You are on page 1of 4

Tinh dầu sả chanh

II. Chiết xuất tinh dầu sả chanh

1. Các phương pháp chiết tinh dầu sả chanh

1.1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Đây là phương pháp áp dụng lâu đời và hiện đang áp dụng phổ
biến nhất để chiết xuất tinh dầu sả chanh.

Dựa trên nguyên tắc cất một hỗn hợp 2 chất lỏng bay hơi được
không trộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão
hoà bằng áp suất khí quyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo
theo hơi tinh dầu.

Hơi nước có thể đưa từ bên ngoài do các nồi hơi cung cấp hoặc
tự tạo trong nồi cất.

1.2. Phương pháp trích ly CO2 siêu tới hạn

Phương pháp này quy trình tương tự như chưng cất lôi cuốn hơi
nước, tuy nhiên thay thế nước bằng khí CO2 tinh khiết. Các cấu
tử tinh dầu sẽ tách ra và lẫn với khí CO2, sau đó người ta dùng
các biện pháp chuyên dụng để tách khí CO2 khỏi tinh dầu.

Tuy nhiên hiện nay, tại Việt Nam phương pháp này chưa được
ứng dụng nhiều.

2. Chiết tinh dầu sả chanh bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước
2.1 Định nghĩa

- Chưng cất có thể được định nghĩa là Sự tách rời các cấu phần
của một hỗn hợp nhiều chất lỏng dựa trên sự khác biệt về áp suất
hơi của chúng.

- Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước : Dựa trên nguyên
tắc cất một hỗn hợp 2 chất lỏng bay hơi được không trộn lẫn vào
nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão hoà bằng áp suất
khí quyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo hơi tinh
dầu.

Hơi nước có thể đưa từ bên ngoài do các nồi hơi cung cấp hoặc
tự tạo trong nồi cất.

- Dựa trên thực hành, người ta chia các phương pháp chưng cất
hơi nước ra thành ba loại chính:

+ Chưng cất bằng nước:

Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi đun sôi,
nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu
được hỗn hợp nước và tinh dầu. Ở phương pháp chưng cất này
nước phủ kín nguyên liệu, nhưng phải chừa một khoảng không
gian tương đối lớn phía bên trên lớp nước, để tránh khi nước sôi
mạnh làm văng chất nạp qua hệ thống hoàn lưu.

Sự chưng cất này không thích hợp với những tinh dầu dễ bị thủy
giải. Những nguyên liệu xốp và rời rạc rất thích hợp cho phương
pháp này. Những cấu phần có nhiệt độ sôi cao, dễ tan trong nước
sẽ khó hóa hơi trong khối lượng nước lớn phủ đầy khiến tinh dầu
sản phẩm sẽ thiếu những hợp chất này.

+ Chưng cất bằng hơi và nước ( Chưng cất không có nồi hơi
riêng)

Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau
bởi một vỉ nồi. Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên
liệu kéo theo tinh dầu đi ra thiết bị ngưng tụ. Có thể coi phương
pháp này là một trường hợp điển hình của phương pháp chung
cắt bằng hơi nước với hơi nước ở áp suất thường. Như vậy chất
ngưng tụ sẽ chứa ít sản phẩm phân hủy hơn là trường hợp chưng
cắt bằng hơi nước trực tiếp, nhất là ở áp suất cao hay hơi nuớc
quá nhiệt.

+ Chưng cất bằng hơi

Hơi nước tạo ra từ nồi hơi, thường có áp suất cao hơn không khí
được đưa thẳng vào bình chưng cất. Trong phương pháp này
thường dùng để chưng cất tinh dầu từ các nguyên liệu thực vật.

Việc sử dụng phương pháp này yêu cầu hơi nước không quá
nóng và quá ẩm. Nếu quá nóng nó có thể phân hủy những cấu
phần có độ sôi thấp, hoặc làm chất nạp khô quăn khiến hiện
tượng thẩm thấu không xảy ra. Còn trong trường hợp, hơi nước
quá ẩm sẽ đưa đến hiện tượng ngưng tụ, phần chất nạp phía dưới
sẽ bị ướt. Với hơi nước có áp suất cao thưởng gây ra sự phân hủy
quan trọng, nên tốt nhất là bắt đầu chưng cất với hơi nước ở áp
suất thấp và cao dần cho đến khi kết thúc. Không có một quy tắc
chung nào cho mọi loại nguyên liệu vì mỗi chất nạp đòi hỏi một
kinh nghiệm và yêu cầu khác nhau.

You might also like