You are on page 1of 15

Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.

701

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH THEO HỖ TRỢ VÀ


KHÁNG CỰ - HƯỚNG DẪN CAO CẤP
Mức Hỗ trợ càng được test nhiều lần thì nó càng mạnh.

Hỗ trợ và Kháng cự là các đường trên biểu đồ.

Bạn nên đặt cắt lỗ ở Hỗ trợ và Kháng cự.

Nếu bạn làm theo các lý thuyết trên thì về dài hạn bạn sẽ mất tiền. Vì đây
là những lời nói dối lớn nhất về chiến lược giao dịch theo Hỗ trợ và Kháng
cự.

Và đó không phải là lỗi của bạn vì đây là thứ được dạy trong các cuốn
sách và khóa học về giao dịch.

Nhưng đừng lo.

Sau khi đọc hướng dẫn này, bạn sẽ không bao giờ mắc lại các lỗi này nữa.

Cụ thể, đây là thứ bạn sẽ học:

 5 điều về Hỗ trợ và Kháng cự (mà các trader thua lỗ không biết)


 Cách tìm các lệnh có tỷ lệ TP/SL thích hợp
 Cách chỉ ra khi nào Hỗ trợ hoặc Kháng cự sẽ bị phá, vì vậy bạn sẽ
không vào lệnh sai thời điểm
 Một chiến lược giao dịch theo Hỗ trợ và Kháng cự - để bạn kiếm lời
từ các trader thua lỗ

Bạn sẵn sàng chưa?

Bắt đầu nhé.

Sự thật số 1: Hỗ trợ hoặc Kháng cự càng bị test nhiều thì càng


yếu
Đầu tiên, chúng ta hãy định nghĩa Hỗ trợ và Kháng cự:

Hỗ trợ – Khu vực trên biểu đồ có lực mua tiềm năng

Kháng cự – Khu vực trên biểu đồ có lực bán tiềm năng

Ví dụ:
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Bây giờ:

Bạn có thể đang đọc các cuốn sách về giao dịch nói rằng... Hỗ trợ và Kháng
cự càng được test nhiều thì càng mạnh.

Nhưng sự thật là …

Hỗ trợ và Kháng cự càng được test nhiều thì càng yếu.

Đây là lý do tại sao …

Thị trường đảo chiều ở Hỗ trợ vì có lực mua đẩy giá lên cao hơn. Lực mua
này có thể đến từ các tổ chức, ngân hàng, hoặc cá mập giao dịch với các
lệnh lớn..

Hãy hình dung điều này:

Nếu thị trường tiếp tục test lại Hỗ trợ, thì các lệnh này cuối cùng sẽ bị
khớp. Và khi tất cả các lệnh này được khớp, thì ai còn tiền để mua nữa?

Đây là ý tôi …
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Mẹo Chuyên Gia:

Các đáy cao dần tới Kháng cự thường sẽ có kết quả là đột phá tăng (mô
hình tam giác tăng). Các đỉnh thấp dần về phía Hỗ trợ thường có kết quả
là đột phá giảm (mô hình tam giác giảm).

Chúng ta tiếp tục nhé …

Sự thật số 2: Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng trên biểu đồ


(không phải đường)
Đây là 1 lỗi gây hối hận nhất: coi Hỗ trợ và Kháng cự là các đường trên
biểu đồ.

Tại sao vậy?

Vì bạn sẽ đối mặt với 2 vấn đề:

 Giá chưa đến đó và bạn bỏ lỡ giao dịch


 Giá xuyên qua nó và bạn tưởng Hỗ trợ và Kháng cự bị phá

Để tôi giải thích …

Giá chưa đến đó và bạn bỏ lỡ giao dịch

Điều này xảy ra khi thị trường tới gần đường Hỗ trợ và Kháng cự của bạn,
nhưng không quá gần.

Sau đó, nó đảo chiều theo hướng ngược lại. Và bạn bỏ lỡ giao dịch vì bạn
đang đợi thị trường test lại chính xác mức Hỗ trợ và Kháng cự.

Ví dụ:
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Giá xuyên qua và bạn tưởng Hỗ trợ và Kháng cự bị phá

Điều này xảy ra khi thị trường phá mức Hỗ trợ và Kháng cự và bạn tưởng
nó bị phá.

Vì vậy, bạn giao dịch đột phá... nhưng rồi nhận ra đó chỉ là 1 đột phá sai.

Vậy cách bạn giải quyết 2 vấn đề này?

Đơn giản.

Hãy coi Hỗ trợ và Khngs cự là các vùng trên biểu đồ, chứ không phải là
đường.

Tại sao Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng trên biểu đồ

Vì 2 nhóm trader này …

1. Các trader sợ bị mất cơ hội (FOMO – fear of missing out)


2. Các trader muốn có giá tốt nhất có thể (Cheapo)
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Để tôi giải thích:

Các trader FOMO sẽ vào lệnh ở thời điểm khi giá đến gần mức Hỗ trợ.

Và nếu có đủ lực mua, thì thị trường sẽ đảo chiều ở điểm đó.

Mặt khác, có các trader muốn mua giá tốt nhất, vì vậy họ đặt lệnh ở đáy
mức Hỗ trợ. Và nếu có đủ trader làm việc đó, thị trường sẽ đảo chiều gần
đáy Hỗ trợ.

Nhưng đây là vấn đề:

Bạn không biết nhóm nào sẽ thắng. FOMO hay Cheapo?

Vì vậy, Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng trên biểu đồ, chứ không phải các
đường.

Bạn hiểu rồi chứ?

Sự thật số 3: Hỗ trợ và Kháng cự có thể dịch chuyển


Điều bạn đã học trước đó là Hỗ trợ và Kháng cự nằm ngang (các vùng cố
định).

Nhưng nó cũng có thể thay đổi theo thời gian, hay còn gọi là, Hỗ trợ và
Kháng cự động.

Bây giờ:

Có 2 cách xác định Hỗ trợ và Kháng cự động.

Bạn có thể sử dụng:

1. Đường MA - Moving average


2. Đường xu hướng - Trendline

Để tôi giải thích …

Cách sử dụng đường MA để xác định Hỗ trợ và Kháng cự động

Tôi dùng MA 20 & 50 để xác định Hỗ trợ và Kháng cự động.

Đây là ví dụ:
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất. Bạn có thể dùng MA 100 hoặc
200, và nó đều hoạt động tốt.

Cuối cùng thì bạn phải tìm thứ phù hợp với mình (và đừng mù quáng
theo các trader khác).

Đường xu hướng - Trendline

Đây là các đường chéo trên biểu đồ để xác định Hỗ trợ và Kháng cự động.

Đây là ý tôi:

Mẹo Chuyên Gia:

Coi Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng trên biểu đồ của bạn (chứ không phải
các đường). Điều này áp dụng cho cả Hỗ trợ và Kháng cự tĩnh và động.

Sự thật số 4: Hỗ trợ và Kháng cự là nơi tệ nhất để đặt cắt lỗ


Tôi không cần phải là Anhxtanh để đoán được nơi bạn sẽ đặt cắt lỗ.
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Dưới Hỗ trợ và trên Kháng cự, đúng không?

Ví dụ:

Và tại sao đây lại là nơi tệ nhất để đặt cắt lỗ?

Nó bị săn.

Vì vậy... cách bạn tránh điều đó?

Bạn không thể tránh được toàn bộ đâu.

Nhưng đây là 2 điều bạn có thể làm …

 Đặt cắt lỗ xa khỏi Hỗ trợ và Kháng cự


 Đợi nến đóng cửa bên trên Hỗ trợ và Kháng cự

Để tôi giải thích …

Đặt cắt lỗ xa khỏi Hỗ trợ và Kháng cự


Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Bạn có thể làm điều này bằng cách sư dụng chỉ báo Average True Range
(ATR).

Đây là cách làm:

1. Xác định đáy mức Hỗ trợ


2. Tìm giá trị ATR
3. Lấy đáy mức hỗ trợ trừ đi giá trị ATR

Đợi nến đóng cửa bên trên Hỗ trợ và Kháng cự

Đây là cách nó hoạt động …

Bạn chỉ thoát lệnh nếu giá đóng cửa dưới đáy của mức hỗ trợ hoặc đỉnh
của mức kháng cự.

Đây là ý tôi:

Và đây là điều thú vị... bạn biết các dịch chuyển thực sự thường xảy ra
sau khi các trader bị dính cắt lỗ?

Và bạn có thể kiếm lợi thế trong tình huống này bằng cách sử dụng chiến
lược giao dịch mà tôi sẽ chia sẻ với bạn sau đây.

Nhưng đợi đã …

Sự thật số 5: Giao dịch ở Hỗ trợ và Kháng cự cho bạn tỷ lệ


TP/SL tốt
Lỗi lớn mà các trader mắc là đây:
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Vào lệnh khi giá ở xa Hỗ trợ và Kháng cự. Điều này cần cắt lỗ lớn và cho
bạn tỷ lệ TP/SL kém.

Ví dụ:

Nhưng nếu bạn để giá chạy tới, thì bạn sẽ có 1 cắt lỗ ngắn hơn. Và điều
này cải thiện tỷ lệ TP/SL của bạn.

Đây là ý tôi:

Hãy nhớ…

Kiên nhẫn đáng giá trong giao dịch. Dừng việc chạy theo thị trường và để
giá đến với bạn.

Mẹo Chuyên Gia:

Đánh dấu các khu vực Hỗ trợ và Kháng cự trước. Sau đó tìm các cơ hội
giao dịch khi giá tới các mức đó. Nếu giá ở chỗ khác, thì đứng ngoài.

Bây giờ…
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Cách để chỉ ra khi nào Hỗ trợ hoặc Kháng cự sẽ bị phá – vì vậy


bạn không mắc bẫy
Điều cần nhớ là:

 Hỗ trợ thường bị phá trong xu hướng giảm


 Kháng cự thường bị phá trong xu hướng tăng
 Hỗ trợ và Kháng cự thường bị phá khi có tích lũy

Đây là lý do …

Kháng cự thường bị phá trong xu hướng tăng

Đây là thực tế:

Để 1 xu hướng tăng tiếp tục, nó phải phá vỡ liên tiếp các đỉnh mới. Vì vậy,
bán ở kháng cự là 1 lệnh xác suất thấp.

Thay vì vậy, mua ở Hỗ trợ là 1 lệnh tốt hơn.

Hỗ trợ thường bị phá trong xu hướng giảm

Tương tự:

Để 1 xu hướng giảm tiếp tục, nó phải liên tục phá vỡ các đáy mới. Vì vậy,
mua ở hỗ trợ không phải là 1 ý tưởng hay.

Nhưng, bán ở kháng cự là 1 ý tưởng hay.

Tiếp theo…

Hỗ trợ và Kháng cự thường phá vỡ khi có tích lũy

Hãy xem xét điều này:

Hỗ trợ là 1 khu vực có lực mua tiềm năng. Vậy, giá phải tăng nhanh chứ,
đúng không?

Bây giờ thì… Nếu giá không tăng nhanh mà thay vì thế, lại tích lũy ở Hỗ
trợ thì sao?

Điều đó có nghĩa gì?

Một dấu hiệu yếu vì phe mua không thể đẩy giá lên cao hơn.
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Có thể không có lực mua hoặc có lực bán mạnh. Dù gì, thì nó không tốt
cho phe mua và Hỗ trợ thường bị phá.

Ví dụ:

Và điều ngược lại với mức Kháng cự:

Tiếp tục …

Một chiến lược giao dịch Hỗ trợ và Kháng cự để bạn kiếm lời
từ các trader thua lỗ
Đây là thực tế:

Hỗ trợ và Kháng cự thu hút nhiều chú ý từ các trader. Sẽ có vài người tìm
cách giao dịch đảo chiều, và những người khác tìm cách giao dịch đột
phá.
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Vì giao dịch là 1 trò chơi dạng zero-sum (tổng bằng 0)… với các trader
đảo chiều có lợi nhuận — thì các trader đột phá phải thua. Và với các
trader đột phá có lợi nhuận – thì các trader đảo chiều phải thua.

Bạn hiểu chưa?

Tốt.

Giờ thì chúng ta hãy học 1 chiến lược giao dịch theo Hỗ trợ và Kháng cự
để kiếm lời từ các trader đột phá.

Đây là những gì bạn cần làm:

1. Đánh dấu các khu vực Hỗ trợ và Kháng cự


2. Đợi giá chạy về Hỗ trợ và Kháng cự
3. Đợi giá từ chối mức Hỗ trợ và Kháng cự
4. Vào lệnh ở cây nến tiếp theo với cắt lỗ bên trên đỉnh/đáy sóng
5. Chốt lời ở đỉnh/đáy sóng

Đây là ý tôi …

1. Đánh dấu các khu vực Hỗ trợ và Kháng cự

2. Đợi giá chạy về Hỗ trợ và Kháng cự


Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

3. Đợi giá từ chối mức Hỗ trợ và Kháng cự

4. Vào lệnh ở cây nến sau với cắt lỗ bên trên đỉnh/đáy sóng

5. Chốt lời ở đỉnh/đáy sóng


Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Các ví dụ về chiến lược giao dịch theo Hỗ trợ và Kháng cự:


Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com - 0949.225.701

Bây giờ:

Bạn phải hiểu chiến lược giao dịch này không phải là chén thánh. Có
những lúc bạn sẽ thua các trader đột phá – và có lúc các trader đột phá
thua bạn.

Cách duy nhất bạn sẽ tồn tại trong dài hạn là quản lý rủi ro hợp lý. Vì vậy,
tôi khuyên bạn không rủi ro quá 1% tài khoản trên mỗi lệnh.

Kết luận
Đây là những gì bạn đã học hôm nay:

 Hỗ trợ và Kháng cự càng bị test nhiều thì càng yếu


 Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng trên biểu đồ (chứ không phải
đường)
 Hỗ trợ và Kháng cự có thể được xác định bằng đường MA
 Đừng đặt cắt lỗ ngay dưới Hỗ trợ và ngay trên Kháng cự
 Giao dịch ở Hỗ trợ và Kháng cự cho bạn tỷ lệ TP/SL tốt hơn
 Một chiến lược giao dịch theo Hỗ trợ và Kháng cự

You might also like