You are on page 1of 8

MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT 12 ( Đến tháng 01/2024)

KHỐI BÀI CẤP ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG


NHẬN BIẾT THÔNG VẬN DỤNG VẬN DỤNG
HIỂU CAO
11 Bài 1: Sản xuất 1 22 02
của cải vật chất
Bài 2: Hàng hóa, 21 01
tiền tệ, thị trường
Bài 3: Quy luật 2 01
giá trị trong sản
xuất và lưu thông
hàng hóa
Tổng 02 02 04
12 Bài 1: Pháp luật 3,9,15 23 31 05
và đời sống
Bài 2: Thực hiện 4,10,16 24,27,29 32 38, 40 09
pháp luật
Bài 3: Quyền 5,11,17 25 04
bình đẳng của
công dân trước
pháp luật
Bài 4: Quyền 6,7,12,18 26,30 34,36 39 09
bình đẳng của
công dân trong
một số lĩnh vực
của đời sống xã
hội
Bài 5: Quyền 13 35 02
bình đẳng giữa
các dân tộc, tôn
giáo
Bài 6: Công dân 8,14,19,20 28 33 37 07
với các quyền tự
do cơ bản
Tổng 18 8 6 4 36
12
Tổng 20 10 6 4 40
đề
Tỉ lệ 50% 25% 15% 10% 100%

ĐỀ BÀI
Câu 1: Sản xuất của cải vật chất có vai trò nào sau đây đối với các hoạt động của xã hội?
A. Cơ sở. B. Quyết định. C. Quan trọng. D. Tất yếu.
Câu 2: Trong quá trình sản xuất, việc người sản xuất phân phối lại các yếu tố của tư liệu sản xuất từ
ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác là vận dụng tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Kích thích sản xuất phát triển. B. Điều tiết sản xuất hàng hóa.
C. Phân phối thành quả lao động. D. Thúc đẩy lao động cá biệt tăng.
Câu 3. Đặc trưng nào sau đây của pháp luật là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã
hội khác?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính ổn định bền vững. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 4. Cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát
sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 5. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu
trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Nội dung này thể hiện công dân bình đẳng
A. trước pháp luật. B. về quyền và nghĩa vụ.
C. về trách nhiệm pháp lí. D. trước xã hội.
Câu 6. Vợ chồng tôn trọng quyền tự do lựa chọn nơi cư trú là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ
A. tình cảm. B. nhân thân.
C. đạo lí. D. tín ngưỡng.
Câu 7. Theo quy định của pháp luât, mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh những
ngành nghề mà pháp luật không cấm khi
A. phù hợp khả năng, sở thích. B. đủ điều kiện theo quy định của doanh nghiệp.
C. đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. D. đảm bảo phát triển lâu dài.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ
người vì những nghi ngờ không có căn cứ là nội dung của quyền bất khả xâm phạm về
A. tính mạng của công dân. B. danh dự của công dân.
C. thân thể của công dân. D. nhân phẩm của công dân.
Câu 9. Quy tắc xử sự: “Thuận mua, vừa bán” là thể hiện bản chất nào sau đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội. B. Bản chất chính trị. C. Bản chất giai cấp. D. Bản chất kinh tế.
Câu 10: Công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Tôn trọng pháp luật.
Câu 11: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng
mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi
người?
A. Khả năng, kinh tế và tài chính. B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.
C. Mối quan hệ của mỗi cá nhân. D. Trình độ học vấn trong xã hội.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử
dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Đại diện. B. Ủy quyền. C. Trung gian. D. Tự nguyện.
Câu 13: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân
tộc phải được đảm bảo quyền
A. bình đẳng. B. tự do. C. và nghĩa vụ. D. phát triển.
Câu 14. Công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề kinh tế của đất nước là thực
hiện quyền tự do cơ bản nào sau đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước. B. Quyền tham gia quản lí kinh tế.
C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tham gia thảo luận.
Câu 15.: Trả lời câu hỏi "Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?" là đã làm rõ được yếu tố nào sau đây của
pháp luật?
A. Hình thức thể hiện của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Khái niệm cơ bản của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật.
Câu 16: Những căn cứ nào sau đây là cơ sở để xác định các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp
lí?
A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra.
B. Đối tượng xâm phạm, mức độ và hậu quả nguy hiểm do các hành vi vi phạm gây ra.
C. Trách nhiệm pháp lí mà các cá nhân có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho xã hội.
D. Bản chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm được thực hiện trong đời sống xã hội.
Câu 17: Công dân dù ở bất cứ địa vị nào khi vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm pháp luật của mình và phải bị
A. xử lí theo quy định của pháp luật. B. xét xử theo quy định của pháp luật.
C. trừng phạt theo quy định của pháp luật. D. cảnh cáo theo quy định của pháp luật.
Câu 18: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
A. Bảo vệ tài nguyên, môi trường. B. Tổ chức hội nghị khách hàng.
C. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo. D. Tự do lựa chọn ngành, nghề.
Câu 19: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công
dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. người già neo đơn. D. đối tượng bị truy nã.
C. người bị nhiễm bệnh. C. trẻ em khuyết tật.
Câu 20: Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảo đảm
an toàn và bí mật thư tín của khách hàng khi
A. chủ động định vị khi giao nhận. B. thay đổi phương tiện vận chuyển.
C. bảo quản bưu phẩm đường dài. D. tự tiêu hủy thư gửi nhầm địa chỉ.
Câu 21. Tiền dùng chi trả tại thời điểm giao dịch, trao đổi hàng hóa là đã thực hiện chức năng nào sau
đây?
A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện lưu thông.
C. Thước đo giá trị. D. Tiền tệ thế giới.
Câu 22. C.Mác nói: “Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó, và làm
thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó”. Trong câu nói này, C.
Mác muốn nói đến con người đã làm thay đổi yếu tố nào sau đây?
A. Người lao động. B. Sản phẩm lao động.
C. Đối tượng lao động. D. Tư liệu lao động.
Câu 23. Theo quy định của pháp luật, người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm (kể cả người ngồi sau xe).
Khẳng định này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luât?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính ổn định, lâu dài. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 24. Theo quy định của pháp luật, công dân cố ý không làm việc nào sau đây là không thi hành
pháp luật?
A. Tổ chức đua xe trái phép. B. Bảo vệ rừng đặc dụng.
C. Đánh người gây thương tích. D. Giả mạo trong công tác.
Câu 25. Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc
thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội?
A. Công khai gia phả dòng họ. B. Thống nhất địa điểm cư trú.
C. Tôn trọng nhân phẩm của nhau. D. Tự chuyển quyền nhân thân.
Câu 26. Theo quy định của pháp luật, hành vi nào sau đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh
doanh?
A. Cấp phép kinh doanh cho người dưới 18 tuổi.
B. Phân biệt đối xử trong gia đình.
C. Không giúp vợ chăm sóc con .
D. Sử dụng trẻ em đủ 15 tuổi học nghề thủ công.
Câu 27: Theo quy định của pháp luật, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đi đăng ký nghĩa vụ quân sự. B. Tiến hành cấp đổi căn cước.
C. Tham gia giải cứu nông sản. D. Khai báo điều tra nhân khẩu.
Câu 28: Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi tự ý thực
hiện hành vi nào sau đây ?
A. Phát tán các thông tin chưa kiếm chứng. B. Bảo mật danh tính của cá nhân.
C. Tiết lộ bí mật đời tư người khác. D. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác.
Câu 29. Theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức nhà nước vi phạm kỉ luật không phải chịu
trách nhiệm pháp lí với hình thức nào sau đây?
A. Hạ bậc lương. B. Buộc thôi việc.
C. Bị trục xuất. D. Giáng chức.
Câu 30. Theo quy định của pháp luật, việc làm nào sau đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao
động?
A. Phân công lao động nữ khoan thăm dò nổ mìn.
B. Không chủ động mở rộng quy mô sản xuất.
C. Không xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
D. Cơ sở kinh doanh đăng tuyển nhân sự kế toán.
Câu 31. Ông A phát hiện chủ tịch UBND xã X là ông Q có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
tham nhũng nên đã làm đơn tố cáo tới Ủy ban nhân dân huyện. Sau khi thanh tra, cơ quan có thẩm
quyền kết luận đơn tố cáo là đúng và đã thi hành kỷ luật ông Q. Việc xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm
pháp luật thể hiện bản chất nào sau đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội. B. Bản chất kinh tế.
C. Bản chất giai cấp. D. Bản chất chính trị.
Câu 32. Đến hạn trả khoản nợ tám trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng, ông K nhân viên sở X vay
tiền của bà N, do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều
khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N là đồng nghiệp
của ông K đã nhờ người đánh ông K bị thương (tỉ lệ thương tật là 15%) và bị anh S con trai ông K đe
dọa trả thù. Ông K và ông M cùng phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hình sự và hành chính. B. Hành chính và dân sự.
C. Dân sự, hành chính và kỷ luật. D. Hình sự, kỷ luật và dân sự.
Câu 33. Nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả, công an phường và dân quân bí mật phá cửa nhà bà B vào
khám nhà. Thấy vậy, con trai bà B là anh K đã xông vào và đánh bị thương anh N là công an viên. Hành vi của
công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Câu 34. Anh T là kỹ sư điện, làm việc tại công ty M. Hết thời gian thử việc, do anh T bị ốm nên công ty
M đã yêu cầu anh T phải nhờ người đại diện đến để ký hợp đồng chính thức. Anh T đã nhờ và được anh
Q đồng ý thay mặt mình đến ký hợp đồng. Việc giao kết hợp đồng lao động này đã vi phạm nguyên tắc
nào sau đây?
A. Tự nguyện. B. Bình đẳng.
C. Giao kết trực tiếp. D. Không trái thỏa ước tập thể.
Câu 35. Sau khi cùng nhận bằng cử nhân diện cử tuyển, chị M và anh K trở về quê nhà thuộc một huyện
giáp biên giới để công tác. Chị M được nhận vào làm giáo viên của một trường tiểu học. Anh K được
phân công làm cán bộ đoàn thanh niên. Sau một thời gian công tác cả anh K và chị M đều được đại diện
cho bản làng tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến. Tại Hội nghị, cả chị M và anh K được tham luận báo
cáo về những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để góp phần xây dựng Đề án phát triển văn hóa của
vùng đồng bào dân tộc ít người. Chị M và anh K cùng được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở
phương diện nào sau đây ?
A. An ninh và kinh tế . B. Quốc phòng và đối ngoại .
C. Chính trị và giáo dục. D. Văn hóa và chính trị.
Câu 36. Do phải chuyển công tác nên anh H đã bắt vợ mình phải chuyển gia đình đến ở gần nơi công
tác mới của mình. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền nào sau đây?
A. Tài sản. B. Nhân thân.
C. Cư trú. D. Làm việc.
Câu 37: Xác định chị T là người mấy tuần trước có hành vi lừa đảo, giao bán cho công ty mình
khẩu trang y tế đã qua sử dụng. Đang đứng ở cổng công ty, anh Q, phó giám đốc công ty Z, chỉ
đạo anh X là bảo vệ, bắt giữ chị T giải về đồn công an. Biết chuyện vợ mình bị bắt, anh K đến
công ty Z gặp giám đốc M hỏi chuyện. Trong lúc hai bên to tiếng, anh K không kiềm chế, đánh
ông M bị thương. Tức giận, ông M chỉ đạo anh X bắt và giam anh K vào nhà kho của công ty.
Trong trường hợp này những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công
dân?
A. Chị T và anh K. B. Anh K, anh Q và anh X.
C. Anh X, anh Q và ông M. D. Ông M và anh Q.
Câu 38. Do nhà cách trường trung học cơ sở 150 m nên anh B nảy sinh ý tưởng kinh doanh trò chơi điện
tử. Đến cơ quan chức năng để đăng ký nhưng ông N cán bộ phụ trách không đồng ý với lí do anh B
không đủ điều kiện để kinh doanh loại hình này. Hai hôm sau, anh B cùng anh K đi chơi vô tình thấy
anh P là em họ của ông N khai trương kinh doanh trò chơi game online nên anh B tức giận cho rằng ông
N đã không công bằng đối với mình. Anh B cùng anh K vào gây sự và đập phá cửa hàng của anh P
khiến khách hàng bỏ chạy tán loạn, tài sản thiệt hại ước tính gần 20 triệu đồng. Anh P chạy ra can ngăn
bị anh B dùng gậy đập vào đầu gây chấn thương sọ não phải đưa đi cấp cứu. Anh H là em trai anh P thấy
anh trai bị đánh nên cùng anh M là bạn thân cầm gậy chạy ra đuổi đánh anh K. Sợ bị đánh nên anh B
chở theo anh K vội vã bỏ trốn. Không kịp lấy mũ bảo hiểm, anh H cùng anh M lên xe đuổi theo. Anh B
phóng nhanh, vượt ẩu quá tốc độ cho phép nhưng anh H vẫn đuổi kịp và giơ chân đạp vào xe của anh B
gây tai nạn làm anh B tử vong tại chỗ còn anh K bị thương nặng. Những ai sau đây vi phạm pháp luật
hình sự/những ai sau đây phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh B, anh K và anh H/Anh K và anh H.
B. Anh B, anh M và ông N/Anh B và ông N.
C. Anh K, anh B và anh H/ Anh B, anh H và anh K.
D. Anh H, anh M và anh B/ Anh H, anh M và anh B.
Câu 39. Biết mình không đủ điều kiện mở cửa hàng, anh M thỏa thuận với anh H về việc anh H sẽ đứng
tên trong hồ sơ kinh doanh làm đại lý phân phối thuốc tân dược còn mình sẽ trực tiếp quản lý và bán
hàng. Theo thỏa thuận, anh H gửi hồ sơ tới cơ quan chức năng và được cấp phép hoạt động. Trong một
lần kiểm tra đột xuất, do không xuất trình được hồ sơ nhập hàng, ông G cán bộ đoàn kiểm tra dọa sẽ lập
biên bản đình chỉ hoạt động. Được anh P bạn thân gợi ý, anh M đã chuyển 50 triệu đồng cho ông G để
được bỏ qua lỗi vi phạm. Sau đó theo gợi ý của ông G, anh M đã đồng ý nhập một khối lượng lớn thuốc
không có nguồn gốc từ một cơ sở kinh doanh do con gái ông G là chị T quản lý. Một khách hàng sau khi
sử dụng thuốc tại cửa hàng do anh M cung cấp đã phải nhập viện và sau đó tử vong. Những ai sau đây vi
phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh H, anh M và ông G. B. Anh M, ông G và chị T.
C. Anh H, ông G, anh M và chị T. D. Anh H, ông G, anh M và anh P.
Câu 40. Do tham gia chơi tiền ảo trên mạng nên anh K (17 tuổi) bị thua số tiền lớn, không có cách nào
để có tiền trả nợ, anh K lên kế hoạch cướp tiền trong ngân hàng. Anh K rủ anh họ của mình là anh M
(20 tuổi) và anh S là bạn của M (19 tuổi) cùng tham gia, anh M đồng ý nhưng anh S ngần ngại, tuy
nhiên khi được anh M và anh K lên kế hoạch cụ thể, phân công cho anh S chỉ cần đứng bên ngoài cảnh
giới thì anh S đã đồng ý. Cả 3 người lên kế hoạch rõ ràng, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đến ngày thực
hiện thì M có việc bận nên không tham gia được. Anh K và anh S vẫn thực hiện theo kế hoạch. Đúng 1h
sáng, khi nhân viên bảo vệ ngân hàng còn đang ngủ thì anh S và anh K đã đột nhập vào bên trong ngân
hàng. Anh S đứng bên ngoài cảnh giới còn anh K vào trong cạy tủ lấy đi toàn bộ số tiền có trong tủ.
Trong lúc anh K đang bỏ tiền vào túi thì nhân viên bảo vệ tỉnh dậy, phát hiện có trộm đã hô hoán nên
anh S đã bỏ chạy, còn anh K xô ngã bảo vệ để tẩu thoát nhưng bị bảo vệ dùng dùi cui đánh cho ngất xỉu
(tỉ lệ thương tật là 8%). Anh S chạy đến nhà chị P (chị gái của anh K) kể cho chị P biết hành vi của hai
người, chị P vì sợ em trai bị bắt nên đã cho anh S ở lại trốn trong kho hàng nhà mình, chờ tìm cách giải
quyết. Sáng hôm sau, khi anh K tỉnh dậy thì thấy mình đang bị nhốt trong phòng bảo vệ, đã tìm cách
trốn được và chạy về nhà. Bố của anh K biết chuyện đã băng bó vết thương và khuyên con ra đầu thú
nhưng mẹ của anh K không đồng ý, dẫn anh K ra bến xe bắt xe vào nhà em gái là bà L trong Nam với lí
do vào học nghề. Hai ngày sau công an bắt được anh K khi đang ở tại nhà bà L. Những ai sau đây vi
phạm pháp luật hình sự?
A. Anh K, anh M, anh S chị P và bảo vệ.
B. Anh K, anh M, anh S, mẹ K, chị P và bảo vệ.
C. Anh K, anh M, anh S và chị P.
D. Chị P, anh K, anh M, anh S, bảo vệ và bà L.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU ĐÁP LÍ GIẢI CHI TIẾT MỘT SỐ CÂU


ÁN
1 B Sách giáo khoa 11. Vai trò của sản xuât của cái vật chất
2 B Sách giáo khoa 11. Tác động của quy luật giá trị
3 D Sách giáo khoa 12. Trang 5
4 C Sách giáo khoa 12. Trang 18
5 A Sách giáo khoa 12. Trang 27
6 B Sách giáo khoa 12. Trang 33
7 C Sách giáo khoa 12. Trang 38
8 C Sách giáo khoa 12. Trang 55
9 A Sách giáo khoa 12. Trang 10
10 A Sách giáo khoa 12. Trang 17
11 B Sách giáo khoa 12. Trang 28
12 D Sách giáo khoa 12. Trang 36
13 A Sách giáo khoa 12. Trang 45
14 C Sách giáo khoa 12. Trang 60
15 D Sách giáo khoa 12. Trang 7
16 A Sách giáo khoa 12. Trang 21
17 A Sách giáo khoa 12. Trang 28
18 A Sách giáo khoa 12. Trang 39
19 D Sách giáo khoa 12. Trang 59
20 D Sách giáo khoa 12. Trang 60
21 B Khi tiền làm nhiệm vụ môi giới trung gian trong quá trình mua- bán là thực
hiện chức năng phương tiện lưu thông
22 C Đối tượng lao động
23 A Tính quy phạm phổ biến: quy định chung cho mọi người
24 B Bảo vệ rừng đặc dụng: Đây là nghĩa vụ -> Thi hành
A,C,D là không tuân thủ pháp luật
25 C Tôn trọng nhân phẩm của nhau - > là nghĩa vụ của mọi công dân
26 A Người đủ 18 tuổi khi đủ điều kiện theo quy định của PL mới được cấp giấy
phép kinh doanh
27 C Đây là quyền của công dân, công dân có thể làm hoặc không làm mà không
phải phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các chủ thể khác
28 B Bảo mật danh tính của cá nhân là không vi phạm
29 C Trục xuất không phải là trách nhiệm kỷ luật
30 A Phân công lao động nữ khoan thăm dò nổ mìn thuộc danh mục cấm người sử
dụng lao động sử dụng lao động nữ
31 C Bản chất giai cấp
32 D Ông K và ông M :
+ Cùng là nhân viên sở X ( cán bộ, công chức, viên chức) khi vi phạm pháp luật
thì phải chịu=> trách nhiệm kỷ luật;
+ Ông K muốn chiếm đoạt tiền ( 800 triệu) nên bỏ trốn ông phải chịu trách
nhiệm HS và có trách nhiệm trả lại số tiền trên ( DS)
+ Ông M: Nhờ người đánh ông K thương tật 15%: Phải chịu trách nhiệm HS về
tội cố ý gây thương tích và có trách nhiệm DS bồi thường tiền chữa trị...
33 C Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở: tự ý phá cửa khi không có căn cứ chính xác
( mới chỉ là nghi ngờ)
34 C Cả anh T và công ty đều vi phạm nguyên tắc giao kết trực tiếp
35 C Giáo dục: Cả hai đều được học đại học diện cử tuyển
Chính trị: Được tham gia thảo luận về Đề án phát triển văn hóa của vùng đồng
bào dân tộc ít người.
36 B Quyền nhân thân
37 C Anh Q: không có quyền chỉ đạo bắt người
Ông M: chỉ đạo X bắt giam anh K
Anh X: bắt người theo yêu cầu của anh Q, ông M
38 A Anh K: Đập phá cửa hàng thiệt hại gần 20 triệu đồng=> HS+DS
Không đội mũ khi tham gia giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu – VP hành chính;
Anh H: Giơ chân đạp xe anh B khiến anh B tử vong và anh K bị thương nặng
Chịu trách nhiệm HS+ DS
 VPHS gồm K, H, B
 Trách nhiệm DS gồm K,H (Loại B vì đã tử vong)
Đáp án: A
39 B Anh M: Trực tiếp kinh doanh ( Hàng hóa có điều kiện) trong khi ko có bằng
chuyên môn; KD thuốc không có nguồn gốc;Hối lộ ông G 50 triệu.
Ông G: Nhận hối lộ để không xử phạt M.
Chị T: Kinh doanh thuốc không có nguồn gốc
40 A - Bố mẹ của K: theo khoản 2 điều 18 BLHS 2015 sửa đổi 2017 thì ko
phải chịu trách nhiệm về tội che dấu tội phạm.
K: Ban đầu là trộm, bị phát hiện xô ngã bảo vệ là tội cướp tài sản
M tội không tố giác tội phạm theo điều 19 BLHS 2015 sửa đổi 2017
Chị P: Che dấu tội phạm
Bảo vệ: Bắt, giam giữ K trái phép;
S: là đồng phạm với K: người giúp sức
Bà L không biết việc K phạm tội nên ko phải chịu trách nhiệm.
Đáp án: A. Anh K, anh M, anh S chị P và bảo vệ.

You might also like