You are on page 1of 10

1.

Cơ sở lý thuyết tạo hình bề mặt


- Dụng cụ cắt được dùng để chế tạo các chi tiết khác nhau. Để làm được điều đó, lưỡi cắt của
dụng cụ lần lượt hoặc liên tục ăn sâu vào vật liệu của phôi và cắt các phần kim loại dư ra khỏi
chi tiết dưới dạng phoi cắt.
- Khi gia công bằng cắt, hình dạng chi tiết là yếu tố quyết định hình dạng và kích thước của phần
cắt dụng cụ cũng như các chuyển động tương đối giữa dụng cụ và chi tiết.

- Sơ đồ động học tạo hình của quá trình cắt là các chuyển động được truyền cho dụng cụ và chi
tiết trong quá trình cắt.
- Độ phức tạp sơ đồ động học tạo hình phụ thuộc vào số lượng các chuyển động thành phần và
đặc trưng tổ hợp
Chia ra các nhóm:
+ Nhóm 1 chuyển động: I. Một chuyển động thẳng.
II. Một chuyển động quay.
+ Nhóm 2 chuyển động: III. Hai chuyển động thẳng.
IV. Hai chuyển động quay.
V. Một chuyển động thẳng và một chuyển động quay.
+ Nhóm 3 chuyển động: VI. Hai chuyển động thẳng và một chuyển động quay.
VII. Một chuyển động thẳng và hai chuyển động quay.
VIII. Ba chuyển động quay.

2. Động học tạo hình chi tiết


2.1: Nhóm bậc 0
Tập hợp các sơ đồ động học tạo hình (bề mặt khởi thủy) của vật thể (dụng cụ) trùng với bề mặt
đầu nguyên gốc đầu vào( chi tiết).

2.2: Nhóm bậc 1


-Sơ đồ được đặc trưng ở chỗ là khi đó các cặp bề mặt (axoid) của phần tử quay và đứng yên
trùng nhau và tạo thành đường thẳng.
Kiểu thứ nhất : chứa chuyển động thẳng đều
Kiểu thứ hai : chứa chuyển động quay
Kiểu thứ ba : Khi phay bánh răng có răng thẳng bằng dao phay lăn răng
2.3: Nhóm bậc 2
Nhóm sơ đồ động học khi mà chuyển động tương hỗ của cặp tạo hình dụng cụ (dụng cụ và chi
tiết) là chuyển động quay tức thời hay tịnh tiến thẳng.
Các cặp bề mặt (liên kết) được tạo bằng các bề mặt sau:
- Trụ - Phẳng
- Trụ - Trụ
- Côn – Phẳng
- Côn – Côn

2.4: Nhóm bậc 3


- Chuyển động tương hỗ giữa dụng cụ và chi tiết là chuyển động xoắn vít tức thời.
- Các cặp bề mặt tự lăn theo nhau có sự trượt.
Các bề mặt gồm:
- Trụ - Phẳng
- Côn - Phẳng
- Hai mặt Hypecboloit
3. Mặt khởi thủy K của dụng cụ cắt
- Dụng cụ cắt có thể xem như một vật thể giới hạn bởi bề mặt khởi thủy K, trên đó phân bố các
lưỡi cắt có profin thích hợp để trực tiếp hình thành bề mặt chi tiết.
- Bề mặt khởi thủy K phải luôn tiếp xúc với bề mặt chi tiết trong quá trình gia công.
3.1: Phương pháp xác định mặt khởi thủy K của dụng cụ - mặt bao của họ mặt chi tiết C
Ví dụ:
Dụng cụ quay quanh trục O2 và vuông góc với O1. Mặt khởi thủy K là mặt bao của họ bề mặt
chi tiết C. Mặt K sẽ là mặt cong lõm được hình thành bằng cách quay đường đặc tính E quanh
trục O2.
3.2: Phương pháp giải tích xác định mặt khởi thủy K
Nếu họ bề mặt cho dưới dạng phương trình tổng quát F(x,y,z,t)=0 với t là tham số chuyển động
thì mặt bao sẽ là nghiệm của phương trình:
F(x,y,z,t)=0
dF ( x , y , z , t)
=0
dt
Họ bề mặt cho có dạng thông số:

x=f 1 ( u , v , t )

{ y=f 2 ( u , v , t )
z=f 3 ( u , v , t )

Trong đó: - u,v: thông số bề mặt


-t: tham số của họ
Thì phương trình mặt bao xác định bởi hệ:

x=f 1 ( u , v , t )

{ y=f 2 ( u , v , t )
z=f 3 ( u , v , t )

Và:

3.3: Phương pháp động học xác định mặt khởi thủy K

- Hai bề mặt chuyển động tại điểm tiếp xúc có 𝑽 ⊥ 𝑵.

- Mặt chi tiết C chuyển động trong không gian thì đường đặc tính mặt bao K là tập hợp các
đường tiếp xúc mà tại đó 𝑽 ⊥ N.
- Điều kiện tiếp xúc : 𝑁. 𝑉 = 0
Điều kiện tiếp xúc cho phép tìm được điểm tiếp xúc của cặp bề mặt tiếp xúc tại thời điểm bất
kì.
- Khi xác định K của bề mặt C, chuyển động C chia ra nhiều thành phần , nếu một trong các
thành phần gây ra sự trượt sẽ làm bài toán dễ dàng hơn.
Ví dụ : Xác định đường đặc tính của mặt phẳng có chuyển động là xoắn vít

Góc giữa trục chuyển động vít và (P) là 𝝋


-𝑽 =𝑽𝟏 + 𝑽𝟐
- Chuyển động theo 𝑽𝟐 dẫn đến trượt của mặt phẳng P nên xác định đường đặc tính không
cần chú ý đến nó.
-Chuyển động theo 𝑽𝟏 có thể hình dung là sự quay của hệ thống với véc tơ tốc độ góc 𝝎.
𝑽𝟏= V. tg 𝝋
- Khoảng cách giữa chúng là r = 𝑽𝟏/𝝎 = 𝑽.𝒕g 𝝋/𝝎 = 𝒉 . 𝒕g 𝝋
(h: thông số của chuyển động xoắn vít)

4. Những điều kiện để tạo hình đúng bề mặt chi tiết


4.1: Điều kiện cần
Điều kiện cần để tạo được bề mặt mong muốn là tồn tại bề mặt khởi thủy K của dụng cụ cắt
ứng với bề mặt chi tiết đã cho.
4.2: Điều kiện đủ
- Điều kiện đủ đầu tiên: sự tiếp xúc của cặp bề mặt động học (mặt khởi thủy K của dụng cụ và
bề mặt chi tiết gia công) không xảy ra hiện tượng cắt lẹm.
- Điều kiện đủ thứ hai: trên bề mặt của chi tiết không có những mặt chuyển tiếp.
+ Độ chính xác của bề mặt gia công phụ thuộc vào độ chính xác bề mặt khởi thủy , nghĩa là độ
chính xác chế tạo các kích thước tưởng ứng của dụng cụ.
+ Để đạt độ chính xác chi tiết sau khi gia công nằm trong phạm vi dung sai cho phép của nó thì
dụng cụ phải có dung sai chế tạo bé hơn.
+ Độ chính xác của bề mặt gia công phụ thuộc vào độ chính xác bề mặt khởi thủy , nghĩa là độ
chính xác chế tạo các kích thước tưởng ứng của dụng cụ.

You might also like