You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Chuyên đề: NỘI NHA-CHỮA RĂNG

QUAN ĐIỂM MỚI VỀ ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ

Giáo viên hướng dẫn:


PGS. TS. Trương Nhựt Khuê
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Minh Hiền
Vũ Xuân Nhật Mỹ
Hồ Thị Công Thủy

CẦN THƠ THÁNG 6-2021


MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................3


II. TỔNG QUAN............................................................................................4
2.1. Đặc điểm mô học và sinh lý của răng....................................................................................4
2.1.1. Men răng..............................................................................................................................................4
2.1.2. Ngà răng..............................................................................................................................................5
2.1.3. Xê măng răng.......................................................................................................................................5
2.1.4. Tủy răng...............................................................................................................................................6

2.2. Khái niệm nhạy cảm ngà.......................................................................................................6


2.3. Đặc điểm dịch tễ của nhạy cảm ngà......................................................................................7
2.4. Các thuyết về dẫn truyền cảm giác ngà và nguyên nhân nhạy cảm ngà..............................7
2.4.1. Các thuyết về dẫn truyền cảm giác ngà...............................................................................................7
2.4.2. Nguyên nhân gây ra nhạy cảm ngà......................................................................................................9

2.5. Tình hình nghiên cứu nhạy cảm ngà trên thế giới và Việt Nam.........................................12
2.5.1. Trên thế giới.......................................................................................................................................12
2.5.2. Tại Việt Nam......................................................................................................................................13

III. NHẠY CẢM NGÀ: CHẨN ĐOÁN, CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT, THANG ĐÁNH GIÁ
NHẠY CẢM NGÀ.................................................................................................................14
3.1. Chẩn đoán và điều trị lâm sàng...........................................................................................14
3.2. Chẩn đoán phân biệt...........................................................................................................16
3.2.1. Than phiền chính và tiền sử bệnh......................................................................................................16
3.2.2. Khám lâm sàng, thử nghiệm chẩn đoán.............................................................................................17
3.2.3. Thang đánh giá nhạy cảm ngà...........................................................................................................20

IV. QUAN ĐIỂM MỚI TRONG QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ......................22
4.1. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng để phòng ngừa sâu răng...................................................23
4.2. Kiểm soát hành vi và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà...................................23
4.3. Điều trị không xâm lấn........................................................................................................24
4.4. Điều trị phục hồi và sữa chữa khiếm khuyết mô cứng và mô mềm trong nhạy cảm ngà. .27
KẾT LUẬN...........................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................29
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhạy cảm ngà là một hội chứng khá thường gặp và biểu hiện thường là cơn đau
nhói thoáng qua xuất hiện trên phần ngà bị lộ trong môi trường miệng khi gặp các
kích thích, ảnh hưởng đến 57% người trưởng thành và là nguyên nhân không nhỏ
gây ra sự khó chịu thường xuyên cho nhiều người.

Ngày nay theo sau tỷ lệ bệnh sâu răng giảm và việc kiểm soát tốt bệnh viêm quanh
răng thì những vấn đề gây khó chịu đến sức khỏe răng miệng như nhạy cảm ngà
đang là mối quan tâm hàng đầu của bác sĩ Răng Hàm Mặt.

Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân không điều trị do không cho rằng nhạy cảm ngà là
một vấn đề sức khỏe quan trọng và bỏ qua các triệu chứng của nhạy cảm ngà. Mặt
khác theo tuyên ngôn Alma Alta 1978 và WHO định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái
hoàn toàn thoải mái về thể xác, tinh thần và xã hội chứ không phải là không bệnh
hay tật gì” [4].

Nhạy cảm ngà không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân trầm trọng, không đưa
đến các biến chứng nguy hại cho sức khỏe con người nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực
đến chất lượng cuộc sống, đến sự thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội của cá
nhân và cộng đồng. Nhạy cảm ngà nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những thay
đổi về hành vi nhằm để tránh không bị đau như bỏ qua hay né tránh việc vệ sinh
răng miệng, không tuân theo sự hướng dẫn chăm sóc răng miệng dẫn đến tình
trạng nguy cơ mắc thêm vấn đề răng miệng khác [4][14].

Nhạy cảm ngà có thể xảy ra trên bất kỳ vị trí nào của răng tuy nhiên nhưng cảm
giác này thường được cảm nhận nhiều nhất ở sang thương vùng cổ răng và tình
trạng trụt nướu. Tần suất xuất hiện từ 3-57%, và xảy ra thường xuyên hơn trên
bệnh nhân có bệnh lý nha chu (72-98%), gặp ở nữ nhiều hơn nam và thường gặp ở
độ tuổi từ 20-50 [14].

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị nhạy cảm ngà, cách điều trị đơn giản
nhất là dùng sản phẩm tại nhà nhằm bịt kín các ống ngà hoặc ngăn ngừa sự dẫn
truyền thần kinh, ngăn được đáp ứng đau đến điều trị phức tạp là thủ thuật, phẫu
thuật tại phòng khám chuyên sâu răng hàm mặt, liệu pháp sử dụng các chất ngâm
tẩm khác nhau dưới dạng dung dịch hoặc gel và gần đây nhất là sử dụng laser
diode. Dựa trên lý thuyết thủy động lực học một số phương pháp như ứng dụng
Flourua, corticoid và dung dịch nitrat bạc, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự dịch
chuyển của các ống ngà [14].

Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều nghiên cứu cơ bản, các thử nghiệm lâm
sàng, các khảo sát dịch tễ học nhằm đánh giá các yếu tố nguy cơ, nhu cầu và yêu
cầu điều trị nhạy cảm ngà. Cùng với sự phát triển của công nghệ và sự hoàn thiện
về kiến thức khoa học, các phương pháp điều trị cổ điển với tác nhân giải mẫn cảm
đã được bổ sung bằng việc sử dụng laser. Việc dùng laser để điều trị nhạy cảm ngà
đã có từ những năm 80 với sự ra đời của laser erbium. Mặc dù kết quả ban đầu khá
đáng thất vọng. Sự cải tiến của công nghệ và kiến thức khoa học theo thời gian đã
dẫn dến sự phát triển của laser mới với các bước sóng phù hợp để điều trị bệnh
[14], hiện tại việc sử dụng laser để điều trị nhạy cảm ngà đang là mối quan tâm
hàng đầu của các chuyên gia Răng Hàm Mặt. Khám sàng lọc nhạy cảm ngà trong
miệng cần bao gồm các yếu tố như bệnh sử, các yếu tố nguy cơ, thăm khám lâm
sàng bao gồm cả chụp phim, kiểm tra đánh giá, một số thang test đánh giá, nhận
diện các yếu tố nguy cơ và chẩn đoán phân biệt. Ngoài ra việc hiểu rõ về dịch ngà
và nguyên bào ngà cũng rất hữu ích cho việc chẩn đoán.

II. TỔNG QUAN


II.1. Đặc điểm mô học và sinh lý của răng

Cấu tạo sinh lý bình thường của một thân răng bao gồm: men răng, ngà răng, xê
măng răng và tủy răng.

II.1.1. Men răng

Mặt ngoài răng được bao phủ bởi một lớp men răng được hình thành trước khi
mọc răng bởi các tế bào biểu mô đặc biệt gọi là ameloblasts. Khi răng đã mọc, men
không được hình thành nữa. Men gồm dày đặc các tinh thể hydroxyapatite lớn
cùng cacbonat hấp phụ, magiê, natri, kali, và các ion khác được nhúng trong một
lưới các thành phần protein mạnh mẽ và không tan tương tự về tính chất vật lý
(nhưng không hóa học giống hệt nhau) với keratin của mái tóc.

Cấu trúc tinh thể của muối làm cho men răng cứng hơn nhiều so với ngà răng.
Ngoài ra, lưới protein đặc biệt, mặc dù chỉ chiếm khoảng một phần trăm khối
lượng men răng, nhưng làm cho răng có thể kháng axít, enzym và các tác nhân ăn
mòn khác men do protein này là một trong những protein không hòa tan và có độ
bền nhất.

II.1.2. Ngà răng

Ngà giàu chất hữu cơ hơn men răng và chiếm phần lớn răng. Ngà răng được tạo
thành chủ yếu của các tinh thể hydroxyapatite tương tự như trong xương nhưng
đặc hơn. Ngà răng được mô tả như những con kênh nhỏ kéo dài trên toàn bộ chiều
rộng của nó, những con kênh này được gọi là các ống ngà. Chiếm 20-30% khối
lượng ngà răng. Dịch tự do chiếm khoảng 22% tổng thể tích ngà. Khoảng không
gian ở giữa đuôi bào tương nguyên bào ngà và thành ống ngà (khoảng không gian
xung quanh nguyên bào ngà) được cho là chứa chất dịch bên trong. Người ta tin
rằng lớp nguyên bào ngà tạo thành hàng rào ngăn chặn dòng dịch, ion và các phân
tử khác di chuyển theo con đường ngoại bào.

Mặc dù có sự bất đồng ý kiến về nguồn gốc dịch ngà, nhưng người ta vẫn thừa
nhận nhạy cảm ngà răng đối với các chất kích thích bên ngoài được gây ra bởi sự
thay đổi độ dẫn thủy tĩnh. Sự tiếp xúc giữa ngà với các tác nhân kích thích bên
ngoài dẫn đến sự dịch chuyển dịch ngà tạo nen đáp ứng mạch thần kinh (cảm giác
đau).

II.1.3. Xê măng răng

Xê măng là một chất dạng xương được tiết ra bởi các tế bào của màng huyệt răng
(periodontal), lát ở huyệt răng. các sợi collagen vượt trực tiếp qua xương hàm, qua
màng huyệt răng, và sau đó vào xê măng. Các sợi collagen và xê măng giữ răng
chắc chắn tại chỗ. Khi răng tiếp xúc với lực kéo quá mạnh, lớp xê măng trở nên
dày hơn và mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, nó cũng tăng độ dày và sức mạnh theo tuổi,
giúp răng trở nên chắc chắn hơn trong hàm ở tuổi trưởng thành và sau đó.

II.1.4. Tủy răng

Mô tủy là mô liên kết lỏng lẻo đặc biệt chứa tế bào, khuôn gian bào dạng oxytalan
(dạng kháng axít), lưới và các sợi colalgen, tủy là một mô giàu mạch máu và thần
kinh nằm bên trong thân và chân răng. Ngà và tủy hình thành nên một tổng thể về
mặt phôi thai cũng như chức năng: đơn vị (phức hợp) ngà – tủy. Mô tủy có phản
ứng với các kích thích và đảm nhận chức năng sống của ngà, cũng như toàn bộ
răng. Sức sống của phức hợp ngà – tủy răng, cả khi khỏe mạnh và sau tổn thương,
phụ thuộc vào hoạt động của các tế bào tủy răng và quá trình truyền tín hiệu điều
hòa biểu hiện tế bào [3].

Hình 1: Cấu trúc giải phẫu của răng [2].


II.2. Khái niệm nhạy cảm ngà

Nhạy cảm ngà hay là tình trạng ngà nhạy cảm quá mức được định nghĩa là cơn đau
ngắn, buốt, cấp tính bắt nguồn từ ngà răng tiếp xúc với các kích thích khác nhau
như kích thích nhiệt, hơi, cọ xát, áp suất thủy tĩnh hoặc hóa chất mà không phải do
bất kỳ khiếm khuyết hay bệnh lý răng miệng nào khác [4] [20].
Năm 2003 hội đồng cố vấn chuyên ngành nha chu Canada đề nghị nên dùng thuật
ngữ “bệnh” thay thế cho “bệnh lý”. Theo Mirjcena và cs., nhạy cảm ngà có thể
xuất hiện ở trên bất kỳ phần nào của răng trong đó phần từ cổ răng đến bề mặt
chân răng thường bị tác động nhất. Nhạy cảm ngà cần phải được chẩn đoán chính
xác vì một số rối loạn răng miệng khác cũng có thể dẫn đến đau răng, đau tủy
chẳng hạn như sâu răng chưa điều trị, nứt tét răng hoặc hở bờ phục hình [12].

II.3. Đặc điểm dịch tễ của nhạy cảm ngà

Nhạy cảm ngà có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất từ 30-40 tuổi. Gặp ở nữ
nhiều hơn ở nam. Gặp nhiều hơn ở bệnh nhân có bệnh lý nha chu. Tổng quan hệ
thống và phân tích tổng hợp của Zeola và cs. (2019) tổng hợp kết quả của 77
nghiên cứu cho thấy tần suất trung bình của nhạy cảm ngà trong dân số là 33,5%
(khoảng tin cậy 95%, 30,2-36,7%). Lưu ý, khác biệt lớn tùy theo từng dân số
nghiên cứu, tần suất dao động từ 1,3% đến 92,1% [21].
Vị trí nhạy cảm ngà trên răng thay đổi tùy theo nghiên cứu. Một số nghiên cứu cho
thấy nhạy cảm ngà trên răng thường gặp nhất ở răng cối nhỏ và răng cối lớn thứ
nhất, số khác hay gặp ở nhóm răng nanh và răng cối nhỏ thứ nhất. Trên 90% vùng
nhạy cảm ngà là ở cổ răng mặt ngoài.
Nhạy cảm ngà thường biểu hiện ở vùng răng bị lộ ngà do mất men hoặc xê măng
che phủ và trụt nướu. Chải răng được cho là nguyên nhân gây trụt nướu nhiều hơn
là làm mòn men răng. Mòn răng cơ học do ma sát tạo ra từ hoạt động chức năng
sinh lý, mài mòn răng do các tác nhân ngoại lai, thói quen ăn đồ xơ cứng, hoặc xoi
mòn do tiếp xúc mạn tính với các chất có tính axít... đều có thể gây ra nhạy cảm
ngà.
II.4. Các thuyết về dẫn truyền cảm giác ngà và nguyên nhân nhạy cảm ngà

II.4.1. Các thuyết về dẫn truyền cảm giác ngà

Có ba thuyết giải thích về dẫn truyền cảm giác ngà như sau:
 Thuyết dẫn truyền các nguyên bào ngà: các đuôi nguyên bào ngà là trung
gian dẫn truyền các kích thích từ vùng ngoại vi của ngà răng tới đầu tận của các
sợi thần kinh gần tủy răng. (Tuy nhiên thuyết này không thỏa đáng vì không có
tiếp xúc nguyên bào ngà-sợi trục) [3].
 Thuyết thủy động học: thuyết thủy động học được phát biểu lần đầu vào
những thập niên 1960 và là thuyết được chấp nhận nhiều nhất. Giả thuyết này do
Brännström và Astrom đề nghị, đề cập đến cấu trúc ngà và sự chuyển động dịch
ngà trong ống ngà gây ra bởi các kích thích khác nhau.

Ngà răng
Tủy răng

Ống ngà
Sợi thần kinh

Nguyên bào ngà


Dịch di chuyển ống ngà

Hình 2: Thuyết động học Brännström và Astrom thập niên 1960 [5].
 Thuyết kích thích thần kinh trực tiếp: cho rằng cơ chế nhạy cảm ngà là do
hoạt động của đầu tận cùng thần kinh nằm bên trong các ống ngà. Các xung động
thần kinh được dẫn truyền theo các sợi thần kinh hướng tâm ở tủy răng, qua các
nhánh thần kinh răng rồi tới não. Thuyết thần kinh cho rằng toàn bộ chiều dài ống
ngà chứa các đầu tận cùng thần kinh. Tuy nhiên bằng kính hiển vi điện tử và các
thí nghiệm, người ta đã chỉ ra rằng không có sự hiện diện của dây thần kinh trong
ống ngà.

Hình 3: Các thuyết về sự dẫn truyền của ngà răng [3].


A: Ngà nhận biết các chất kích thích trực tiếp.
B: Nguyên bào ngà đóng vai trò thụ thể.
C: Thụ thể nằm trong tủy và được kích thích bởi sự dịch chuyển.

II.4.2. Nguyên nhân gây ra nhạy cảm ngà

 Tụt nướu

Chân răng được bao bọc bởi mô nướu. Khi nướu bị tụt sẽ làm lộ ra lớp ngà nhạy
cảm. Tụt nướu có thể là hậu quả của viêm nha chu. Ngoài ra, sang chấn khớp cắn
và thắng môi, thắng má bám bất thường là hai yếu tố khác góp phần vào tụt nướu
và nhạy cảm ngà. Những nguyên nhân ít phổ biến hơn của trụt nướu có thể bao
gồm nướu dính không đủ, phẫu thuật nha chu, lấy cao răng và xử lý mặt chân răng
quá mạnh, chải răng và dùng chỉ nha khoa quá mức, mất bám dính nướu do những
bệnh lý đặc hiệu và mất bám dính trong các thủ thuật phục hồi. Tất cả những yếu
tố bệnh căn này có thể làm lộ tạo bề mặt chân răng, dẫn đến chứng nhạy cảm ngà
[4].
Hình 4: Tụt nướu và mòn cổ răng gây nhạy cảm ngà [4].
 Mòn răng

Nhạy cảm ngà có thể xảy ra do mất men răng. Gsippo 2014 đã đưa ra cách phân
loại mòn răng, bao gồm: mòn răng-răng (Attrition), mài mòn răng (Abrasion), mòn
hóa học (Erosion) và tiêu cổ răng (Abfraction). Mất men răng có thể do một trong
các kiểu mòn răng trên hoặc có thể là sự kết hợp các loại mòn răng với tỷ lệ khác
nhau.

(1) Mòn răng-răng (Mòn cơ học, Attrition): là sự mất cấu trúc bình thường của
răng do ma sát gây ra từ các lực sinh lý. Nguyên nhân chủ yếu là tật nghiến
răng. Bình thường, quá trình mòn răng sinh lý gây mất men răng theo chiều
dọc khoảng 20-38m/năm. Ở người có tật nghiến răng, sự siết chặt và nhấn
vào răng sẽ tạo ra những lực lớn tác động vào răng đối diện và mòn răng-
răng phát triển mạnh thêm. Trong giai đoạn mòn men, bề mặt tổn thương
thường phẳng. Khi mòn đến ngà, do tốc độ mòn của ngà nhanh hơn tốc độ
mòn men nên tổn thương có dạng lõm chén.
(2) Mài mòn răng (Abrasion): là sự mất cấu trúc răng do tác động của các lực
ma sát từ các tác nhân ngoại lai. Có thể gặp tại mặt nhai (hoặc rìa cắn):
Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen ăn đồ ăn xơ, cứng hoặc là hậu quả của
thói quen xấu như cắn vật cứng, ngậm tẩu thuốc. Vùng tổn thương có ranh
giới rõ, có xu hướng làm tù các núm răng và rìa cắn làm cho mặt nhai trở
nên bằng phẳng. Khi gặp tại vùng cổ răng thì nguyên nhân chủ yếu là do lực
chải răng quá mạnh.
(3) Xoi mòn (Mòn hóa học, Erosion): là tình trạng mất chất hay mòn mô cứng
của răng bằng do axít, nhưng không liên quan đến hoạt động của vi khuẩn.
Xoi mòn được cho là yếu tố chính dẫn đến mòn răng. Xoi mòn có thể từ
nguồn axít tự thân hoặc ngoại lai. Xoi mòn do yếu tố tự thân có thể xuất hiện
ở bệnh nhân trào ngược do thoát vị hoành, nghiện rượu mạn tính và nhiều
chứng rối loạn ăn uống khác. Nguồn gốc axít bên ngoài có thể từ chế độ ăn
hoặc môi trường. Mòn do chế độ ăn xảy ra do sử dụng thức uống chứa axít
như nước trái cây, soda, rượu, cũng như các trái cây chua và yogurt. Sử
dụng thức ăn sống cũng tăng nguy cơ mòn răng. Axít citric, được tìm thấy
trong nhiều loại đồ uống, có thể khử khoáng cấu trúc răng bằng cách chelate
hóa canxi. Xoi mòn công nghiệp có thể có thể là tác hại trong công việc
được thực hiện bởi các nhân viên tại các cơ sở sản xuất pin và nhân viên thử
rượu. Những người bơi lội tiếp xúc với hồ bơi có độ pH 2,7 có thể bị xoi
mòn răng. Thuốc tẩy trắng ban đêm sử dụng không đúng cách cũng có thể
làm mòn ngà răng và men răng. Vài loại nước súc miệng có độ pH thấp có
thể hòa tan lớp mùn bề mặt do đó làm lộ các ống ngà. Chải răng ngay sau
khi ăn có thể tăng khả năng mòn. [20].
(4) Tiêu cổ răng (Abfraction): là sự mất men và ngà răng gây ra bởi lực uốn của
răng trong quá trình tải dẫn đến sự mỏi vượt quá khả năng đáp ứng của răng
tại vùng thường chịu lực tải. Mòn cổ răng được cho là kết quả của tải lực
lệch tâm, gây xoắn vặn múi và dẫn đến tạo lực nén, kéo vùng cổ răng. Vùng
bị tác động sẽ yếu đi và có khả năng tăng mài mòn và xoi mòn. Tụt nướu
làm lộ bề mặt chân răng dẫn đến hậu quả tất yếu là mất lớp xê măng và lộ
ống ngà. Chải răng bằng bàn chải lông cứng với tần suất cao thường gây ra
tụt nướu ở mặt ngoài của răng. Thông thường, các vị trí này không có mảng
bám, tuy nhiên vài tác giả cảm thấy sự tích tụ mảng bám và vi khuẩn có thể
gây ra nhạy cảm ngà [20].
II.5. Tình hình nghiên cứu nhạy cảm ngà trên thế giới và Việt Nam

II.5.1. Trên thế giới

Nghiên cứu của Awad và cs. (2020) đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà và các chỉ
dấu nguy cơ liên quan đến lộ ngà trên bệnh nhân nha khoa từ 18-35 tuổi tại 6 quốc
gia Ả Rập bằng chỉ số Schiff. Nhìn chung, lộ ngà và nhạy cảm ngà phổ biến trong
dân số nghiên cứu nhưng có sự khác biệt giữa các quốc gia. Trong đó, Ả Rập Xê-
út và Oman có tần suất nhạy cảm ngà cao nhất, lần lượt là 13,9% và 15%. Bệnh
nhân có thói quen uống nước có ga 1 lần/ngày, đã từng bị đau răng hoặc khó ăn
nhai 1 lần/ngày có nguy cơ cao lộ ngà và thường có chỉ số Schiff 2 hoặc 3 [22].

Nghiên cứu quan sát của Nota và cs. (2020) sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát các
biểu hiện vùng miệng trên bệnh nhân mắc bệnh Coeliac. Mục tiêu của nghiên cứu
nhằm xác định mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng của bệnh Coeliac và các
biểu hiện vùng miệng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa
bệnh Coeliac với tần suất cao sâu răng và nhạy cảm ngà. Mặc dù đây là nghiến cứu
quan sát nên chưa thể kết luận mối quan hệ nhân-quả giữa hai bệnh lý trên, nhưng
có thể gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo. Nói chung, các triệu chứng
viêm toàn thân do bệnh Coeliac có thể có liên quan đến tình trạng viêm ở miệng và
chảy máu nướu, gián tiếp đưa đến tụt nướu và lộ ngà [23].

Gillam DG và cs. (2020) trong bài báo cáo về kiến thức và hiểu biết của các
chuyên gia nha khoa trong điều trị nhạy cảm ngà cho rằng tỷ lệ nhạy cảm ngà đã
được báo cáo rộng rãi trong y văn và tùy thuộc vào cách thu thập dữ liệu (bằng
bảng câu hỏi hoặc khám lâm sàng) lên đến 69%. Trong khi đó theo Addy chỉ có
48% người có chứng nhạy cảm ngà phàn nàn với bác sĩ của họ [4]. Phần lớn các
nghiên cứu đều ghi nhận đau do lạnh là kích thích thường thấy nhất trong nhạy
cảm nhà, tiếp theo là kích thích chua. Tuy nhiên, Rees và Addy lại cho rằng kích
thích nóng là kích thích phổ biến thứ hai sau lạnh. Việc đánh giá nhạy cảm ngà
bằng bảng câu hỏi cho kết quả cao nhưng không đáng tin cậy bằng các nghiên cứu
lâm sàng. Chính vì vậy, nhiều tác giả đã đề nghị rằng: sử dụng bảng câu hỏi kết
hợp với thăm khám thử nghiệm trên lâm sàng để đánh giá tỷ lệ nhạy cảm ngà thật
sự.

Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp của Douglas-de-Oliveira và cs. (2018)
đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị quá cảm ngà. Kết quả
phân tích 6 thử nghiệm lâm sàng đánh giá bằng bộ câu hỏi OHIP-14 và DHEQ
gồm cả các điều trị tại nhà hoặc tại phòng khám. Tổng quan kết luận giảm tình
trạng quá cảm ngà giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân, mặc dù chất
lượng của các nghiên cứu chỉ ở mức thấp đến trung bình.[29]

II.5.2. Tại Việt Nam

Năm 2010, Nguyễn Thị Từ Uyên thực hiện khảo sát trên 500 sinh viên Đại học Y
Dược TP HCM tuổi từ 18-28. Khi đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà bằng hai loại
kích thích là thám châm và thổi hơi ghi nhận 48% có biểu hiện nhạy cảm với một
trong hai hoặc cả hai loại kích thích, trong đó phổ biến nhất ở nhóm răng cối nhỏ.

Năm 2012, trong điều tra khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà trên 2392 nhân viên
công ty than Thống Nhất, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Tống Minh Sơn ghi
nhận tỷ lệ nhạy cảm ngà răng là 9,07%, nam mắc nhiều hơn nữ, lứa tuổi trên 40 có
tỷ lệ mắc cao nhất (50,23%), tổn thương chủ yếu là mòn cổ răng (70%), và vị trí
răng hay gặp là nhóm răng cối nhỏ, đặc biệt là răng cối nhỏ thứ nhất (31,78%).

Năm 2013, Tống Minh Sơn khảo sát tiếp tình trạng nhạy cảm ngà răng trên 155
nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Hà Nội đã ghi nhận tỷ lệ người có nhạy
cảm ngà răng là 47,29%, thường gặp ở nữ (90,05%) cao hơn so với ở nam
(25,49%), tổn thương mòn cổ răng chiếm tỷ lệ cao nhất (71,15%), tiếp theo là mòn
mặt nhai (23,08%), và mòn cạnh cắn (5,77%), 74,52% tổn thương mòn răng ở mức
độ 2, việc chải răng ngang và việc sử dụng thức ăn chua có mối liên quan tỷ lệ
thuận với tỷ lệ người có nhạy cảm ngà răng.
III. NHẠY CẢM NGÀ: CHẨN ĐOÁN, CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT,
THANG ĐÁNH GIÁ NHẠY CẢM NGÀ

III.1. Chẩn đoán và điều trị lâm sàng

Để xác định một phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả, điều quan trọng là
phải đưa ra chẩn đoán chính xác cho nhạy cảm ngà. Chẩn đoán chính xác phải dựa
vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng.

Xem nhạy cảm ngà là chẩn đoán phân biệt khi chỉ mình nó thôi đã đủ để có thể
giải thích cho các triệu chứng hoặc xác định thông qua việc loại trừ các tình trạng
khác góp phần gây đau trong nhạy cảm ngà [20].

Bất kỳ tình trạng nào gây lộ ngà răng, xung huyết tủy răng, bệnh lý thần kinh... đều
có thể gây nên những cơn đau buốt ngắn ngay cả khi có một kích thích nhỏ. Do đó
cần phải điều trị bất kỳ hoặc tất cả các tình trạng thứ phát gây triệu chứng tương tự
nhạy cảm ngà.

Xác định các yếu tố bệnh căn và yếu tố ảnh hưởng nhất là xoi mòn và mài mòn.
Xem xét chi tiết về quá trình ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng (tần suất,
thời gian, và thời điểm chải răng, ước lượng lực chải, tần suất thay bàn chải).

Loại bỏ hoặc điều chỉnh các yếu tố đã được xác định là bệnh căn hoặc gây ảnh
hưởng. Đưa ra lời khuyên về chế độ ăn để giảm thiểu xoi mòn.
Bảng 1: Chẩn đoán nhạy cảm ngà [4]
Điều trị bước đầu nhạy cảm ngà
- Hướng dẫn bệnh nhân tránh các yếu tố nguy cơ.
- Khuyến nghị chải răng trước khi ăn.
- Hướng dẫn chải răng nhẹ với tần suất thích hợp.
- Đề nghị loại bỏ chế độ ăn nhiều axít.
Theo dõi kết quả

Nhạy cảm ngà có tiếp tục? KhgKhông


Không Không cần điều trị thêm

Điều trị bước đầu nhạy cảm ngà.
Thực hiện các kỹ thuật nhạy cảm có xem xét về kinh tế và thuận tiện
cho bệnh nhân.

Điều trị không xâm lấn Điều trị xâm lấn


Sử dụng kem đánh răng giải
Phẫu thuật nướu, niêm mạc.
nhạy cảm ngà.
Sử dụng các vật liệu che Phục hình.
chắn và bao phủ (tại PK) Điều trị tủy.

Theo dõi Duy trì phương pháp điều trị


Nhạy cảm ngà có tiếp tục? Không hiện tại.
Tái khám thường xuyên.
(Nếu cải thiện, BN có muốn
Cân nhắc các yếu tố ảnh
điều trị tiếp) hưởng.

Chẩn đoán loại trừ Không điều trị thêm


Đau nha chu.
Đau thần kinh.
Đau chuyển vị.
Hội chứng đau mạn tính.

Tiếp tục điều trị nhạy cảm KKkkk Chuyển bệnh nhân đến khoa
ngà và hướng dẫn bệnh Không
hôngk điều trị thích hợp.
nhân.

Tiếp tục điều trị nhạy cảm ngà và hướng dẫn BN thay đổi các yếu tố ảnh
III.2. Chẩn đoán phân biệt

Có nhiều tình trạng có thể gây ra triệu chứng tương tự như nhạy cảm ngà. Sâu răng
vẫn không có triệu chứng cho đến khi tổn thương chạm đến ngà răng và ảnh hưởng
đến tủy răng sau một loạt các bệnh lý khác nhau. Từ viêm tủy có thể hồi phục đến
viêm tủy không hồi phục và viêm quanh chóp có thể phát triển liên tiếp [20].

Các triệu chứng giống như nhạy cảm ngà thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của sự
liên quan đến tủy răng nghiêm trọng và điều cần thiết là phải loại trừ cơn đau liên
quan đến sâu răng trong chẩn đoán phân biệt với nhạy cảm ngà.

Các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự của nhạy cảm ngà bao
gồm: hội chứng nứt tét răng, gãy phục hình, nhạy cảm sau thủ thuật (thường là
mới) sửa soạn phục hình hoặc xung huyết tủy răng do phục hồi, tẩy trắng răng,
chấn thương nha khoa, chấn thương khớp cắn, mảng bám răng và viêm nướu và
bệnh nha chu và điều trị nha chu, bệnh lý tủy răng hoặc các vấn đề về nội nha.

Cũng cần chỉ ra rằng nhiều tình trạng có thể cùng tồn tại ở bệnh nhân nhạy cảm
ngà và do đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của nó.

Các quy trình được đề xuất để chẩn đoán phân biệt nhạy cảm ngà bao gồm: các
than phiền chính của bệnh nhân, tiền sử bệnh, khám lâm sàng và thử nghiệm chẩn
đoán.

III.2.1. Than phiền chính và tiền sử bệnh

Những than phiền chính và tiền sử bệnh cung cấp cung cấp thông tin chủ quan để
chẩn đoán nhạy cảm ngà nhưng nó có thể gây hiểu lầm ở những người hành nghề
thiếu kinh nghiệm. Nhạy cảm ngà thường xảy ra như một khó chịu nhỏ đối với
bệnh nhân nhưng có thể tiến triển dần dần đến cơn đau buốt do các hoạt động hằng
ngày như ăn, uống và chải răng. Do đó cường độ và tính chất của cơn đau ở bệnh
nhạy cảm ngà tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc ngà răng bị lộ và tình
trạng nhạy cảm ngoại biên và trung tâm cảm thụ giác quan. Điều quan trọng cần
chú ý là nhạy cảm ngà luôn luôn đáp ứng kích thích bên ngoài và hiếm khi có biểu
hiện đau liên tục, tự phát [20].

Việc mất men răng cũng như ngà răng bị lộ do chứng nghiến răng, thói quen ăn
uống có tính axít, trào ngược dạ dày và chứng ăn không kiểm soát… được xem là
những yếu tố có thể dẫn đến nhạy cảm ngà và luôn cần được xem xét, đánh giá.

Một số các yếu tố nguy cơ khác như: tụt nướu, viêm nướu, viêm nha chu và việc
chải răng quá kỹ cũng nên được xem xét trong quá trình chẩn đoán nhạy cảm ngà.
Các câu hỏi thích hợp về triệu chứng hoặc những than phiền của bệnh nhân và tìm
hiểu tiền sử nhạy cảm ngà và các yếu tố gây bệnh sẽ giúp các bác sĩ đưa ra chẩn
đoán chính xác và đi đúng hướng để điều trị bệnh nhân nhạy cảm ngà.

III.2.2. Khám lâm sàng, thử nghiệm chẩn đoán

Khám và thử nghiệm lâm sàng là điều cần thiết để phân biệt nhạy cảm ngà với các
nguyên nhân gây mẫn cảm khác. Ban đầu, sự hiện diện của ngà răng bị lộ phải
được kiểm tra bằng trực quan (nhìn thấy) hoặc chạm vào và được ghi lại vị trí và
đáp ứng của bệnh nhân với kích thích đó. Các kích thích được chia làm bốn nhóm:
cơ học, hóa học, điện và nhiệt.
Kích thích cơ học (xúc giác): bao gồm thăm khám bằng đầu nhọn của thám châm ở
vùng lộ ngà bề mặt. Kích thích cơ học bằng áp lực, ví dụ thám châm điện tử
(Yeable probe). Thám châm được đặt vuông góc với bề mặt răng và tạo áp lực tăng
dần cho đến khi cơn đau bắt đầu. Đầu dò Yeaple sử dụng một thiết bị điện tử để
kiểm soát lực tác dụng. Lực tương ứng với 70g mà không đau thì được xem là
không đáp ứng. Lực có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh dòng điện thông qua việc
vặn núm điều khiển lực. Khi một lực đạt đến mức mong muốn sẽ hiện thị đèn đỏ
trên bảng điều khiển và nghe tiếng “bíp”. Lực được tăng lên 5g mỗi lần cho đến
khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ghi nhận việc đặt lực tại thời điểm này và thao
tác phải cẩn thận tránh tạo quá nhiều lực làm trầy xước, vì điều này có khả năng
gây ra thêm nhiều vấn đề khác.
Kích thích hóa học (áp lực thẩm thấu): được tạo ra khi sử dụng dung dịch đường
ưu trương (đường glucose hoặc sucrose). Trước đây người ta hay dùng dung dịch
axít nhưng do độ pH thấp đã gây khử khoáng ống ngà và các triệu chứng khác.
Những dung dịch này sẽ tạo hiệu ứng chuyển động dịch ống ngà nhờ áp suất thẩm
thấu. Người ta sử dụng đầu tăm bông để bôi dung dịch lên răng. Tuy nhiên vì
không thể lượng giá được đáp ứng nên phương pháp kiểm tra này có giá trị hạn
chế.
Hơi lạnh/khí từ đầu phun hơi có thể được thổi ở khoảng cách 1 cm và nên đặt
vuông góc với răng. Lý tưởng nhất là sử dụng áp suất khoảng 45 psi ở 19 độ đến
24 độ C, nhưng nhược điểm của phương pháp này là nhiệt độ sẽ thay đổi nếu xịt
hơn 1 giây. Phương pháp này khá hữu ích trong việc khám sàng lọc ban đầu sau
thử nghiệm xúc giác nhằm loại trừ các hiệu ứng còn lại. Tốt nhất nên sử dụng
nhóm các ống bơm rửa chứa nước với nhiệt độ trong khoảng từ 0 độ C đến 20 độ
C, nhỏ nước lên răng trong vòng 3 giây, nếu không đáp ứng thì đợi 3 phút sau mới
tiếp tục thử nghiệm với nhiệt độ thấp hơn. Nước lạnh ở 7 độ C là thích hợp nhất
trong việc nhận diện nhạy cảm ngà.
Kỹ thuật điện: dùng dòng điện để đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà nhưng kết quả
có thể bị thay đổi do mất dòng điện qua nha chu và có thể kích thích dây thần kinh
nha chu.
Tóm lại, đánh giá nhạy cảm ngà trên lâm sàng cần được thực hiện một cách thích
hợp để có được sự đo lường khách quan. Tùy thuộc vào sự than phiền của bệnh
nhân mà các kích thích cơ học, hóa học, nhiệt hay điện có thể được sử dụng ở vị trí
lộ ngà tuy nhiên cần che phủ các mô mềm, các răng kế bên nhằm tránh trường hợp
các thành phần này bị kích thích cùng với phần ngà bị lộ. Mặc dù nhiều tác động
có thể gây đau trên ngà răng, nhưng không phải tất cả đều có ý nghĩa như nhau,
kích thích phải mô phỏng được những tác động tự nhiên mà bệnh nhân gặp phải.
Chỉ định X-quang vẫn được yêu cầu để loại trừ các bệnh lý khác như: sâu răng,
gãy răng, phục hình bị lỗi, hoặc các tổn thương ngà răng khác có thể gây đau.
Dựa trên những thảo luận ở trên có thể kết luận rằng: nhạy cảm ngà có thể được
chẩn đoán trực tiếp nhưng cũng có thể chẩn đoán loại trừ, quá trình này được minh
họa trong hình bên dưới,
Bệnh nhân bị đau răng

Đau tự phát hoặc đau kéo dài


Than phiền và triệu chứng

Không Cơn đau ngắn với kích thích


Có của môi trường
Tiền sử đau kéo dài, đau dữ dội, tẩy trắng răng

Chẩn đoán phân biệt với bệnh hoặc


Tiền sử bệnh
Chấn thương răng, phục hồi, nghiến răng
Không Sự hiện diện của các yếu tố gây lộ ngà

bệnh lý khác

Sự hiện diện của sâu răng, nứt răng, chấn thương khớp cắn
Khám lâm sàng
Viêm nướu, viêm nha chu, tổn thương quanh chóp.
Không
Sự hiện diện của xoi mòn (hóa học) hoặc mài mòn làm lộ ngà
Có và tụt nướu.
Đau khi cắn hoặc gõ hoặc đau kéo dài
Thử nghiệm
kích thích khi có kích thích

Không Kích thích không có hại và những con đau ngắn


Chẩn đoán nhạy


cảm ngà

Hình 5: Lưu đồ chẩn đoán phân biệt với nhạy cảm ngà [20].
Những bệnh lý có thể chẩn đoán phân biệt như:
 Sâu răng
 Viêm tủy hồi phục
 Viêm tủy không hồi phục
 Tủy hoại tử
 Áp xe nướu
 Áp xe nha chu
 Gãy răng
 Hở bờ miếng trám
 Chấn thương răng
 Chấn thương khớp cắn
 Sửa soạn răng
 Phục hình răng
 Nghiến răng
 Đau dây thần kinh

3.2.3. Thang đánh giá nhạy cảm ngà

Mặc dù có nhiều thang đánh giá nhạy cảm ngà khác nhau nhưng tất cả đều mang
tính chủ quan. Cảm nhận đau phụ thuộc vào cơ địa cá nhân, yếu tố tâm lý, mức độ
sợ hãi hoặc lo lắng hiện tại, sự khác biệt về sắc tộc và tác động xã hội. Tốt nhất
nên sử dụng một kỹ thuật có tính khách quan hơn để định lượng đầy đủ phản ứng
của bệnh nhân.
 Thang đánh giá bằng lời nói (Verbal Rating Scale-VRS)
VRS sử dụng điểm số từ 0-3 để xếp hạng cảm nhận đau. (0: Không khó chịu, 1:
Khó chịu nhẹ, 2: Khó chịu đáng kể, 3: khó chịu đáng kể kéo dài hơn 10 giây).
Thang đánh giá này cho các phản hồi hạn chế và việc tường thuật lại cảm giác đau
là không khả thi.
 Thang đánh giá bằng hình ảnh (Visual Analog Scale-VAS)
Với VAS bệnh nhân đánh dấu cường độ đau trên một đường thẳng dài 10 cm.
Đánh giá về độ nhạy cảm của ngà răng xác định “cường độ kích thích cần thiết để
gây ra cơn đau (kỹ thuật dựa trên kích thích)” và “đánh giá chủ quan về cơn đau
gây ra do kích thích (kỹ thuật dựa trên đáp ứng)”. Kỹ thuật đầu tiên dựa trên
ngưỡng đau, kỹ thuật thứ hai dựa trên cường độ [18].
 Mức độ 0: Không đau, điểm số từ mức 0-1.
 Mức độ 1: Đau nhẹ, điểm số từ mức >1-3.
 Mức độ 2: Đau vừa phải, trung bình, điểm số từ mức >3-7.
 Mức độ 3: Đau nhiều, dữ dội, kéo dài trên 10 giây không chịu nổi, điểm số
từ mức >7-10.
Mặc dù cách đánh giá này không cho phép phân biệt giữa yếu tố khách quan và
chủ quan gây ê buốt, nhưng rất thực tế và hữu dụng.

Hình 6 : Thước đo nhạy cảm ngà VAS [18].


Nguồn: Husksson 1974.
 Thang đánh giá Schiff
Thường được sử dụng để tránh đáp ứng bệnh nhân với kích thích nhiệt lạnh. Thang
có điểm số từ 0-3 hoặc 0-4, từ mức 0 (không đau) đến mức 4 (đau dữ dội và kéo
dài). Là phương pháp hiệu quả cao và đơn giản. Mức độ nhạy cảm cao nhất giữa
các răng là mức độ nhạy cảm của người đó. Trong phương pháp này, mức độ kích
thích là cố định, còn đáp ứng đau sẽ được xếp loại. Nhược điểm của phương pháp
này là khó xác định vùng răng nhạy cảm, cho nên thổi hơi thường sử dụng làm
phương pháp để sàng lọc ban đầu cho các răng hoặc người tham gia nghiên cứu.
Bảng 2: Thang đo nhiệt lạnh Schiff
Mức độ Điểm số
Đáp ứng của bệnh nhân với kích thích nhiệt lạnh
đau đau
0 0-1 Không đáp ứng, không đau, không khó chịu
Có đáp ứng với khó chịu nhưng không nhiều và
1 >1-3
không yêu cầu ngừng
Có đáp ứng khó chịu hay đau nhiều khi kích thích
2 >3-7
và yêu cầu ngừng
Có đáp ứng đau nhiều, kéo dài sau khi đáp ứng bị
3 >7
loại bỏ, yêu cầu ngừng và nói đau
 Thang đánh giá với thám châm điện tử Yeaple Probe
Ngoài các cách đánh giá trên, nhạy cảm ngà còn được đánh giá theo cường
độ lực cọ xát để khởi phát cơn đau (thang đánh giá mức độ nhạy cảm ngà
bằng dụng cụ Yeaple). Đây là thang điểm đánh giá khách quan thể hiện bởi
các số đo định lượng chính xác hơn, dựa trên lực tác động của kích thích.
Bảng 3 : Thang đánh giá mức độ nhạy cảm bằng dụng cụ Yeaple Probe
Tiêu chí Đánh giá mức độ nhạy cảm bằng dụng cụ
Mức độ Yeaple Probe
0: Không nhạy cảm Lực tác động >60g
1: Nhạy cảm nhẹ Lực tác động tương đương >40-60g
2: nhạy cảm vừa Lực tác động tương đương > 20-40g
3: Nhạy cảm nặng Lực tác động tương đương > 10-20g
 Thang đánh giá nhạy cảm ngà kết hợp theo Orchardson; Collin (1987)

Theo Scott, 1976 cho thấy thang điểm định tính VRS, VAS, Schiff cho độ
nhạy cao hơn so với thang khác vì mô tả theo chủ quan bệnh nhân, nhưng
thang điểm định lượng Yeaple Probe thì có thể định lượng tương đối mức
nhạy cảm ngà của bệnh nhân, do đó có tính khách quan hơn. Theo
Orchardson; Collin, 1987 thì sự kết hợp thang điểm định tính này cùng với
thang định lượng sẽ giảm bớt hạn chế nêu trên. Nhìn chung, các thang đánh
giá thể hiện sự cố gắng của các nhà nghiên cứu nhằm định lượng tương đối
mức nhạy cảm ngà của bệnh nhân, tuy nhiên vẫn chưa thực sự là các biến số
định lượng đúng nghĩa và còn phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của bệnh
nhân [18].

IV. QUAN ĐIỂM MỚI TRONG QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM
NGÀ
Chiến lược kiểm soát nhạy cảm ngà bao gồm:
 Giáo dục vệ sinh răng miệng và hướng dẫn kỹ thuật chải răng để phòng ngừa
nhạy cảm ngà.
 Kiểm soát hành vi và loại bỏ các yếu tố gây bệnh nhạy cảm ngà.
 Các phương pháp điều trị không xâm lấn để làm giảm đau thông qua việc làm
tắc các ống ngà ngăn chặn các thụ thể dẫn truyền cảm giác đau.
 Phục hồi hoặc điều trị phẫu thuật cho các khiếm khuyết của mô cứng và mô
mềm răng.

IV.1. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng để phòng ngừa sâu răng

Nhạy cảm ngà được cho kết quả của quá trình xoi mòn/mài mòn răng hoặc
tụt nướu liên quan đến lộ ngà. Các bác sĩ nha khoa nên áp dụng các chiến
lược phòng ngừa tập trung vào các yếu tố căn nguyên gây bệnh nhạy cảm
ngà đã biết. Giáo dục và hướng dẫn nên được thực hiện thường xuyên.
Những kiến thức về việc sử dụng nhiều thứ uống có chứa axít như rượu đỏ,
nước trái cây có ga là nguyên nhân chính gây nên gây mòn răng cũng cần
được lưu ý với bệnh nhân. Đồng thời bệnh nhân cũng được nhắc nhở rằng
một số loại thực phẩm, đồ uống khác mặc dù không có tính axít nhưng có
thể góp phần làm giảm pH trong khoang miệng nên việc tiêu thụ các loại
thực phẩm hoặc đò uống như vậy trước khi loại bỏ màng sinh học miệng có
thể làm tăng tính nhạy cảm của bề mặt ngà lộ với mài mòn cơ học ngay cả
khi chải răng nhẹ nhàng. Do đó bệnh nhân nên được hướng dẫn chải răng
trước khi sử dụng thực phẩm và đồ uống này. Mặt khác cần chú trọng các
kỹ thuật chải răng như lựa chọn bàn chải lông mềm và dùng kem đánh răng
không chứa chất mài mòn, sử dụng động tác quét dọc để giảm thiểu tổn
thương cho các mô mềm và mô cứng của răng [12][20].

IV.2. Kiểm soát hành vi và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà

Để đạt được hiệu quả điều trị lâu dài hoặc ngăn ngừa tác nhân làm nhạy
cảm ngà trầm trọng thêm hoặc phát triển mới. Điều cần thiết là phải loại bỏ
các yếu tố khuynh hướng gây ra lộ ngà. Điều này bao gồm việc tiêu thụ các
loại thực phẩm hoặc đồ uống (Bảng 4). Trong trường hợp mòn răng do
nghiến răng hoặc răng bị tổn thương nên sử dụng dụng cụ bảo vệ khớp cắn
hoặc phục hồi răng bị mòn để bỏa tồn kích thước dọc. Các bệnh lý viêm
nướu, viêm nha chu và các điều trị của chúng đã được xác định là các yếu tố
dẫn đến nhạy cảm ngà do có thể gây lộ ngà thứ phát. Điều này nên được
lường trước trong quá trình điều trị nha chu và cần thực hiện các biện pháp
thích hợp để kiểm soát thành công nhạy cảm ngà [7][17].
Các tình trạng y tế và tâm thần có thể góp phần làm xoi mòn/mài mòn răng và tụt
nướu. Trào ngược dạ dày, sự giải phóng và giữ lại axít dịch vị trong khoang miệng
có thể ăn mòn men răng và ngà răng làm mềm hóa bề mặt răng và bị mòn nhanh
chóng. Tình trạng co thắt thực quản do chấn thương hoặc bệnh tật cũng có thể dẫn
đến tăng nồng độ axít dịch vị trong miệng. Trong mọi trường hợp y tế và tâm thần
là nguyên nhân gây nhạy cảm ngà phải được xác định và điều trị kiểm soát [20].
Bảng 4: Một số thực phẩm có chứa axít [30]

Loại thực phẩm Thành phần axít chính

Yohur Lactic

Giấm (kể cả các loại đồ chua, Acetic


salad)

Tương cà Acetic, phosphoric

Coca-cola Phosphoric, carbonic

Nước uống cung cấp năng Carbonic, citric


lượng, dùng trong thể thao

Rượu vang Tartaric, malic, pyruvic, alpha-


ketoglutaric, fumaric,
galacturonic

Rượu trái cây (cider) Malic

Cà phê Chlorogenic, citric, formic


acetic, malic, glycolic, lactic,
pyroglutamic

Trái cây Citric, malic, quinic, tartaric,


oxalic, alpha-ketoglutaric, lactic
IV.3. Điều trị không xâm lấn

Sử dụng các tác nhân giải mẫn cảm là phương pháp điều trị không xâm lấn
được sử dụng điều trị thường xuyên cho nhạy cảm ngà. Đặc biệt trong
trường hợp bị mất mô cứng ít hoặc không nhìn thấy hoặc bị khuyết cổ răng
(tức là không có sự khuyết mòn rõ ràng, tổn thương mài mòn cổ điển hoặc
tụt nướu).
Về mặt khái niệm các phương pháp giải mẫn cảm hoặc các phương pháp
giảm đau nhằm mục đích ngăn chặn các xung thần kinh bằng cách gây tắc
nghẽn cơ học hoặc hóa học của các ống ngà hoặc ngăn chặn trực tiếp sự dẫn
truyền cảm giác trong phức hợp đầu cuối thần kinh ngà răng của tủy răng.
Dựa trên phương thức sử dụng, phương pháp giải mẫn cảm cũng có thể
được phân thành hai loại: liệu pháp tại nhà hoặc liệu pháp tại phòng khám.
Các sản phẩm giải mẫn cảm tại nhà bao gồm: kem đánh răng , nước súc
miệng, và kẹo cao su. Các sản phẩm tại phòng mạch có thể là gel, dung dịch
verni, các loại chất trám răng.
Nghiên cứu phân tích tổng hợp của Moraschini và cs. (2018) đánh giá hiệu
quả giải mẫn cảm của các tổn thương cổ răng không do sâu răng bằng các
biện pháp tại nhà và tại phòng mạch. Kết quả phân tích từ 25 thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng (16 thiết kế song song, 9 thiết kế nửa
miệng) cho thấy có sự khác biệt về hiệu quả giữa hai nhóm phương pháp
trên. Đối với nhóm điều trị tại phòng mạch, bít kín ống ngà bằng hóa học
hoặc lý học và giải mẫn cảm thần kinh có hiệu quả đáng kể so với giả dược.
Đối với nhóm điều trị tại nhà, chỉ có loại bít kín ống ngà bằng hóa học và
giải mẫn cảm thần kinh cho thấy hiệu quả khác biệt so với giả dược. Tuy
nhiên, nghiên cứu các điều trị tại nhà còn hạn chế về số lượng.[24]
Nghiên cứu phân tích tổng hợp của Hu và cs. (2019) đánh giá hiệu quả giải
mẫn cảm của 8 loại kem đánh răng từ 30 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
có đối chứng. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả giải mẫn cảm của ba loại
kem đánh răng chứa canxi natri phosphosilicate (CSP), kali và strontium
không có sự khác biệt đáng kể. Hiệu quả giải mẫn cảm của kem đánh răng
chứa fluor tương đương với giả dược. Kem đánh răng chứa nano-
hydroxyapatite có lẽ có hiệu quả giải mẫn cảm cao nhất trong số 8 loại kem
được khảo sát [25].
Nghiên cứu phân tích tổng hợp của Martins (2020) về tác dụng giải mẫn
cảm của kem đánh răng mới đây trên 125 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
có đối chứng từ 7 nền tảng dữ liệu đến tháng 12 năm 2019. Đối với kích
thích xúc giác, các thành phần sau cho thấy hiệu quả vượt trội so với fluor
(độ chắc chắn của bằng chứng ở mức trung bình) là kali + thiếc florua, CSP,
thiếc florua, kali + hydroxyapatite, strontium và kali. Đối với kích thích
lạnh, CSP có hiệu quả đáng kể so với fluor (bằng chứng ở mức trung bình).
Đối với kích thích bằng hơi, arginine, kali + hydroxyapatite, kali + thiếc
florua, CSP và thiết florua cho thấy hiệu quả đáng kể so với fluor (bằng
chứng ở mức trung bình). Nói chung, CSP có hiệu quả cao nhất đối với cả
ba loại kích thích (mức độ chắc chắn của bằng chứng từ trung bình đến cao)
[26].
Các phương pháp điều trị giảm nhạy cảm ngà tại phòng khám cũng bao gồm
các kỹ thuật laser phức tạp. Điều trị nhạy cảm ngà bằng laser đã được
nghiên cứu như một phương pháp tiềm năng. Các ứng dụng laser công suất
thấp và công suất cao hơn đều được báo cáo là có hiệu quả trong điều trị
nhạy cảm ngà. Tuy nhiên các cơ chế liên quan đến điều trị nhạy cảm ngà
bằng laser tại thời điểm này vẫn chưa được hiểu đầy đủ và vẫn cần được
làm sáng tỏ. Một số thí nghiệm cho thấy rằng tia laser công suất thấp có thể
ngăn chặn sự kích thích dây thần kinh tủy răng. Tia laser công suất cao
được cho là làm giảm các triệu chứng của nhạy cảm ngà bằng cách gây tắc
các ống ngà. Mặc dù tia laser công suất cao có thể không dẫn đến tác dụng
phụ (Với điều kiện cần theo dõi kỹ càng khi sử dụng) tuy nhiên khi điều trị
nhạy cảm ngà cần có nhiều nghiên cứu hơn được tiến hành để chứng minh
rõ ràng hơn liệu các phương pháp điều trị này có thực sự mang lại lợi ích
cho bệnh nhân nhạy cảm ngà không [14][15][20].
Tổng quan hệ thống Cochrane tháng 7/2021 đánh giá hiệu quả của liệu pháp
laser trong điều trị quá cảm ngà. So với giả dược hoặc không điều trị, tất cả
các loại laser có thể giảm đau khi kiểm tra bằng hơi trong ngắn hạn (độ chắc
chắn của bằng chứng thấp), trung hạn và dài hạn (độ chắc chắn của bằng
chứng rất thấp). Đối với kích thích xúc giác, tất cả các loại laser cho thấy có
hiệu quả giảm đau ngắn hạn (bằng chứng thấp) và trung hạn (bằng chứng rất
thấp) so với giả dược hoặc không điều trị. Với các bằng chứng còn hạn chế,
tổng quan kết luận sử dụng laser có khả năng cải thiện tình trạng đau do quá
cảm ngà khi kích thích hơi hoặc xúc giác và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên,
các tác giả cũng lưu ý cần có thêm các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có
đối chứng để khảo sát hiệu quả lâm sàng của laser [27].
Nghiên cứu phân tích tổng hợp của Marto và cs. (2019) đánh giá 74 thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng liên quan đến tất cả phương thức
điều trị quá cảm ngà. Tất cả thành phần hoạt tính đều cho thấy hiệu quả
trong việc giảm quá cảm ngà theo thời gian. Chỉ có loại điều trị tại phòng
khám như glutaraldehyde với HEMA, xi măng glass ionomer và laser cho
thấy hiệu quả tức thì và được duy trì hiệu quả đến 7 ngày. Hiệu quả trung
hạn (tối đa 1 tháng) đạt được khi sử dụng thiết florua, glutaraldehyde với
HEMA, hydroxyapatite, xi măng glass ionomer và laser. Hiệu quả dài hạn
quan sát thấy ở các sản phẩm kali nitrate, arginine, glutaraldehyde với
HEMA, hydroapatite, hệ thống dán, xi măng glass ionomer và laser [28].

IV.4. Điều trị phục hồi và sữa chữa khiếm khuyết mô cứng và mô mềm trong
nhạy cảm ngà

Phục hồi trực tiếp các khiếm khuyết mô cứng hoặc phẫu thuật chỉnh sửa cho
tình trạng tụt nướu là phương pháp điều trị thay thế cho nhạy cảm ngà.
Trong trường hợp có chỉ định phục hình hoặc phẫu thuật.
Đối với nhạy cảm ngà có liên quan đến xoi mòn hoặc mài mòn người ta tin
rằng phục hồi trực tiếp bằng composite, GIC, phục hồi dán tiếp bằng mão
hoặc veneer sẽ mang lại hiệu quả điều trị lâu dài cho nhạy cảm ngà.[28] Chỉ
định phục hồi trực tiếp cho khiếm khuyết mô cứng có trong bảng bên dưới.
Các quy trình phẫu thuật nha chu bao gồm tái tạo mô có hướng dẫn, phẫu
thuật tạo vạt nâng cao, ghép mô liên kết và phương pháp điều trị nướu rời
đã được đề xuất để điều trị nhạy cảm ngà liên quan đến tụt nướu. Mặc dù
hiệu quả lâu dài của những can thiệp này vẫn đang được tranh luận. Tuy
nhiên nếu không thể đạt được sự điều chỉnh bằng phẫu thuật hoặc ngay cả
khi có một số cải thiện về khiếm khuyết tụt nướu mà vẫn còn nhạy cảm ngà
thì các phương pháp điều trị phục hồi khớp cắn cần được xem xét.

Giáo dục và giải bày BN phòng khám nha khoa

Chế độ ăn, hành vi và


kiểm soát tình trạng Xác nhận nhạy cảm ngà
mắc phải

Khiếm khuyết mô cứng Không có dấu hiệu tổn Tổn thương mô mềm
thương mô cứng

Chỉ định phục hồi Chỉ định phẫu thuật


Không Không
Có Có

Phục hồi với composite, Tác nhân giải nhạy cảm và Mức độ phẫu thuật
resin, mặt dán hoặc bọc các liệu pháp khác
mão.

Hình 7: Chiến lược kiểm soát nhạy cảm ngà [20].


KẾT LUẬN
Nhạy cảm ngà là vấn đề than phiền phổ biến trong nha khoa, sự hiện diện của tiếp
xúc với ngà răng thường là tiền đề cho sự phát triển của nhạy cảm ngà, trước khi
điều trị, chẩn đoán phân biệt là điều rất quan trọng. Chẩn đoán loại trừ là phương
pháp thường được sử dụng. Cần xác định chính xác các yếu tố nguy cơ và xác định
xem cơn đau là khu trú hay lan tỏa. Nên loại bỏ hoặc hạn chế các yếu tố nguy cơ
trước khi điều trị. Điều không may là các thang đánh giá hiện tại đều mang tính
chủ quan. Để đánh giá đầy đủ đáp ứng của một bệnh nhân một cách lý tưởng, cần
phải có kỹ thuật khách quan hơn. Mặc dù có nhiều giả thuyết đưa ra trong thập kỷ
qua, thuyết thủy động học được đề xuất vào thập niên 1960 bởi Brännström vẫn là
thuyết được chấp nhận nhiều nhất tuy có nhiều điều vẫn chưa sáng tỏ. Điều này do
bản chất phức hợp của nguyên bào ngà, bản tận thần kinh và thành phần dịch ngà.
Phương pháp điều trị nhạy cảm ngà rất phong phú và đa dạng. Điều trị thường
được phân thành điều trị tại nhà hoặc điều trị tại phòng nha. Dù là điều trị ở đâu thì
mục đích điều trị của cả hai phương pháp này đều là can thiệp vào đáp ứng thần
kinh tủy hoặc ngăn chặn di chuyển dịch ngà bằng cách bít nghẽn các ống ngà.
Thuốc giải mẫn cảm vẫn đang là lựa chọn hàng đầu cho nhạy cảm ngà. Cùng với
những nghiên cứu ngày một nhiều về các cơ chế cảm thụ cơ bản của nhạy cảm
ngà, các liệu pháp mới đầy hứa hẹn sẽ xuất hiện và cung cấp sự điều trị hiệu quả
hơn cho bệnh nhân nhạy cảm ngà [20].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn giải phẫu học (2015), Bài giảng giải phẫu học - tập 1, Nhà xuất
bản Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 359.
2. Hoàng Tử Hùng (2008), Giải phẫu răng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.
40- 42, 45-46.
3. Hoàng Tử Hùng (2001), Mô phôi răng miệng, Nhà xuất bản Y học thành
phố Hồ Chí Minh, tr 152-154.
4. Dowell P, Addy M. Dentine hypersensivity-a review. Aetiology,
symptoms and theories of pain production. J Clin Periodontol. 1983;
10(04): 341-345.
5. Brannstrom M. Dentin sensitivity. Arsb Goteb Tandlak; 1964. p. 15-35.
6. Charu MM, Sonam J, Ruchi N, Sakshi R, Pratibha T, Sunny M.
Comparative Efficacy of Cow Milk, KNO3, and Warm saline rinse in
treating dentin hypersensitivity following nonsurgical Periodontal
treatment: A randomized controlled trial. 2021; Cureus 13(1): e
12466, DOI 10.7759/cureus. 12466.
7. Davari A, Ataei E, Assarzadeh H. Dentin Hypersensitivity: Etiology,
diagnosis and treatment; aliterature review. J Dent (Shiraz).
2013;14(3):136-45.
8. Ellis SG. Incomplete tooth fracture-proposal for a new definition. Br
Dent J. 2001, 190(8): 424-428.
9. Stark MM, Pelzner R. Measurement of dentinal hypersensitivity.
Compend Contin Educ Dent. 1982;(suppl 3):S105-S107.
10. Holland GR, Narhi MN, Addy M, Gangarosa L, Orchardson R, Guilines
for the design and conduct of clinical trials on dentine
hypersensivity. J Clin Periodontol, 1997;24(11):808-13.
11. Mantzourani M, Sharma D. Dentine sensitivity: past, present and future.
J Dent. 2013(Suppl 4):s3-17.
12. Meng-Long HU, Gang Z, Ruo-Dan Jiang and cs, The evaluation of the
desensitization effect of a desensitizing agent and desensitizing
toothpastes in vitro. Dental Materials Journal 2020; 39(5): 855-861.
13. Miglani S, Aggarwal V, Ahuja B. Dentin Hypersensitivity: recent
trends in management. J Conservative Dent. 2010;13(4):218-24.
14. Mirjana GV, Sanja H, Amila Z, Enes P, Veriva P, Application of diode
laser in the treatment of Dentine hypersensitivity. Medical Archives,
Med Arch, 2016 Dec; 70(6): 466-469.
15. Ibtehal Atia Habeeb, Maha SH Mahmood (2021). Effectiveness of
Biodentine in Combination with diode laser in treatment of dentine
hypersensitivity, J Res Med Sci, 9(3): 103-109.
16. Gillam DG, Chana B, Kumar K, Martin E (2020), Knowledge of UK
Dental Professionals in treating Dentine Hypersensitivity, JSM Dent
8(3)1130.
17. Gillam DG, A new perspective on dentine hypersensitivity-guidelines
for general dental practice. Dent Update. 2017; 44(1):33-6 9-42.
18. Porto IC, Andrade AK, Montes MA. Diagnosis and treament of
dentinal hypersensitivity. J Oral Sci. 2009;51(3):323-332.
19. S. Aafiya Reshma, K.M.K Masthan, N. Aravindha Babu, N. Anitha,
Dentinal Hypersensitivity, European Journal of Molecular and
Clinical Medicine ISSN 2515-8260, Volume 07, Issue 03, 2020.
20. Xiu-Xin Liu, Howard C. Tenenbaum, Rebeca S, Ryan Quok, Edmond
R. Hewlett and Yan-Fang Ren. Pathogenesis, diagnosis and
management of dentin hypersensitivity: an evidence-based overview
for dental pratitioners, BMC Oral Health (2020) 20:220.
21. Livia Favaro Zeola, Paulo Vinícius Soares, Joana Cunha-Cruz (2019).
Prevalence of dentin hypersensitivity: Systematic review and meta-
analysis, National Center for Biotechnology information, 81: 1-6.
22. Manal A, Dina EK, Latfiya AH, Sheela A, Khalifa AK và cs (2020).
Dentine hypersensitivity and dentine exposure in Arab patient
populations, National Center for Biotechnology information, 47(4):
473-479.
23. Alessandro N, Silvio A, Floriana B, Isabella R, Elissabetta P, Simona T
(2020). General Health, Systemic Diseases and Oral Status in Adult
Patients with Coeliac Disease, National Center for Biotechnology
information, 12(12): 3836.
24. Vittorio Moraschini, Larissa Salina da Costa, Gustavo Oliveria Dos
Santos (2018). Effectiveness for dentin hypersensitivity treatment of
non-carious cervical lesions: a meta-analysis, National Center for
Biotechnology information, 22(2): 617-631.
25. Carlos Miguel Marto, Anabela Baptista Paula và cs (2019). Evaluation
of the efficacy of dentin hypersensitivity treatments-A systematic
review and follow-up analysis, National Center for Biotechnology
information, 46(10): 952-990.
26. Nicholas Neil Longridge, Callum Cormack Youngsan (2019). Dental
Pain: Dentine Sensitivity, Hypersensitivity and Cracked Tooth
Syndrome, National Center for Biotechnology information, 8(1): 44-
51.

You might also like