You are on page 1of 9

A.

NHẬN ĐỊNH XU THẾ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GDCD


1. Ma trận đề thi TN THPT 2021
Từ đề thi TN THPT năm 2021 HOCMAI phân tích và đưa ra ma trận đề thi môn GDCD như sau:
Cấp độ câu hỏi Số câu
Lớp Chuyên đề
NB TH VD VDC
1. Pháp luật và đời sống 1 1 2
2. Thực hiện pháp luật 3 2 1 1 7
3. Công dân bình đẳng trước pháp luật 1 1
4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã
3 1 4
hội
12 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo 1 1 1 3
6. Công dân với các quyền tự do cơ bản 1 4 1 1 7
7. Công dân với các quyền dân chủ 2 3 1 1 7
8. Pháp luật với sự phát triển của công dân 2 1 1 4
9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước 1 1
11
Công dân với kinh tế 2 2 4

Tổng số câu 16 14 6 4 40
35.00 15.00
Tỉ lệ (%) 40.00% 10.00% 100.00%
% %

2. Nhận định chung về đề thi TN 2021


Qua 4 năm Bộ giáo dục triển khai hình thức thi Tổ hợp môn, đề thi môn GDCD trong tổ hợp môn đã ổn định về cấu trúc và nội
dung thi. Có thể thấy, 90% nội dung đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, 10% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11
và chỉ nằm trong chuyên đề Công dân với kinh tế (thuộc chương trình học kì I). Hoàn toàn không có kiến thức thuộc chương
trình GDCD lớp 10. Các câu hỏi có tính chất phân loại học sinh thuộc các chuyên đề: Thực hiện pháp luật, Công dân với các
quyền tự do cơ bản, Công dân với các quyền dân chủ. Khối lượng kiến thức của môn GDCD không quá nhiều, ngoài phần lí
thuyết thì phần câu hỏi thực hành là những tình huống gắn với thực tế nên khá quen thuộc với học sinh, vì vậy trong những năm
gần đây, phổ điểm của môn GDCD luôn ở mức cao nhất trong các môn thi. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao đối với bài thi
này, học sinh tuyệt đối không được chủ quan và cần đề ra một lộ trình ôn tập phù hợp.

STT Chuyên đề Đơn vị kiến thức Phân bổ thời gian


1. 1: Pháp luật Bài 1. Pháp luật và đời sống Tuần 1 + 2
2. và đời sống Bài 2. Sống cần có pháp luật không?

3. Bài 3. Sống ngoài vòng pháp luật.


4. 2: Thực Bài 4. Thực hiện pháp luật và bốn giai đoạn của nó. Tuần 3 + 4
5. hiện pháp Bài 5. Vi phạm pháp luật và cái giá phải trả cho hành vi vi phạm.
luật
6. Bài 6. Thế nào là vi phạm pháp luật và hậu quả phải gánh chịu do
vi phạm pháp luật?
7. 3: Công dân Tuần 5
bình đẳng
Bài 7: Pháp luật có công bằng cho người dân?
trước pháp
luật
8. 4: Quyền Bài 8: Quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình Tuần 6 + 7
9. bình đẳng Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trong lao động
của công
10. Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh
11. dân trong Tuần 8
một số lĩnh
vực của đời Bài 11: Hướng dẫn ôn tập nội dung chuyên đề 1 đến chuyên đề 4

sống xã hội.
12. 5: Quyền Bài 12: 54 dân tộc anh em ở Việt Nam có quyền bình đẳng Tuần 9
bình đẳng không?
13. giữa các
dân tộc, tôn Bài 13: Tôn giáo ở Việt Nam: vấn đề nhạy cảm.
giáo.
14. 6: Công dân Bài 14: Bắt người trái pháp luật, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, Tuần 10
với các danh dự và nhân phẩm của công dân có xâm phạm quyền tự do
quyền tự do cơ bản không?
15. cơ bản Bài 15: Đột nhập trái phép chỗ ở của người khác là xâm phạm Tuần 11
các quyền tự do cơ bản của công dân.
16. Bài 16: Công dân được quyền tự do ngôn luận; không ai được Tuần 12
quyền xem trộm thư và điện thoại của người khác.
17. Bài 17: Công dân cần làm gì để bảo vệ các quyền tự do cơ bản Tuần 13
của mình.
18. Bài 18: Hướng dẫn ôn tập nội dung chuyên đề 5 và chuyên đề 6 Tuần 14
19. 7: Công dân Bài 19: Khi nào công dân có quyền bầu cử và ứng cử? Tuần 15 + 16
20. với các Bài 20: Muốn tham gia quản lý nhà nước và xã hội công dân phải
quyền dân làm gì? Khi nào thì khiếu nại? Khi nào thì tố cáo?
chủ
21. Bài 21: Những câu hỏi cần lưu ý khi học các quyền dân chủ cơ
bản của công dân
22. 8: Pháp luật Bài 22: Quyền học tập và quyền sáng tạo của công dân Tuần 17 + 18
23. với sự phát
triển của Bài 23: Quyền phát triển của công dân
công dân
24. 9: Pháp luật Bài 24: Pháp luật với sự phát triển của đất nước trong lĩnh vực Tuần 19
với sự phát kinh tế.
25. triển của Bài 25: Pháp luật với sự phát triển của đất nước trong các lĩnh Tuần 20
đất nước vực xã hội.
26. Bài 26: Pháp luật với sự phát triển của đất nước trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường
27. Bài 27: Pháp luật với sự phát triển của đất nước trong lĩnh vực an
ninh quốc phòng.
28. Bài 28: Hướng dẫn ôn tập nội dung chuyên đề 7 đến chuyên đề 9 Tuần 21
29. Bài 29: Hướng dẫn ôn tập nội dung chuyên đề 7 đến 9 (bài tập)
30. Bài 30: Ôn tập tổng hợp phần lớp 12 Tuần 22
31. 10: Công Bài 1: Phát triển kinh tế: Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự Tuần 23
dân với hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay?
32. kinh tế Bài 2: Sản xuất kinh doanh hàng hóa: Thương trường như chiến
trường.
33. Bài 3: Quy luật giá trị: bàn tay vô hình của nền kinh tế.
34. Bài 4: Cạnh tranh: người thành công, kẻ thất bại.
35. Bài 5: Có cầu ắt có cung. Tuần 24
36. Bài 6: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước: Việt Nam đang
ở đâu?
37. Bài 7: Kinh tế thị trường định hướng XHCN: Một hướng đi táo
bạo hay con đường gây tranh cãi?
C. GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI KHÓA PEN-C
Môn GDCD trong khóa PEN-C KHXH giúp học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức bám sát đề thi TN THPT, dựa trên
cơ sở phân tích cấu trúc đề thi những năm gần đây. Không những thế, khóa học còn cung cấp phương pháp làm các dạng bài
trong đề thi một cách nhanh và chính xác.
Tổng số bài giảng cần học của khóa là 37 bài, mỗi tuần học sinh sẽ học từ 1 – 2 bài
Học sinh nên học theo trình tự từ chuyên đề 1 đến chuyên đề 9 của lớp 12 và cuối cùng là chuyên đề Công dân với kinh tế của
lớp 11. Sau khi xác định lộ trình ôn tập, học sinh cần đặt ra mục tiêu rõ ràng cho từng giai đoạn về mặt kiến thức và kĩ năng theo
từng tháng và phấn đấu thực hiện để đạt được mục tiêu đó:

Thời gian Số bài Mục tiêu kiến thức Mục tiêu kĩ năng
giảng
Tháng thứ nhất 6 + Khái niệm pháp luật: pháp luật là gì? Các đặc Thành thạo kĩ năng về:
trưng cơ bản của pháp luật. + Những dạng bài liên quan đến khái niệm
+ Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. pháp luật, nội dung các đặc trưng cơ bản của
+ Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. pháp luật, các vai trò của pháp luật
+ Khái niệm thực hiện pháp luật + Các câu hỏi dạng phủ định
+ Các hình thức thực hiện pháp luật + Biểu hiện của các đặc trưng cơ bản của
+ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. pháp luật hoặc vai trò của pháp luật.
+ Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
và các vi phạm pháp luật cũng như trách
nhiệm pháp lí đi kèm.
+ Các dạng bài tập tình huống đơn giản đến
phức tạp.
+ Phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thông
qua biểu hiện
Tháng thứ hai 5 + Công dân bình đẳng về quyền trước pháp luật Thành thạo kĩ năng về:
+ Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp + Những câu hỏi về khái niệm, biểu hiện của
luật. quyền.
+ Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: khái + Các câu hỏi có chứa từ phủ định
niệm, nội dung quyền. + Các câu hỏi tình huống đơn giản và tình
+ Bình đẳng trong lao động: khái niệm, biểu huống phức tạp, có nhiều nhân vật hoặc đồng
hiện, nội dung quyền. thời nhiều người vi phạm.
+ Bình đẳng trong kinh doanh: khái niệm, biểu + Phân biệt những nội dung dễ gây nhầm lẫn
hiện, nội dung quyền. ví dụ như: quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản trong quyền bình đẳng giữa vợ và chồng,
những nội dung trong quyền bình đẳng trong
lao động.

Tháng thứ ba 5 + Quyền bình đẳng giữa các dân tộc: khái Thành thạo kĩ năng về:
niệm, nội dung quyền + Khái niệm và nội dung các quyền
+ Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: khái + Những dạng câu hỏi có chứa từ phủ định
niệm, nội dung quyền + Phân biệt đúng các quyền dễ gây nhầm lẫn
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của như quyền bất khả xâm phạm về thân thể
công dân công dân với quyền được pháp luật bảo vệ về
+ Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân của công dân, quyền tự do ngôn luận với
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
dân + Thông qua các biểu hiện, gọi tên được các
+ Quyền được bảo đảm an toàn về bí mật thư quyền một cách chính xác
tín, điện tín, điện thoại + Các câu hỏi tình huống từ đơn giản đến
+ Quyền tự do ngôn luận phức tạp.

Tháng thứ tư 5 + Ôn tập lại lí thuyết cũng như những dạng bài Thành thạo kĩ năng về:
thường gặp trong chuyên đề 1 đến chuyên đề 4 + Xác định khái niệm và nội dung các quyền
+ Khái niệm, nội dung các quyền bầu cử, ứng +Thông qua biểu hiện, gọi tên được khái
cử, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. niệm.
+ Các câu hỏi phủ định, hoặc đặc trưng của
các quyền.
+ Các câu hỏi tình huống bao gồm cả mức độ
đơn giản và mức độ phức tạp.
Tháng thứ năm 6 + Khái niệm, nội dung các quyền phát triển của Thành thạo kĩ năng về:
công dân: quyền học tập, quyền sáng tạo, + Xác định khái niệm và nội dung các quyền
quyền phát triển. +Phân biệt đặc trưng của các quyền
+ Một số nội dung cơ bản của pháp luật về + Thông qua biểu hiện, gọi tên được khái
phát triển về kinh tế. niệm.
+ Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển + Trả lời được các câu hỏi có chứa từ phủ
các lĩnh vực xã hội. định.
+ Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi + Các câu hỏi tình huống bao gồm cả mức độ
trường. đơn giản và mức độ phức tạp.
+ Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc + Những nội dung cơ bản của pháp luật với
phòng an ninh. sự phát triển bền vững của đất nước
+ Những câu hỏi phủ định, đặc trưng của
từng nội dung thuộc các lĩnh vực.
Tháng thứ sáu 10 Nội dung kiến thức của phần này chủ yếu là Thành thạo kĩ năng về:
kiến thức lớp 11, với các câu hỏi nhận biết + Xác định khái niệm, nội dung các quy luật
thông hiểu, nên học sinh chỉ cần nắm kiến thức kinh tế, biểu hiện, tác động của quy luật đối
một cách khái quát, không cần đi quá sâu vào với kinh tế.
những phần kiến thức khó, cụ thể: + Giải thích được các hiện tượng kinh tế,
+ Công dân với sự phát triển kinh tế. nhận ra các quy luật hoặc yếu tố kinh tế qua
+ Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường. biểu hiện của nó.
+ Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông + Ngoài ra, đây là thời gian các em tổng kết
hàng hoá. lại toàn bộ các dạng bài, rèn luyện khả năng
+ Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng phản xạ nhanh trước một câu hỏi bất kì, ngay
hóa. khi đọc câu hỏi cần hình dung được cách giải
+ Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng quyết nhanh và chính xác.
hoá.
Những phần kiến thức còn lại các em có thể
tham khảo thêm. Ngoài ra trong tháng thứ 6
này, các em cũng cần tổng kết lại kiến thức của
các chuyên đề từ 7 đến 9 và dành thời gian hệ
thống lại toàn bộ kiến thức của phần lớp 11 và
lớp 12.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, học sinh cần có phương pháp học phù hợp
- Trước mỗi chuyên đề, học sinh nên làm bài kiểm tra đánh giá năng lực theo 4 cấp độ để xác định khoảng kiến thức mà mình
còn hổng trong chuyên đề đó để chú ý phần kiến thức này trong quá trình học. Sau khi kết thúc chuyên đề học sinh cũng nên làm
lại bài kiểm tra này một lần để đánh giá sự tiến bộ của bản thân trong quá trình học tập.
- Trước mỗi bài giảng học sinh nên xem trước kiến thức của bài đó trong SGK, đánh dấu những phần mình chưa hiểu nhằm tìm
câu trả lời thông qua bài giảng của giáo viên.
- Trong quá trình học, các em cần chuẩn bị đầy đủ vở ghi, SGK, vừa nghe giảng vừa ghi chép, đánh dấu những phần kiến thức
quan trọng.
- Sau mỗi bài giảng, học sinh cần làm bài tập tự luyện và trình bày lại kiến thức của bài giảng theo cách hiểu của mình.
- GDCD là một môn học gắn liền với cuộc sống nên ngoài việc học trên khóa học và làm bài tập, học sinh cũng nên thường
xuyên theo dõi tin tức thời sự, trau dồi kiến thức xã hội, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc giải quyết các câu
hỏi tình huống.
- Trong quá trình học hoặc làm bài tập, bất cứ lúc nào học sinh gặp vấn đề chưa hiểu rõ, các em có thể sử dụng chức năng Hỏi
đáp 24/7 để được giải đáp những thắc mắc trong bài giảng hoặc bài tập tự luyện.
Cấu trúc, số lượng bài giảng của từng phân môn trong khóa PEN-C KHXH có sự khác nhau, vì vậy để việc học tập môn
GDCD nói riêng và tổ hợp KHXH nói chung đạt hiệu quả, các em cần có sự phân bổ thời gian phù hợp, cân đối giữa các môn,
kết hợp việc theo dõi video bài giảng, làm bài tập tự luyện và tự kiểm tra lại kiến thức của mình để đạt được điểm số tốt nhất
trong kì thi sắp tới.

You might also like