You are on page 1of 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI KIỂM TRA SỐ 1

KHOA KINH TẾ KINH TẾ VĨ MÔ

THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT


Nhóm: ………………………..

Phần I : Các nhận định sau đây là đúng hay sai, giải thích?
1. Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 6 triệu đồng lên 7,5 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 160.
Nhìn chung mức sống của bạn đã tăng so với trước.
2. Ở Việt Nam, khi giá hàng hóa tiêu dùng tăng thì chỉ số CPI sẽ tăng nhiều hơn chỉ số giảm phát GDP .
3. Sự thay đổi trong giá ô tô lắp ráp trong nước được phản ánh trong CPI của VN nhưng không được phản ánh trong
chỉ số giảm phát GDP của VN.
4. GDP đo lường tổng chi tiêu của nền kinh tế cho các HH&DV được sản xuất trong nước.
5. Chỉ số giảm phát GDP và chỉ số CPI đều chính xác như nhau trong việc phản ánh giá cả của HH&DV được mua
bởi người tiêu dùng.
6. Giả sử tiền lương tối thiểu đã tăng từ 120 nghìn đồng vào năm 1993 lên 350 nghìn đồng vào năm 2005 trong khi
đó CPI tăng tương ứng từ 87,4 lên 172,7. Tiền lương tối thiểu thực tế của năm 2005 so với năm 1993 đã giảm.
7. Sự thay đổi trong chỉ số CPI phản ánh sự thay đổi mức giá của tất cả HH&DV được sản xuất trong và ngoài nước .
8. Nếu lãi suất danh nghĩa là 1,5% và tỷ lệ lạm phát là -0,5%, thì lãi suất thực là 1% .
9. Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để điều chỉnh thay đổi trong việc sản xuất HH&DV của nền kinh tế
theo thời gian.
10. Khi chỉ số giá tiêu dùng giảm, một gia đình điển hình sẽ chi tiêu ít tiền hơn để duy trì mức sống như cũ .
Phần II : (Tự luận) Theo các bạn, tỷ lệ lạm phát do chính phủ công bố thường được tính dựa trên chỉ số điều
chỉnh GDP hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI)? Tại sao? (Viết trong phạm vi 300 chữ)

You might also like