảnh hưởng xấu tới các mục đích sản xuất là ma
sát có hại.
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của ma sát
1. Lực ma sát và hệ số ma sát
Theo định luật Coulomb về ma sát trượt khô thì lực ma sát tĩnh cực đại
và lực ma sát động tỷ lệ với lực pháp tuyến của bề mặt tiếp xúc có chuyển
động tương đối:

 Ft max  f t .Fn
 (1.1)
 Fd  f d .Fn
trong đó:
- Ftmax: lực ma sát tĩnh cực đại.
- Fd: lực ma sát động.
- Fn: lực pháp tuyến.
- ft và fd : hệ số ma sát tĩnh và hệ số ma sát động.
Cũng theo định luật Coulomb, hệ số ma sát phụ thuộc vào vật liệu
của bề mặt tiếp xúc, trạng thái bề mặt tiếp xúc và thời gian tiếp xúc. Với
các cặp vật liệu khác nhau thì hệ số ma sát cũng sẽ khác nhau. Độ nhám bề
mặt tiếp xúc càng lớn thì hệ số ma sát càng lớn và thời gian tiếp xúc càng
lâu thì hệ số ma sát có xu hướng tăng, mặc dù trên thực tế có thể mức tăng
không nhiều.
Trong điều kiện bình thường thì hệ số ma sát không phụ thuộc vào
áp lực tiếp xúc, diện tích tiếp xúc và vận tốc trượt tương đối giữa các vật.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy với điều kiện làm
việc khác nhau thì hệ số ma sát phụ thuộc vào áp suất tiếp xúc và vận tốc
trượt tương đối. Cho nên khi các đại lượng này thay đổi trong phạm vi rộng
thì cần phải xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố này.

17
Đối với đa số các vật liệu thì hệ số ma sát tĩnh thường lớn hơn hệ số ma
sát động. Hệ số ma sát của một số loại vật liệu được cho trong bảng 1.1 [8].
Bảng 1.1. Giá trị hệ số ma sát của một số cặp vật liệu
Hệ số ma sát tĩnh Hệ số ma sát động
Cặp vật liệu
Khô Bôi trơn Khô Bôi trơn
Thép - Thép 0,13 0,10 0,15 0,11
Thép - Đồng thanh 0,11 0,09 0,11 0,10
Gang - Gỗ 0,32 ----- 0,300,50 -----
Gang - Da 0,26 ----- 0,300,50 -----
Thép - Nước đá (băng) 0,014 ----- 0,027 -----
Thép - Gốm kim loại 0,10 0,050,06 ----- -----
Thép - Chất dẻo 0,300,40 0,090,12 ----- -----
Thép - Gang 0,170,20 0,060,08 ----- -----

2. Mô men ma sát
Mô men ma sát Mms được xác định theo biểu thức:
M ms  Fms .R (1.2)

trong đó: R - cánh tay đòn tương ứng với lực ma sát Fms.
3. Năng lượng ma sát
- Ma sát trượt: Năng lượng ma sát hay công của lực ma sát được xác
định theo biểu thức:
 
Wms  Ems   F ms .d s ms (1.3)
sms

trong đó: sms - quãng đường ma sát.


- Ma sát lăn: Năng lượng ma sát được xác định như sau:

18
 
Wms  Ems   M ms .d L (1.4)
ms

trong đó: L - góc lăn.


1.1.4. Nguyên lý xác định hệ số ma sát
1. Điều kiện xuất hiện của ma sát
Để xuất hiện ma sát cần đảm bảo đồng thời hai điều kiện sau:
- Phải có áp lực giữa các vật rắn (lực pháp tuyến). Áp lực là lực ép theo
phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc đảm bảo cho hai vật bị ép vào nhau
và luôn tiếp xúc với nhau. Áp lực có thể được tạo nhờ lực tác dụng theo
phương pháp tuyến hoặc trọng lượng của vật.
- Phải có lực gây ra chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động tương
đối giữa các đối tượng ma sát (lực tiếp tuyến).
2. Nguyên lý xác định hệ số ma sát
Để xác định hệ số ma sát có thể thực hiện bằng cách đo lực pháp tuyến
hoặc trọng lực của một vật và lực cản trở chuyển động tương đối theo
phương tiếp tuyến. Việc xác định hệ số ma sát trực tiếp trên các chi tiết
máy hoặc các thiết bị tại hiện trường thường đòi hỏi chi phí cao hoặc khó
thực hiện. Vì vậy hệ số ma sát thường được xác định tại phòng thí nghiệm
nhờ các thiết bị chuyên dụng.
Tất cả các thiết bị ma sát thường có 4 bộ phận sau:
- Bộ phận để cố định hoặc tạo ra liên kết giữa các vật cần đo hệ số ma sát.
- Bộ phận để tạo ra chuyển động tương đối giữa các vật.
- Bộ phận tạo ra lực pháp tuyến.
- Bộ phận để đo hoặc xác định độ lớn của lực ma sát tiếp tuyến chống
lại chuyển động tương đối.
Tùy thuộc vào đặc điểm hình học và độ cứng của bề mặt tiếp xúc, kiểu
chuyển động tương đối giữa hai vật, độ lớn của áp lực pháp tuyến và các
điều kiện về chuẩn bị mẫu có thể lựa chọn các phương pháp xác định hệ số
19
ma sát khác nhau. Bảng 1.2 trình bày một số mô hình điển hình để xác định
hệ số ma sát.
Bảng 1.2 Các mô hình đo hệ số ma sát điển hình

Mô hình tấm phẳng trên tấm phẳng Mô hình chốt trên đĩa

Mô hình khối trên vòng Mô hình chốt trên tấm phẳng

Mô hình vòng trên đĩa Mô hình chốt trong khối chữ V

- Mô hình tấm phẳng trên tấm phẳng (flat on flat): tấm dưới được cố
định, tấm còn lại vừa tạo áp lực xuống tấm dưới vừa chuyển động tịnh tiến.
- Mô hình chốt trên đĩa (pin on disk): Chốt (hoặc bi) được kẹp chặt trên
bộ phận kẹp chốt và tạo áp lực lên đĩa, trong khi đó đĩa chuyển động quay.
- Mô hình khối trên vòng (block on ring): Khối trên được kẹp chặt trên
trục chín và tạo áp lực lên vòng chuyển động quay.
- Mô hình chốt trên tấm phẳng (pin on disk): Chốt (hoặc bị) được kẹp
chặt trên bộ phận kẹp chốt. Theo phương pháp này có thể chốt chuyển động
tịnh tiến qua lại và tấm phẳng cố định hoặc ngược lại.
- Mô hình vòng trên đĩa (thrusted washer): Khối trên chuyển động quay
và tạo áp lực xuống đĩa dưới cố định. Mặt tiếp xúc với khối trên và khối
20
dưới có dạng hình vành khăn.
- Mô hình chốt trong khối chữ V: chốt được kẹp và giữ trong các khối
chữ V. Các khối chữ V tạo áp lực ép vào chốt trong khi chốt chuyển động
quay.
1.2. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT TRƯỢT CỦA VẬT LIỆU TẠI KHỚP
TRƯỢT DẠNG CHỐT TRÊN ĐĨA
1.2.1. Thiết bị thí nghiệm
Mô hình chốt trên đĩa là mô hình tương đối đơn giản và phổ biến, cho
phép thay đổi cặp ma sát dễ dàng, đưa ra kết quả nhanh với độ chính xác
phù hợp. Chính vì vậy có rất nhiều thiết bị được thiết kế dựa trên mô hình
chốt trên đĩa.
Đối với các thiết bị đang có tại phòng thí nghiệm Cơ học máy - Học
viện Kỹ thuật quân sự, để xác định giá trị của hệ số ma sát trượt của cặp vật
liệu tại khớp tịnh tiến dạng chốt trên đĩa (có hoặc không có chất bôi trơn),
có thể sử dụng thiết bị TE-91/1 hoặc hệ thống kiểm tra mẫu thử đa năng
UMT3. Tuy nhiên, trong phần này chỉ tập trung giới thiệu về thiết bị TE-
91/1.
Thiết bị TE-91 là thiết bị thí nghiệp phục vụ dạy học về ma sát, mài
mòn và bôi trơn, được sản xuất năm 2000 của hãng TECHQUIPEMENT,
Vương quốc Anh. Thiết bị được thiết kế với nhiều mô đun với các mục
đích khác nhau trong đó mô đun TE-91/1 được sử dụng để xác định hệ số
ma sát trượt tại khớp trượt dạng chốt trên đĩa. Cấu tạo của thiết bị TE-91/1
được thể hiện trên hình 1.6.
Thiết bị bao gồm các bộ phận chính sau:
- 1: Động cơ điện một chiều, điều chỉnh vô cấp.
- 2: Hộp giảm tốc trục vít- bánh vít có tỷ số truyền bằng 20.
- 3: Đĩa quay có bề mặt được làm từ một trong hai loại thuộc cặp vật
liệu cần xác định hệ số ma sát (thép, đồng, nhôm, hợp kim…).
- 4: Vành chắn dầu.

21
- 5: Chốt cố định, làm từ loại vật liệu còn lại trong cặp vật liệu cần xác
định hệ số ma sát (thép, đồng, nhôm, hợp kim). Chốt có đường kính 4mm,
chiều dài 25mm và tiếp xúc với đĩa quay 3. Khoảng cách từ tâm chốt đến
trục quay của đĩa 3 bằng 20mm.
- 6: Cảm biến lực. Cảm biến lực có khả năng đo được các lực có giá trị
lên tới 50N
- 7: Đòn mang tải. Một đầu của đòn mang tải được liên kế với bệ máy
bằng khớp bản lề, một đầu đặt các quả cân tạo tải.
- 8: Các quả cân chuẩn tạo tải có trọng lượng bằng 1,25N; 2,5N; 5N.
- 9: Bộ điều chỉnh và hiển thị vận tốc góc (v/p) của động cơ điện.
- 10: Bộ tiếp nhận và xử lý tín hiệu thí nghiệm.
- 11: Máy tính đã cài đặt chương trình xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả.

Hình 1.6. Cấu tạo của thiết bị TE-91/1


1.2.2. Nguyên lý hoạt động của thiết bị TE-91/1
Dưới tác dụng của trọng lượng các quả cân tạo tải tải 8, khi đĩa 3 quay

22
hoặc có xu hướng quay, tại bề mặt tiếp xúc giữa đĩa 3 và chốt 5 sẽ xuất
 
hiện lực ma sát Fms . Lực ma sát Fms được cảm biến lực 6 tiếp nhận và
chuyển đổi từ điện áp (tính bằng mV) thành giá trị lực. Bộ tiếp nhận và xử
lý tín hiệu thí nghiệm 10 sẽ tiếp nhận và chuyển dữ liệu đo được sang máy
tính 11 để xử lý và hiển thị kết quả.
1.2.3. Công thức xác định hệ số ma sát trượt
Khi đĩa 3 quay, vận tốc trượt tương đối của điểm tiếp xúc giữa chốt 5
và đĩa 3 (tâm chốt 5) được xác định theo công thức:
n
V  r  .r (1.6)
30i
trong đó:
- V: giá trị vận tốc trượt tại điểm tiếp xúc (m/s).
- : tốc độ quay của đĩa 3 (rad/s).
- n: tốc độ quay của động cơ điện (v/p).
- i: tỷ số truyền của hộp giảm tốc trục vít - bánh vít.
- r: khoảng cách từ tâm chốt 5 đến trục quay của đĩa 3.
Thay các giá trị i = 20, r = 0,02m vào (1.6) sẽ nhận được:
1
V  n.104 (m/s) (1.7)
3
Theo định luật Coulomb về ma sát, khi đĩa 3 quay (hoặc có xu hướng
quay), nhờ trọng lực của các quả cân tạo tải 8 tại vị trí tiếp xúc giữa chốt 5

và đĩa 3 (tâm chốt 5) sẽ xuất hiện lực ma sát Fms có độ lớn được xác định
theo biểu thức:
Fms  f .N (1.8)

trong đó:
- f: hệ số ma sát trượt.

23
- N: giá trị áp lực trên bề mặt tiếp xúc.
Chiều của lực ma sát tùy thuộc vào vật được xét là đĩa 3 hay chốt 5. Do
đặc điểm của cảm biến lực 6, giá trị của lực ma sát trượt Fms tại điểm tiếp
xúc được xác định theo công thức:
Fms  k S .(u  u0 ) (1.9)
trong đó:
- kS: hệ số chuyển đổi của cảm biến lực, kS = 10 -2 N/mV.
- u: điện áp ra của cảm biến lực khi tiến hành thí nghiệm (mV).
- u0: điện áp dư của thiết bị trước khi tiến hành thí nghiệm (mV).
Do khoảng cách từ điểm các quả cân tạo tải 8 đến tâm khớp bản lề
bằng 4 lần khoảng cách từ điểm đặt chốt 5 đén tâm khớp bản lề nên đòn
mang tải có hệ số khuếch đại bằng 4. Điều này có nghĩa là giá trị của áp
lực N sẽ được xác định theo công thức sau:
N  kA.P (1.10)
trong đó:
- kA: hệ số khuếch đại lực của đòn mang tải 7, kA  4.
- P: tổng trọng lượng của các quả cân tạo tải 8.
Thay (1.9) và (1.10) vào biểu thức (1.8) sẽ nhận được công thức xác
định hệ số ma sát trượt của vật liệu tại khớp trượt dạng chốt trên đĩa:

102 (u  u0 )
f  (1.11)
4P
Quá trình ghi gia số điện áp (u - u0) cũng như việc tính giá trị của vận
tốc trượt V, hệ số ma sát trượt f và việc hiển thị các kết quả thí nghiệm
được thực hiện một cách tự động bằng bộ tiếp nhận và xử lý tín hiệu 10
cùng với máy tính 11 đã cài đặt chương trình máy tính TE-91/V2019 sẽ xử
lý dữ liệu và hiển thị kết quả.

24
1.2.4. Thiết lập các thông số trên phần mềm TE-91/V2019
Phần mềm TE 91/V2019 là phần mềm chuyên dụng được sử dụng kèm
với thiết bị TE-91 để thu thập và xử lý các số liệu thí nghiệm. Giao diện
trên phần mềm TE-91/V2019 để xác định hệ số ma sát trượt của vật liệu tại
khớp trượt dạng chốt trên đĩa được trên hình 1.7.

Hình 1.7. Giao diện phần mềm TE91/V2019 ứng với thiết bị TE-91/1
Các thông số tương ứng với bài thí nghiệm được thiết lập như sau:
- (1): Thông tin về nhóm học viên, học viên thực hiện bài thí nghiệm.
- (2): Lựa chọn bài thí nghiệm. Để xác định hệ số ma sát trượt của vật
liệu tại khớp trượt dạng chốt trên đĩa, lựa chọn bài thí nghiệm thứ nhất.
- (3): Nhập tốc độ vòng quay của động cơ từ 7002400 v/p.
- (4): Nhập tổng trọng lượng các quả cân tạo tải được sử dụng.
- (5): Nhập hệ số khuếch đại lực của đòn mang tải (kA  4).
- (6): Chọn vật liệu của cặp ma sát.
- (7): Chọn điều kiện bôi trơn: không hoặc có.
25
- (8): Vùng hiển thị các số liệu kết quả thí nghiệm dưới dạng bảng.
- (9): Vùng hiển thị kết quả thí nghiệm dưới dạng đồ thị.
- (10): Nút “START” để khởi động động cơ và bắt đầu tiến hành thí
nghiệm.
- (11): Nút “STOP/RESET/DEL” để dừng động cơ và xóa bỏ các dữ
liệu hiện có để tiến hành thí nghiệm mới.
- (12): Nút “IN/GHI KẾT QUẢ” để in hoặc xuất kết quả dưới dạng tập
tin PDF.
Các thông số (3), (4), (6), (7) được nhập theo các số liệu thực tế của bài
thí nghiệm.
1.2.5. Trình tự xác định hệ số ma sát trượt trên thiết bị TE-91/1
Trình tự xác định hệ số ma sát trượt của vật liệu tại khớp trượt dạng
chốt trên đĩa trên thiết bị TE-91/1 như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu các kiến thức tổng quan về ma sát trượt và tài
liệu hướng dẫn.
- Bước 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị thí
nghiệm TE -91/1.
- Bước 3: Lựa chọn và lắp đặt mẫu thí nghiệm gồm chốt và đĩa
- Bước 4: Cho dầu bôi trơn vào bề mặt đĩa 3 trong trường hợp muốn
xác định hệ số ma sát trượt có bôi trơn tự nhiên.
- Bước 5: Thiết lập các thông số trên phần mềm (hình 1.7).
- Bước 6: Kiểm tra lại việc lắp đặt và các thông số theo hướng dẫn của
giáo viên.
- Bước 7: Nhấn nút “START” để bắt đầu tiến hành thí nghiệm. Quá
trình thí nghiệm quan sát các kết quả hiển thị trong vùng số (8) và (9).
- Bước 8: Ghi lại các số liệu thí nghiệm: tốc độ của động cơ điện, vật
liệu của đĩa, vật liệu của chốt, tổng trọng lượng của các quả cân tạo tải (P),
điều kiện bôi trơn (có hay không có dầu).
26
Ghi chép lại các giá trị số và đồ thị trên màn hình máy tính.
1.2.6. Yêu cầu tiến hành thí nghiệm
Mỗi nhóm gồm từ 3 đến 4 học viên sẽ được yêu cầu:
- Tiến hành thí nghiệm cho 3 bộ số liệu khác nhau thuộc một trong các
trường hợp sau:
+ 3 vật liệu khác nhau của cặp ma sát;
+ 3 tốc độ quay khác nhau của động cơ;
+ 3 trọng lượng khác nhau của các quả cân tạo tải.
- Với mỗi 1 bộ số liệu tiến hành thí nghiệm 3 lần và lấy giá trị trung
bình của hệ số ma sát trung bình trong mỗi lần chạy. Ghi lại các số liệu như
trong bảng 1.3.
Bảng 1.3 Kết quả xác định hệ số ma sát trượt của cặp vật liệu
theo mô hình chốt trên đĩa
Lần Cặp Tốc độ Vận tốc Tổng Hệ số Hệ số
chạy vật quay trượt tại trọng ma ma sát
liệu động cơ điểm tiếp lượng sát trung
(v/ph) xúc các quả bình
(m/s) cân (N)
Bộ số 1
liệu thứ 2
nhất
3
Bộ số 1
liệu thứ 2
hai
3
Bộ số 1
liệu thứ 2
ba
3

27
1.2.7. Viết báo cáo thí nghiệm
Sau khi làm thí nghiệm, các nhóm học viên viết báo cáo thí nghiệm
theo các nội dung sau:
- Mô tả thiết bị thí nghiệm TE-91/1
- Trình bày nguyên lý làm việc của thiết bị thí nghiệm
- Thiết lập các biểu thức để tính giá trị hệ số ma sát trượt
- Lập bảng số liệu thí nghiệm như bảng 1.3
- Các kết quả thí nghiệm bằng số và đồ thị
- Nhận xét các kết quả nhận được về hệ số ma sát ứng với từng bộ số
liệu.
1.3. NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA HỆ SỐ MA SÁT TRƯỢT KHI
CHUYỂN TỪ TRẠNG THÁI TĨNH SANG TRẠNG THÁI DỘNG
1.3.1. Thiết bị thí nghiệm
Mô hình vòng trên đĩa là mô hình của các ổ trượt chặn dùng để đỡ trục
khi trục chịu tác dụng của lực chiều trục có giá trị lớn. Để nghiên cứu sự
thay đổi của hệ số ma sát trượt khi chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái
động thì mô hình vòng trên đĩa được sử dụng. Mô hình này được sử dụng
trên thiết bị TE-91/3A có cấu tạo như trên hình 1.8.Thiết bị TE-91/3A bao
gồm các bộ phận chính sau:
- 1: Động cơ điện một chiều.
- 2: Khớp nối.
- 3: Hộp giảm tốc trục vít - bánh vít có tỷ số truyền bằng 20.
- 4: Thớt dưới bằng thép hay đồng thau, nhựa, nhựa thấm dầu quay với
vận tốc góc bằng vận tốc góc của trục ra hộp giảm tốc.
- 5: Thớt trên bằng thép trọng lượng P1 (N), quay độc lập với thớt dưới.
- 6: Các quả cân tạo tải có trọng lượng bằng 1,25N; 2,5N và 5N.
- 7: Lò xo có độ cứng c (N/m), nối với thớt trên bằng dây mềm không
dãn tại điểm có khoảng cách tới trục quay của thớt là R (m).
- 8: Cảm biến lực có hệ số chuyển đổi k  10-2 N/mV nối với lò xo 7.
28
- 9: Bộ điều chỉnh và hiển thị tốc độ của động cơ điện.
- 10: Bộ thu thập và xử lý tín hiệu thí nghiệm.
- 11: Máy tính có cài đặt chương trình xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả.

Hình 1.8. Cấu tạo của thiết bị TE-91/3A


1.3.2. Nguyên lý làm việc của thiết bị TE-91/3A
Dưới tác dụng của trọng lượng thớt trên và các quả cân tạo tải, khi
động cơ điện quay, tại các điểm tiếp xúc giữa thớt trên với thớt dưới xuất

hiện các lực ma sát trượt phân tố dFms cùng phương với vận tốc trượt
tương đối tại điểm tiếp xúc. Theo định luật Coulomb về ma sát:
dFms  f .dN (1.11)
trong đó:
- dFms: giá trị của lực ma sát phân tố tại điểm tiếp xúc (N).
- dN: giá trị phản lực pháp tuyến phân tố tại điểm tiếp xúc (N).
- f: hệ số ma sát trượt.

29
 
Lực ma sát trượt Fms sinh ra mô men ma sát trượt M ms đối với trục
quay của thớt trên. Khi mô men ma sát trượt Mms lớn hơn mô men Mlx do
lực đàn hồi của lò xo 7 gây ra thì thớt trên sẽ quay cùng với thớt dưới. Lúc
này, ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc là ma sát tĩnh, hệ số ma sát tương ứng
là hệ số ma sát tĩnh ft. Do thớt trên quay cùng với thớt dưới nên biến dạng
của lò xo 7 tăng, mô men Mlx do lực đàn hồi của do lò xo 7 gây ra cũng
tăng lên.
Khi mô men Mlx lớn hơn hoặc bằng mô men ma sát Mms, thớt trên dừng
lại và quay ngược chiều so với thớt dưới. Lúc này, ma sát giữa các bề mặt
tiếp xúc là ma sát động, hệ số ma sát tương ứng là hệ số ma sát trượt động
fd. Vì mô men Mlx do lực đàn hồi của lò xo 7 gây ra lớn hơn mô men ma
sát Mms nên thớt trên quay ngược chiều so với thớt dưới. Điều này làm biến
dạng của lò xo 7 giảm, mô men Mlx do lực đàn hồi của lò xo 7 gây ra giảm.
Khi mô men Mlx nhỏ hơn mô men ma sát Mms, thớt trên lại chuyển động
cùng với thớt dưới, ma sát xuất hiện lúc này lại là ma sát tĩnh. Quá trình
này sẽ được lặp đi lặp lại.
1.3.3. Công thức xác định hệ số ma sát trượt
Mô hình nghiên cứu sự thay đổi hệ số ma sát khi chuyển từ trạng thái
tĩnh sang trạng thái động là mô hình dạng vòng trên đĩa có sơ đồ tính lực
thể hiện trên hình 1.9, trong đó:

- P : tải tác dụng dọc theo trục của thớt trên. Trị số của tải trọng tác
dụng P được xác định theo biểu thức: P  P1  P2 với P1 là trọng lượng của
bản thân thớt trên, P2 là trọng lượng của các quả cân tạo tải.
- r1, r2: bán kính trong và bán kính ngoài của bề mặt tiếp xúc giữa thớt
trên với thớt dưới, dạng hình vành khăn.

- p : áp suất tiếp xúc giữa thớt trên với thớt dưới.
Nếu giả thiết áp suất phân bố đều trên diện tích tiếp xúc với trị số p không
đổi thì có thể tính được p theo công thức:
P P
p  (1.12)
S ( r22  r12 )
30
Hình 1.9. Sơ đồ tính lực

Dưới tác dụng của tải trọng P kết hợp với việc tồn tại vận tốc trượt
tương đối tại các cặp điểm tiếp xúc giữa thớt trên và thớt dưới nên xuất

hiện lực ma sát trượt dFms cùng phương với vận tốc trượt tại điểm tiếp xúc.
Giá trị của lực ma sát dFms được xác định theo công thức (1.11). Trị số của
phản lực pháp tuyến dN được xác định theo công thức:
dN  p.dS  pr.drd (1.13)
trong đó dS là diện tích của phân tố bề mặt tiềp xúc được tính trong hệ tọa
độ cực (hình 1.9) như sau:
dS  r.drd (1.14)
Thay (1.12), (1.13) và (1.14) vào (1.11) nhận được:
P
dFms  frdrd (1.15)
 ( r  r12 )
2
2

 
Mô men ma sát trượt dM ms của lực ma sát phân tố dFms có trị số được

31
tính theo công thức sau:
dMms  rdFms (1.16)
Trên toàn bộ bề mặt của miền tiếp xúc hình vành khăn, mô men ma sát

trượt M ms của khớp động có giá trị bằng:
2  r2
P
M ms   dM ms    (r 2 2
fr 2 drd  (1.17)
0 r1 2 r1 )
Thực hiện phép tính tích phân trên với chú ý rằng P và f không đổi sẽ
nhận được:
2 ( r23  r13 )
M ms  fP (1.18)
3 ( r22  r12 )
Hệ số ma sát trượt của cặp vật liệu chế tạo thớt trên và thớt dưới được
suy ra từ công thức (1.18) là:
3 ( r22  r12 ) M ms
f  (1.19)
2 ( r23  r13 ) P

Theo cách liên kết giữa thớt trên với lò xo 7 thì mô men đàn hồi M lx
do lực đàn hồi của lò xo 7 gây ra đối với trục quay của thớt trên xác định
theo công thức sau:
M lx  FlxR  cRl (1.20)
trong đó:

- Flx : lực đàn hồi do lò xo 7 gây ra.
- l: biến dạng của lò xo 7.

- R: khoảng cách từ đường tác dụng của lực Flx tới trục quay của thớt
trên.

Lực đàn hồi Flx do biến dạng của lò xo 7 gây ra được biến đổi thành
điện áp tại đầu ra của cảm biến lực 8, được xác định theo công thức:
Flx  k.(u - u0) (1.21)
Thay (1.21) vào (1.20) và chú ý rằng nếu bỏ qua quán tính của thớt trên

32
thì Mms  Mlx, giá trị của hệ số ma sát trượt của cặp vật liệu chế tạo thớt
trên và thớt dưới theo điện áp tại đầu ra của cảm biến lực 8 và các kích thước
liên quan đến cấu tạo và tải tác dụng trên thiết bị TE -91/3-A được xác định như
sau:

3.102 R ( r22  r12 )


f  (u  u0 ) (1.22)
2 P ( r23  r13 )
Trong công thức (1.22), các giá trị điện áp u, u0 được bộ xử lý tín hiệu
thí nghiệm 10 tự động ghi và xử lý, sau đó chuyển sang máy tính 11. Phần
mềm TE-91/V2019 sẽ xử lý các dữ liệu và hiển thị các kết quả với một bộ
giá trị bằng số của các đại lượng P, R, r1 và r2.
1.3.4. Thiết lập các thông số trên phần mềm TE-91/V2019
Giao diện trên phần mềm TE-91/V2019 để nghiên cứu sự thay đổi của
hệ số ma sát trượt khi chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động như
trên hình 1.10.

Hình 1.10. Giao diện phần mềm TE91/V2019 ứng với thiết bị TE-91/3A

33
Các thông số tương ứng trên phần mềm được thiết lập như sau:
- (1): Thông tin về nhóm học viên, học viên thực hiện bài thí nghiệm.
- (2): Lựa chọn bài thí nghiệm. Để nghiên cứu sự thay đổi của hệ số ma
sát trượt khi chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, lựa chọn bài thí
nghiệm thứ nhất.
- (3): Nhập tốc độ vòng quay của động cơ từ 7002400 v/p.
- (4): Nhập tổng trọng lượng các quả cân tạo tải được sử dụng.
- (5): Nhập trọng lượng của thớt trên.
- (6): Nhập bán kính R (cánh tay đòn ma sát).
- (7): Nhập bán kín trong của hình vành khăn r1
- (8): Nhập bán kín ngoài của hình vành khăn r2
- (9): Chọn vật liệu của cặp ma sát.
- (10): Chọn điều kiện bôi trơn: không hoặc có.
- (11): Vùng hiển thị các số liệu kết quả thí nghiệm dưới dạng bảng.
- (12): Vùng hiển thị kết quả thí nghiệm dưới dạng đồ thị.
- (13): Nút “START” để khởi động động cơ và bắt đầu tiến hành thí
nghiệm.
- (14): Nút “STOP/RESET/DEL” để dừng động cơ và xóa bỏ các dữ
liệu hiện có để tiến hành thí nghiệm mới.
- (15): Nút “IN/GHI KẾT QUẢ” để in hoặc xuất kết quả dưới dạng tập
tin PDF.
1.3.5. Trình tự nghiên cứu sự thay đổi hệ số ma sát khi chuyển từ trạng
thái tĩnh sang động
Trình tự nghiên cứu sự thay đổi hệ số ma sát khi chuyển từ trạng thái
tĩnh sang động trên thiết bị TE-91/3A như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu các kiến thức tổng quan về ma sát trượt và tài
liệu hướng dẫn.
34
- Bước 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị thí
nghiệm TE -91/3A.
- Bước 3: Lựa chọn, lắp đặt mẫu thí nghiệm gồm thớt dưới và thớt trên.
- Bước 4: Cho dầu bôi trơn vào bề mặt thớt dưới 4 trong trường hợp
muốn xác định hệ số ma sát trượt có bôi trơn tự nhiên.
- Bước 5: Thiết lập các thông số trên phần mềm (hình 1.10).
- Bước 6: Kiểm tra lại việt lắp đặt và các thông số theo hướng dẫn của
giáo viên
- Bước 7: Nhấn nút “START” để bắt đầu tiến hành thí nghiệm. Quá
trình thí nghiệm quan sát các kết quả hiển thị trong vùng số (8) và (9).
- Bước 8: Ghi lại các số liệu thí nghiệm: tốc độ của động cơ điện, vật
liệu của thớt trên và thớt dưới, trọng lượng của thớt trên (P1), tổng trọng
lượng của các quả cân tạo tải (P2), điều kiện bôi trơn (có hay không có
dầu).
Ghi chép lại các giá trị số và đồ thị trên màn hình máy tính.
1.3.6. Yêu cầu tiến hành thí nghiệm
Mỗi nhóm gồm từ 3 đến 4 học viên sẽ được yêu cầu:
- Tiến hành thí nghiệm cho 3 bộ số liệu khác nhau thuộc một trong các
trường hợp sau:
+ 3 vật liệu khác nhau của cặp ma sát;
+ 3 tốc độ quay khác nhau của động cơ;
+ 3 trọng lượng khác nhau của các quả cân tạo tải.
- Với mỗi 1 bộ số liệu tiến hành thí nghiệm 3 lần và lấy giá trị trung
bình của hệ số ma sát. Ghi lại các số liệu như trong bảng 1.4.
1.3.7. Viết báo cáo thí nghiệm
Sau khi làm thí nghiệm, các nhóm học viên viết báo cáo thí nghiệm
theo các nội dung sau:
- Mô tả thiết bị thí nghiệm TE-91/3A

35
- Trình bày nguyên tắc làm việc của thiết bị thí nghiệm
- Thiết lập các biểu thức để tính giá trị hệ số ma sát trượt khi chuyển từ
trạng thái tĩnh sang trạng thái động
- Lập bảng số liệu thí nghiệm như bảng 1.4
- Các kết quả thí nghiệm bằng số và đồ thị
- Nhận xét các kết quả nhận được về hệ số ma sát ứng với từng bộ số
liệu.
Bảng 1.4 Kết quả xác định hệ số ma sát trượt của cặp vật liệu
khi chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động
Lần Cặp Tốc độ Trọng Tổng trọng Hệ số Hệ số
chạy vật quay lượng thớt lượng các ma ma sát
liệu động cơ trên quả cân sát trung
(v/ph) (N) (N) bình

Bộ số 1
liệu thứ 2
nhất 3

Bộ số 1
liệu thứ 2
hai 3
Bộ số 1
liệu thứ 2
ba 3
1.4. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT TRƯỢT ĐỘNG CỦA VẬT LIỆU VÀ MÔ
MEN MA SÁT TRƯỢT TẠI KHỚP QUAY KIỂU Ổ TRƯỢT CHẶN
1.4.1 Thiết bị thí nghiệm
Thiết bị TE-91/3B được sử dụng để xác định hệ số ma sát trượt đông
của vật liệu và mô men ma sát tại khớp quay kiểu ổ trượt chặn. Cấu tạo của
thiết bị TE-91/3B được thể hiện trên hình 1.11.

36
Thiết bị TE-91/3B bao gồm các bộ phận chính sau:
- 1: Động cơ điện một chiều.
- 2: Khớp nối.
- 3: Hộp giảm tốc trục vít - bánh vít có tỷ số truyền bằng 20.
- 4: Thớt dưới có thể bằng thép, đồng thau, nhựa hoặc nhựa thấm dầu
quay với vận tốc góc bằng vận tốc góc của trục ra hộp giảm tốc.
- 5: Thớt trên bằng thép trọng lượng P1 và quay độc lập với thớt dưới.
- 6: Các quả cân tạo tải có trọng lượng bằng 1,25N; 2,5N và 5N.
- 7: Cảm biến lực có hệ số chuyển đổi k  10-2 N/mV nối với lò xo 7.
- 8: Bộ điều chỉnh và hiển thị tốc độ của động cơ điện.
- 9: Bộ thu thập và xử lý tín hiệu thí nghiệm.
- 10: Máy tính có cài đặt chương trình xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả.

Hình 1.11. Cấu tạo của thiết bị TE-91/3B

37
Về cơ bản các bộ phận chính của thiết TE-91/3B tương tự như trên
thiết bị TE-91/3A. Khác biệt duy nhất đó là lò xo mềm trong thiết bị TE-
91/3A dùng để nối cảm biến lực với thớt trên đã được thay thế bằng dây
thép cứng. Điều này làm cho thớt trên luôn được giữ cố định khi thiết bị
làm việc.
1.4.2. Nguyên lý làm việc của thiết bị TE- 91/3B
Dưới tác dụng của trọng lượng của thớt trên và các quả cân tạo tải, khi
động cơ điện quay làm cho thớt dưới quay, tại các điểm tiếp xúc giữa thớt

trên với thớt dưới xuất hiện lực ma sát trượt phân tố dFms cùng phương
ngược chiều với vận tốc tương đối tại điểm tiếp xúc. Theo định luật
Coulomb về ma sát:
dFms  f.dN (1.23)
trong đó :
- dFms: giá trị của lực ma sát phân tố tại điểm tiếp xúc.
- dN: giá trị của lực pháp tuyến phân tố tại điểm tiếp xúc.
- f : hệ số ma sát trượt.

Lực ma sát trượt Fms gây mô men ma sát trượt phân tố dMms đối với
trục quay của thớt trên. Trên toàn bộ diện tích tiếp xúc giữa thớt trên với
thớt dưới, hợp của tất cả các mô men lực ma sát phân tố dMms là mô men
ma sát trượt Mms.
1.4.3. Công thức tính hệ số ma sát trượt và mô men ma sát trượt
Hình 1.12 biểu diễn sơ đồ tính lực của ổ trượt chặn, trong đó:

- P : tải trọng dọc trục đặt vào thớt trên. Về giá trị P  P1  P2 với P1
là trọng lượng của thớt trên, P2 là trọng lượng của các quả cân tạo tải.

- p : là áp suất tại điểm tiếp xúc.

- r1, r2 lần lượt là bán kính trong và bán kính ngoài của hình vành khăn
tiếp xúc giữa thớt trên với thớt dưới.

38
Hình 1.12. Sơ đồ tính lực ổ trượt chặn
Từ thực tế làm việc của ổ trượt chặn, có thể coi độ mòn u là đồng nhất
trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc và tỷ lệ với tích của giá trị áp suất với giá trị
vận tốc điểm tiếp xúc:
u  C.p.V (1.24)
trong đó:
- V: giá trị của vận tốc tại điểm tiếp xúc.
- C: hệ số tỉ lệ độ mòn.
Thay V  .r vào (1.24) và biến đổi với chú ý rằng C, u,  là các đại
lượng không đổi, nhận được:
u
pr   (1.25)
C

39
Trong biểu thức (1.25),  là một đại lượng không đổi. Để tìm quy luật
quy luật phân bố của áp suất tiếp xúc p cần phải xác định được giá trị biểu
thức của .
Phản lực pháp tuyến tại điểm tiếp xúc được xác định theo biểu thức:
dN  pdS (1.26)
Trong tọa độ cực (hình 1.12), vi phân diện tích dS được tính theo công
thức sau:
dS  rdrd (1.27)
Phương trình cân bằng của tổng hình chiếu lên trục thẳng đứng của các
lực tác dụng lên thớt trên cho:
2  r2
P  N   dN    prdrd  (1.28)
0 r1

Thay tích pr   vào (1.28) với chú ý rằng  là đại lương không đổi,
thực hiện phép tích phân trên được:
P
 (1.29)
2( r2  r1 )

Thay biểu thức của  vào biểu thức (1.25) nhận được:
P 1
p . (1.30)
2( r2  r1 ) r

Biểu thức (1.3) cho thấy áp suất p phân bố theo đường hyperbol. Tại r  0
thì p  , do đó đối với các khớp quay kiểu ổ trượt chặn thi phần vật liệu tại
tâm trục sẽ được khoét bỏ.

Mô men ma sát trượt dMms của lực ma sát phân tố dM ms có trị số được
tính theo công thức sau:
dMms  rdFms = rfdN (1.31)

40
Thay dN theo (1.26), dS theo (1.27) và p theo biểu thức (1.30) vào
(1.31) sẽ nhận được:
P
dM ms  . frdrd  (1.32)
2(r2  r1 )

Khi đó, mô men ma sát trượt Mms của khớp quay kiểu ổ trượt chặn
được xác định theo biểu thức:
2  r2
P
M ms   dM ms    2(r . frdrd  (1.33)
0 r1 2  r1 )

Thực hiện biến đổi phép tích phân trên với chú ý rằng f, P, r1 và r2
không đổi sẽ nhận được công thức tính mô men ma sát trượt tại khớp quay
kiểu ổ trượt chặn theo kết cấu và trạng thái làm việc của ổ trượt chặn:
r1  r2
M ms  fP (1.34)
2
Do thớt trên đứng yên nên:
Mms  R.T (1.35)
trong đó :
- T: giá trị của sức căng dây mềm nối thớt trên 5 với thanh cứng và
cảm biến lực 7.

- R: khoảng cách từ đường tác dụng của lực căng T đến trục quay
của thớt trên.
Giá trị của sức căng T tác dụng vào cảm biến 7 được xác định theo biểu thức:
T=k.(u-u0) (1.36)
Thay (1.36) và (1.35) vào (1.34) và biến đổi sẽ nhận được công thức
xác định giá trị hệ số ma sát trượt động f của cặp vật liệu và mô men ma sát
trượt Mms của khớp quay kiểu ổ trượt chặn theo điện áp ra của cảm biến
lực 7 theo tải trọng dọc trục và các kích thước cấu tạo của khớp:

41
2.102 (u  u0 )
f  (1.37)
P.(r1  r2 )

M ms  102 R(u  u0 ) (1.38)

Trong công thức (1.37) và (1.38), giá trị của các đại lượng P, R, r1, r2
được xác định khi lắp đặt thiết bị thí nghiệm, các đại lượng u, u0 được bộ
xử lý tín hiệu thí nghiệm 9 tự động ghi và truyền cho máy tính 10. Các giá
trị của f và Mms được phần mềm đã cài đặt trong máy tính 10 tính và hiển
thị trên màn hình.
1.4.4. Thiết lập các thông số trên phần mềm TE-91/V2019

Giao diện trên phần mềm TE-91/V2019 để xác định hệ số ma sát động
và mô men ma sát trượt tại khớp quay kiểu ổ trượt chặn như trên hình 1.13.

Hình 1.13. Giao diện phần mềm TE91/V2019 ứng với thiết bị TE-91/3B
Việc thiết lập các thông số trên phần mềm ứng với thiết bị TE-91/3B
hoàn toàn tương tự như trên phần mềm ứng với thiết bị TE-91/3A. Điểm
khác biệt duy nhất đó là phần lựa chọn bài thí nghiệm cần chọn bài thí

42
nghiệm thứ ba ứng với bài thí nghiệm “Xác định hệ số ma sát trượt động
của vật liệu và mô men ma sát trượt tại khớp quay kiểu ổ trượt chặn”.
1.4.5. Trình tự xác định hệ số ma sát trượt động của vật liệu và mô
men ma sát trượt
Trình tự xác định hệ số ma sát trượt động của vật liệu và mô men ma
sát trượt trên thiết bị TE-91/3B như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu các kiến thức tổng quan về ma sát trượt và tài
liệu hướng dẫn.
- Bước 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị thí
nghiệm TE -91/3B.
- Bước 3: Lựa chọn và lắp đặt mẫu thí nghiệm gồm thớt dưới, thớt trên.
- Bước 4: Cho dầu bôi trơn vào bề mặt thớt dưới 4 trong trường hợp
muốn xác định hệ số ma sát trượt có bôi trơn tự nhiên.
- Bước 5: Thiết lập các thông số trên phần mềm (hình 1.14).
- Bước 6: Kiểm tra lại việt lắp đặt và các thông số theo hướng dẫn của
giáo viên
- Bước 7: Nhấn nút “START” để bắt đầu tiến hành thí nghiệm. Quá
trình thí nghiệm quan sát các kết quả hiển thị trong vùng số (8) và (9).
- Bước 8: Ghi lại các số liệu thí nghiệm: tốc độ của động cơ điện, vật
liệu của thớt trên và thớt dưới, trọng lượng của thớt trên (P1), tổng trọng
lượng của các quả cân tạo tải (P2), điều kiện bôi trơn (có hay không có
dầu).
Ghi chép lại các giá trị số và đồ thị trên màn hình máy tính.
1.4.6. Yêu cầu tiến hành thí nghiệm
Mỗi nhóm gồm từ 3 đến 4 học viên sẽ được yêu cầu:
- Tiến hành thí nghiệm cho 3 bộ số liệu khác nhau thuộc một trong các
trường hợp sau:
+ 3 vật liệu khác nhau của cặp ma sát;
43
+ 3 tốc độ quay khác nhau của động cơ;
+ 3 trọng lượng khác nhau của các quả cân tạo tải.
- Với mỗi 1 bộ số liệu tiến hành thí nghiệm 3 lần và lấy giá trị trung
bình của hệ số ma sát trượt động và mô men ma sát trượt. Ghi lại các số
liệu như trong bảng 1.5.

Bảng 1.5 Kết quả xác định hệ số ma sát trượt động


và mô men ma sát trượt
Lần Cặp Tốc độ Trọng Tổng Hệ Hệ số Mô Mô
chạy vật quay lượng trọng số ma men men
liệu động thớt lượng ma sát ma ma sát
cơ trên các sát trung sát trung
(v/ph) (N) quả trượt bình trượt bình
cân động (Nm) (Nm)
(N)
Bộ số 1
liệu
2
thứ
nhất 3
Bộ số 1
liệu
2
thứ
hai 3
Bộ số 1
liệu
2
thứ
ba 3

1.4.7. Viết báo cáo thí nghiệm


Sau khi làm thí nghiệm, các nhóm học viên viết báo cáo thí nghiệm
theo các nội dung sau:
- Mô tả thiết bị thí nghiệm TE-91/3B
- Trình bày nguyên tắc làm việc của thiết bị thí nghiệm

44
- Thiết lập các biểu thức để tính giá trị hệ số ma sát trượt động và mô
men ma sát trượt tại khớp quay kiểu ổ trượt chặn.
- Lập bảng số liệu thí nghiệm như bảng 1.5
- Các kết quả thí nghiệm bằng số và đồ thị
- Nhận xét các kết quả nhận được về hệ số ma sát trượt động ứng với
từng bộ số liệu.
1.5. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT TRƯỢT CỦA HAI VẬT LIỆU TẠI
KHỚP TỊNH TIẾN BẰNG MÔ HÌNH DAO ĐỘNG
1.5.1. Thiết bị thí nghiệm
Thiết bị đo ma sát trượt T1254 được sử dụng để xác định hệ số ma sát
trượt của hai vật liệu tại khớp tịnh tiến bằng mô hình dao động. Cấu tạo của
thiết bị T1254 được thể hiện trên hình 1.14.

Hình 1.14. Cấu tạo của thiết bị T1254


Các bộ phận cơ bản của thiết bị gồm:
- 1: Động cơ điện xoay chiều một pha.

45
- 2: Hộp giảm tốc.
- 3: Khớp nối.
- 4: Trục quay.
- 5: Bộ truyền bánh răng nón bên trái có thể trượt trên giá kép 9.
- 6: Bộ truyền bánh răng nón bên phải có thể trượt trên giá kép 9.
- 7: Thanh trượt có một mặt bằng đồng, một mặt bằng thép.
- 8: Đĩa bằng thép, bên trái quay theo chiều âm.
- 9: Giá đỡ kép nằm trên mặt phảng nằm ngang.
- 10: Đĩa bằng thép, bên phải quay theo chiều dương.
1.5.2. Nguyên lý hoạt động của thiết bị
Động cơ quay, qua hộp giảm tốc 2 và khớp nối 3 làm trục 4 quay.
Trục 4 quay, truyền chuyển động quay cho các bánh răng nón tại hai bộ
truyền 5, 6 làm hai đĩa 8 và 10 quay với vận tốc góc cùng trị số, ngược
chiều. Do tác dụng của trọng lượng thanh trượt 7 tại hai điểm tiếp xúc giữa
thanh trượt 7 và hai đĩa 8, 10 xuất hiện lực ma sát trượt. Với giả thiết hệ số
ma sát trượt không phụ thuộc vào giá trị vận tốc trượt tại điểm tiếp xúc,
hợp lực của hai lực ma sát là một lực hồi phục. Cùng với điều kiện đầu
thích hợp, lực hồi phục này gây ra và duy trì một dao động điều hòa cho
thanh trượt 7. Bằng việc xác định chu kỳ của dao động và các thông số cần
thiết sẽ tính được hệ số ma sát trượt của vật liệu
1.5.3. Công thức xác định hệ số ma sát theo mô hình dao động
Hình 1.15 biểu diễn mô hình động lực của thiết bị T1254, trong đó:
- XOY là hệ trục tọa độ cố định, có gốc O là trung điểm của đoạn O1O2
hai trục quay của hai đĩa 8, 10.
- 2b: khoảng cách giữa hai trục quay của hai đĩa 8, 10. Khoảng cách
này có thể thay đổi bằng cách thay đổi vị trí của hai bộ truyền bánh răng
nón 4, 6 trên rãnh trượt của giá đỡ kép nằm ngang 9.

46
- 2h: chiều dày của thanh trượt 7. Thanh trượt 7 có một bề mặt bằng
đồng, một bề mặt bằng thép.
- x: khoảng cách từ khối tâm C của thanh trượt 7 tới trục OY.
- : trị số vận tốc góc của hai đĩa 8, 10.

Hình 1.15 Mô hình động lực học của thiết bị T1254


Các lực tác dụng lên thanh trượt 7 là:

- Trọng lượng P . Về mặt trị số P = mg với m là trọng lượng thanh 7 và
g là gia tốc trọng trường.
 
- Phản lực pháp tuyến của hai đĩa tại điểm tiếp xúc N1 và N 2
 
- Lực ma sát trượt tại hai điểm tiếp xúc F1 và F2 . Các lực này cùng
phương và ngược chiều với vận tốc trượt tại điểm tiếp xúc. Giá trị của các
lực ma sát F1, F2 được xác định theo các định luật Coulomb như sau:

 F1  f1 N1
 (1.39)
 F2  f 2 N 2
trong đó: f1 , f2 là hệ số ma sát trượt tại điểm tiếp xúc. Giả thiết giá trị hệ số ma
sát trượt không phụ thuộc vào giá trị vận tốc trượt tại điểm tiếp xúc, khi đó:
f1  f2  f (1.40)

47

Giả sử lực quán tính của thanh trượt 7 là Fqt . Về mặt trị số, giá trị của
lực quán tính được xác định theo biểu thức:
Fqt = ma (1.41)
trong đó a là gia tốc của thanh trượt 7. Do thanh trượt 7 chuyển động tịnh
tiến theo phương ngang nên:
a  a x  
x (1.42)

Theo nguyên lý D’Alembert thì hệ lực tác dụng lên thanh trượt 7 gồm
     
các lực P , N1 , N 2 , F1 , F2 và Fqt là một hệ lực cân bằng. Với chú ý đây là
một hệ lực phẳng nên viết các phương trình cân bằng cho hệ lực trên sẽ
nhận được:
i
 x  0  mx  F1  F2  0
F (1.43)

 Fyi  0  N1  N 2  mg  0 (1.44)
i
 C )  0  (b  x).N1  (b  x).N 2  hF1  hF2  0 (1.45)
m ( F

Thay (1.39), (1.40) vào (1.43) và (1.44) và giải nhận được:


1 
x
N1  m( g  ) (1.46)
2 f
1 
x
N 2  m( g  ) (1.47)
2 f
Thay (1.46) và (1.47) vào (1.45) và biến bổi nhận được phương trình vi
phân chuyển động của thanh trượt 7:
f .g

x x0 (1.48)
b  h. f
Để thanh trượt 7 luôn tiếp xúc với hai đĩa quay 8 và 10, cần phải có
N1 > 0 và N2 > 0 trong suốt quá trình. Điều này dẫn đến điều kiện đối với
gia tốc của thanh trượt 7:

48

x  f .g (1.49)

Phương trình (1.48) là một phương trình vi phân cấp hai có phương
trình đặc trưng là:
f .g
2  0 (1.50)
b  h. f
Với các giá trị của b, h, f có thể xảy ra 3 trường hợp:
f .g
- Trường hợp 1: 0
b  h. f

Khi đó phương trình (1.50) có một nghiệm âm 1 và một nghiệm


dương 2 . Phương trình (1.48) có nghiệm tổng quát có dạng:
x  C1e1t  C2e 2t (1.51)

Với những các điều kiện đầu cho trước, khi thời gian t tăng, biểu thức
(1.51) cũng tăng đến vô cùng nên biểu thức (1.51) không biểu diễn dao
động.
f .g
- Trường hợp 2: 0
b  h. f

Trong trường hợp này, phương trình (1.50) có nghiệm 1 = 2 = 0.


Nghiệm của phương trình (1.48) có dạng:
x  C1  C2t (1.52)

Biểu thức (1.52) cũng không biểu diễn dao động vì biểu thức (1.52)
cũng tăng đến vô cùng khi t tăng.
f .g
- Trường hợp 3: 0
b  h. f
Khi đó, đặt:

f .g
 (1.53)
b  h. f

49
Khi đó phương trình (1.50) có hai nghiệm ảo 1,2 = i.. Phương trình
(1.48) có nghiệm tổng quát có dạng:
x  C1cost  C2 sin t (1.54)

Dễ thấy rằng biểu thức (1.54) một dao động điều hòa. Vậy điều kiện để
phương trình vi phân (1.48) có nghiệm biểu diễn dao động là:
f .g
0 (1.55)
b  h. f
Hay:
b  h. f (1.56)

Khi các điều kiện đã đưa ra tại các biểu thức (1.49) và (1.56) được thỏa
mãn thì  được xác định theo biểu thức (1.53) được gọi là tần số dao động
riêng của hệ. Với các điều kiện đầu: t = 0, x  X0; x = 0, nghiệm (1.54) của
phương trình vi phân (1.48) là:
x  X 0cost (1.57)

Chu kỳ dao động T của thanh trượt 7 được xác định theo biểu thức:

2 b  f .h
T  2. (1.58)
 f .g

Từ biểu thức (1.58) có thể được công thức xác định hệ số ma sát trượt
giữa vật liệu của bề mặt đĩa 6 và 8 với thanh trượt 7 như sau:

4 2b
f  (1.59)
gT 2  4 2 h
Các đại lượng a, h tính bằng mét (m) được đo trên thiết bị thí nghiệm,
g  9,81 (m/s2). Chu kỳ dao động T của thanh trượt 7 tính bằng giây (s),
được đo và lấy giá trị trung bình sau 10  15 chu kỳ dao động.
Như vậy bằng thực nghiệm có thể xác định được giá trị hệ số ma sát
trượt động của hai vật liệu tại khớp tịnh tiến.

50
1.5.4. Trình tự xác định hệ số ma sát trượt của hai vật liệu tại khớp
tịnh tiến bằng mô hình dao động
- Bước 1: Nghiên cứu các kiến thức tổng quan về ma sát trượt và các
mục 1.5.11.5.3.
- Bước 2: Tìm hiểu cấu tạo của thiết bị T1254.
- Bước 3: Đặt thanh trượt 7 trên thiết bị để có độ lệch X0 thích hợp.
- Bước 4: Ghi chép các thông số của thiết bị: vật liệu của đĩa lăn và bề
mặt tiếp xúc thuộc thanh trượt, giá trị của các kích thước b và h.
- Bước 5: Đóng mạch điện.
- Bước 6: Đo và ghi thời gian của 10 chu kỳ dao động (s).
1.5.5. Yêu cầu tiến hành thí nghiệm
Mỗi nhóm gồm từ 3 đến 4 học viên sẽ được yêu cầu:
- Tiến hành thí nghiệm cho 3 lần cho một cặp vật liệu của thanh trượt
và đĩa lăn với các giá trị khác nhau của X0.
- Mỗi lần thí nghiệm, ghi các số liệu thí nghiệm như trong bảng 1.6.
- Tính toán kết quả hệ số ma sát theo công thức (1.59)
Bảng 1.6 Kết quả xác định hệ số ma sát trượt theo mô hình dao động
Lần Vật liệu Vậy Chiều Khoảng cách Thời gian Chu kỳ Hệ số
chạy bề mặt liệu dày thanh tâm của hai 10 chu kỳ dao ma sát
thanh đĩa trượt đĩa lăn dao động động trượt
trượt lăn 2h (m) 2b (m) (s) (s)
1
2
3

1.5.6. Viết báo cáo thí nghiệm


Sau khi làm thí nghiệm, các nhóm học viên viết báo cáo thí nghiệm
theo các nội dung sau:

51
- Mô tả thiết bị thí nghiệm T1254
- Trình bày nguyên tắc làm việc của thiết bị thí nghiệm
- Thiết lập các biểu thức để tính giá trị hệ số ma sát trượt động theo mô
hình dao động
- Lập bảng số liệu thí nghiệm như bảng 1.6
- Các số liệu thí nghiệm và kết quả đo, tính toán
- Nhận xét các kết quả nhận được về hệ số ma sát trượt.

Câu hỏi ôn tập chương 1


1. Trình bày định nghĩa ma sát ngoài và lực ma sát ngoài.
2. Các tiêu chí để phân loại ma sát và các loại ma sát tương ứng.
3. Cho một số ví dụ để minh họa những tác dụng có lợi và có hại của
ma sát.
4. Nội dung cơ bản của định luật Coulomb về ma sát trượt khô.
5. Trình bày các nguyên lý xác định hệ số ma sát.
6. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị TE-91/1. Thiết bị TE-
91/1 sử dụng nguyên lý xác định hệ số ma sát nào.
7. Công thức xác định hệ số ma sát trượt theo mô hình chốt trên đĩa
trên thiết bị TE-91/1.
8. Hệ số ma sát trượt có phụ thuộc vận tốc tương đối tại điểm tiếp xúc
không.
9. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị TE-91/3A. Thiết bị TE-
91/3A sử dụng nguyên lý xác định hệ số ma sát nào.
10. Công thức xác định hệ số ma sát khi thí nghiệm trên thiết bị TE-
91/3A.
11. Hệ số ma sát xác định theo mô hình trên thiết bị TE-91/3A là hệ số
ma sát gì.

52
12. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị TE-91/3B. Thiết bị TE-
91/3B sử dụng nguyên lý xác định hệ số ma sát nào.
13. Nêu sự khác nhau cơ bản về mô hình và bản chất ma sát trên hai
thiết bị TE-91/3A và TE-91/3B.
14. Công thức xác định hệ số ma sát trượt động và mô men ma sát trượt
khi thí nghiệm trên thiết bị TE-91/3B.
15. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị T1254.
16. Nêu điều kiện để chuyển động của thanh trượt là dao động.
17. Công thức xác định hệ số ma sát theo mô hình dao động.

53

You might also like