You are on page 1of 3

TỰ TÌNH

(Bài II)
HỒ XUÂN HƯƠNG
I. GIỚI THIỆU
1. Về tác giả:
- Tiểu sử, cuộc đời:
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Cả chữ Hán (tập “Lưu Hương kí” – 24 bài thơ), lẫn chữ Nôm (26 bài). Ngoài ra, còn nhiều
bài thơ Nôm khác tương truyền là của HXH. “Bà chúa thơ Nôm” (Xuân Diệu)
+ Đặc điểm nội dung (thơ Nôm): tiếng nói quyết liệt đòi quyền hưởng hạnh phúc của người
phụ nữ trong xã hội PK
+ Đặc điểm nghệ thuật (thơ Nôm): cách dùng từ ngữ, hình ảnh táo bạo, độc đáo, phá vỡ nhiều
qui phạm của thơ cổ điển (vốn đòi hỏi tính trang nghiêm, mẫu mực…)
2. Về bài thơ Tự tình II:
II. ĐỌC HIỂU
1. Hai câu đề thể hiện nỗi chua xót, buồn tủi của nhà thơ:
Hai câu thơ đầu (đề) là nỗi chua xót, buồn tủi của Xuân Hương khi nghĩ về duyên phận
mình. Nỗi niềm ấy được gợi lên giữa một đêm khuya thanh vắng:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Nỗi buồn tủi, chua xót ấy được thể hiện qua cách cảm nhận về không gian và thời gian và
suy ngẫm về duyên phận mình của nhà thơ:
- Cách cảm nhận về không gian, thời gian ở câu thơ thứ nhất:
+ Không gian: từ “văng vẳng” gợi không gian thanh vắng giữa đêm khuya (phải thanh vắng
lắm nên âm thanh tiếng trống điểm canh từ xa văng vẳng lại).
+ Thời gian: từ “dồn” gợi lên sự dồn dập, gấp gáp của tiếng trống canh -> thể hiện bước đi
dồn dập của thời gian. Thời gian qua nhanh đồng nghĩa tuổi xuân của mình qua nhanh (đây là
thời gian tâm lý chứ không còn là thời gian vật lý nữa).
- Câu thơ thứ hai là sự ngẫm nghĩ về duyên phận của mình mà cảm thấy bẽ bàng, được thể
hiện qua giọng điệu và từ ngữ đầy mỉa mai trong cay đắng: “Trơ cái hồng nhan với nước non”
+ “Trơ” là trơ trọi; “nước non” ở đây có hàm nghĩa là cuộc đời. Nhà thơ cảm thấy mình
đến giờ vẫn trơ trọi giữa cuộc đời. Nghệ thuật đảo trật tự từ khi từ “trơ” được chuyển ra đầu câu
thơ như để nhấn mạnh cái sự vô duyên, bẽ bàng của mình. Tuổi xuân, duyên phận mình chẳng
ai thèm ngó ngàng tới, nó cứ trơ ra với thời gian, với cuộc đời.
Ở phương diện ngữ nghĩa khác, từ “trơ” khi đặt trong mối quan hệ với từ “nước non” thì từ
“trơ” còn chỉ sự thách thức, thách đố, bền gan… cho thấy một bản lĩnh Xuân Hương thách thức
cuộc đời, giống như cách nói của Bà Huyện Thanh Quan “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”
trong bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” ).
+ “Cái hồng nhan” - “hồng nhan” chỉ dung nhan người phụ nữ, nhưng nhà thơ lại gọi là
“cái hồng nhan”, tức cuộc đời, duyên phận mình thật rẻ rúng, giống như một đồ vật không có ý
nghĩa, không có giá trị gì! Nhà thơ như mỉa mai, đùa cợt cái kiếp hồng nhan của mình, nhưng là
mỉa mai, đùa cợt trong sự xót xa, cay đắng.
(Đọc và ngẫm nghĩ kĩ, câu thơ không chỉ là nỗi buồn, cảm thấy bẽ bàng, mà còn phảng phất
nỗi bức bối, nỗi oán giận. Tâm trạng này từng gặp trong bài Tự tình I của tác giả: “Tiếng gà
văng vẳng gáy trên bom – Oán hận trông ra khắp mọi chòm”, “Trước nghe những tiếng thêm
rầu rĩ – Sau giận vì duyên để mõm mòm”).
2. Hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh, thực tình Hồ Xuân Hương (tình cảnh thực của nhà
thơ)
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng lẩn quẩn, tình duyên như là trò đùa của con tạo,
càng “say” càng “tỉnh”, say rồi lại tỉnh để càng cảm nhận nỗi đau thân phận (cũng có ý kiến
khác cho rằng nhà thơ buồn tủi cho duyên phận, mượn chút hơi men giải sầu để quên đi thực
tại, nhưng “say lại tỉnh”, tỉnh ra lại càng thấm thía, cho thấy càng muốn quên đi nỗi cô đơn thì
nỗi cô đơn lại càng trở nên thấm thía, càng nhận ra sự thật bẽ bàng cho duyên phận mình (ý thơ
này có phần giống ý thơ trong hai câu thơ diễn tả tâm trạng Kiều khi ở lầu xanh: “Khi tỉnh
rượu, lúc tàn canh – Giật mình mình lại thương mình xót xa”).
- Nhìn vầng trăng khuya “bóng xế” - sắp tàn, mà vẫn “khuyết chưa tròn” mà liên tưởng
đến duyên phận mình: tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn, chờ đợi, mong
mỏi mãi đến hao mòn mà hạnh phúc vẫn không tròn đầy, vẫn cứ cô đơn. Cách nói như thừa ý
“khuyết” mà lại còn “chưa tròn” có ý nghĩa nhấn mạnh thêm số phận hẩm hiu, bèo bọt và sự
mòn mỏi đợi chờ hạnh phúc riêng. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh – sự đồng nhất
giữa trăng và người.

3. Hai câu luận là nỗi niềm phẫn uất, phản kháng:


- Hai câu thơ 5,6 gợi cảnh thiên nhiên được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi
niềm phẫn uất của con người. Điều đó được thể hiện qua cách khắc hoạ hình ảnh thiên nhiên
trong trạng thái hoạt động mạnh mẽ, dữ dội:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Những sinh vật bé nhỏ, hèn mọn như đám rêu kia cũng không chịu mềm yếu mà phải
mạnh mẽ mọc “xiên ngang mặt đất”. Đá nhỏ bé và cứng rắn lại càng phải cứng rắn hơn, phải
nhọn hoắt để “đâm toạc chân mây”.
+ Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ (thay đổi toàn bộ vị trí của từ ngữ so với câu chuẩn ngữ
pháp thông thường: Từng đám rêu xiên ngang mặt đất – Mấy hòn đá đâm toạc chân mây”) làm
nổi bật sự phẫn uất của thân phận rêu, đá, cũng là sự phẫn uất của con người.
+ Những động mạnh từ tình thái diễn tả hoạt động “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ
“ngang”, “toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang tàng, cho thấy không chỉ là phẫn uất mà còn là
sự phản kháng mạnh mẽ nữa.
- Cách dùng từ ngữ “xiên ngang”, “đâm toạc” thể hiện phong cách Hồ Xuân Hương. Việc
sử dụng khéo léo các từ làm định ngữ và bổ ngữ làm cho cảnh vật thiên nhiên trong thơ Hồ
Xuân Hương thường trở nên sinh động, đầy sức sống, ngay cả trong hoàn cảnh bi thương.

4. Hai câu kết thể hiện nỗi chán chường, thất vọng, tủi hờn:
- Những dồn nén, bức bối dẫn đến thái độ vùng vẫy phản kháng, nhưng cuối cùng bất ngờ
lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
+ Từ “ngán” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” thể hiện một cách trực tiếp
tâm trạng chán chường, chán ngán. Nhà thơ ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo.
+ Từ “xuân” mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân vừa là tuổi xuân. Mùa xuân đi rồi mùa
xuân trở lại với thiên nhiên, cỏ cây, nhưng tuổi xuân của con người qua đi thì không bao giờ trở
lại
+ Cụm từ “xuân lại lại” Hai từ “lại” mang hai nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất nghĩa là
thêm lần nữa, từ lại thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi
của tuổi xuân. Cuộc đời, tuổi xuân và hạnh phúc cứ trôi đi theo thời gian vô định
- Câu thơ cuối hé lộ nguyên nhân gốc rễ của toàn bộ nỗi niềm, tâm trạng trên: “Mảnh tình
san sẻ tí con con”.
+ Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần khiến cho nghịch cảnh càng
thêm éo le: mảnh tình – san sẻ - tí – con con. Mảnh tình vốn đã bé lại còn san sẻ chỉ còn tí con
con. Câu thơ nghe chua xót, đắng cay, tủi hờn. Hơn ai hết, tác giả là người thấu hiểu hoàn cảnh,
thân phận làm lẽ: sự mong manh, bé nhỏ của hạnh phúc mà mình được hưởng.
+ Câu thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh, nỗi lòng của riêng mình, nhưng vấn đề được nói đến
trong câu thơ đã mang tầm khái quát, có tính phổ biến, đó là nỗi lòng của người phụ nữ trong
xã hội xưa khi hạnh phúc đối với họ là điều quá mong manh.
=> Hai câu thơ cuối như một tổng kết, một lời than thở thầm kín của người phụ nữ phải
chịu cảnh lẽ mọn và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội phong kiến xưa.
5. Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ giản dị mà sâu sắc (trơ, xiên ngang, đâm toạc, tí con con…), giàu giá trị
tạo hình, giàu sức biểu cảm cùng với cách sử dụng hình ảnh giàu sức gợi cảm để diễn tả các
biểu hiện phong phú và tinh tế của tâm trạng. Tất cả gây ấn tượng rất đậm trong tâm trí người
đọc.
III. KẾT LUẬN (Tham khảo “Ghi nhớ” – sgk)
Bài thơ diễn tả một tình cảnh đáng thương, một thân phận đáng cảm thông, một khát vọng
đáng trân trọng của người phụ nữ trong xã hội xưa.

----------------------------------------

You might also like