You are on page 1of 4

Tên: Nguyễn Ngọc Bảo Trâm

Lớp: KNC01

MSSV: 31181024636

Đề: Giả định rằng, công ty Hoàng Nguyên quyết định tuyển dụng thêm 2 nhân viên kế
toán mới, hãy đề xuất các yêu cầu tuyển dụng đối với 2 nhân viên mới này.

Bài làm

Hiện tại công ty đang làm kế toán thủ công với sự trợ giúp của Excel. Tuy nhiên, trong
tương lai, công ty đang có nhu cầu tin học hóa công tác kế toán và đang tìm kiếm phần
mềm kế toán phù hợp. Với kế hoạch tái cấu trúc hệ thống thông tin kế toán như vậy, công ty
Hoàng Nguyên nên xem xét kế toán máy tính có những khác biệt gì so với kế toán thủ công
và có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức bộ máy kế toán.

Trước tiên, vẫn phải đưa ra những yêu cầu tuyển dụng căn bản đối với 2 nhân viên mới
này: trình độ học vấn, kinh nghiệm, tính cách, bản chất phù hợp với văn hóa công ty… Tiếp
theo sẽ xét đến những yêu cầu mang tính đặc thù hơn, có thể đáp ứng và thích nghi với sự
tái cấu trúc của công ty. Trong điều kiện tin học hóa, do nhiều công việc có thể được tập
trung một chức năng nhập liệu và xử lý của phần mềm, tuy nhiên không vì vậy mà làm giảm
vai trò của kế toán trong doanh nghiệp. Các nhân viên kế toán mới được yêu cầu cao hơn
về khả năng xử lý đồng thời nghiệp vụ, khả năng kiểm tra, xét duyệt và khả năng phân tích,
tổng hợp; có hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, ứng viên cho vị trí kế
toán cần phải linh hoạt giữa khả năng làm việc cá nhân và tập thể cao vì kế toán máy tính
đòi hỏi phương thức tổ chức tập trung/ vừa tập trung vừa phân tán.

I. Giả định rằng công ty Hoàng Nguyên quyết định tuyển dụng vị trí Kế toán Tiền mặt

Bảng mô tả công việc của Kế toán Tiền mặt

Bộ phận/Phòng ban: Kế toán

Báo cáo cho: Kế toán trưởng

Quan hệ nội bộ DN: Toàn bộ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp

Quan hệ bên ngoài: Khách hàng, Nhà cung cấp

Mục tiêu: Kế toán tiền mặt là công việc theo dõi mọi hoạt động liên quan đến thu, chi tiền
mặt tại quỹ, theo dõi tồn quỹ hàng ngày từ đó để có hướng chuẩn bị dòng tiền cho việc hoạt
động sản xuất kinh doanh nội bộ. Một số vai trò quan trọng của kế toán tiền mặt trong DN:

Cập nhật, cung cấp thông tin kế toán trên hệ thống.

Giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình kinh doanh và lợi nhuận.

Cân đối các khoản chi phí.

Cung cấp thông tin về tiềm lực của doanh nghiệp → kêu gọi vốn đầu tư.

1. Công việc thường xuyên:

1.1 Lập các chứng từ thu, chi khi có phát sinh.


1.2 Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt: sử dụng một đơn vị
tiền tệ để hạch toán là đồng Việt Nam.

1.3 Nhận báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc từ thủ quỹ hàng ngày.

1.4 Kiểm tra đối chiếu số liệu trên chứng từ với số liệu trên sổ quỹ.

1.5 Định khoản và ghi vào sổ kế toán tổng hợp.

1.6 Lưu giữ chứng từ liên quan tiền mặt theo quy định và quy chế của Công ty.

2. Công việc định kỳ:

2.1 Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết các khoản thu chi bằng tiền mặt để đảm bảo
các nghiệp vụ được ghi chép đầy đủ và chính xác.

2.2 Tổng hợp các khoản Thu/Chi bằng tiền mặt.

2.3 Cung cấp các thông tin về phần hành của mình để phục vụ cho việc lập BCTC.

3. Trách nhiệm báo cáo:

2.1 Báo cáo lưu chuyển dòng tiền.

2.2 Bảng tổng hợp chi tiết các khoản Thu/Chi bằng tiền mặt.

2.3 Báo cáo tổng hợp quỹ tiền mặt.

2.4 Các báo cáo khác có liên quan đến bộ phận theo yêu cầu của cấp trên.

4. Tiêu chuẩn đánh giá: Cá nhân phải xây dựng và xác định lịch trình công tác – xác
định thời điểm hoàn tất số liệu, công việc, báo cáo làm căn cứ cho việc đánh giá việc
thực hiện vào cuối kỳ kế toán.

II. Giả định rằng công ty Hoàng Nguyên quyết định tuyển dụng vị trí Kế toán phải thu
khách hàng

Bảng mô tả công việc của Kế toán Tiền mặt

Bộ phận/ Phòng Ban: Kế toán - tài chính

Báo cáo cho: Kế toán trưởng

Quan hệ nội bộ DN: Toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, Bộ phận bán hàng/Phòng
Kinh doanh

Quan hệ bên ngoài: Khách hàng, Cơ quan Thuế.

Mục tiêu
Cung cấp sự đảm bảo về tính hợp lý và chính xác của dữ liệu khoản phải thu khách hàng
đồng thời tạo ra thông tin một cách đúng lúc và cung cấp kịp thời cho việc lập báo cáo tài
chính và các báo cáo quản trị khác.

Tạo ra sự chắc chắn và đảm bảo về các dữ liệu liên quan để thuế và làm việc với cơ quan
nhà nước để kế toán các khoản phải nộp khi thuế phát sinh.

Tạo lập thông tin phù hợp và đúng lúc nhằm tối ưu hoá quá trình hạch toán nghiệp vụ phát
sinh trong công ty.

1. Công việc thường xuyên

1.1 Nhận, kiểm tra và đối chiếu các chứng từ bán chịu do Phòng Kinh doanh/Bộ phận bán
hàng mang đến.

1.2 Đối chiếu các chứng từ và hoá đơn có liên quan (Bảng kê chi tiết đóng gói, Đơn đặt
hàng, Phiếu giao hàng, Lệnh bán hàng,...) giúp bảo đảm tính chính xác và có thực khi thực
hiện công đoạn xét duyệt bán chịu và nhập liệu vào hệ thống.

1.3 Nhận các chứng từ thanh toán (Phiếu thu, Giấy báo Có,...) để kiểm tra, đối chiếu với
các chứng từ có liên quan (hoá đơn) giúp bảo đảm tính chính xác và có thực khi thực hiện
công đoạn xét duyệt bán chịu và nhập liệu vào hệ thống.

1.4 Hạch toán nghiệp vụ bán chịu trên sổ Nhật ký bán hàng đồng thời nhập liệu nghiệp vụ
bán chịu vào hệ thống và theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng.

1.5 Theo dõi các khoản phải thu chi tiết theo từng khách hàng.

1.6 Ghi chép, theo dõi và kiểm tra các khoản giảm nợ phải thu bao gồm chiết khấu thương
mại, chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.

1.7 Đối chiếu số liệu với bộ phận bán hàng và kế toán thanh toán.

1.8 Đối chiếu, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các phòng ban và bộ phận có liên quan
trong quá trình xử lý các nghiệp vụ tính lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên hay chiết
khấu cho khách hàng.

1.9 Lưu trữ chứng từ và các tài liệu kế toán theo đúng quy định của công ty đã đề ra.

2. Công việc định kỳ

2.1 Đối chiếu và kiểm tra dữ liệu chi tiết các khoản phải thu nhằm đảm bảo dữ liệu được
ghi chép chính xác và đầy đủ.

2.2 Lập/In bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu và kiểm tra, đối chiếu với số liệu của
bộ phận kế toán tổng hợp.
2.3 Tổng hợp tình hình doanh số bán chịu cho khách hàng, các khoản giảm trừ doanh thu
đã chấp thuận để đối chiếu với các phần hành khác có liên quan.

2.4 Gửi thư đối nhằm chiếu công nợ phải thu.

2.5 Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc tạo lập báo cáo tài chính.

3. Trách nhiệm lập báo cáo

3.1 Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu

3.2 Báo cáo Nợ phải thu theo tuổi nợ

3.3 Báo cáo các khoản nợ phải thu khó đòi cần xử lý xóa sổ hay cần lập dự phòng.

3.4 Các báo cáo khác có liên quan theo yêu cầu của cấp trên.

4. Tiêu chuẩn đánh giá: Cá nhân phải xây dựng và xác định lịch trình công tác – xác
định thời điểm hoàn tất số liệu, công việc, báo cáo làm căn cứ cho việc đánh giá việc
thực hiện vào cuối kỳ kế toán.

You might also like