You are on page 1of 2

Thứ …… ngày …... tháng….….

năm 2021
PHIẾU TỰ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

TUẦN 8
Họ và tên: .......................................................................................... - Lớp: 4A....................
A. ĐỌC VĂN BẢN SAU:
ĐIỀU ƯỚC SAO BĂNG
Rạp xiếc tối nay đông nghịt người. Ông lão là một diễn viên nghèo đã bỏ nghề từ lâu vì tuổi tác,
được chủ rạp xiếc cho trình diễn “biến giấy thành tiền” để lấp chỗ trống. Trước đây, ông đã diễn trò
này hàng ngàn lần, ánh đèn rực rỡ của sân khấu không xa lạ gì với ông.
Ông lão vụt thấy mình đứng giữa luồng ánh sáng chói lòa, âm nhạc rộn rã. Với đôi bàn tay nhanh
nhẹn, khéo léo, ông đã từng là một nhà ảo thuật từng làm nức lòng khán giả mỗi khi xuất hiện.
Nhưng đêm nay, sao thế nhỉ? Ông lão giật mình hoảng hốt. Đôi bàn tay với những ngón vụng về,
cứng đơ như gỗ vì bệnh tê thấp kinh niên không còn tuân theo sự điều khiển của ông. Ông không
thể trưng ra được mấy tờ giấy bạc để trong xấp giấy vụn đang bay lả tả. Ông lão chết lặng trên sàn
diễn, nước mắt giàn giụa. Ông lủi thủi ra về. Mệt và buồn, ông tựa lưng vào một gốc cây ven đường,
thiu thiu ngủ.
Có hai chú bé đi xem xiếc về nhận ra ông. Cậu em ái ngại giật áo cậu anh: “Tội nghiệp ông lão
quá!”. Giữa màn đêm, bỗng một ngôi sao vụt sáng chói lòa rạch ngang bầu trời. Cậu em bảo anh:
- Em nghe nói khi thấy sao băng, mình ước điều gì thì điều ước ấy sẽ thành hiện thực đấy. Ước
gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, anh nhỉ!
Cậu anh nắm tay em cảm động:
- Ừ, chắc ông cụ cần tiền lắm.
Trong trí óc non nớt của cậu anh bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất giữ tiền tiết kiệm cậu để
dành cả năm nay. Cậu muốn dành cho ông lão và cả em mình niềm vui bất ngờ.
Sáng hôm sau, ông lão bừng tỉnh sau một giấc ngủ nặng nề. Ông chậm chạp đứng lên và vô cùng
kinh ngạc: cái thùng vốn đầy những mảnh giấy bây giờ toàn là tiền thật.
Điều ước sao băng của cậu bé giàu lòng trắc ẩn đã thành sự thật.
Theo Hồ Phước Quả

B. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC
CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU.
Câu 1. Ông lão trong câu chuyện là ai?
A. Một diễn viên ảo thuật đang được khán giả yêu mến.
B. Một diễn viên nghèo đã bỏ nghề từ lâu vì tuổi tác.
C. Một diễn viên ảo thuật nổi tiếng với tiết mục “biến giấy thành tiền”.
Câu 2. Điền vào chỗ chấm từ còn thiếu, gạch chân dưới từ vừa tìm được nếu đó là từ láy:
Đôi bàn tay với những ngón ……………, cứng đơ như gỗ vì bệnh tê thấp kinh niên không còn
tuân theo sự ……………… của ông. Ông không thể trưng ra được mấy tờ …………… để trong xấp
giấy vụn đang bay …………….
Câu 3. Khi thấy sao băng vụt sáng trên bầu trời, người em đã ước điều gì?
A. Ước có con lợn đất giữ tiền tiết kiệm.
B. Ước ông lão sẽ mạnh khỏe.
C. Ước giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.
Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô tương ứng với các nhận định sau:

Ông lão đã diễn trò “biến giấy thành tiền” hàng ngàn lần, đã quen với ánh đèn sân khấu.
Dấu hai chấm trong bài có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
Người anh đã dùng số tiền tiết kiệm của mình để giúp đỡ ông lão, biến điều ước của cậu
em thành hiện thực.
Ông lão ngạc nhiên vì điều ước sao băng của ông đã thành hiện thực.
Các từ: rực rỡ, xa lạ, vụng về, lủi thủi, nặng nề, chậm chạp là từ láy.
Câu 5. Tìm từ thay thế cho các từ được gạch chân trong câu sau:
Điều ước sao băng của cậu bé giàu lòng trắc ẩn đã thành sự thật.
………………………………………………………………………………………………………...
Câu 6. Dùng dấu “/” phân tách từ, gạch chân các danh từ (DT) trong câu sau:
Ông chậm chạp đứng lên và vô cùng kinh ngạc: cái thùng vốn đầy những mảnh giấy bây giờ toàn
là tiền thật.
Câu 7. Câu chuyện muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Tuần lễ Book Week và Halloween vừa diễn ra với nhiều trải nghiệm thú vị. Con hãy
viết về những hoạt động mà con thấy ấn tượng nhất trong sự kiện này và nói lên mục tiêu cá nhân
của mình về việc đọc sách trong năm học.

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

You might also like