You are on page 1of 4

Du lịch núi : Phan – Si – Păng ( Lào Cai)

Phan Xi Păng nằm ở phía Bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Lào Cai. Chiều cao của nó lên tới
3143m, khiến nó có thể được coi là đỉnh núi không chỉ cao nhất cả nước mà còn được
mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương. Nó là một phần của Núi Hoàng Liên Sơn, nó đóng
vai trò là đầu nguồn cho các con sông lớn Hồng Hà và sông Đà. Đặc biệt, nơi đây nằm
trong lựa chọn đáng giá nhất khi khách du lịch chọn lựa du lịch núi.

1. Đặc trưng sinh thái.


 Tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái

Miền núi là nơi có tính phân dị sinh thái tùy thuộc vào tính linh động của nước, vật
liệu đất đá và năng lượng. Cảnh quan miền núi nhìn chung được chia làm 3 nhóm. Trong
đó Phan si păng lào cai nằm trong nhóm thứ 2 chính là nhóm bất ổn định, dễ bị xáo trộn
và không có khả năng quay trở lại trạng thái cân bằng.

Môi trường miền núi có tính chất rất dễ bị phá huỷ, nhạy cảm cao với các biến động,
khả năng hồi phục thấp sau khi bị tàn phá. các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng
miền núi rất dễ bị tổn thương và suy tàn dưới sức ép của đô thị hóa và công nghệ. Chỉ cần
một vài năm dưới sức ép của gia tăng dân số do nhập cư hay tái định cư, do đô thị hóa và
áp dụng công nghệ sản xuất mới, một nền văn hóa bản địa vốn thích ứng tốt với điều kiện
cũ hàng nhiều đời có thể hoàn toàn bị đẩy vào tình trạng suy tàn.

 Các quá trình động lực tự nhiên

Quá trình động lực tự nhiên ở miền núi thường kèm theo nhiều loại thiên tai nghiêm
trọng, chúng xảy ra dưới tác động của nhiều quá trình động lực tổ hợp như hoạt động kiến
tạo, hoạt động xói mòn và rửa trôi của nước mặt và nước ngầm, biến động khí hậu - thời
tiết, biến đổi các sườn dốc, thay đổi sử dụng đất, xây dựng hạ tầng cơ sở (hồ, đập, đường),
cháy rừng và phá rừng, biến động cân bằng loài do săn bắt quá mức...

Xói mòn đất có lẽ là quá trình nguy hại hàng đầu ở miền núi. Vùng núi càng cao, độ
phân cắt càng lớn thì quá trình xói lở càng dữ dội. Tuy nhiên, phải thấy rõ rằng động lực
chính gây suy thoái mối trường miền núi là mối tương tác giữa hoạt động nhân sinh (trong
đó có du lịch) với các hệ sinh thái mỏng manh và nhạy cảm.

Đối với hoạt động du lịch, sức ép môi trường rất lớn nảy sinh từ các quá trình động
lực tự nhiên và nhân sinh của miền núi như lũ (lũ quét, lũ ống, lụt), trượt lở, động đất,
đường xá khó khăn đặc biệt trong mùa mưa, thiếu lương thực thực phẩm tại chỗ, nhiều
nơi thiếu nước sinh hoạt, các ổ dịch bệnh địa phương (sán lá phổi, sốt rét, sốt xuất
huyết,...), côn trùng (ruổi vàng, bọ chó...), các dị thường phóng xạ. Có thể nói là “rừng
thiêng, nước độc” không phải chỗ nào đẹp cũng có thể phát triển du lịch được.

2. Loại hình du lịch


 Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng

Vùng núi cao thường có khí hậu mát lành, nhiều trung tâm nghỉ dưỡng miền núi
thường chọn vị trí có độ cao trên 1.000m. Khách du lịch đến trung tâm này chủ yếu
có mục đích nghỉ dưỡng

 Du lịch đi bộ ngắm cảnh (trekking), leo núi, mạo hiểm

Đi bộ, leo núi, ngủ lán trại để được sống trong thiên nhiên trở thành một hình
thức du lịch khá phổ biến ở các vùng núi cao. Nhiều nhóm du khách còn chọn
những hành trình nguy hiểm (leo vách đá, vượt thác, ngủ rừng...) để tìm cảm giác
mạnh. Những hành trình như vậy có thể kéo dài hàng tuần, đòi hỏi được tổ chức
chu đáo, có người địa phương dẫn đường và mang vác dụng cụ, thực phẩm..

 Du lịch sinh thái


 Du lịch kết hợp thể thao

Kết hợp đi du lịch với tham gia các giải chạy quốc tế thường niên như Giải chạy
Fansipan Mountain Marathon

3. Tác động của môi trường du lịch miền núi


 Tác động tích cực

Du lịch là nguồn thu nhập quan trọng của ngân sách miền núi. Với các làng bản
heo hút, du lịch gần như là con gà đẻ trứng vàng giúp cho xóa đói giảm nghèo, tạo
công ăn việc làm cho người địa phương, tăng cường giao lưu văn hóa giữa làng
bản với vùng xuôi, đô thị và quốc tế.

Cũng nhờ có du lịch mà hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện (điện, đường
trường trạm xá, thông tin liên lạc), điều kiện vệ sinh môi trường được nâng cấp.

Sự thán phục và chiêm ngưỡng của du khách đối với các giá trị bản địa (nhà
cửa, quần áo, món ăn, hàng thủ công, phong tục tập quán...) khiến cho người dân
địa phương hiểu rõ hơn giá trị tinh thần - vật chất của cộng đồng mình, tự tin hơn
và bớt mặc cảm trong phát triển, từ đó yêu quý, tôn trọng và giữ gìn bản sắc dân
tộc. Đây có thể nói là điều kiện quý giá để người địa phương phát hiện lại” chính
mình.

 Tác động tiêu cực


o Về mặt sinh thái tự nhiên

Du lịch miền núi chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng có được từ củi, trước
hết là cho đun nấu và sưởi ấm. Có đến 90% chất đốt ở miền núi là lấy từ củi.

Rừng cũng còn là nguồn cung cấp thực phẩm (nhất là các món đặc sản rừng)
và nguyên vật liệu để xây dựng và sản xuất hàng thủ công. Phát triển du lịch
miền núi sẽ dẫn đến nguy cơ rừng bị chia cắt, chặt phá, săn bắt chim và thú,
không những gây suy thoái môi trường và giảm tính đa dạng sinh học của
rừng, mà còn gián tiếp gây xói mòn đất, trượt lở, ngập lụt, lũ quét và hạn hán.

Khách du lịch miền núi thường vứt rác bừa bãi trong rừng và làng bản, làm
ô nhiễm nguồn nước và đặc biệt là làm ô nhiễm phong cảnh

o Về mặt kinh tế

Du lịch thương mại có một điều tệ hại là rất ít tiền từ du lịch đến được tay
người dân địa phương. Phần lớn khoản tiền của du khách trả cho du lịch được
chuyển vào tài khoản của các công ty du lịch, sau đó là lệ phí do chính quyền
địa phương thu và hoa hồng của hướng dẫn viên. Những người dân địa phương
do nhiều lí do, trong đó có một lí do cơ bản là không thạo tiếng phổ thông và
tiếng Anh - thứ tiếng giao dịch quốc tế - và do bản tính thật thà, đã không phát
hiện được những thiệt thời của mình và nếu có biết, cũng không biết làm thế
nào để đòi quyền lợi một cách chính đáng.

Mặt khác, không phải toàn bộ người địa phương đều tham gia vào du lịch và
có thu nhập từ du lịch, trong khi những tác động tiêu cực do du lịch gây ra thì
phân bố khá đều cho cộng đồng. Có thể nói Du lịch thương mại là một ngành
“kiếm tiền bằng cách bán các thứ của người khác”. “những thứ” ở đây được
hiểu là tài nguyên du lịch của cộng đồng địa phương chứ không phải của công
ty du lịch và các hướng dẫn viên du lịch

o Về mặt văn hóa xã hội

Hoạt động du lịch thương mại ở miền núi khiến cho cộng đồng địa phương
ngày càng trở nên lệ thuộc vào bên ngoài, sự phân hóa xã hội (trong đó có sự
phân hóa giàu nghèo) trở nên sâu sắc.

Nhiều loại tệ nạn xã hội (nghiện hút, tiêm chích, mại dâm...) và các tội ác lặt
vặt (trộm cắp, lừa đảo...) gia tăng cùng với việc ngả dẫn theo các giá trị
phương Tây.

Xung đột giữa những người được hưởng lợi từ du lịch và những người
không được hưởng lợi, từ dân địa phương và du khách ngày càng tăng theo đà
của phát triển du lịch thương mại.

Khi các hoạt động văn hóa - nghệ thuật truyền thống, thói quen và lối
sống…. của địa phương được đưa ra thị trường du lịch cũng là khởi đầu cho sự
xói mòn bản sắc văn hóa địa phương. Người dân địa phương có cảm giác rất rõ
là họ không còn là người chu thực sự của làng - bản. Gia đình của họ và phẩm
giá của chính họ dường như đang bị đánh mất

You might also like