You are on page 1of 46

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 1.

Bài tập
1. Năm 1991, Bantam Books đồng ý trả tướng Norman Schwazkopf, chỉ huy lực
lượng quân đội Mỹ ở vịnh Persian Gulf chống lại Iraq, 6 triệu $ cho bản quyền
cuốn hồi ký của ông. Theo một nhà xuất bản hàng đầu thì Bantam sẽ thu được lợi
nhuận khoảng 1,2 triệu $ từ cuốn sách này nếu nó bán 625.000 bản. Ngược lại, nếu
nó bán 375.000 bản thì sẽ lỗ khoảng 1,3 triệu $.
1. Ban lãnh đạo nhà xuất bản khẳng định rất khó bán nhiều hơn 500.000 bản
cho một loại truyện không hư cấu, và đặc biệt hiếm khi bán được 1 triệu
bản. Liệu có phải Bantam chấp nhận rủi ro lớn khi xuất bản cuốn sách này
hay không?
2. Vào đầu năm 1993, Bantam công bố cuốn sách của Schwazkopf, It doesn’t
Take a Hero, đã bán được trên 1 triệu bản và là cuốn sách thứ hai Bantam
giành thắng lợi nhất, chỉ sau cuốn Iacocca bán được 2,6 triệu bản trong hoạt
động xuất bản sách của nó. Có phải Bantam đã tạo ra lợi nhuận từ cuốn
sách này? Nếu như vậy, thì lợi nhuận đó, ít nhất là một phần, có phải là tiền
thưởng để gánh chịu rủi ro hay không?
2. Theo Paul Kagan Associates, một hãng nghiên cứu thị trường ở Carmel,
California, thì giá trung bình của một đài phát thanh tổ hợp AM/FM giảm từ 6,2
triệu $ năm 1987 xuống còn khoảng 1,8 triệu $ năm 1990. Từ giữa những năm
1980 và đầu những năm 1990, Uỷ ban thông tin liên lạc liên bang, cơ quan điều
tiết sóng không trung, đã cấp phép cho trên một nghìn đài phát sóng mới. Hoạt
động này của uỷ ban có phải đã giúp làm cho giá giảm xuống? Tạo sao có hay tại
sao không?
3. Ngày nay “Không có nhà quản lý [cao cấp] có lòng tự trọng nào từ bên ngoài tham
gia vào một công ty mà không kèm theo tiền thưởng hoặc cam kết từ đầu về kết
quả. Và trong nhiều trường hợp, tiền thưởng lên đến hàng triệu đô la; vì vậy, anh
la không phải lo lắng nếu cơ đồ của công ty sa sút ngay sau khi anh ta tham gia thì
anh ta cũng chỉ mất một số hoặc tất cả tiền thưởng bình thường của mình. Điển
hình là sự đảm bảo tiền thưởng kéo dài hai hoặc ba năm, mặc dù [đôi khi] ... sự
đảm bảo đó trở thành suốt đời.” Liệu sự đảm bảo tiền thưởng dài hạn có giúp xử lý
vấn đề thân chủ-người đại diện hay có xu hướng làm nó trầm trọng thêm? Tại sao?
4. Năm bước cơ bản trong việc ra quyết định là gì? Sau khi thị trường chứng khoán
suy sụp vào 19 tháng 10 năm 1987, khi chỉ số trung bình Dow-Jones tụt xuống
khoảng 500 điểm, Louis Eckhardt một nhà môi giới ở New York đã phải quyết
định liệu có nên mua cổ phiếu hóa chất của Dow. Trong quá trình ra quyết định cụ
thể của anh ta, hãy mô tả từng bước của năm bước đó.
5. Nếu tỉ lệ lãi suất là 10%, thì giá trị hiện tại của lợi nhuận tập đoàn Monroe trong
10 năm tới là bao nhiêu?

6. Lợi nhuận của Du Pont de Nemours và công ty năm 1997 khoảng 2,4 tỉ $. Có phải
điều đó có nghĩa lợi nhuận kinh tế của Du pont bằng 2,4 tỉ $ hay không? Tại sao
có hoặc không?
7. William Howe phải quyết định liệu có nên khởi nghiệp kinh doanh cho thuê ô trên
bờ biển ở khu nghỉ mát đại dương vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 mùa hè tới hay
không. Anh ta tin rằng anh ta có thể cho thuê 5$ mỗi chiếc ô trong một ngày cho
khách đi nghỉ, và anh ta dự định thuê mua 50 chiếc ô trong ba tháng với 3.000$.
Để vận hành kinh doanh này, anh ta không thuê bất cứ ai (trừ chính mình), và anh
ta không chi tiêu gì ngoài chi phí thuê mua và phí 3.000 $ mỗi tháng để thuê địa
điểm kinh doanh. Howe là một sinh viên, nếu anh ta không tiến hành kinh doanh
này, thì anh ta có thể kiếm được 4.000$ trong ba tháng đi làm xây dựng.
1. Nếu có 80 ngày trong mùa hè khi có cầu về ô trên bờ biển và anh ta thuê tất
cả 50 chiếc ô trong những ngày này, thì lợi nhuận kế toán của anh ta trong
mùa hè là bao nhiêu?
2. Lợi nhuận kinh tế của anh ta trong mùa hè là bao nhiêu?
8. Nếu đường cầu lúa mì ở Mỹ là
P = 12,4 – 4QD
trong đó P là giá lúa ở trang trại (tính theo đô la mỗi thùng) và Q Dlà lượng cầu lúa
mì (đơn vị tỉ thùng), và đường cung về lúa mì ở Mỹ là
P = -2,6 + 2QS
trong đó QS là lượng cung lúa mì (đơn vị tỉ thùng), giá cân bằng của lúa mì là bao
nhiêu? Lượng cân bằng của lúa mì được bán là bao nhiêu? Liệu giá thực tế có phải
bằng giá cân bằng hay không? Tại sao có hoặc không?
9. Trong những năm 1980, giá gỗ xẻ trung bình giữa 195$ và 250$ mỗi nghìn feet
vuông. Năm 1993, giá tăng lên 491$. Theo một số nhà quan sát, giá này tăng lên là
do sự bùng nổ về xây dựng nhà ở; theo một số khác là do chính phủ liên bang hạn
chế lượng mở cửa rừng để khai thác. Liệu cả hai nhóm có cảm thấy rằng do có sự
dịch chuyển đường cầu về gỗ xẻ? Liệu cả hai nhóm có cảm thấy rằng do có sự
dịch chuyển đường cung về gỗ xẻ? Nếu không, thì nhóm nào nhấn mạnh đến phía
cầu của thị trường và nhóm nào nhấn mạnh đến phía cung của thị trường?
10. Từ tháng 10 năm 1994 đến tháng 3 năm 1995, giá bông tăng từ 0,65$ lên trên 1$
mỗi pound, mức giá cao nhất kể từ cuộc Nội chiến. Theo tờ Business Week,
“Cung suy yếu là do mùa vụ thất bát ở Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Vào cùng
thời gian này, người tiêu dùng không do dự tăng chi phí, đẩy cầu về quần áo
thường dùng nhiều bông cũng như đồ dùng làm bằng bông tăng lên.”
1. Có phải giá tăng lên này là do sự dịch chuyển đường cầu về bông, sự dịch
chuyển đường cung về bông hay cả hai?
2. Liệu giá tăng lên này có tác động đến đường cung về quần áo? Nếu có, thì
như thế nào?
11. Vào mùng 2 tháng 10 năm 1994, sự phục hồi của Show Boat, ban nhạc lớn
Broadway do Jerome Kern và Oscar Hammerstein, đã mở ra tại nhà hát kịch
Gershwin Theater ở New York. Trong khi những bài hát thành công (như “Ole
Man River” và “Make Believe”) đã cũ, thì giá vé 75$ kỷ lục lại rất mới. Không
bao giờ trước đây giá vé tự do của Broadway lại cao như vậy. Doanh thu thô của
đợt diễn hàng tuần, chi phí quản lý, và lợi nhuận được cho trong bảng sau, phụ
thuộc vào mức giá cao nhất 75$ hay 65$ (mức giá cao nhất bình thường trước đây
của biểu diễn này):

1. Với dàn diễn viên gồm 71 người, dàn giao hưởng 30 nhạc cụ, và hơn 500
bộ trang phục, Show Boat chi phí khoảng 8 triệu $ cho sân khấu. Khoản
đầu tư này đã cộng vào cả chi phí hoạt động (như lương và thuê nhà hát).
Cần bao nhiêu tuần để nhà đầu tư có thể hoàn vốn của mình theo ước tính
này, nếu giá cao nhất là 65$? Nếu giá cao nhất là 75$?
2. George Wachtel, giám đốc nghiên cứu cho Nghiệp đoàn các nhà hát và sản
xuất Mỹ đã nói ít nhất có khoảng một phần ba các buổi biểu diễn đã công
bố ở Broadway trong những năm gần đây bị huỷ bỏ. Có phải nhà đầu tư
ở Show Boat chấp nhận sự rủi ro lớn hay không?
3. Theo một nhà sản xuất của Broadway, “Broadway không phải là nơi mà
bạn kiếm tiền được nữa. Đó là nơi bạn thiết lập dự án và như vậy bạn có thể
kiếm tiền. Khi bây giờ bạn dàn dựng một buổi biểu diễn, thì bạn thực sự
phải suy nghĩ sẽ trình diễn nó ở đâu sau này.” Nếu như vậy, thì có phải con
số lợi nhuận ở trên giải thích cho nguyên nhân?
4. Nếu nhà đầu tư trong việc phục hồi Show Boat này tạo ra lợi nhuận, thì lợi
nhuận đó, ít nhất một phần, có phải là phần thưởng cho việc chấp nhận rủi
ro hay không?
12. Vào tháng 7 năm 1993, giá một pound cà phê xanh hoặc chưa sấy vào khoảng
0,52$. Trong đầu năm 1994, có sự lo lắng giữa những nhà buôn cà phê về mùa vụ
của Brazil, nơi sản xuất lớn nhất, bị giảm sút so với kỳ vọng. Theo Bộ nông
nghiệp Mỹ, vụ thu hoạch 1994 của Brazil giảm sút 18% so với mùa vụ năm 1993
vì giá lạnh trầm trọng. Brazil xuất khẩu khoảng 77 triệu pound cà phê vào tháng 4
năm 1994, lượng xuất khẩu tháng thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1989. Ở Colombia,
nơi sản xuất cà phế rất quan trọng khác mùa vụ cà phê giảm sút do sâu bệnh phá
hoại; và ở Java, vùng sản xuất cà phê lớn nhất Indonesia, có mưa lớn làm ảnh
hưởng đến thu hoạch. Trong khi giá cà phê là 0,52$ vào tháng 7 năm 1993, thì nó
tăng lên khoảng 1,38$ vào tháng 6 năm 1994. Tại sao?
Chương 2

Bài tập
1. Một câu hỏi quan trong mà các bệnh viện phải đối mặt là: Qui mô bệnh viện phải
lớn như thế nào (theo số ngày-bệnh nhân được chăm sóc) để cực tiểu hóa chi phí
mỗi ngày-bệnh nhân? Theo một nghiên cứu nổi tiếng, tổng chi phí (tính bằng đô
la) về hoạt động một bệnh viện (của một kiểu cụ thể) có thể xấp xỉ bằng
C = 4.700.000 + 0,00013
trong đó X là số ngày-bệnh nhân.
a. Hãy đưa ra công thức mô tả mối quan hệ giữa chi phí mỗi ngày-bệnh nhân
và số ngày-bệnh nhân.
b. Trên cơ sở của nghiên cứu này, thì qui mô bệnh viện phải lớn như thế nào
để cực tiểu hóa chi phí mỗi ngày-bệnh nhân?
c. Hãy chứng tỏ kết quả của bạn là cực tiểu hóa chứ không phải cực đại hóa
chi phí mỗi ngày-bệnh nhân.
2. Công ty Trumbull đã nghiên cứu phát triển một sản phẩm mới. Chủ tịch của
Trumbull ước tính rằng sản phẩm mới sẽ làm tăng doanh thu của hãng lên 5 triệu $
mỗi năm và kéo theo chi phí tiền mặt tăng thêm 4 triệu $ mỗi năm, chi phí được
phân bổ toàn bộ (gồm có tỉ lệ phần trăm của tổng chi phí ban đầu, khấu hao và bảo
hiểm) là 5,5 triệu $.
a. Chủ tịch của Trumbull cảm thấy rằng nó không thể có lợi nhuận khi đưa ra
sản phẩm mới này. Vị chủ tịch có đúng hay không? Tại sao có hay tại sao
không?
b. Vị phó chủ tịch về nghiên cứu cho rằng do nghiên cứu phát triển sản phẩm
này đã chi phí khoảng 10 triệu $, hãng rất có ít lựa chọn ngoài việc đưa nó
ra thị trường. Vị phó chủ tịch có đúng hay không? Tại sao có hay tại sao
không?
3. Với Tập đoàn ty Martin, mối quan hệ giữa lợi nhuận và sản lượng như sau:

a. Lợi nhuận biên khi sản lượng giữa 5 và 6 đơn vị mỗi ngày là bao nhiêu?
Khi sản lượng giữa 9 và 10 đơn vị mỗi ngày là bao nhiêu?
b. Tại mức sản lượng nào thì lợi nhuận trung bình đạt cực đại?
c. Tập đoàn Martin có nên sản xuất mức sản lượng có lợi nhuận trung bình đạt
cực đại hay không? Tại sao có hay tại sao không?
4. Hãy tìm đạo hàm cấp một cho mỗi hàm sau:

5. Hàm tổng chi phí của Công ty Duemer là TC = 100 + 4Q + 8 , trong đó TC là


tổng chi phí và Q là sản lượng.
a. Chi phí biên khi sản lượng bằng 10 là bao nhiêu?
b. Chi phí biên khi sản lượng bằng 12 là bao nhiêu?
c. Chi phí biên khi sản lượng bằng 20 là bao nhiêu?
6. Lợi nhuận của Công ty Bartholomew có quan hệ như sau với sản lượng của nó:

π = - 40 + 20Q - 3 , trong đó π là tổng lợi nhuận và Q là sản lượng.


a. Lợi nhuận biên là bao nhiêu khi sản lượng của hãng bằng 8?
b. Hãy đưa ra biểu thức thiết lập mối quan hệ giữa lợi nhuận biên của hãng và
sản lượng của nó.
c. Mức sản lượng nào cực đại hóa lợi nhuận của hãng?
7. Hãy tìm đạo hàm cấp hai cho mỗi hàm sau:

8. Tập đoàn Mineola thuê một tư vấn để ước lượng mối quan hệ giữa lợi nhuận và
sản lượng của nó. Nhà tư vấn cho biết mối quan hệ như sau

π = - 10 - 6Q + 5,5 -2 +0,25
a. Nhà tư vấn cho rằng hãng cần bố trí Q bằng 1 để cực đại hóa lợi nhuận. Có
đúng là dπ/dQ = 0 khi Q = 1 không? Có phải π cực đại khi Q = 1 không?
b. Phó chủ tịch điều hành của Mineola nói rằng lợi nuận của hãng đạt cực đại
khi Q = 2. Điều đó có đúng không?
c. Nếu bạn là tổng giám đốc của Tập đoàn Mineola thì bạn có chấp nhận ước
lượng này của nhà tư vấn về mối quan hệ giữa lợi nhuận và sản lượng là
đúng hay không?
9. Hãy tìm đạo hàm riêng của Y theo X trong mỗi trường hợp sau:

10. Tập đoàn Stock chế tạo hai sản phẩm , giấy và bìa cát tông. Mối quan hệ giữa π,
lợi nhuận hàng năm của hãng (tính bằng nghìn đô la) và sản lượng của nó về mỗi
loại là

π = - 50 + 40Q1 + 30Q2 - 5 - 4 - 3Q1Q2


trong đó Q1 là sản lượng giấy hàng năm của hãng (tính bằng tấn) và Q 2 là sản
lượng bìa cát tông hàng năm của hãng (tính bằng tấn)
a. Tìm sản lượng mỗi loại hàng hóa mà Tập đoàn Stock cần sản xuất nếu nó
muốn cực đại hóa lợi nhuận.
b. Nếu chính quyền nơi nó đặt vị trí áp mức thuế lên hãng 5.000$ mỗi năm, thì
điểu này có làm thay đổi câu trả lời ở phần a hay không? Nếu như vậy, thì câu
trả lời sẽ thay đổi như thế nào?
11. Công ty Miller sử dụng lao động có tay nghề và lao động phổ thông để làm một dự
án xây dựng. Chi phí thực hiện dự án phụ thuộc vào số giờ lao động có tay nghề
và số giờ lao động phổ thông được sử dụng, mối quan hệ như sau

C = 4 - 3X1 – 4X2 + 2 +3 + X 1 X2
trong đó C là chi phí (tính bằng nghìn đô la), X 1 số giờ (tính bằng nghìn) của lao
động có tay nghề, và X2 số giờ (tính bằng nghìn) của lao động phổ thông.
a. Tìm số giờ của lao động có tay nghề và số giờ của lao động phổ thông làm cực
tiểu hóa chi phí thực hiện dự án.
b. Nếu Công ty Miller mua giấy phép chi phí mất 2.000$ để làm dự án này (và
nếu chi phí của giấy phép này chưa bao gồm trong C), thì điều đó có làm thay
đổi câu trả lời ở phần a hay không? Nếu như vậy, thì câu trả lời sẽ thay đổi như
thế nào?
12. Ilona Stafford quản lý một hãng nhỏ sản xuất thảm len và thảm bông. Tổng chi phí
của cô mỗi ngày (tính bằng đô la) bằng

C=7 +9 - 1,5 X1X2


trong đó X1 là số thảm bông và X2 số thảm len được sản xuất mỗi ngày. Do cam
kết với cửa hàng bán lẻ là sẽ bán thảm của cô cho người tiêu dùng, nên cô phải sản
xuất 10 chiếc thảm mỗi ngày, nhưng hỗn hợp bất kỳ nào về thảm bông và thảm lên
cũng được chấp nhận.
a. Nếu cô muốn cực tiểu hóa chi phí của mình (mà không vi phạm cam kết), thì
bao nhiêu thảm bông và bao nhiêu thảm len được sản xuất mỗi ngày? (Không
sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange).
b. Việc cô muốn cực tiểu hóa chi phí trong tình huống kiểu này có vẻ hợp lý hay
không? Tại sao có hay tại sao không?
c. Cô có thể sản xuất số thảm mỗi ngày là số thập phân hay không?
Chương 3

Bài tập
1. Tập đoàn Dolan, hãng sản xuất động cơ nhỏ, xác định trong năm 2004 đường cầu
sản phẩm của nó là:
P = 2.000 - 50Q
trong đó P là giá (tính theo đô la) của một động cơ và Q là số động cơ bán ra mỗi
tháng.
a. Để bán 20 động cơ mỗi tháng, Dolan sẽ phải đặt giá nào?
b. Nếu nó đặt ra mức giá 500$, thì Dolan sẽ bán được bao nhiêu động cơ mỗi
tháng?
c. Độ co giãn của cầu theo giá là bao nhiêu nếu giá bằng 500$?
d. Tại mức giá nào, nếu có, thì cầu về động cơ của Dolan sẽ co giãn đơn vị?
2. Nhân viên tiếp thị của Công ty Johnson Robot báo cáo cho Giám đốc điều hành
rằng đường cầu về robot của công ty trong năm 2004 là:
P = 3.000 - 40Q
trong đó P là giá của một robot và Q là số lượng bán ra mỗi tháng
a. Xác định đường doanh thu biên của công ty.
b. Tại mức giá nào thì cầu về sản phẩm của công ty là co giãn theo giá?
c. Nếu công ty muốn tối đa hóa khối lượng doanh thu của mình, thì nó cần đặt
mức giá nào?
3. Sau khi phân tích thống kê cẩn thận, Công ty Chidester kết luận rằng hàm cầu cho
sản phẩm của nó là:
Q = 500 - 3P + 2Pr + 0,1I
trong đó Q là lượng cầu về sản phẩm của nó, P là giá sản phẩm, P r là giá sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh, và I là thu nhập khả dụng đầu người (bằng đô la). Hiện tại,
P = 10$, Pr = 20$, và I = 6.000$.
a. Độ co giãn của cầu theo giá về sản phẩm của công ty là gì?
b. Độ co giãn của cầu theo thu nhập về sản phẩm của công ty là gì?
c. Độ co giãn chéo của cầu giữa sản phẩm của nó và sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh là gì?
d. Giả định tiềm ẩn về dân số trên thị trường này là gì?
4. Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn Haas đưa ra bản ghi nhớ cho ban quản lý hàng
đầu của hãng công ty trong đó ông lập luận cho việc giảm giá sản phẩm của hãng.
Ông nói rằng việc giảm giá như vậy sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công
ty.
a. Giám đốc tiếp thị của hãng đáp lại bản ghi nhớ bằng việc chỉ ra rằng độ co giãn
của cầu
theo giá về sản phẩm của hãng là khoảng - 0,5. Tại sao việc này lại có liên
quan?
b. Chủ tịch của hãng đồng tình với ý kiến của phó chủ tịch điều hành. Bà ta có
đúng hay không?
5. Theo J. Fred Bucy, cựu chủ tịch của Texas Instruments, công ty của ông đã liên
tục tiến hành các nghiên cứu chi tiết về độ co giãn của cầu theo giá cho từng sản
phẩm chính của hãng để xác định doanh thu của hãng tăng lên bao nhiêu nếu hãng
thay đổi giá của mình đi một lượng cụ thể. Ví dụ, Texas Instruments đã ước lượng
ảnh hưởng của việc giảm 10% về giá của TI-55, một máy tính cầm tay do công ty
sản xuất, và liệu việc giảm giá như vậy có làm tăng doanh thu một lượng đủ lớn để
có được lợi nhuận.
Năm 1982, Texas Instruments giảm giá của máy tính gia đình 99/4A của nó từ
299$ xuống 199$, và đối thủ của nó đã làm theo một cách phù hợp. Nếu độ co
giãn của cầu theo giá nhỏ hơn - 1, thì việc giá giảm có làm tăng số tiền chi tiêu cho
loại máy tính như vậy hay không?
6. The Hanover Manufacturing ty cho rằng đường cầu về sản phẩm của nó là:
P=5–Q
trong đó P là giá sản phẩm nó (tính bằng đô la) và Q là số triệu đơn vị sản phẩm
của nó được bán mỗi ngày. Gần đây nó đặt giá 1$ cho mỗi đơn vị sản phẩm của
nó.
a. Hãy đánh giá sự khôn ngoan về chính sách đặt giá của công ty.
b. Một chuyên viên tiếp thị nói rằng độ co giãn của cầu theo giá về sản phẩm của
hãng là -1,0. Điều này có đúng hay không?
7. Trên cơ sở dữ liệu lịch sử, Richard Tennant đã kết luận: "Việc tiêu thụ thuốc lá
là. . . [tương đối] không nhạy cảm với sự thay đổi về giá. . . . Ngược lại, cầu về
những thương hiệu riêng lẻ lại rất co giãn trong phản ứng của nó với giá. . . . Ví
dụ, năm 1918 Lucky Strike đã được bán trong một thời gian ngắn với giá bán lẻ
cao hơn so với Camel hoặc Chesterfield và nhanh chóng mất đi một nửa hoạt động
kinh doanh của mình "
a. Hãy giải thích tại sao cầu về một thương hiệu cụ thể lại co giãn hơn cầu về tất
cả thuốc lá. Nếu Lucky Strike tăng giá của nó lên 1% năm 1918, thì độ co giãn
của cầu theo giá về sản phẩm của nó có lớn hơn – 2 hay không?
b. Bạn có nghĩ rằng đường cầu về thuốc lá bây giờ là giống như vào năm 1918
không? Nếu không, hãy mô tả chi tiết các yếu tố đã làm dịch chuyển đường
cầu, và liệu mỗi yếu tố làm dịch chuyển nó sang trái hay sang phải
2. Theo S. Sackrin của Bộ Nông nghiệp Mỹ, độ co giãn của cầu theo giá về thuốc lá
là giữa -0,3 và -0,4, và độ co giãn của cầu theo thu nhập là khoảng 0,5.
a. Giả sử chính phủ liên bang, bị ảnh hưởng của những phát hiện về sự liên quan
giữa thuốc lá và ung thư, đã áp đặt thuế lên thuốc lá làm tăng giá của họ lên
15%. Điều này sẽ có ảnh hưởng gì đến việc tiêu thụ thuốc lá?
b. Giả sử một nhà môi giới khuyên bạn mua cổ phiếu về thuốc lá, vì nếu thu nhập
tăng 50% trong thập kỷ tới, thì doanh thu bán thuốc lá sẽ tăng lên rất lớn. Bạn
sẽ phản ứng gì với lời khuyên này?
3. Sử dụng khảo sát Pims (tác động của chiến lược thị trường tới lợi nhuận) về các
hãng lớn ở Mỹ, Michael Hagerty, James Carman, và Gary Russell đã ước lượng,
tính trung bình, độ co giãn của cầu theo quảng cáo chỉ khoảng 0,003. Điều này có
chỉ ra các hãng chi tiêu quá nhiều vào quảng cáo hay không?
4. Các nhà nghiên cứu thị trường tại Tập đoàn Lawrence ước lượng thấy hàm cầu về
sản phẩm của hãng là:
Q = 50P-1,5 I0,5
trong đó Q là lượng cầu, P là giá của sản phẩm, và I là thu nhập khả dụng đầu
người. Chi phí biên về sản phẩm của công ty ước tính là 10$. Dân số được giả
định là hằng số.
a. Giá cho sản phẩm của nó là 20$. Đây có phải là giá tối ưu? Tại sao có hoặc tại
sao không?
b. Nếu đó không phải là giá tối ưu, hãy viết bản ghi nhớ cho thấy giá có thể tốt
hơn là gì và tại sao.
5. Công ty McCauley thuê một nhà tư vấn tiếp thị để ước lượng hàm cầu sản phẩm
của nó. Các Tư vấn kết luận rằng hàm cầu này là: Q = 100P-3,1I2,3A0,1
trong đó Q là lượng cầu trên đầu người mỗi tháng, P là giá sản phẩm (tính bằng đô
la), I là thu nhập khả dụng đầu người (tính bằng đô la), và A là chi tiêu quảng cáo
của công ty (tính bằng ngàn đô la).
a. Độ co giãn của cầu theo giá bằng bao nhiêu?
b. Việc tăng giá sẽ làm tăng hay giảm lượng tiền chi tiêu dành cho sản phẩm của
McCauley?
c. Độ co giãn của cầu theo thu nhập bằng bao nhiêu?
d. Độ co giãn của cầu theo quảng cáo bằng bao nhiêu?
e. Nếu số dân tại các thị trường tăng lên 10 phần trăm, thì ảnh hưởng đến lượng
cầu là gì nếu
P, I, và A là hằng số?
6. Tập đoàn Schmidt ước lượng rằng hàm cầu của nó: Q = 400 - 3P + 4I + 0,6A
trong đó Q là lượng cầu mỗi tháng, P là giá của sản phẩm này (tính bằng đô la), I
là thu nhập khả dụng đầu người (tính bằng nghìn đô la), và A là chi tiêu quảng cáo
của công ty (tính bằng nghìn đô la mỗi tháng). Dân số được giả định là hằng số.
a. Trong thập kỷ tới, thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ tăng 5.000$. Điều
này sẽ có ảnh hưởng gì đến doanh thu của hãng?
b. Nếu Schmidt muốn nâng giá của nó đủ để bù đắp ảnh hưởng của việc tăng thu
nhập khả dụng theo đầu người, thì nó phải tăng giá của mình lên bao nhiêu?
c. Nếu Schmidt tăng giá lên với số tiền này, thì nó sẽ làm tăng hay giảm độ co
giãn của cầu theo giá? Hãy giải thích. Hãy đảm bảo rằng câu trả lời của bạn
phản ánh thực tế là độ co giãn là một số âm.
13. Giám đốc tiếp thị của Công ty Summers phải xây dựng một đề xuất liên quan đến
giá được đặt cho một sản phẩm mới. Theo ước lượng tốt nhất sẵn có, chi phí biên
của sản phẩm mới sẽ là 18$ và độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm là -3,0.
a. Cô ấy nên đưa ra dề xuất gì nếu Summers muốn tối đa hóa lợi nhuận?
b. Nếu đề xuất của cô ấy được chấp nhận, thì doanh thu biên của sản phẩm mới
bằng bao nhiêu?
Chương 4

Bài tập
1. Thị trường giày thể thao đã có thay đổi lớn trong đầu những năm 1990, với doanh
số của giày đi bộ tăng hơn 27 %, trong khi doanh số của những loại giày thể thao
khác tăng rất chậm (hoặc giảm). Theo Jim Reid của công ty Coleman, “Trẻ em
thời kỳ bùng nổ dân số đang đến độ tuổi thích làm mọi thứ với gia đình nhiều hơn
so với các môn thể thao cá nhân.
a. Nếu một đứa trẻ đặc trưng thời kỳ bùng nổ dân số đánh giá mỗi đôi giày đi bộ
bằng với hai đôi giày chạy nó muốn có thì các đường bàng quan của nó (giữa
giày đi bộ và giày chạy) trông như thế nào? Giả định rằng điều này luôn đúng
không kể bao nhiêu đôi giày mỗi loại nó có.
b. Có phải chúng có hình dạng đặc trưng về các đường bàng quan? Tại sao có
hoặc tại sao không?
2. Trong những năm gần đây, doanh số loại bánh mì vòng nóng được tăng khoảng
30% mỗi năm. Đã từng được xem là một loại đồ ăn dân tộc chỉ được ăn với pho
mát kem và nước, thì bây giờ loại bánh mì vòng này “đã trở thành một loại bánh
rán mới mang đến văn phòng” như nhận xét của Michael Goldstein từ của hiệu
bánh mì Goldstein’s Bagel Bakery ở Pasadena, California. Nhưng có một vấn đề
với bánh mì vòng là chúng rất nhanh nguội. Theo lời của Ray Lahvic, biên tập
viên danh dự của tờ Bakery Production and Marketing, “thứ tồi tệ nhất trên thế
giới là bánh mì vòng nguội” Nếu một nhà nghiên cứu thị trường khẳng định rằng
độ dốc các đường bàng quan đặc trưng của người tiêu dùng giữa bánh mì vòng
nóng và bánh mì vòng nguội là -1, bạn có đồng ý với khẳng định này hay không?
Tại sao có hoặc tại sao không?
3. Chấm trên đồ thị lượng thịt cừu cô Turner tiêu dùng theo trục tung và lượng gạo
cô tiêu dùng theo trục hoành. Hãy vẽ đường bàng quan bao chứa các bộ hàng hóa
thị trường sau. Mỗi bộ hàng hóa thị trường này đều mang lại độ thỏa mãn như
nhau.

4. Trong bài tập trên, tỷ lệ thay thế biên của gạo cho thịt cừu là gì? Tỷ lệ thay thế
biên này thay đổi thế nào khi cô Turner tiêu dùng nhiều thịt cừu hơn và ít gạo đi?
Điều này có thực tế hay không?
5. Giả sử Richard có mức thu nhập sau thuế là 500$ mỗi tuần và phải chi tiêu tất cả
cho đồ ăn hay quần áo. Nếu đồ ăn là 5$ mỗi cân và quần áo là 10$ mỗi bộ, hãy vẽ
đường ngân sách trên đồ thị, trong đó lượng đồ ăn được đo theo trục tung và lượng
quần áo được đo lường theo trục hoành.
6. Trong bài tập trước, nếu thu nhập hàng tuần của Richard tăng lên 600$ thì đường
ngân sách thế nào? Nếu thu nhập của anh là 500$ nhưng giá của đồ ăn tăng đến
10$ mỗi cân thì đường ngân sách thế nào? Nếu thu nhập của anh ấy là 500$ nhưng
giá của quần áo tăng đến 20$ mỗi bộ thì đường ngân sách thế nào? Vẽ các đường
ngân sách này trên cùng đồ thị được sử dụng ở bài tập trước.
7. Maria có ngân sách tổng cộng là 9$ để tiêu dùng hai hàng hóa, khoai tây chiên và
bánh phồng tôm. Cô thích tiêu dùng một đơn vị khoai tây chiên kết hợp cùng với
một đơn vị bánh phồng tôm. Bất cứ đơn vị khoai tây chiên nào cô không thể tiêu
dùng kết hợp cùng với một đơn vị bánh phồng tôm điều là vô ích. Nếu giá một
đơn vị khoai tây chiên bằng 50 cents và giá một đơn vị bánh phồng tôm là 10 cents
thì bao nhiêu đơn vị của mỗi loại hàng hóa cô ấy có thể mua?
8. Trong biểu đồ sau, chúng ta thấy một đường bàng quan và đường ngân sách của
của Jane.

a. Nếu giá của hàng hóa X là 100$ thì thu nhập của cô là bao nhiêu?
b. Phương trình đường ngân sách của cô là gì?
c. Độ dốc đường ngân sách thế nào?
d. Giá của hàng hóa Y là gì?
e. Tỷ lệ thay thế biên của cô ở trạng thái cân bằng là gì?
9. Sarah có 300$ để phân bổ giữa vé opera và vé xem phim. Giá mỗi vé opera là 60$,
và giá mỗi vé xem phim là $6. Tỷ lệ thay thế biên vé opera cho vé xem phim của
cô ấy bằng 5, bất chấp cô chọn bộ hàng hóa thị trường nào. Hỏi cô ấy mua bao
nhiêu vé opera?
10. Giả sử Milton có 50$ để phân chia giữa đậu và ngô và giá của ngô là 0.50$ mỗi
cân. Mối liên quan giữa giá ngô và lượng ngô anh sẽ mua là gì nếu U = logQ c +
4log Qb, trong đó U là lợi ích của anh, Q c là lượng ngô mà anh tiêu dùng (tính bằng
cân)), Qb là lượng đậu anh tiêu dùng (tính bằng cân)?
11. Năm 1993, chính quyền bang New York nhận được 3 tỉ $ (từ nguồn liên bang và
thuế xăng dầu của bang) để chi tiêu cho những năm giữa thập kỷ 1990 về giao
thông đường cao tốc và/hay giao thông quá cảnh (tàu điện ngầm, xe bus, đường sắt
hay đường đô thị), cả hai phương tiện giao thông này đều được sử dụng để đáp
ứng nhu cầu giao thông cần thiết của người dân của Bang.
a. Nếu mỗi dặm giao thông quá cảnh chi phí 20 triệu $ thì số dặm giao thông quá
cảnh tối đa được nguồn tài chính này tạo điều kiện cho bang xây dựng bao
nhiêu?
b. Nếu mỗi dặm đường cao tốc chi phí 10 triệu $ thì số dặm đường cao tốc tối đa
được nguồn tài chính này tạo điều kiện cho bang xây dựng bao nhiêu?
c. Nếu số dặm giao thông quá cảnh được xây dựng đặt theo trục tung của một đồ
thị và số dặm đường cao tốc được xây dựng đặt theo trục hoành của đồ thị này,
thì có thể vẽ một đường ngân sách (thể hiện số dặm giao thông quá cảnh tối đa
có thể được xây dựng, dựa vào mỗi số dặm đường cao tốc được xây dựng) cho
bang được không? Nếu được, thì độ dốc của đường ngân sách này à gì? (Giả sử
rằng 3 tỉ $ trên là nguồn quĩ duy nhất để chi tài chính cho xây dựng đường giao
thông quá cảnh và đường cao tốc.)
d. Nếu công chúng và chính quyền bang nhất trí rằng mỗi dặm giao thông quá
cảnh tăng thêm sẽ giải quyết thêm khả năng giao thông của bang bằng ba lần
so với một dặm đường cao tốc tăng thêm, thì có bao nhiêu tiền trong số 3 tỉ $
này cần được chi tiêu cho giao thông quá cảnh (nếu mục tiêu là tối đa hóa khả
năng vận chuyển)?
Bài tập chương 5

Bài tập
1. Trong công ty Elwyn, mối quan hệ giữa sản lượng (Q) và số giờ làm việc của lao
động có tay nghề (S) và lao động phổ thông (U) là:

Tiền lương theo giờ của lao động có tay nghề là 10$ và tiền lương theo giờ của lao
động phổ thông là 5$. Hãng có thể thuê bao nhiêu lao động như nó muốn với
những mức lương như vậy.
a. Kỹ sư trưởng của Elwyn khuyến cáo rằng hãng nên thuê 400 giờ lao động
có tay nghề và 100 giờ lao động phổ thông. Hãy đánh giá khuyến cáo này.
b. Nếu Công ty Elwyn quyết định dành tổng cộng chi tiêu 5.000 $ cho lao
động có tay nghề và lao động phổ thông, thì nó nên thuê mỗi loại lao động
bao nhiêu giờ?
c. Nếu giá của một đơn vị sản phẩm là 10 $ (và không thay đổi theo sản
lượng), thì công ty nên thuê bao nhiêu giờ lao động phổ thông?
2. Trên cơ sở phân tích hồi quy giống như trong chương 5, Công ty Washington nhận
thấy hàm sản xuất của nó là
trong đó Q là sản lượng hàng ngày, L là lượng lao động được thuê một ngày và K
là lượng máy móc sử dụng một ngày. Sản phẩm của Công ty Washington được
bán trên thị trường cạnh tranh với mức giá 10 $ một đơn vị. Hãng không thể tác
động đến tiền lương công nhân và giá máy móc.
a. Nếu tiền lương một công nhân là 30 $ một ngày, hãng nên thuê bao nhiêu
công nhân trên một đơn vị sản phẩm?
b. Phần trăm doanh thu của hãng chi cho lao động là bao nhiêu? Tại sao?
c. Tỷ lệ phần trăm này có phụ thuộc vào tiền lương theo ngày của một công
nhân hay không? Tại sao có hay tại sao không?
3. Một hãng tư vấn chuyên môn hóa trong ngành nông nghiệp xác định rằng các kết
hợp dưới đây của sự tiêu dùng cỏ kho và ngũ cốc cho mỗi con cừu dẫn đến thu
đựo 25 cân cừu:

Số cân cỏ khô Số cân ngũ cốc


40 130,9
50 125,1
60 120,1
70 115,7
80 111,8
90 108,3
110 102,3
130 97,4
150 93,8
a. Chủ tịch của công ty muốn ước lượng sản phẩm biên của một cân ngũ cốc
để sản xuất cừu. Ông ta có thể làm điều đó dựa trên các số liệu này không?
b. Chủ tịch công ty bị thuyết phục rằng hiệu quả không đổi theo quy mô
chiếm ưu thế trong sản xuất cừu. Nếu điều này là đúng và việc tiêu dùng cỏ
khô và ngũ cốc cho mỗi con cừu là các đầu vào duy nhất, thì lợi ích thu
được là bao nhiêu nếu tiêu dùng 100 cân cỏ khô cho một con cừu và tiêu
dùng 250,2 cân ngũ cốc cho một con cừu.
c. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của cỏ khô cho ngũ cốc là gì nếu tiêu dùng
trong khoảng 40-50 cân cỏ khô (và trong khoảng 130,9 – 125,1 cân ngũ
cốc) cho mỗi con cừu?
d. Một tiến bộ lớn về kỹ thuật cho phép người nông dân sản xuất 25 cân thu
hoạch từ mỗi con cừu với cỏ khô và ngũ cốc ít hơn so với các chỉ số ở bảng
trên. Nếu tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (tại mỗi tỉ lệ tiêu dùng mỗi đầu vào) là
như nhau sau khi có tiến bộ kỹ thuật như lúc trước, thì có thể vẽ đường
đẳng lượng mới tương ứng với 25 cân thu hoạch từ mỗi con cừu?
4. Công ty Ascot sản xuất đồ văn phòng, thuê một nhà tư vấn để ước lượng hàm sản
xuất. Nhà tư vấn kết luận rằng: Q = 0,9P + 0,06L
trong đó Q là số cân đồ văn phòng phẩm được Ascot sản xuất mỗi năm, L là số giờ
lao động mỗi năm và P là lượng giấy được sử dụng mỗi năm.
a. Hàm sản xuất này dường như gồm tất cả đầu vào có liên quan phải không?
Hãy giải thích
b. Hàm sản xuất dường như là hợp lý nếu nó được áp dụng cho tất cả các giá
trị có thể có của L? Hãy giải thích.
c. Có phải hàm sản xuất này thể hiện hiệu suất biên giảm dần hay không?
5. Một hàm sản xuất Cobb-Douglas được ước lượng cho 6 loại nông trại. Có 5 đầu
vào trong hàm sản xuất này: (1) đất, (2) lao động, (3) thiết bị, (4) gia súc và thức
ăn và (5) các nguồn lực khác. Số mũ của mỗi đầu vào như sau:
Hệ số mũ
Loại nông trại Đất Lao động Thiết bị Thú nuôi Các
và thức nguồn lực
ăn khác
Nông trại trồng 0,24 0,07 0,08 0,53 0,02
lúa
Nông trại nuôi lợn 0,07 0,02 0,10 0,74 0,03
Trang trại bò sữa 0,10 0,01 0,06 0,63 0,02
Trang trại tổng 0,17 0,12 0,16 0,46 0,03
hợp
Trang trại lớn 0,28 0,01 0,11 0,53 0,03
Trang trại nhỏ 0,21 0,05 0,08 0,43 0,03
a. Có phải hiệu quả tăng theo quy mô trong bất kỳ trang trại nào trong số 6
loại trang trại này?
b. Trong loại trang trại nào, việc tăng lao động lên 1% có số phần trăm ảnh
hưởng lớn nhất đến sản lượng?
c. Trên cơ sở các kết quả này, bạn có kỳ vọng rằng sản lượng sẽ tăng nếu
nhiều nông trại trong mẫu này được sáp nhập?
6. Theo kỹ sư trưởng của Công ty Zodiac, Q = AL αKβ, trong đó Q là mức sản lượng,
L là mức đầu vào lao động và K là mức đầu vào vốn. Phân tích thống kê chỉ ra
rằng α = 0,8 và β = 0,3. Chủ sở hữu của hãng tuyên bố nhà máy này có hiệu quả
theo quy mô tăng.
a. Chủ sở hữu nói có đúng không?
b. Nếu β = 0,2 thay vì bằng 0,3, chủ sở hữu có đúng không?
c. Sản lượng trên một đơn vị lao động chỉ phụ thuộc vào α và β đúng không?
Tại sao đúng, tại sao không?
7. Trên cơ sở số liệu thu được bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ, mối quan hệ giữa tổng sản
lượng sữa bò và lượng ngũ cốc nuôi bòn như sau
Lượng ngũ cốc (cân) Lượng sữa (cân)
1.200 5.917
1.800 7.250
2.400 8.379
3.000 9.371
(Mối quan hệ này giả định rằng đầu vào cỏ cho bò là cố định ở mức 6.500 cân cỏ
khô).
a. Tính sản phẩm trung bình của ngũ cốc khi mỗi số lượng được dùng.
b. Ước lượng sản phẩm biên của ngũ cốc khi giữa 1.200 và 1.800 cân được
cho ăn, khi giữa 1.800 và 2.400 cân và khi giữa 2.400 và 3.000 cân được
cho ăn.
c. Hàm sản xuất này có thể hiện hiệu suất biên giảm dần hay không?
8. Chủ sở hữu của Công ty rửa xe Hughes tin rằng mối quan hệ giữa lượng ô tô được
rửa và lượng đầu lao động vào là:

trong đó Q là lượng ô tô được rửa một giờ và L là lượng người được thuê mỗi giờ.
Hãng nhận 5$ cho mỗi chiếc ô tô được rửa và mức tiền lương theo giờ cho mỗi
người lao động được thuê là 4,50$. Chi phí đầu vào khác như nước không đáng
kể; do đó, chúng bị bỏ qua.
a. Để tối đa hóa lợi nhuận thì nên thuê bao nhiêu người?
b. Lợi nhuận tính theo giờ của hãng sẽ là bao nhiêu?
c. Mối quan hệ này giữa đầu ra và đầu vào lao động có hiệu lực cho tất cả các
giá trị của L hay không? Tại sao có, tại sao không?
9. Hàm sản xuất của một nhà máy điện tử là Q = 5LK, trong đó Q là mức sản lượng
của nó, L là lượng lao động nó sử dụng trong mỗi chu kỳ sản xuất và K là lượng
vốn nó sử dụng trong mỗi chu kỳ sản xuất. Giá của lao động là 1$ mỗi đơn vị lao
động, và giá của vốn là 2$ mỗi đơn vị vốn. Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất
của hãng thuê bạn để xác định kết hợp của các đầu vào nào mà nhà máy nên sử
dụng để sản xuất 20 đơn vị sản lượng trong mỗi chu kỳ sản xuất.
a. Bạn sẽ khuyên ông ta cái gì?
b. Giả sử rằng giá của lao động tăng lên 2 mỗi đơn vị. Điều này có ảnh hưởng
gì tới sản lượng trên mỗi đơn vị lao động?
c. Có phải nhà máy này có hiệu quả theo quy mô giảm? Tại sao có, tại sao
không?
10. Trong nhà máy của mình ở Erie, Pennsylvania, Công ty General Electric đã thiết
lập một hệ thống sản xuất linh hoạt để sản xuất đầu máy xe lửa. Các hệ thống sản
xuất linh hoạt là những kiểu sản xuất tự động rất tinh vi, hoạt động với sự can
thiệp bằng tay rất ít. Chúng là hệ thống tổng hợp các máy móc dưới sự kiểm soát
đã được lập trình đầy đủ. Theo General Electric, hệ thống mới so với hệ thống cũ
như sau
Hệ thống cũ Hệ thống mới
Lượng máy móc 29 9
Lượng công nhân 86 16
Sản lượng hàng năm 4.100 5.600
a. Hệ thống mới có làm tăng sản phẩm trung bình của lao động không?
b. Nó có làm tăng sản phẩm trung bình của máy móc không?
c. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Ramchandran Jaikumar ở trường
Havard, các hãng của Mỹ nói chung không khai thác hết hệ thống sản xuất
linh hoạt như họ có thể làm. Vì một điều, tỷ lệ phần trăm thời gian hệ thống
như vậy thực sự hoạt động so với thời gian chờ đợi để chỉnh sửa hay sửa
chữa là khá thấp. Ồng cho rằng các hãng nên đầu tư nhiều hơn nữa vào
nhân lực kỹ thuật có tay nghề. Tiến hành làm điều này có thể làm dịch
chuyển hàm sản xuất hay không?
d. Một hãng có thể xác định liệu tiến hành làm như vậy là đáng giá hay không
như thế nào?
11. Công ty Arbor sản xuất loại khóa máy bằng kim loại. Chi phí lắp đặt là 8.000$ và
chi phí lưu kho mỗi chiếc khóa hàng năm là 40$. Qui mô lô tối ưu là bao nhiêu
nếu Công ty Arbor sản xuất mỗi mức sản lượng hàng năm như sau:
a. 1.000
b. 10.000
c. 100.000
12. Hãng ô tô Thụy Điển Volvo A.B đã mở một nhà máy lắp ráp ô tô mới ở Uddevalla
năm 1988. Ý tưởng là phải có một đội nhỏ các công nhân có tay nghề cao lắp một
chiếc ô tô hoàn thiện. Theo những người đề xuất, điều này sẽ làm giảm sự nhàm
chán liên quan với dây chuyền lắp ráp truyền thống và giảm sự vắng mặt và tốc độ
thay thế của các công nhân. Năm 1991, có các báo cáo rằng phải mất 50 giờ lao
động để lắp ráp một chiếc ô tô ở Uddevalla, ngược lại với 25 giờ ở Nhà máy lắp
ráp truyền thống của Volvo ở Ghent, Bỉ. Nếu bạn là nhà quản lý cấp cao của
Volvo, bạn sẽ hỏi các nhà quản lý của Uddevalla những câu hỏi nào và bạn sẽ tiến
hành làm những gì?
13. Porche, một nhà sản xuất xe ô tô thể thao của Đức, gần như bị phá sản năm 1992.
Sau đó nó khôi phục được, dựa trên phương pháp sản xuất của Nhật. Một số kết
quả thay đổi về hiệu quả quá trình sản xuất của nó như sau:

Diện tích sản Thời gian Lỗi sản xuất Mức hàng Nhà
xuất sản xuất (mỗi ô tô) tồn kho (bộ quản lý
(thước vuông) (giờ) phận)
Trước 765 120 6 8.490 328
Sau 514 72 3 1.600 226
Nguồn: Tạp chí New York Times, 20/1/1996
a. Tại sao nó muốn giảm diện tích sản xuất?
b. Tại sao nó muốn giảm thời gian sản xuất?
c. Tại sao nó muốn giảm mức hàng tồn kho?
14. Trong những năm 1950 và những năm 1960, Công ty mô tô Toyota đã thiết lập và
phát triển hệ thống sản xuất Just-in-time, nó đã có ảnh hưởng rất lớn đến Nhật và
các nước khác. Theo hệ thống này, nguyên liệu, các linh kiện và các cấu kiện được
sản xuất và phân phối chỉ ngay trước khi cần. Một ưu việt là hàng tồn kho của các
linh kiện và của quá trình làm việc được giảm đáng kể, nhưng đây chỉ là một phần
của câu chuyện. Thêm vào đó, thời gian và chi phí được yêu cầu để thay đổi từ sản
xuất một bộ phận hay một mẫu sang cái khác được giảm xuống; điều này làm
giảm chi phí lắp đặt và tạo khả năng cho hãng sản xuất theo các lô nhỏ một cách
kinh tế.

Sự so sánh cẩn trọng của một nhà máy ô tô sử Nhà máy sử Nhà máy không
dụng hệ thống just-in-time với một nhà máy dụng hệ sử dụng hệ
sản xuất ô tô không sử dụng hệ thống này cho thống Just- thống Just-in-
các số liệu sau: in-time time
Số ô tô được sản xuất mỗi ngày 1.000 860
Tổng số công nhân sản xuất 1.000 2.150
Số công nhân mỗi ô tô mỗi ngày
Lao động trực tiếp 0,79 1,25
Lao động gián tiếp 0,21 1,25
Tổng 1,00 2,5
a. Trên cơ sở của so sánh này, có xảy ra việc sản phẩm trung bình của lao
động với hệ thống Just-in-time cao hơn so với của hệ thống không dùng
just-in-time hay không?
b. Một hệ thống như vậy có làm tăng sản phẩm trung bình của lao động
gián tiếp với mức độ lớn so với sản phẩm trung bình của lao động trực
tiếp hay không?
c. Nếu sự thay đổi từ một bộ phận hay mô hình này sang bộ phận hay mô
hình khác đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực quản lý và lập kế hoạch được
yêu cầu nhiều hơn so với trường hợp mà sự thay đổi như vậy có thể được
thực hiện nhanh. Điều này có giúp giải thích tại sao sản phẩm trung bình
của lao động gián tiếp tăng nhiều như vậy hay không?
d. Theo James Abegglen và George Stalk, “nhiều công ty Nhật bằng cách
sử dụng hệ thống just-in-time đã tăng gấp đôi năng suất của lực lượng lao
động sản xuất và hầu như gấp đôi năng suất của các tài sản được họ sử
dụng”. Điều này có dẫn đến một sự dịch chuyển các đường đẳng lượng
hoặc một sự di chuyển dọc theo các đường đẳng lượng cố định của các
hãng này hay không?
Bài tập chương 6
Bài tập
1. Năm 1985, Viện hàm lâm kỹ thuật quốc gia dùng số liệu tại Viện công nghệ
Massachusetts, đã ước lượng các chi phí sản xuất thép với ba công nghệ khác
nhau: (1) than cốc, lò hơi, lò ôxy, thép thỏi, và các máy cán tinh, (2) than cốc, lò
hơi, lò ôxy, đúc liên tục và các máy cán tinh và (3) sắt vụn, lò hồ quang điện, đúc
liên tục các máy cán tinh. Dưới các giả định hợp lý về các giá đầu vào, các chi phí
trung bình được ước lượng trên mỗi một tấn như sau:
Phân loại chi Than cốc, lò hơi, Than cốc, lò hơi, lò Sắt vụn, lò hồ
phí lò ôxy, thép thỏi, ôxy, đúc liên tục và quang điện, và
và các máy cán các máy cán tinh các máy cán
tinh tinh
Nguyên liệu $148.34 $136.19 $122.78
Năng lượng 21.15 15.98 41.58
Lao động trực 83.43 75.09 67.43
tiếp
Vốn 102.06 99.93 54.08
Khác 46.74 41.67 24.47
Tổng $401.72 $368.86 $310.34
a. Báo cáo của Viện hàn lâm kết luận rằng «nếu không có những thay đổi
đáng kể về những công nghệ khác, thì lò hồ quang điện, đúc liên tục và các
máy cán tinh sẽ chiếm ưu thế sản xuất nội địa» Tại sao ?
b. Tại cùng thời điểm, báo cáo lưu ý rằng giá sắt vụn (được dùng trong quy
trình này) «có thể tăng khi sản xuất lò điện mở rộng tăng do nhu cầu tăng
lên.» Tại sao đây là vấn đề có liên quan ?
c. Viện hàn lâm cũng kết luận rằng, bất chấp công nghệ nào trong những công
nghệ này được dùng, thì chi phí mỗi tấn sẽ cao hơn 25 – 30% nếu mức
lương mỗi giờ là 26$ chú không phải 2$ mỗi giờ. Điều này có ngụ ý gì liên
quan đến tính cạnh tranh của các nhà sản xuất thép Mỹ so với các nhà sản
xuất ở các nước khác khi mức lương trả thấp hơn nhiều so với mức lương
của Mỹ ?
d. Nếu các số liệu chi phí trên là các chi phí trung bình dài hạn, thì dưới
những điều kiện nào chúng cũng sẽ bằng với các chi phí biên dài hạn ?
2. Công ty Haverford đang xem xét ba kiểu nhà máy để sản xuất một thiết bị điện tử
cụ thể. Nhà máy A tự động cao hơn so với nhà máy B, và nhà máy B tự động hơn
so với nhà máy C. Với mỗi kiểu nhà máy, chi phí biến đổi trung bình là hằng số
chừng nào đầu ra nhỏ hơn công suất, đó là mức đầu ra lớn nhất của nhà máy. Cấu
trúc chi phí của mỗi kiểu nhà máy như sau:
Nhà máy A Nhà máy B Nhà máy C
Chi phí biến đổi trung bình
Lao động $1.10 $2.40 $3.70
Nguyên vật liệu 0.90 1.20 1.80
Khác 0.50 2.40 2.00
Tổng $2.50 $6.00 $7.50
Tổng các chi phí cố định $300,000 $75,000 $25,000
Khả năng hàng năm 200.000 100,000 50,000
a. Hãy suy ra chi phí trung bình để sản xuất 100.000, 200.000, 300.000 và
400.000 thiết bị mỗi năm của nhà máy A. (Với đầu ra lớn hơn công suất của
một nhà máy riêng, thì giả định có nhiều hơn một nhà máy kiểu này được
xây dựng).
b. Hãy suy ra chi phí trung bình để sản xuất 100.000, 200.000, 300.000 và
400.000 thiết bị mỗi năm của nhà máy B.
c. Hãy suy ra chi phí trung bình để sản xuất 100.000, 200.000, 300.000 và
400.000 thiết bị mỗi năm của nhà máy C.
d. Dùng các kết quả của phần (a) đến (c), vẽ đồ thị các điểm trên đường chi
phí trung bình dài hạn để sản xuất những thiết bị điện tử này với sản lượng
100.000, 200.000, và 400.000 thiết bị mỗi năm.
3. Tập đoàn Abner, một nhà bán lẻ tivi muốn xác định nó phải bán bao nhiêu chiếc
tivi để thu được lợi nhuận là 10.000$ mỗi tháng. Giá của mỗi chiếc tivi là 300$ và
chi phí biến đổi trung bình là 100$.
a. Số lượng doanh số bán được yêu cầu là bao nhiêu nếu như chi phí cố định
của Tập đoàn Abner là 5.000$ mỗi tháng?
b. Nếu như hãng bán mỗi chiếc tivi với giá 350 $ chứ không phải 300$, thì
lượng doanh số bán được yêu cầu là bao nhiêu ?
c. Nếu như tại mức giá 350$, và nếu chi phí biến đổi trung bình là 85$ chứ
không phải 100$, thì doanh số bán được yêu cầu là bao nhiêu ?
4. Theo một nghiên cứu thống kê, mối quan hệ giữa chi phí nhiên liệu của một nhà
máy phát điện chiếu sáng (C ) và sản lượng trong tám giờ của nó tính theo phần
trăm công suất (Q) như sau:
C = 16,68 + 0,125 Q + 0,00439 Q2
a. Khi Q tăng lên từ 50 đến 51, chi phí nhiên liệu tăng thêm cho nhà máy là
bao nhiêu?
b. Kết quả của phần (a) có thể dùng làm gì đối với nhà quản lý nhà máy ?
c. Hãy suy ra đường chi phí biên (nhiên liệu) của nhà máy này, và chỉ ra các
nhà quản lý nhà máy có thể dùng nó như thế nào?
5. Bảng dưới đây của công ty Lincoln. Điều vào chỗ trống
Đầu Tổng Tổng chi Tổng chi phí Chi phí cố Chi phí biến
ra chi phí phí cố định biến đổi định trung đổi trung
bình bình
0 50 …………… …… ……… …………
1 75 …………… ……… ………… ………
2 100 …………… …… ……… ……………
3 120 …………… ……… ………… ……………
4 135 …………… …… ………… …………
5 150 …………… …… ………… ………
6 190 ……… ……… ………… ………
7 260 …… ……… ………… ………
6. Hàm chi phí trung bình ngắn hạn của công ty chế tạo Deering năm 2004 là
AC = 3 + 4Q
trong đó AC là chi phí trung bình của công ty (tính bằng đôla mỗi cân sản phẩm),
và Q là mức đầu ra của nó.
a. Cho biết phương trình về hàm tổng chi phí ngắn hạn của công ty.
b. Liệu công ty có khoản chi phí cố định nào hay không? Hãy giải thích.
c. Nếu giá sản phẩm của công ty sản xuất Deering (mỗi cân) là 3$, thì công ty
có lợi nhuận hay bị thua lỗ? Hãy giải thích.
d. Hãy suy ra phương trình về hàm chi phí biên của công ty.
7. Chủ tịch Tập đoàn Tacke tin rằng nghiên cứu thống kê của các nhân viên của ông
ta cho thấy đường tổng chi phí dài hạn của hãng có thể được thể hiện là:

với TC là tổng chi phí của hãng, Q là sản lượng của nó, P L là giá lao động và PK là
giá vốn.

a. Chủ tịch Tập đoàn Tacke nói rằng đo lường độ co giãn của chi phí theo
sản lượng – tức là, số phần trăm thay đổi tổng chi phí do thay đổi sản lượng
1%. Ông ta có đúng không? Tại sao có và tại sao không ?

b. Ông ta cũng nói rằng nếu <1, thì chỉ ra có tính kinh tế theo qui mô,
ngược lại nếu >1, thì chỉ ra không có tính kinh tế theo qui mô. Ông ta có
đúng không? Tại sao có và tại sao không ?
c. Theo chủ tịch Tập đoàn Tacke, có thể được ước lượng bằng hồi quy
log(TC/PK) theo logQ và log(PL/PK). Ông ta có đúng không? Tại sao có và
tại sao không ?
8. Các kỹ sư đôi khi dựa vào «qui tắc 0,6», nó khẳng định rằng chi phí tăng lên trên
cơ sở tăng công suất được tăng lên bằng 0,6 công suất; điều đó có nghĩa là

trong đó C1 và C2 là các chi phí của hai bộ phận thiết bị, X 1 và X2 là các công suất
tương ứng của chúng.
a. Liệu qui tắc 0,6 có đề xuất tới tính kinh tế theo qui mô hay không?
b. Một số chuyên gia đã cho rằng trong các ngành hoá học và kim loại, qui tắc
0,6 có thể được áp dụng cho toàn bộ nhà máy chứ không phải cho những bộ
phận thiết bị riêng. Nếu như vậy, đường chi phí trung bình dài hạn trong
những ngành này có xu hướng có độ dốc âm phải không?
c. Bạn có thể nghĩ ra một cách để kiểm chứng liệu qui tắc này có đúng hay
không?
9. Hàm tổng chi phí biến đổi của Công ty Dijon là :
TVC = 50 Q – 10 Q2 + Q3
trong đó Q là số đơn vị đầu ra được sản xuất
a. Mức đầu ra nào mà chi phí biên là nhỏ nhất ?
b. Mức đầu ra nào mà chi phí biến đổi trung bình là nhỏ nhất ?
c. Giá trị chi phí biến đổi trung bình và chi phí biên ở mức đầu ra trong câu trả
lời b là bao nhiêu?
10. Công ty Beryn đang xem xét đến việc đưa thêm một sản phẩm mới vào dây
chuyền sản xuất của nó. Hãng có rất nhiều công suất sản xuất thừa để sản xuất sản
phẩm mới này, và tổng chi phí cố định sẽ không bị ảnh hưởng nếu sản phẩm mới
này được đưa thêm vào dây chuyền của nó. Tuy nhiên, kế toán của công ty quyết
định một phần hợp lý của chi phí cố định hiện tại hãng cần phân bổ cho sản phẩm
mới này. Cụ thể, họ quyết định áp 300.000 $ chi phí cố định cho sản phẩm mới.
Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị của việc sản xuất và bán sản phẩm mới là 14$, nó
gồm các khoản sau:
Nhân công trực tiếp : $8.20
Nguyên vật liệu trực tiếp : 1.90
Khác : 3.90
Tổng $14.00
a. Công ty Berwyn có nên đưa thêm sản phẩm mới vào dây chuyền của nó
hay không nếu nó có thể bán được 10.000 đơn vị sản phẩm này với giá
25$?
b. Nó có nên đưa thêm sản phẩm mới vào hay không nếu nó có thể bán được
10.000 đơn vị sản phẩm này với giá 20 $?
c. Nó có nên đưa thêm sản phẩm mới vào hay không nếu nó có thể bán được
10.000 đơn vị sản phẩm này với giá 15 $?
d. Mức giá thấp nhất là bao nhiêu (mà công ty có thể có được cho sản phẩm
mới) khi thêm sản phẩm mới vào dây chuyền của nó sẽ mang lại lợi ích cho
nó?
11. Tập đoàn Jolson sản xuất 1.000 tủ gỗ và 500 bàn gỗ mỗi năm, tổng chi phí là
30.000$. Nếu hãng chỉ sản xuất 1.000 tủ gỗ thì chi phí là 23.000$. Nếu công ty chỉ
sản xuất 500 bàn gỗ thì chi phí sẽ là 11000$.
a. Hãy tính mức độ của tính kinh tế theo phạm vi.
b. Tại sao tính kinh tế theo phạm vi lại tồn tại ?
12. Năm trước, Công ty Smith đã sản xuất và bán 10.000 bàn kim loại. Khi sản lượng
nằm trong khoảng từ 5.000 đến 10.000 bàn, thì chi phí biến đổi trung bình là 24$.
Trong khoảng sản lượng này, mỗi chiếc bàn đóng góp 60% thu nhập của nó vào
chi phí cố định và lợi nhuận.
a. Giá của mỗi chiếc bàn là bao nhiêu?
b. Nếu như công ty Smith tăng giá lên 10%, thì nó sẽ phải bán bao nhiêu bàn
trong năm tới để có lợi nhuận giống như năm trước?
c. Nếu Công ty Smith tăng giá lên 10%, và nếu như chi phí biến đổi trung
bình tăng lên 8% do tăng lương, thì nó sẽ phải bán bao nhiêu bàn trong năm
tới để có lợi nhuận giống như năm trước?
Phụ lục

Phân tích điểm hoà vốn và hoạt động đòn bẩy


Các nhà quản lý phải liên tục đưa ra so sánh giữa các hệ thống có thể lựa chọn
thay thế của sản xuất. Liệu một kiểu nhà máy có được thay thế bằng một kiểu khác hay
không? Làm thế nào nhà máy của bạn so sánh được với nhà máy của đối thủ cạnh tranh?
Phân tích điểm hoà vốn có thể được mở rộng để giúp đưa ra những so sánh như vậy một
cách có hiệu quả hơn. Trong phần phụ lục này, chúng tôi chỉ ra bạn có thể phân tích như
thế nào về việc tổng chi phí và lợi nhuận biến đổi theo sản lượng ra sao, tuỳ thuộc vào
nhà máy có thể được tự động hoá hoặc cơ giới hoá như thế nào. Đây là một chủ đề quan
trọng, do các nhà quản lý cấp cao thường phải đưa ra các so sánh như vậy.
Đầu tiên, điều cơ bản cần thấy rằng một vài nhà máy do chúng được cơ giới hoá
nhiều hơn so với những nhà máy khác, nên chúng có chi phí cố định tương đối cao nhưng
chi phí biến đổi trung bình lại tương đối thấp. Xét ba hãng I, II, và III trong hình 6.19.
Nhà máy của hãng I có chi phí cố định là 100.000$ mỗi tháng, nó cao hơn nhiều so với
chi phí cố định của các nhà máy do hãng II hoặc III; tuy nhiên chi phí biến đổi trung bình
của nó 2$ thấp hơn nhiều so với chi phí biến đổi trung bình của hãng II hoặc III. Về cơ
bản, hãng I đã thay thế vốn cho lao động và nguyên liệu. Nó đã xây dựng một nhà máy tự
động hoá cao với chi phí cố định cao, nhưng chi phí biến đổi trung bình thấp.
Ở cực ngược lại, hãng III đã xây dựng một nhà máy với chi phí cố định thấp
nhưng chi phí biến đổi trung bình cao. Do nó không đầu tư lớn vào nhà máy và thiết bị,
nên tổng chi phí cố định chỉ có 25.000$ mỗi tháng, ít hơn so với hãng I hoặc II. Tuy
nhiên, vì mức cơ giới hoá tại nhà máy của nó tương đối thấp nên chi phí biến đổi trung
bình của hãngy III là 4$, cao hơn đáng kể so với hai hãng kia. So với hãng I, thì hãng III
sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu hơn và ít vốn hơn.
Theo cách nhìn này thì nhà máy của hãng II chiếm một vị trí ở giữa (giữa các hãng
I và III). Tổng chi phí cố định của nó bằng 60.000$ ít hơn hãng I nhưng nhiều hơn hãng
III, và chi phí biến đổi trung bình của nó bằng 3$ lớn hơn chi phí biến đổi trung bình của
hãng I nhưng nhỏ hơn của hãng III. Nhà máy của hãng II không được tự động hóa như
của hãng I nhưng nó tự động hóa cao hơn so với của hãng III.
Khi so sánh những nhà máy này, một trong những vấn đề quan trọng cần xem xét
là mức độ của hoạt động đòn bẩy, nó được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận
do thay đổi 1% số đơn vị sản phẩm bán ra. Cụ thể là,
Mức độ của hoạt động đòn bẩy = (phần trăm thay đổi lợi nhuận)/(phần trăm thay đổi số
lượng bán ra

(6.9)
trong dó là lợi nhuận của hãng và Q là số lượng bán ra.
Mức độ của hoạt động đòn bẩy đo lường sự thay đổi của số lượng bán ra đã cho có
ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận, nên có tầm quan trọng rất lớn. Nếu hãng I bán
40.000 đơn vị mỗi tháng, và nếu chúng ta cho ΔQ = 10.000 đơn vị, thì mức độ hoạt động
của đòn bẩy bằng

do hình 9.19 cho thấy rằng nếu ΔQ = 10.000 đơn vị, Δ = 50.000$ - 20.000$ (tại sao? vì
nếu Q thay đổi từ 40.000 lên 50.000 đơn vị, thì thay đổi từ 20.000$ lên đến 50.000$).
Do đó, tăng 1% số lượng bán ra dẫn tới lợi nhuận tăng 6%.
Nếu cả hai đường tổng doanh thu nhập và hàm tổng chi phí là tuyến tính, như
trong hình 9.19, thì một cách đơn giản để tính mức độ của hoạt động đòn bẩy khi sản
lượng bằng Q được tính theo công thức sau:

Mức độ của hoạt động đòn bâỷ =


(6.10)
trong đó P là giá bán, AVC là chi phí biến đổi trung bình và TFC là tổng chi phí cố định.
Cũng có thể chỉ ra rằng nếu cả hai đường tổng doanh thu và hàm tổng chi phí là tuyến
tính, thì công thức (6.10) cho kết quả giống như công thức (6.9). Do đó, với công ty I nếu
Q = 40.000, thì công thức (6.10) cho biết mức độ của hoạt động đòn bẩy bằng

do P = 5$, AVC = 2$ và TFC = 100.000$. Kết quả cũng tương tự như ở phần trên .
(Trong cả hai trường hợp, nó bằng 6).
Đây là điều rất thú vị và quan trọng để so sánh mức độ hoạt động đòn bẩy của ba
hãng, do so sánh này thể hiện rất rõ sự khác nhau giữa các nhà máy này như thế nào. Nếu
Q = 40.000, mức độ hoạt động đòn bẩy của công ty II bằng :

Với công ty III, nó bằng:

Như vậy, tăng số lượng bán lên 1% thì dẫn tới lợi nhuận tại hãng I tăng 6% , tại hãng II
tăng và tạo hãng III tăng 2,67%. Rõ ràng, lợi nhuận của hãng I nhạy cảm với những thay
đổi của số lượng bán ra lớn hơn so với lợi nhuận của hãng III; hãng II thì đứng ở vị trí
giữa.

Chi phí cố định = $100,000


Chi phí biến đổi trung bình = $2
Giá bán = $5

Số Tổng Tổng Tổng


lượng thu chi phí lợi
bán nhập nhuận

10,000 $ $120.00 $-
50,000 0 70.000

20.000 100,000 140.000 -40.000

30.000 150,000 160.000 -10.000

40.000 200,000 180.000 20.000

50,000 250,000 200.000 50.000


Chi phí cố định = $60,000
Chi phí biến đổi trung bình = $3
Giá bán = $5

Số Tổng Tổng Tổng


lượng thu chi phí lợi
bán nhập nhuận

10,000 $ $90.000 $-
50,000 40,000

20.000 100,000 120.000 -20,000

30.000 150,000 150.000 0

40.000 200,000 180.000 20,000

50,000 250,000 210.000 40,000

Chi phí cố định = $25,000


Chi phí biến đổi trung bình = $4
Giá bán = $5

Số Tổng Tổng Tổng


lượng thu chi phí lợi
bán nhập nhuậ
n

10,000 $ $65.000 $
50,000 -
15,00
0

20.000 100,000 105,000 -5,000

30.000 150,000 145.000 5,000


40.000 200,000 185.000 15,00
0

50,000 250,000 225.000 25.00


0

Hãng I có chi phí cố định tương đối cao và các chi phí biến đổi thấp; hãng III có
chi phí cố định tương đối thấp và chi phí biến đổi cao; và hãng II nằm ở giữa.
Hình 6.19. Phân tích điểm hoà vốn và mức độ của hoạt động đòn bẩy
Bài tập chương 7

Bài tập
1. Công ty Hamilton là một thành viên của một ngành cạnh tranh hoàn hảo. Như tất
cả mọi thành viên của ngành này, hàm tổng chi phí của nó là
TC = 25,000 + 150Q + 3Q2.
trong đó TC là tổng chi phí tháng của hãng (tính bằng đô la) và Q là sản lượng
tháng của hãng.
a. Nếu ngành này đang ở cân bằng dài hạn, thì giá sản phẩm công ty Hamilton
là bao nhiêu?
b. Sản lượng hàng tháng của hãng là bao nhiêu?
2. Trong năm 2001, ngành sản xuất hộp cát tông là cạnh tranh hoàn hảo. Điểm thấp
nhất trên đường chi phí trung bình quân dài hạn của mỗi nhà sản xuất hộp thuần
nhất là 4$, và điểm cực tiểu này xảy ra tại mức sản lượng 1.000 hộp mỗi tháng.
Đường cầu thị trường về hộp này là:
QD = 140.000 – 10.000 P
trong đó P là giá một hộp (tính bằng đô la mỗi hộp) và Q D là lượng cầu về hộp mỗi
tháng. Đường cung thị trường về hộp này như sau:
QS = 80,000 + 5,000 P
trong đó QS là lượng cung hộp mỗi tháng.
a. Mức giá cân bằng của mỗi hộp là bao nhiêu? Có phải đây là mức giá cân bằng
trong dài hạn không?
b. Có bao nhiêu hãng trong ngành công nghiệp này khi nó ở trạng thái cân bằng
trong dài hạn?
3. Hàm tổng chi phí của tập đoàn Burr (trong đó TC là tổng chi phí tính bằng đô la
và Q là sản lượng):
TC = 200 + 4Q + 2Q2
a. Nếu hãng cạnh tranh hoàn hảo và mức giá của sản phẩm là 24 $, thì
mức sản lượng tối ưu là bao nhiêu?
b. Tại mức sản lượng đó, thì lợi nhuận của nó là bao nhiêu?
4. Đường cung và đường cầu về lê như sau:
QS = 10.000P
QD = 25.000 – 15.000P
trong đó QS là lượng cung (tấn), còn QD là lượng cầu (tấn), và P là mức giá đơn vị
của lê (tính bằng 100 đô la mỗi tấn)
a. Vẽ đồ thị đường cung và đường cầu
b. Mức giá cân bằng là bao nhiêu?
c. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
5. Công ty White là thành viên của ngành sản xuất đèn, nó là ngành cạnh tranh hoàn
hảo. Giá của mỗi chiếc đèn là 50$. Hàm tổng chi phí của hãng là:
TC = 1.000 + 20Q + 5Q2
trong đó TC là tổng chi phí (tính bằng đô la) và Q là sản lượng trong mỗi giờ.
a. Mức sản lượng bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận?
b. Lợi nhuận kinh tế của hãng tại mức sản lượng đó là bao nhiêu?
c. Chi phí trung bình của hãng tại mức sản lượng đó?
d. Nếu các hãng khác trong ngành sản xuất đèn có cùng hàm chi phí như hãng
này, thì ngành này có đang ở trạng thái cân bằng không? Tại sao có hoặc tại
sao không?
6. Đường cung dài hạn của một loại dao đặc biệt dùng trong nhà bếp là đường nằm
ngang tại mức giá 3$ mỗi chiếc. Đường cầu cho loại dao bếp này là:
QD = 50 – 2P.
trong đó QD là lượng cầu của dao (tính bằng triệu chiếc mỗi năm) và P là giá mỗi
chiếc (tính bằng đô la).
a. Tính mức sản lượng cân bằng của loại dao này?
b. Nếu áp đặt một mức thuế 1 $ cho mỗi con dao, sản lượng cân bằng là bao
nhiêu dao? (Giả sử rằng thuế được chính phủ thu từ nhà cung cấp dao).
c. Sau khi bị đánh thuế, bạn mua một con dao như vậy với giá 3.75$. Đây có
phải là mức giá ở trạng thái cân bằng dài hạn không?

Bài tập
1. Harry Smith chủ sở hữu một hãng sản xuất đường ray là một độc quyền không bị
điều tiết. Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm kỹ càng, ông thấy rằng đường chi phí
biên của hãng có thể được xấp xỉ với một đường thẳng, MC = 60 + 2Q, trong đó
MC là chi phí biên (tính bằng đô la), và Q là sản lượng. Đường cầu về sản phẩm là
P = 100 – Q, trong đó P là giá sản phẩm (tính bằng đô la) và Q là sản lượng.
a. Nếu ông ta muốn tối đa hóa lợi nhuận, thì ông cần chọn mức sản lượng
nào?
b. Ông ấy cần bán mức giá nào?
2. Giám đốc marketing của Công ty Wilson đã xác định rằng độ co giãn của cầu theo
giá về sản phẩm của công ty bằng -2.2. Theo những nghiên cứu mà anh ta đã tiến
hành, thì mối quan hệ giữa lượng tiền được hãng chi cho quảng cáo và doanh số
bán của hãng theo bảng sau:
Chi tiêu cho quảng cáo Doanh số bán
100.000 $ 1,0 triệu $
200.000 1,3 triệu
300.000 1,5 triệu
400.000 1,6 triệu
a. Nếu Công ty Wilson chi 200.000$ cho quảng cáo, thì doanh thu biên từ một
đô la tăng thêm cho quảng cáo là gì?
b. Có phải 200.000$ là khoản tiền tối ưu đối với hãng để chi tiêu cho quảng
cáo?
c. Nếu 200.000$ không phải là khoản tiền tối ưu, thì bạn có lời khuyên hãng
nên chi nhiều hơn hay ít hơn cho quảng cáo?
3. Tập đoàn Coolidge là nhà sản xuất duy nhất một loại laze cụ thể. Đường cầu về
sản phẩm của nó là
QD = 8.300 – 2,1P
và hàm tổng chi phí của nó là
TC = 2.200 + 480Q + 20Q2
trong đó P là giá (tính bằng đô la), TC là tổng chi phí (tính bằng đô la), và Q là sản
lượng hàng tháng.
a. Hãy đưa ra biểu thức cho đường doanh thu biên của hãng.
b. Để tối đa lợi nhuận, hãng cần sản xuất và bán bao nhiêu laze mỗi
tháng?
c. Nếu số lượng này được sản xuất và bán, thì lợi nhuận hàng tháng của hãng
là bao nhiêu?
4. Tập đoàn Madison, một nhà độc quyền, nhận được bản báo cáo từ một hãng tư
vấn bao gồm hàm cầu cho sản phẩm của nó là
Q = 78 – 1,1P + 2,3Y + 0,9A
trong đó Q là số đơn vị được bán, P là giá sản phẩm của nó (tính bằng đô la), Y là
thu nhập trên đầu người (tính bằng nghìn đô la), và A là chi tiêu cho quảng cáo
của hãng (tính bằng nghìn đô la). Hàm chi phí biến đổi trung bình của hãng là
AVC = 42 – 8Q + 1,5Q2
trong đó AVC là chi phí biến đổi trung bình (tính bằng đô la)
a. Người ta có thể xác định được đường chi phí biên của hãng hay không?
b. Người ta có thể xác định được đường doanh thu biên của hãng hay không?
c. Nếu thu nhập trên đầu người là 4.000$ và chi tiêu cho quảng cáo là
200.000$, thì người ta có thể xác định được giá và sản lượng mà tại đó
doanh thu biên bằng chi phí biên hay không? Nếu có, chúng là gì?
5. Công ty Wilcox có hai nhà máy với các hàm chi phí biên như sau:
MC1 = 20 + 2Q1
MC2 = 10 + 5Q2
trong đó MC1 là chi phí biên trong nhà máy thứ nhất, MC 2 là chi phí biên trong
nhà máy thứ hai, Q1 là sản lượng trong nhà máy thứ nhất, và Q 2 là sản lượng trong
nhà máy thứ hai.
a. Nếu công ty Wilcox cực tiểu hóa chi phí của nó và sản xuất năm đơn vị sản
lượng trong nhà máy thứ nhất, thì nó sản xuất bao nhiêu đơn vị sản lượng
trong nhà máy thứ hai? Hãy giải thích.
b. Hàm chi phí biên cho toàn công ty là gì?
c. Bạn có thể xác định từ dữ liệu trên hàm chi phí trung bình cho mỗi nhà máy
hay không? Tại sao có và tại sao không?
6. Nếu Công ty Rhine lờ đi khả năng mà những hãng khác có thể ra nhập thị trường
của nó, thì nó nên đặt mức giá là 10.000$ cho sản phẩm của nó, đó là một công cụ
mạnh. Nhưng nếu nó làm như vậy, thì những hãng khác sẽ bắt đầu ra nhập thị
trường này. Trong hai năm sau, nó sẽ kiếm được 4 triệu $ mỗi năm, nhưng trong
hai năm sau đó nữa, nó sẽ kiếm được 1 triệu $ mỗi năm. Mặt khác, nếu nó đặt mức
giá 7.000$, thì nó sẽ kiếm được 2,5 triệu $ mỗi năm trong bốn năm sau đó, vì
không có hãng nhập ngành nào sẽ xuất hiện.
a. Nếu tỉ lệ lãi suất là 10%, thì Công ty Rhine nên đặt mức giá là 7.000$ hay
10.000$? Tại sao? (Chỉ xét trong bốn năm tiếp theo)
b. Nếu tỉ lệ lãi suất là 8%, thì Công ty Rhine nên đặt mức giá là 7.000$ hay
10.000$? Tại sao? ( Chỉ xét trong bốn năm tiếp theo).
c. Các kết quả trong phần a và b chỉ liên quan đến bốn năm tiếp theo. Các nhà
quản lí của hãng có thể mở rộng phạm vi kế hoạch như thế nào?
7. Trong các cuộc khủng hoảng và những thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người –
đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc vay ngân hàng – quay sang
những hiệu cầm đồ để có tiền mặt. Nhưng, ngay trong những năm phát đạt, những
hiệu cầm đồ vẫn có thể sinh được rất nhiều lãi. Bởi vì đồ ký gửi mà khách hàng
đưa ra (như đồ trang sức, súng, hoặc ghi ta điện) là những thứ nói chung có giá trị
gấp ít nhất hai lần với số tiền được vay, nên nói chung nó có thể được bán có lợi
nhuận. Và bởi vì luật cho vay nặng lãi cho phép những mức trần lãi suất cao hơn
cho những hiệu cầm đồ so với những tổ chức cho vay khác, nên các hiệu cầm đồ
thường áp những mức lãi suất đặc biệt cao. Ví dụ, những hiệu cầm đồ của Florida
áp mức lãi suất từ 20% trở lên mỗi tháng. Theo Steven Kent, một nhà phân tích ở
Goldman, Sachs, những hiệu cầm đồ tạo ra 20% lợi nhuận thô đối với những
khoản vay không có khả năng thanh toán và 205% lãi suất đối với những khoản
vay được hoàn lại.
a. Cuối năm 1991, có khoảng 8.000 hiệu cầm đồ ở Mĩ, theo Văn phòng thông
tin kinh doanh Mỹ (American Business Information). Con số này cao hơn
nhiều so với năm 1986, khi đó có khoảng 5.000. Thật ra, chỉ tính riêng cuối
năm 1991, con số hiệu cầm đồ đã tăng lên 1.000. Tại sao lại có sự tăng lên
như vậy?
b. Trong một thành phố đặc biệt nhỏ, liệu những cửa hiệu cầm đồ có tạo ra
một ngành cạnh tranh hoàn hảo hay không? Nếu không, thì cấu trúc thị
trường của ngành là gì?
c. Có những rào cản đáng kể để ra nhập ngành này hay không? (Chú ý: Một
cửa hiệu cầm đồ có thể được mở với ít hơn 125.000$, nhưng ở một số bang
đã thắt chặt những yêu cầu về cấp giấy phép cho những hiệu cầm đồ).
8. Vào năm 1996, những người nông dân sản xuất sữa đã bị thiệt hại bởi một thập kỉ
giá sữa thấp, bắt đầu giảm đàn gia súc của họ. Sau đó, Kenneth Hein, một nông
dân ở Wisconsin, nói rằng anh ta đang thu được 16$ trên 100 cân sữa, chứ không
phải là 12$ như anh đã thu được trước đó.
a. Tại sao giá sữa đã tăng lên?
b. Bò sữa thường được ăn hạt ngũ cốc. Khi Hein thu được 16$ trên 100 cân
sữa, anh ấy đã trả 5$ một thùng (đơn vị đo thể tích bằng 36 lít) ngũ cốc;
nhưng khi anh ấy thu được 12$ trên 100 cân sữa anh ấy đã trả 2,5$ một
thùng ngũ cốc. Điều đó có nghĩa rằng Hein đã kiếm được ít tiền hơn khi giá
sữa là 16$ so với khi giá sữa là 12$ hay không?
9. Cầu về kim cương được đưa ra là
Pz = 980 – 2Qz
trong đó Qz là số lượng cầu kim cương nếu giá là Pz mỗi viên kim cương. Tổng
chi phí PCz của công ty De Beers ( một nhà độc quyền) được đưa ra là
TCz = 100 + 50Qz + 0,5Qz 2
trong đó Qz là số lượng kim cương được sản xuất và được đưa vào thị trường bởi
công ty De
Beers. Giả sử rằng chính phủ có thể buộc De Beers hành xử như là một hãng cạnh
tranh hoàn
hảo; tức là, qua điều tiết buộc hãng này đặt giá kim cương ở chi phí biên.
a. Phúc lợi xã hội là gì khi De Beers hoạt động như một nhà độc quyền về
giá duy nhất?
b. Phúc lợi xã hội là gì khi De Beers hoạt động như một hãng cạnh tranh
hoàn hảo?
c. Phúc lợi xã hội tăng bao nhiêu khi De Beers chuyển từ độc quyền sang
việc cạnh tranh?
10. Công ty Hassman sản xuất hai loại sản phẩm chung, X và Y. Đường đẳng phí
tương ứng với một tổng chi phí 500.000$ là
QX = 1.000 – 10QX – 5QX2
trong đó QY là số lượng sản phẩm Y được công ty sản xuất và Q X là số lượng sản
phẩm X được sản xuất. Giá sản phẩm X gấp 50 lần giá của sản phẩm Y.
a. Nếu tổ hợp sản lượng tối ưu nằm trên đường đẳng phí này, thì sản lượng tối
ưu của sản phẩm X là bao nhiêu?
b. Sản lượng tối ưu của sản phẩm Y là bao nhiêu?
c. Bạn có chắc rằng sự kết hợp sản lượng tối ưu nằm trên đường đẳng phí này
hay không? Tại sao có và tại sao không?
11. Công ty McDermott ước lượng tổng chi phí trung bình của nó là 10$ mỗi đơn vị
sản lượng khi nó sản xuất 10.000 đơn vị, lượng này được xem là bằng 80% công
suất. Mục tiêu của nó là kiếm được 20% trên tổng lượng đầu tư 250.000$ của nó.
a. Nếu công ty sử dụng đặt giá bằng chi phí-cộng lãi, thì nó cần đặt mức giá
nào?
b. Công ty có chắc chắn bán được 10.000 đơn vị nếu nó đặt mức giá này hay
không?
c. Luận cứ ủng hộ và phản đối một chính sách đặt giá kiểu này là gì?
12. Công ty Morrison sản xuất vợt tennis, chi phí biên của một cái vợt là 20$. Do có
rất nhiều hàng hóa thay thế cho vợt của hãng, nên độ co giãn của cầu theo giá cho
vợt của nó bằng khoảng -2. Trong khoảng sản lượng có liên quan, chi phí biến đổi
trung bình rất gần với chi phí biên.
a. Chủ tịch của công ty Morrison cảm thấy rằng đặt giá bằng chi phí-cộng lãi
là phù hợp với hãng của ông. Ông cộng lãi vào chi phí biến đổi trung bình
bằng 100% để làm giá. Hãy nhận xét về thủ tục này.
b. Do cạnh tranh tăng cường, nên độ co giãn của cầu theo giá cho vợt của
hãng tăng lên – 3. Vị chủ tịch này tiếp tục sử dụng cùng công thức đặt giá
bằng chi phí-cộng lãi như trên. Nhận xét về sự thích hợp của nó.
13. Tập đoàn Backus sản xuất hai loại sản phẩm X và Y. Cứ với mỗi đơn vị của hàng
hóa X mà hãng sản xuất, thì nó sản xuất hai đơn vị hàng hóa Y. Hàm tổng chi phí
của Backus là
TC = 500 + 3Q + 9Q 2
trong đó Q là số đơn vị sản lượng (mà mỗi đơn vị bao gồm một đơn vị hàng hóa X
và hai đơn vị hàng hóa Y) và TC là tổng chi phí (tính bằng đô la). Các đường cầu
về hai sản phẩm của hãng là
P X = 400 – QX
P Y = 300 – 3QY
trong đó PX và QX là giá và sản lượng của sản phẩm X và PY và QY là giá và sản
lượng của sản phẩm Y.
a. Tập đoàn Backus nên sản xuất và bán bao nhiêu mỗi loại sản phẩm trong mỗi
chu kỳ sản xuất?
b. Nó nên đặt mức giá nào cho mỗi loại sản phẩm?

Phụ lục

Phân bổ sản lượng giữa các nhà máy


Nhiều hãng sở hữu và hoạt động với nhiều hơn một nhà máy. Trong phụ lục này,
chúng ta chỉ ra nhà quản lí của những hãng này cần phân bổ sản lượng giữa các nhà máy
khác nhau như thế nào. Đây là một quyết định quan trọng, và kết quả của chúng có giá trị
thực tế trực tiếp rất lớn. Chúng ta xét trường hợp của Công ty Johnson, một nhà độc
quyền, nhưng các kết quả của chúng ta là có hiệu lực cho bất kì hãng nào sử dụng sức
mạnh thị trường.
Công ty Johnson, một nhà độc quyền sản xuất một kiểu dụng cụ cố định đặc biệt,
hoạt động hai nhà máy với các đường chi phí biên được cho trong cột 2 và 3 ở bảng 8.5,
sản lượng được cho trong cột 1. Rõ ràng, nếu hãng quyết định sản xuất chỉ một đơn vị
sản lượng mỗi giờ, thì họ nên sử dụng nhà máy I, vì chi phí biên giữa 0 và 1 đơn vị sản
lượng ở nhà máy I là thấp hơn so với ở nhà máy II. Vì vậy, với hãng như là một tổng thể,
chi phí biên giữa 0 và 1 đơn vị sản lượng là 10$ (chi phí biên giữa 0 và 1 đơn vị ở nhà
máy I). Tượng tự, nếu công ty quyết định sản xuất hai đơn vị sản lượng mỗi giờ, họ cũng
nên sản xuất ở nhà máy I, và chi phí biên giữa đơn vị sản lượng thứ nhất và đơn vị sản
lượng thứ hai cho toàn thể công ty là 12$ (chi phí biên giữa đơn vị thứ nhất và đơn vị thứ
hai ở nhà máy I). Nếu công ty quyết định sản xuất ba đơn vị sản lượng mỗi giờ, hai đơn
vị sản lượng nên được sản xuất ở nhà máy I và một đơn vị nên ở nhà máy II, và chi phí
biên giữa đơn vị sản lượng thứ hai và thứ ba cho toàn thể công ty là 14$ (chi phí biên
giữa 0 và 1 đơn vị sản lượng cho nhà máy II). Một sự lựa chọn thay thé khác là, cả ba có
thể được sản xuất ở nhà máy I (vì chi phí biên giữa đơn vị sản lượng thứ hai và thứ ba ở
nhà máy I cũng là 14$).
Làm theo cách này, chúng ta có thể đưa ra đường chi phí biên cho toàn thể công
ty, được chỉ ra trong cột 4 của bảng 8.5. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà quản lí cần nhận
thấy rằng mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên của toàn công ty.
Đây là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Trong trường hợp này, đó là mức ba hoặc bốn
đơn vị sản lượng mỗi giờ. Giả định rằng công ty sản xuất bốn đơn vị một giờ. (Hãng
không có sự khác biệt giữa ản xuất ba hoặc bốn đơn vị. Nếu nó sản xuất bốn đơn vị, thì
tổng doanh thu là 92.000$ (tức là, 23*4) và chi phí biến đổi cảu nó là 50.000$ (i.e. 10 +
12 + 14 + 14), mang lại lợi nhuận theo chi phí biến đổi là 42.000$. Nếu nó sản xuất ba
đơn vị sản phẩm, khi đó tổng doanh thu sẽ là 78.000$ (tức là, 26*3) và chi phí biến đổi là
36.000$ (tức là, 10 + 12 + 14), mang lại lợi nhuận theo chi phí biến đổi là 42.000$. Vì cả
hai nhà máy đều tồn tại, nên các chi phí cố định của chúng đã phải được trả, và vì thế,
không có lên quan trong ngắn hạn. Trong dài hạn (nếu cầu được dự đoán là duy trì không
đổi), thì hãng nên thoái lui đầu tư nhà máy II).
Để xác định đặt giá bao nhiêu, hãng phải xem mức giá nào tương ứng với sản lượng này
trên đường cầu. Trong trường hợp này, câu trả lời là 23$.
Tại điểm này, chúng ta đã giải quyết xong hầu hết những vấn đề của công ty
Johnson, nhưng không phải là tất cả. Căn cứ vào việc nó sẽ sản xuất bốn đơn vị sản lượng
mỗi giờ, thì nó cần phân chia sản lượng này như thế nào giữa hai nhà máy? Câu trả lời là
nó cần đặt chi phí biên ở nhà máy I bằng với chi phí biên ở nhà máy II. Bảng 8.5 cho
thấy điều này có nghĩa là nhà máy I sẽ sản xuất ba đơn vị mỗi giờ và nhà máy II sẽ sản
xuất một đơn vị mỗi giờ. Giá trị chung của chi phí biên của hai nhà máy là chi phí biên
của toàn hãng: giá trị chung này phải được đặt bằng với doanh thu biên nếu hãng tối đa
hóa lợi nhuận.

Bảng 8.5: Những chi phí của công ty Johnson.

(aNhững số liệu này gắn liền với khoảng giữa sản lượng được chỉ ra và ít hơn sản lượng
được chỉ ra một đơn vị).
Nhiều hãng sử dụng phương pháp này để phân bổ sản lượng giữa các nhà máy. Ví
dụ, các công ty điện lực đã phát triển những chương trình máy tính để tạo điều kiện cho
công việc phân bổ tức thời cầu về điện (hay “tải trọng”) giữa các nhà máy để phù hợp với
qui tắc lí thuyết này. Những chương trình như vậy cho phép người điều vận trung tâm
giao tiếp liên tục với các nhà máy, để tính toán nhanh chóng việc phân bổ tối ưu giữa các
nhà máy. Kết quả là dã tiết kiệm được hàng triệu đô la.
Để minh họa rõ hơn, hãy xét Công ty Chou nó có các nhà máy ở Altoona,
Pennsylvania, và ở High Point, North Carolina. Hàm tổng chi phí cho nhà máy ở Altoona

TCA = 5 + 9QA + QA2
trong đó TCA là tổng chi phí hàng ngày (tính bằng nghìn đô la) ở nhà máy này và Q A là
sản lượng của nó (tín bằng số đơn vị mỗi ngày). Hàm tổng chi phí cho nhà máy ở High
Point là
TCH = 4 + 10QH + 0,5QH2
trong đó TCH là tổng chi phí hàng ngày (tính bằng nghìn đô la) ở nhà máy này, và Q H là
sản lượng của nó (tnhs bằng số đơn vị mỗi ngày).
Đường cầu của Công ty Chou là
P = 31 – Q
và tổng doanh thu của nó là
TR = PQ = (31 – Q)Q = 31Q – Q2
Do đó, đường doanh thu biên của Công ty Chou là
MR = dTR/dQ = 31 – 2Q
Chú ý rằng Q = QA + QH, P là giá, và MR là doanh thu biên (cả hai đều tính bằng nghìn
đô la mỗi đơn vị).
Để tối đa hóa lợi nhuận, thì hãng phải chọn mức giá và mức sản lượng của nó sao
cho
MC A = MCH = MR
(8.21)
trong đó MCA là chi phí biên (tính bằng nghìn đô la) ở nhà máy Altoona và MC H là chi
phí biên (tính bằng nghìn đô la) ở nhà máy High Point.
Chi phí biên của nhà máy Altoona là
MCA = dTCA/dQA = 9 + 2QA
Chi phí biên của nhà máy High Point là
MCH = dTCH/dQH = 10 + QH
Theo công thức 8.21, MCA phải bằng MCH. Vì vậy,
9 + 2QA = 10 + QH
hay Q H = -1 + 2QA
Cũng như vậy, do công thức 8.21 khẳng định rằng MCA phải bằng MR, nên
9 + 2Q A = 31 – 2(QA + QH)
= 31 – 2(Q A – 1 + 2QA)
= 33 – 6Q A
hay 8Q A = 24
Do đó, QA = 3. Và, do QH = -1 + 2QA, nên suy ra QH = 5. Hơn nữa, P = 23, bởi vì P = 31 –
(QA + QH). Tóm lại, Công ty Chou cần đặt mức giá 23.000$ mỗi đơn vị sản lượng và sản
xuất ba đơn vị mỗi ngày ở nhà máy Altoona và năm đơn vị mỗi ngày ở nhà máy High
Point.
Bài tập chương 8

Bài tập
1. Tập đoàn Ridgeway sản xuất một dụng cụ y tế bán ở Nhật, châu Âu và Mỹ. Chi
phí vận chuyển chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng chi phí cúa sản phẩm.
Độ có giãn theo giá của cầu về sản phẩm là -4,0 ở Nhật; -2,0 ở Mỹ và -1,33 ở châu
Âu. Do giới hạn pháp lý, một khi dụng cụ y tế này được bán ở cho một khách hàng
ở nước này thì nó không được bán lại cho người mua khác ở nước khác.
a. Phó chủ tịch phụ trách marketing của hãng phát hành một bản chào hàng
với giá dụng cụ này ở Nhật là 1.000 $, ở Mỹ là 2.000 $, ở châu Âu là
3.000 $. Hãy bình luận về bản chào hàng của ông ta.
b. Bản chào hàng của ông ta được chấp nhận. Các giám đốc bán hàng
chuyển báo cáo về văn phòng tập đoàn cho biết rằng số lượng dụng cụ
được bán ở Mỹ thấp hơn so với kỳ vọng. Hãy bình luận về báo cáo của
họ.
c. Sau khi tranh luận rất nhiều, giám đốc bán hàng ở Mỹ đồng ý hạ giá ở
Mỹ xuống còn 1.500 $. Đó có phải là một quyết định thông minh hay
không? Tại sao có hay tại sao không?
d. Bạn có chắc chắn rằng hãng đang cực đại hóa lợi nhuận hay không? Tại
sao có hay tại sao không?
2. Tập đoàn Locust gồm một bộ phận marketing và một bộ phận sản xuất. Chi phí
biên để sản xuất một đơn vị sản phẩm của hãng là 10$, và chi phí biên để
marketing nó là 4 $ mỗi đơn vị. Đường cầu sản phẩm của hãng là
P = 100 – 0,01Q
trong đó P là giá mỗi đơn vị (tính bằng đô la) và Q là sản lượng (tính bằng đơn vị).
Không có thị trường bên ngoài cho hàng hóa được làm ra bởi bộ phận sản xuất.
a. Sản lượng tối ưu của hãng là bao nhiêu?
b. Hãng cần đặt giá bao nhiêu?
c. Bộ phận sản xuất cần đặt giá bao nhiêu với bộ phận marketing cho mỗi đơn
vị sản phẩm?
3. Ann McCutcheon được thuê làm tư vấn cho một hãng sản xuất vòng bi. Hãng bán
ở hai thị trường khác nhau, mỗi thị trường cô lập hoàn toàn với thị trường kia.
Đường cầu về sản phẩm của hãng ở thị trường 1 là: P 1 = 160 - 8Q1, trong đó P1 là
giá sản phẩm và Q1 là lượng được bán ở thị trường 1. Đường cầu về sản phẩm của
hãng ở thị trường 2 là: P2 = 80 - 2Q2, trong đó P2 là giá sản phẩm và Q2 là lượng
được bán ở thị trường 2. Đường chi phí biên của hãng là 5+Q, trong đó Q là tổng
sản lượng toàn bộ của hãng (dự định cho cả hai thị trường). Hãng yêu cầu Ann
McCutcheon đề xuất chính sách đặt giá của nó nên như thế nào.
a. Bao nhiêu đơn vị sản lượng hãng cần bán ở thị trường 2?
b. Bao nhiêu đơn vị sản lượng hãng cần bán ở thị trường 1?
c. Nó cần thiết lập giá nào trên mỗi thị trường?
4. Công ty Xerxes gồm một bộ phận marketing và một bộ phận sản xuất. Bộ phận
marketing đóng gói và phân phối một hàng hóa chất dẻo được làm ở bộ phận sản
xuất. Đường cầu về thành phẩm được bán bởi bộ phận marketing là
P0 = 200 - 3Q0,
trong đó P0 là giá của thành phẩm (tính bằng đô la mỗi pound) và Q 0 là lượng được
bán (tính bằng nghìn cân). Không tính chi phí sản xuất của sản phẩm nhựa cơ bản,
thì hàm tổng chi phí của bộ phận marketing là
TC0 = 100 + 15Q0,
trong đó TC0 là tổng chi phí của bộ phận marketing (tính bằng nghìn đô la). Hàm
tổng chi phí của bộ phận sản xuất là

TC1 = 5 + 3Q1 + 0,4


trong đó TC1 là tổng chi phí sản xuất (tính bằng nghìn đô la) và Q 1 là lượng được
sản xuất về sản phẩm nhựa cơ bản (tính bằng nghìn cân). Có một thị trường cạnh
tranh hoàn hảo cho sản phẩm nhựa cơ bản, giá bán là 20 $ mỗi cân.
a. Sản lượng tối ưu của bộ phận sản xuất là bao nhiêu?
b. Sản lượng tối ưu của bộ phận marketing là bao nhiêu?
c. Giá chuyển giao tối ưu cho sản phẩm nhựa cơ bản là bao nhiêu?
d. Bộ phận marketing bán sản phẩm của nó với giá bao nhiêu?
5. Công ty vận tải Lone Star chuyên chở than và hàng hóa chế tạo. Đường cầu về
dịch vụ của nó cho nhà sản xuất than là
PC = 495 - 5QC,
trong đó PC là giá (tính bằng đô la) mỗi tấn-dặm than được vận chuyển và Q C là số
tấn-dặm than được vận chuyển (tính bằng nghìn).
Đường cầu về dịch vụ của nó cho nhà sản xuât hàng hóa chế tạo là
PM = 750 - 10QM,
trong đó PM là giá (tính bằng đô la) mỗi tấn-dặm hàng hóa chế tạo được vận
chuyển và QM là số tấn-dặm hàng hóa chế tạo được vận chuyển (tính bằng nghìn).
Hàm tổng chi phí của hãng là
TC = 410 + 8(QC + QM)
trong đó TC là tổng chi phí (tính bằng nghìn đô la).
a. Hãng cần đặt giá vận chuyển than là bao nhiêu?
b. Hãng cần đặt giá vận chuyển hàng hóa chế tạo là bao nhiêu?
c. Nếu cơ quan điều tiết yêu cầu hãng đặt cùng một giá để vận chuyển cả than
và hàng hóa chế tạo, thì điều này có làm giảm lợi nhuận của hãng hay
không? Nếu có, là bao nhiêu?
6. Các sở điện lực điển hình có 5-10 kế hoạch về mứcgiá khác nhau cho các nhóm
khách hàng chính của họ. Giá trung bình đặt cho người sử dụng ngành công
nghiệp lớn khác rất nhiều so với giá đặt cho cư dân. Hơn nữa, nhiều người tiêu
dùng trả giá điện dựa trên thời gian trong ngày họ sử dụng. Ví dụ, các giá đặt bởi
Consolidated Edison, một sở ty điện lực lớn ở New York, và Pacific Gas and
Electric, một sở điện lực lớn ở California, như sau
Các sở điện sử dụng những máy phát điện rẻ nhất phát điện liên tục và chi phí của
chúng càng đắt khi cầu tăng lên. Do đó, vào lúc 3 giờ sáng một sở có thể được đáp
ứng yêu cầu của nó từ một nhà máy thủy điện và sản xuất điện với 2 cents mỗi
kwh. Tuy nhiên, vào ngày nóng nực trong tháng 8, khi các máy điều hòa chạy hết
công suất thì cầu rất lớn đến mức buộc sở điện phải dùng các máy phát điện rất đắt
tiền, có thể một nhà máy nhiệt điện chạy than có giá điện là 7 cents mỗi kwh.
a. Liệu phân biệt giá có xảy ra trong thị trường điện?
b. Tại sao một số uỷ ban điều tiết bang, gồm cả Uỷ ban quản lý dịch vụ công
New York, ra lệnh đặt các mức giá theo thời gian trong ngày đối với người
tiêu dùng là dân cư?
c. Trong nhiều trường hợp cả người tiêu dùng là dân cư và ngành công nghiệp
có xu hướng trả giá mỗi kwh thấp hơn nếu họ sử dụng nhiều điện hơn chứ
không phải ít điện hơn. Điều này có phải là phân biệt giá hay không? Nếu
có, thì đó là phân biệt giá loại nào?
d. Hãy giải thích tại sao phân biệt giá lại được sử dụng trong các ngành điện?
7. Tập đoàn hoá chất Knox Chemical là một trong những nhà sản xuất rượu
isopropanol lớn nhất. Isopropanol được sử dụng để sản xuất ra acetone, một hóa
chất công nghiệp quan trọng; nó cũng được dùng để sản xuất các sản phẩm hóa
chất trung gian khác nhau. Do Knox Chemical sản xuất cả acetone và các sản
phẩm hóa chất trung gian này, nên nó dùng rất nhiều isopropanol nó sản xuất ra.
Một trong nhiều nhiệm vụ của giám đốc sản phẩm của Knox về isopropanol là đặt
giá chuyển giao cho isopropanol trong phạm vi công ty.
a. Nói chung giám đốc sản phẩm của Knox về isopropanol đặt giá chuyển
giao bằng giá thị trường phổ biến. Điều này có phải là một thủ tục hợp lý
hay không?
b. Khi việc sản xuất phenol mở rộng nhanh chóng, thì một lượng lớn acetone
được sản xuất vì nó là một sản phẩm phụ trong quá trình đưa đến phenol.
Theo bạn điều này ảnh hưởng gì tới giá thị trường của isopropanol?
c. Khi sản xuất một pound phenol, thì sản xuất 0,6 pound acetone. Có phải
phenol và acetone là sản phẩm chung hay không?
d. Có phải chúng được sản xuất theo những tỉ lệ cố định?
8. Giá đặt trước (tính bằng đô la) của 3 nhóm người có cầu (nhóm A, B và C) về đĩa
compact (CD) của Ricky Parton (ca sĩ phương tây ở một nước Mỹ Latinh) được
cho trong bảng sau:

Mất chi phí 4 $ để sản xuất và phân phối mỗi CD. Công ty có thể bán mỗi đĩa tách
biệt, có thể đóng chúng lại với nhau như một hộp (tức là một gói thuần tuý), hoặc
bán chúng theo một khuôn khổ bán cả gói hỗn hợp (tức là, đưa ra chào bán cả đĩa
CD tách riêng và cả hộp.) Giả sử mỗi người có cầu chỉ muốn có một trong mỗi
loại CD theo giá đặt trước của họ (hoặc giá nào thấp hơn) và số người có cầu bằng
nhau trong mỗi nhóm. Để đơn giản, giả sử chỉ có những chi phí đã đề cập ở đây.
a. Phương pháp đặt giá nào bạn sẽ tư vấn cho công ty của Ricky để sử dụng?
b. Phương pháp đặt giá tốt nhất có thể sinh lợi nhuận nhiều hơn bao nhiêu so
với phương pháp có khả năng sinh lợi nhuận thứ hai?

You might also like