You are on page 1of 57

April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG

ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

    









GVHD: ThS ĐẶNG THỊ THANH LÊ


NHÓM 13
Tp.HCM, ngày 18 tháng 04 năm 2018

Page 1
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

DANH SÁCH NHÓM 13

STT Họ & tên MSSV Email Ghi chú


1 Huỳnh Việt Cường 1517025 huynhvietcuong2801@gmail.com
2 Phan Thị Mỹ Duyên 1517031 myduyenphanthi0405@gmail.com
3 Nguyễn Thanh Hải 1517045 nthanhhai606@gmail.com
4 Võ Khánh Linh 1517075 vokhanhlinh997@gmail.com
5 Phan Thị Na Ly 1517083 nalyphan97@gmail.com
6 Dương Hoàng Nam 1517089 hoang.aki97@gmail.com
7 Phạm Thị Thanh Nhàn 1517104 phamtthanhnhan047@gmail.com Nhóm trưởng
8 Trần Thị Mai Phương 1517122 maiphuongtran0811@gmail.com
9 Trần Đình Phước 1517123 Phuoctran312@mail.com
10 Hứa Thành 1517136 huathanh1997@gmail.com

BẢNG ĐÁNH GIÁ CHÉO CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM


Trung
STT HỌ TÊN MSSV Cường Duyên Hải Linh Ly Nam Nhàn Phương Phước Thành
bình

1 Huỳnh Việt Cường 1517025 9 9 8 9 9 9 8.5 9 9 9 8.9

2 Phan Thị Mỹ Duyên 1517031 9.5 9 8.5 9.5 9 9.5 10 9.5 9.5 9.5 9.4

3 Nguyễn Thanh Hải 1517045 9.5 9 8 9 9 9 8.5 9.5 9.5 9.5 9.1

4 Võ Khánh Linh 1517075 9.5 9 9 9.5 9 9.5 10 9.5 9.5 9.5 9.4

5 Phan Thị Na Ly 1517083 9 9 8 9 9 9 9 9 9 9 8.9

6 Dương Hoàng Nam 1517089 9 9 8 9 9 9 8.5 9 9.5 9 8.9

7 Phạm Thị Thanh Nhàn 1517104 10 9.5 8.5 10 9.5 9 9 10 9.5 10 9.5

8 Trần Thị Mai Phương 1517122 9.5 9.5 8.5 10 9 10 10 9.5 9.5 10 9.6

9 Trần Đình Phước 1517123 9 8.5 8 9 9 9 8.5 9 9 9 8.8

10 Hứa Thành 1517136 9.5 9.5 8.5 9.5 9 9.5 9 9.5 9.5 9 9.3

Page 2
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

A. KHUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. MỞ ĐẦU
1. Cơ sở của dự án
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động
môi trường
II. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1. Tên dự án
2. Chủ dự án
3. Vị trí địa lý của dự án
4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án chọn)
a. Mô tả mục tiêu của dự án
b. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
c. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng
mục công trình của dự án.
d. Công nghệ sản xuất, vận hành
e. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến
f. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án
g. Tiến độ thực hiện dự án
h. Vốn đầu tư
i. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
III. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Điều kiện môi trường tự nhiên
a. Điều kiện về địa lý, địa chất
b. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
c. Điều kiện thủy văn/hải văn
d. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí
e. Hiện trạng tài nguyên sinh vật
2. Điều kiện kinh tế – xã hội
a. Điều kiện về kinh tế
b. Điều kiện về xã hội
IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
1. Đánh giá, dự báo tác động
a. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Page 3
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

b. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự
án
c. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của
dự án
d. Đánh giá, dự báo tác động giai đoạn khác (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo,
phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động
đến môi trường) của dự án (nếu có).
e. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án
2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
V. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ
ÁN
1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
a. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
trong giai đoạn chuẩn bị
b. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
trong giai đoạn thi công xây dựng
c. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
trong giai đoạn vận hành
d. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
trong giai đoạn khác (nếu có)
2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
a. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
trong giai đoạn chuẩn bị
b. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
trong giai đoạn thi công xây dựng
c. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
trong giai đoạn vận hành
d. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
trong giai đoạn khác (nếu có)
3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
VI. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
1. Chương trình quản lý môi trường
2. Chương trình giám sát môi trường
VII. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
2.4.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

Page 4
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

a. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ
chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án
b. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác
động trực tiếp bởi dự án
2.4.2. Kết quả tham vấn cộng đồng
a. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp
bởi dự án
b. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự
án
c. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến
nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham
vấn
VIII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1.2.1. Kết luận
1.2.2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề
vượt khả năng giải quyết của dự án.
1.2.3. Cam kết
a. Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực
hiện và hoàn thành trong giai đoạn chuẩn bị của dự án;
b. Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực
hiện và hoàn thành trong các giai đoạn xây dựng của dự án;
c. Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được
thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho
đến khi kết thúc dự án;
d. Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được
thực hiện trong giai đoạn đóng cửa dự án (nếu có);
e. Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường
hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.
IX. CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo (không phải do chủ dự án tự
tạo lập) trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tác giả, thời gian,
tên gọi, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu).

Page 5
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

B. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Mục lục
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 10
1.1 CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN. ................................................................................................................ 10
1.2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM. ........................ 10
1.2.1. Căn cứ pháp luật. .............................................................................................................. 10
1.2.2. Danh mục Quy chuẩn kỹ thuật và Tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường được áp dụng
10
1.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .................................. 11
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 10 THÀNH VIÊN No.13..................................................... 11
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................................ 11
CHƯƠNG II: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ................................................................................................ 12
2.1. TÊN DỰ ÁN: ............................................................................................................................. 12
2.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN .................................................................................................. 12
2.3. QUY MÔ VÀ DIỆN TÍCH DỰ ÁN ......................................................................................... 12
2.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG ........................................................................................ 13
2.4.1. Quy trình sản xuất đường thô:......................................................................................... 13
2.4.2. Quy trình sản xuất đường tinh luyện: ......................................................................... 16
CHƯƠNG III: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC THỰC
HIỆN DỰ ÁN ............................................................................................................................................. 18
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC ............................................................................. 18
3.1.1. Địa hình .............................................................................................................................. 18
3.1.2. Khí hậu ............................................................................................................................... 18
3.1.2.1. Chế độ mưa ................................................................................................................ 18
3.1.2.2. Chế độ chiếu sáng...................................................................................................... 18
3.1.2.3. Chế độ gió .................................................................................................................. 18
3.1.2.4. Chế độ ẩm .................................................................................................................. 18
3.1.2.5. Chế độ nhiệt ............................................................................................................... 18
3.1.2.6. Chế độ bốc hơi ........................................................................................................... 19
3.1.3. Thủy văn ............................................................................................................................ 19

Page 6
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

3.1.4. Sinh vật .............................................................................................................................. 19


3.1.5. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường ....................................................... 19
3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC. ............................................................. 21
3.2.1. Nông nghiệp:...................................................................................................................... 21
3.2.2. Lâm nghiệp: ....................................................................................................................... 21
3.2.3. Kinh doanh dịch vụ, du lịch: ............................................................................................ 21
3.2.4. Giáo dục ............................................................................................................................. 21
3.2.5. Y tế...................................................................................................................................... 21
3.2.6. Hiện trạng cơ sở hạ tầng: ................................................................................................. 21
3.2.6.1. Giao thông: ................................................................................................................ 21
3.2.6.2. Thông tin liên lạc: ..................................................................................................... 21
3.2.6.3. Hệ thống cấp điện: .................................................................................................... 21
3.2.6.4. Hệ thống cấp nước: ................................................................................................... 21
3.2.6.5. Hệ thống thoát nước: ................................................................................................ 22
3.2.6.6. Cơ sở tiêu hủy chất thải rắn:.................................................................................... 22
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ................................ 23
4.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CỦA DỰ ÁN
23
4.1.1. Tác động liên quan đến môi trường ................................................................................ 23
4.1.1.1. Hệ sinh thái và môi trường đất ................................................................................ 23
4.1.1.2. Tác động đến môi trường nước................................................................................ 25
4.1.1.2.a. Nước thải sinh hoạt ................................................................................................ 25
4.1.1.2.b. Nước mưa chảy tràn .............................................................................................. 26
4.1.1.3. Tác động đến môi trường không khí ....................................................................... 26
4.1.1.3.a. Bụi do vận chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu san lấp mặt bằng ....................... 26
4.1.1.3.b. Khí thải ................................................................................................................... 27
4.1.1.4. Tiếng ồn và độ rung .................................................................................................. 28
4.1.1.4.a. Tiếng ồn ................................................................................................................... 28
4.1.1.4.b. Độ rung ................................................................................................................... 29
4.1.2. Tác động liên quan đến kinh tế - xã hội .......................................................................... 29
4.1.2.1. Số hộ dân bị ảnh hưởng ............................................................................................ 29
4.1.2.2. Nhà cửa/mồ mả bị ảnh hưởng của dự án ................................................................ 30

Page 7
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

4.1.2.3. Công trình kiến trúc: ................................................................................................ 30


4.1.2.4. Tác động đến quy hoạch sử dụng đất ...................................................................... 31
4.2. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN ..... 32
4.3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH.................. 35
4.3.1. Nguồn tác động trong giai đoạn vận hành. ..................................................................... 35
4.3.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước. ......................................................................................... 35
4.3.1.2. Nguồn ô nhiễm không khí, bụi ................................................................................. 38
4.3.1.3. Nguồn ô nhiễm chất thải rắn. ................................................................................... 41
4.3.1.4. Ô nhiễm do tiếng ồn .................................................................................................. 41
4.3.1.5. Ô nhiễm do nhiệt thừa .............................................................................................. 41
4.3.1.6. Nguồn không liên quan đến chất thải...................................................................... 41
4.3.2. Đối tượng bị tác động........................................................................................................ 42
4.3.2.1. Đối tượng tự nhiên .................................................................................................... 43
4.3.2.2. Đối tượng kinh tế....................................................................................................... 46
4.3.2.3. Đối tượng văn hóa-xã hội ......................................................................................... 46
CHƯƠNG V: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA. . 47
5.1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI XÂY DỰNG: .............................................................................. 47
5.1.1. Hạn chế tác động của bụi và đất cát san lấp: ................................................................. 47
5.1.2. Hạn chế tác động đối với môi trường nước: ................................................................... 47
5.1.3. Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn: ................................................................................... 47
5.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt:............................................................................................ 47
5.1.3.2. Chất thải xây dựng: .................................................................................................. 47
5.1.3.3. Chất thải nguy hại: ................................................................................................... 48
5.2. GIAI ĐOẠN TRONG KHI XÂY DỰNG: .............................................................................. 48
5.2.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí: ........................................................................................ 48
5.2.2. Nguồn gây ô nhiễm đất: .................................................................................................... 48
5.2.3. Nguồn gây ô nhiễm nước: ................................................................................................. 48
5.2.4. Hạn chế chất thải rắn: ...................................................................................................... 49
5.2.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt:............................................................................................ 49
5.2.4.2. Chất thải xây dựng: .................................................................................................. 49
5.2.4.3. Chất thải nguy hại: ................................................................................................... 49
5.2.5. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn: ............................................................................................ 49

Page 8
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

5.3. GIAI ĐOẠN SAU KHI XÂY DỰNG (GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH): ..................................... 50
5.3.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí: ........................................................................................ 50
5.3.2. Nguồn gây ô nhiễm nước: ................................................................................................. 52
5.3.2.1. Nước thải sản xuất: ................................................................................................... 52
5.3.2.2. Nước mưa:.................................................................................................................. 55
5.3.2.3. Nước thải sinh hoạt: .................................................................................................. 55
5.3.3. Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn: ................................................................................... 55
5.3.3.1. Chất thải sinh hoạt:................................................................................................... 55
5.3.3.2. Chất thải nguy hại: ................................................................................................... 55
5.3.3.3. Chất thải sản xuất: .................................................................................................... 55
5.3.4. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn: ............................................................................................ 55
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN, CAM KẾT .................................................................................................... 56
6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 56
6.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................................... 56
6.3. CAM KẾT.................................................................................................................................. 56
6.3.1. Cam kết tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường............................. 56
6.3.2. Cam kết thực hiện các biện pháp..................................................................................... 57
6.3.3. Cam kết quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường ....................................................... 57

Page 9
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN.
1.2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC
HIỆN ĐTM.
1.2.1.Căn cứ pháp luật.
- Căn cứ luật Bảo vệ môi trường số: 55/2014/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014
trong kỳ họp thứ 7.
- Căn cứ Nghị Định số: 19/2015/NĐ – CP của Chính Phủ về việc quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Căn cứ Nghị định số: 18/2015/NĐ – CP của Chính Phủ về việc quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Căn cứ thông tư số: 27/2015/TT – BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường.
- Căn cứ quyết định số: 16/2008/QĐ – BTNMT của Bộ tài nguyên môi
trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Căn cứ thông tư số: 32/2013/TT – BTNMT về ban hành quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường.
- Căn cứ Nghị định số: 38/2015/NĐ – CP về quản lý chất thải và phế liệu.
- Căn cứ Thông tư số: 36/2015/TT - BTNMT về quản lý chất thải nguy hại.
1.2.2.Danh mục Quy chuẩn kỹ thuật và Tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường
được áp dụng
- QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
- QCVN 09 – MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dưới đất.
- QCVN 08 – MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 05:2013/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 19:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

Page
10
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

- QCVN 07:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại.
- QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- TCXDVN 33:2006 cấp nước – mạng lưới đường ống và và công trình tiêu
chuẩn thiết kế.
1.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 10 THÀNH VIÊN No.13
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Để đánh giá mức độ tác động do các hoạt động của dự án ảnh hưởng đến môi
trường, các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trong báo cáo này:
- Phương pháp ma trận: được sử dụng trong giai đoạn trước dự án, giai đoạn
thi công dự án và trong giai đoạn vận hành nhà máy qua đó thấy được tác động của một
hành động của dự án đến nhiều yếu tố môi trường, mặt khác phản ánh được bức tranh đầy
đủ trong tương tác của nhiều yếu tố.
- Phương pháp lập bảng kiểm tra: được sử dụng trong giai đoạn trước dự án,
giai đoạn thi công dự án và trong giai đoạn vận hành nhà máy qua đó định lượng sơ bộ về
bản chất và cường độ tác động của các tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường.

Page
11
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

CHƯƠNG II: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN


2.1. TÊN DỰ ÁN:
DỰ ÁN NHÀ MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG

2.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN


 Vị trí:
 Vĩ độ: 10°56'11.4" vĩ Bắc
 Kinh độ: 106°50'54.9" kinh Đông
 Địa chỉ: đường Đỗ Văn Thi, (gần miếu Binh Xương) xã Hiệp Hòa, thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

2.3. QUY MÔ VÀ DIỆN TÍCH DỰ ÁN


 Tổng diện tích: 6.3 ha
 Quy mô: 30.000 tấn/năm

Page
12
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

2.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG


- Các sản phẩm của nhà máy đường: sản phẩm chính là đường thô, đường
tinh luyện; sản phẩm phụ là mật mía có thể là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản
xuất bánh kẹo, nước giải khát, lên men rượu, …và bã mía có thể dùng sinh khối làm
nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, lượng bã bùn thải bỏ có thể làm nguyên liệu cho
ngành sản xuất phân bón.
- Tương ứng với các sản phẩm ta có các quy trình sản xuất bao gồm quy
trình sản xuất đường thô và quy trình sản xuất đường tinh luyện trải qua 3 giai đoạn
chính: xử lý và trích ly nước mía, làm sạch và kết tinh đường thô, làm sạch và kết tinh
đường luyện.
2.4.1.Quy trình sản xuất đường thô:
- Trích nước mía: mục đích của giai đoạn này nhằm lấy kiệt lượng đường
trong cây mía. Mía cây sau khi đưa đến nhà máy được san bằng cho đồng đều, chặt thành
từng khúc nhỏ thông qua hệ thống xử lý cơ học, sau đó đưa lên băng chuyền đến bộ phận
ép dập có tác dụng lấy nước mía từ cây mía (khoảng 60-70%), giảm thể tích lớp mía và
cung cấp đều đặn cho các máy ép sau. Các bã mía sau quá trình ép được đưa vào thiết bị
khuếch tán với lượng nước nóng 60-70oC, rồi sau đó tách nước từ bã mía. Với công suất
nhà máy là 120 tấn đường/ngày, tương ứng 1500 tấn mía/ngày (tương đương khoảng
30.000 tấn đường/năm) thì trong giai đoạn này lượng nước mía trích được khoảng 65 –
70%, lượng bã mía thải bỏ tương ứng (gồm xác cây mía và lượng bã lơ lửng hay bã bùn)
là 450 - 525 tấn/ngày.
- Giai đoạn làm sạch nước mía: bằng phương pháp vôi hóa phân đoạn (vôi
– nhiệt – vôi – nhiệt) nhằm loại bỏ tối đa chất không đường ra hỗn hợp, đặc biệt là chất
có hoạt tính bề mặt và các chất keo; trung hòa nước mía hỗn hợp, loại bỏ những tác động
của vi sinh vật trong việc chuyển hóa đường sacarozo; loại những chất rắn lơ lửng trong
nước mía. Đây là phương pháp tối ưu nhất của việc làm sạch nước mía bằng vôi. Trước
tiên, cho vôi vào hỗn hợp nước mía nâng pH lên khoảng 6 – 6.5, sau đó đun sôi hỗn hợp
đến nhiệt độ khoảng 100 – 105oC; tiếp tục cho vôi vào nâng pH lên khoảng 7 – 7.5, rồi lại
đun sôi tiếp tục đến nhiệt độ từ 105 – 110oC.
- Lắng: là quá trình cơ học dưới tác động của trường trọng lực các hạt lơ
lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước sẽ bị chìm xuống đáy hoặc
thực hiện bằng li tâm.
- Lọc: là quá trình loại bỏ những hạt lơ lửng khó lắng qua màng lọc.
- Cô đặc nước mía: là quá trình bốc hơi nước mía có nồng độ ban đầu
(khoảng 13 – 15oBx) đến nồng độ mật chè (khoảng 60 – 65oBx)
(oBx = hàm lượng sacarozo/dd đường)

Page
13
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

- Kết tinh: là quá trình tách chất rắn hòa tan trong dung dịch dựa trên sự
chuyển đổi trạng thái của chất tan từ hòa tan sang quá bão hòa bằng cách thêm chất trợ
tinh hoặc làm giảm nhiệt độ.
- Ly tâm: là quá trình tách các tinh thể đường ra khỏi mật bằng lực ly tâm.
Máy ly tâm sinh ra lực ly tâm làm cho mật văng ra qua lưới ly tâm bên thành máy, còn
đường cát hạt to không qua lưới nằm ở lại. Khả năng tách mật phụ thuộc vào loại “đường
non” và tính năng máy ly tâm.
- Sấy đường: mục đích là đưa đường đến độ ẩm thích hợp, làm cho đường
thành phẩm có độ sáng bóng, không bị hư hỏng, bị biến chất trong quá trình bảo quản.
Thực hiện làm khô bằng không khí nóng. Trước tiên sấy nóng không khí, làm giảm độ
ẩm tương đối của nó, sau đó đưa vào máy làm khô cho tiếp xúc với đường cát nhằm hấp
thu ẩm của chúng. Đối với phương pháp này, thời gian làm khô tương đối ngắn và có thể
khống chế hàm lượng ẩm trong đường thành phần.

Page
14
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Nhà máy
Mía cây
nhiệt điện

Máy băm
Nước mới

Máy đánh Xử lý và
Thiết bị
tơi trích
khuyếch tán
nước
mía
Máy ép
Nước
khuyếch tán

Nước mía Nước lắng trong


Tách nước từ Bã cây mía
hỗn hợp
bã ướt

Lưới lọc Kết tinh đường thô

Thùng
lắng
Trung hòa
Bã bùn
pH = 6 – 6.5
Nước lắng Nước
trong bùn
Gia nhiệt 1 13 – 15oBx Sản phẩm phụ
(t = 100 – 105oC)
Nước
Cô đặc
lọc
60 – 65oBx
trong
Trung hòa
pH = 7 – 7.5
Kết tinh
Mật đường
Gia nhiệt 2
(t = 105 – 110oC) Ly tâm
Sấy khô
Đường thô
Làm sạch mía

Page
15
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

2.4.2. Quy trình sản xuất đường tinh luyện:

Đường
thô

PP cacbonat
Rửa bằng nước
hóa
đường

Lắng
Ly tâm Mật
Bùn

Lọc

Hòa tan đường


bằng nước Sản phẩm phụ
khoảng 60oBx
Cô đặc

Tẩy màu
Than hoạt
Đường tinh luyện Mật rỉ tính
Lọc
Sấy đường

Trao đổi ion

Ly tâm Kết tinh Lọc

 Giai đoạn hoà đường thô: Mục đích chuẩn bị cho quá trình tinh sạch nước
mía trong công nghệ tinh luyện đường. Đường thô có lớp mật bên ngoài chứa nhiều tạp
chất, vì vậy, trước khi hoà tan đường thô để thực hiện quá trình tinh lọc, cần rửa lớp mật
này. Quá trình rửa mật được thực hiện bằng cách trộn đường thô với nước đường tạo
thành một hỗn hợp sệt và hỗn hợp được gọi là magma. Ly tâm tách bỏ lớp mật rửa sẽ thu
được đường sạch lớp mật. Đường này sẽ được hoà tan với nước thành dung dịch nước

Page
16
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

đường 60oBx để bắt đầu vào quá trình tinh lọc các chất keo và các chất không đường hoà
tan.
 Giai đoạn làm sạch dung dịch nước đường: bằng phương pháp cacbonat
hóa. Cho vôi vào dung dịch và sau đó sục khí CO2 để tạo ra phản ứng kết tủa CaCO3 có
khả hấp phụ các chất không đường, chất keo và cặn lơ lửng để làm sạch nước mía.
 Lắng
 Lọc
 Cô đặc
 Tẩy màu: nhằm loại bỏ các chất màu trong dung dịch, làm cho dung dịch
trở nên trong suốt và quá trình kết tinh tiếp theo sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Than sẽ hấp thụ
chất màu phân tán trong dung dịch ở dạng keo. Lượng than hoạt tính được pha sẵn ở dạng
huyền phù rồi cho vào thùng khuấy trộn theo tỷ lệ khoảng 1- 3% khối lượng nước đường.
nhiệt độ thích hợp là 80oC, pH của nước mía là 7,0 – 7,2. Thời gian hấp thụ 30- 40 phút.
 Trao đổi ion: nhằm thay thế ion không có lợi cho quá trình kết tinh
đường bằng ion khác không hay ít ảnh hưởng hơn. Nhựa trao đổi ion là hợp chất cao
phân tử, không tan trong nước, có khả năng trao đổi các ion trong dung dịch.
 Kết tinh
 Ly tâm
 Sấy đường

Page
17
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

CHƯƠNG III: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ


HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC
3.1.1.Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng.

Đất xám (Acrisols) có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, đất thường chua,
nghèo mùn, độ dày tầng đất trên 100cm thích hợp để trồng cây keo lá tràm.

3.1.2.Khí hậu
3.1.2.1. Chế độ mưa
Chế độ mưa phân thành hai mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
chiếm 80-90% lượng mưa cả năm, mưa lớn tập trung vào tháng 9,10 hàng năm. Mùa khô
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, và hầu như không có mưa, nếu có cũng chỉ là
các trận mưa nhỏ rải rác. Lượng mưa mùa khô chiếm khoảng 10-20% lượng mưa cả năm.

3.1.2.2. Chế độ chiếu sáng


Lượng bức xạ mặt trời quanh năm khá cao. Trung bình có 6 - 7 giờ nắng mỗi
ngày.

3.1.2.3. Chế độ gió


Hướng gió thay đổi theo mùa, gió mùa Đông Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng
11, áp suất cao, mang không khí ẩm thổi vào lưu vực sông, sinh ra mưa nhiều. Gió mùa
Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mang không khí khô và không sinh ra
lượng mưa đáng kể trong lưu vực tạo ra mùa khô.

3.1.2.4. Chế độ ẩm
Độ ẩm trung bình trong khu vực là 82% và biến đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm
trung bình 85-88%, mùa khô độ ẩm trung bình là 70-75%.

3.1.2.5. Chế độ nhiệt


Mặc dù nằm gần xích đạo, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ nhiệt vùng nhiệt đới,
song với nền địa hình phức tạp, lưu vực sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai
cũng hình thành sự phân hóa nhiệt độ giữa các vùng một cách sâu sắc. Trong một năm
mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần cách nhau 4 tháng, với độ cao mặt trời ít thay đổi. Nhiệt
độ trung bình năm 25,4oC - 27,2oC. Chênh lệch nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất và
tháng lạnh nhất khoảng 3-3,50C. Tháng giêng là tháng có nhiệt độ thấp nhất với nhiệt độ
trung bình 25-260C. Tháng tư là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình 30-330C. Tuy
nhiên thời gian duy trì nhiệt độ cao trong ngày thường ngắn, chỉ vài ba giờ vào lúc sau
bữa trưa. Không khí mát dịu khi chiều và đêm ở những vùng thấp và ven sông. Sự dao
động nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 10-120C, lớn nhất vào thời kỳ khô hạn tháng 4.

Page
18
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

3.1.2.6. Chế độ bốc hơi


Lượng bốc hơi trong lưu vực trung bình hằng năm từ 876,6 - 1450 mm. Mùa khô
nhiệt độ không khí cao trong khi độ ẩm thấp vì vậy lượng bốc hơi rất cao, nhất là vào các
tháng 2,3,4. Mùa mưa độ ẩm không khí cao, trời mát hơn nên lượng bốc hơi giảm chỉ còn
70 - 100 mm.

3.1.3.Thủy văn
Khu vực nằm sát bên sông Đồng Nai lưu lượng dòng chảy bình quân là 168 m3/s.
Cơ bản mỗi ngày có 2 lần triều lên và triều xuống, một chu trình triều thường 14 – 15
ngày, biên độ triều cực đại tại Biên Hòa khoảng 3m.

3.1.4.Sinh vật
Chủ yếu trồng cây lấy gỗ và một số loại cây ăn quả như bưởi, ổi. Động vật hoang
đã ở đây hầu như không có.

3.1.5.Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường


Bảng 3.1.5.a: Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn

QCVN
Kết quả 05:2013/BTNMT QCVN
STT Thông số Đơn vị
đo 26:2010/BTNMT
(trung bình 1 giờ)
1 Bụi tổng 𝝁g/m3
20,8 300
(TSP)
2 Tiếng ồn dBA - - 70
3 SO2 𝝁g/m3 10 350
4 NO2 𝝁g/m3 12 200
5 CO 𝝁g/m3 100 30,000

Bảng 3.1.5.b Hiện trạng chất lượng nước mặt

QCVN
STT Thông số Đơn vị Kết quả đo 08:2015/BTNM
T (cột B1)
1 Nhiệt độ 0
C 29,0 -
2 pH 7,3 5,5-9
3 DO mg/l 5,0 ≥4

Page
19
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

4 TSS mg/l 4 50
5 COD mg/l 7 30
6 BOD5 (200C) mg/l 2 15
7 N-NH4+ mg/l 0,24 0,9
8 N-NO2- mg/l 0,007 0,05
9 N-NO3- mg/l 0,17 10
10 P-PO43- mg/l 0,021 0,3
11 As mg/l <0,001 0,05
12 Cd mg/l <0,0005 0,01
13 Pb mg/l 0,002 0,05
14 Cr6+ mg/l <0,01 0,04
15 Zn mg/l <0,05 1,5
16 Fe mg/l 0,54 1,5
17 Hg mg/l <0,0005 0,001
18 Dầu, mỡ tổng mg/l <0,01 1
19 Phenol mg/l <0,002 0,01
20 E.coli MPN/100ml 100
5,0×101
MPN/100ml 7500
21 Coliform
9,3×103

Bảng 3.1.5.c: Hiện trạng chất lượng đất

QCVN
STT Thông số Đơn vị Kết quả đo 03:2015/BTNMT
(đất dân sinh)
1 Asen (As) mg/kg đất khô - 15
2 Cadimi (Cd) mg/kg đất khô - 2
3 Chì (Pb) mg/kg đất khô - 70
4 Crom (Cr) mg/kg đất khô - 200
5 Đồng (Cu) mg/kg đất khô 5 100
6 Kẽm (Zn) mg/kg đất khô 10 200

Page
20
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC.


3.2.1.Nông nghiệp:
 Cây trồng: một số loài cây ăn quả như bưởi, ổi, …
 Chăn nuôi: tình hình chăn nuôi quy mô nhỏ, quy mô hộ gia đình tương đối
ổn định. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện nay của khu vực gồm: lợn 5 con, gia cầm 10 con.
3.2.2.Lâm nghiệp:
Khu vực có diện tích rừng lớn, độ che phủ gần 70% diện tích. Hiện có gần 5,9 ha
rừng trồng và đất lâm nghiệp.

3.2.3.Kinh doanh dịch vụ, du lịch:


Không có.

3.2.4.Giáo dục
Chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh của các bậc học duy trì và nâng lên
trong những năm học trở lại đây.

3.2.5.Y tế
Công tác khám chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế dự phòng được thực
hiện tốt. Tổ chức tuyên truyền cho phụ nữ về sinh đẻ có kế hoạch và các em học sinh về
phòng chống các loại bệnh thường xuyên và định kì. Song song là phối hợp kiểm tra chất
lượng thực phẩm, hàng hóa với các cơ sở buôn bán trên địa bàn.

3.2.6.Hiện trạng cơ sở hạ tầng:


3.2.6.1. Giao thông:
Đường bộ trên địa bàn có một số tuyến giao thông quan trọng chạy qua đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc kết nối với các trung tâm đô thị phát triển như quốc lộ 1A. Tuy
nhiên, giao thông của khu vực vẫn còn hạn chế, mật độ giao thông còn thấp, phần lớn là
đường đất và đường cấp phối.

3.2.6.2. Thông tin liên lạc:


Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển rộng khắp với chất lượng dịch vụ ngày càng
phát triển và cải thiện. Thuê bao điện thoại và mạng internet ngày càng tăng nhanh, tỷ lệ
người dùng các loại dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin tăng nhanh.

3.2.6.3. Hệ thống cấp điện:


Hiện nay 100% khu vực đã có hệ thống điện quốc gia. Toàn vùng có khoảng 11,2
km đường dây trung thế, 9.6 km đường dây hạ thế và 1 trạm biến áp.

3.2.6.4. Hệ thống cấp nước:

Page
21
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Toàn vùng có 2 trạm bơm nước với công suất bình quân mỗi trạm đạt 200 m3/
ngày. Đêm. Tỷ lệ hộ sử dụng nước đạt vệ sinh trên 95% trong đó hộ sử dụng nước máy
chiếm 38%

3.2.6.5. Hệ thống thoát nước:


Nước mưa chủ yếu được thoát qua hệ thống mương dọc các tuyến đường. Nước
thải sinh hoạt được sử lý qua bể tự hoại trước khi thải ra ngoài

3.2.6.6. Cơ sở tiêu hủy chất thải rắn:


Rác thải được thu gom và xử lý đơn giản để giảm phát sinh mùi hôi. Hiện khu vực
có 2 ha được quy hoạch để chứa và xử lý chất thải.

Page
22
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ
ÁN
Địa điểm xây dựng nhà máy mía đường Binh Xương được bố trí vào khoảng
10°56'11.4" vĩ Bắc 106°50'54.9" kinh Đông. Tổng diện tích của nhà máy là 6,3ha.

Vị trí nhà máy sẽ nằm một phần (0,4ha) trong khu dân cư và rừng thứ sinh (5,9ha)
gần miếu Binh Xương, đường Đỗ Văn Thi, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai. Nhìn chung, việc chọn lựa vị trí cho nhà máy mía đường Binh Xương đã được cân
nhắc kỹ lưỡng để tối ưu hóa các điều kiện địa điểm, đồng thời mức độ ảnh hưởng đến dân
cư và các công trình hiện hữu. Nhà máy mía đường Binh Xương sẽ sử dụng các công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến để hạn chế sự ảnh hưởng tới hệ sinh thái tại khu vực. Các hộ dân
sẽ được đền bù đúng theo quy định.

4.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ CỦA DỰ ÁN

Thu hồi đất của dự án bao gồm 3 khu vực:


- Khu vực nhà máy: nhà máy chính và các công trình phụ trợ
- Khu vực kho chứa
- Khu vực hệ thống xử lý nước và chất thải
Các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng bao gồm:
- Di dân đền bù cho 3 khu vực của dự án: (1) khu vực nhà máy, (2) khu vực
kho chứa, (3) khi vực hệ thống xử lý nước và chất thải;
- Giải phóng mặt bằng cho 3 khu vực trên.
4.1.1.Tác động liên quan đến môi trường
4.1.1.1. Hệ sinh thái và môi trường đất
Để xây dựng nhà máy cần phải giải phóng mặt bằng bằng cách phá 5.9 ha rừng,
san lấp, bê tông hóa mặt đất và di dời 27 hộ dân. Ngoài ra còn tập trung công nhân, máy
móc để thực hiện việc giải phóng. Ảnh hưởng của các hoạt động này đến môi trường
được trình bày trong bảng sau.

Bảng 4.1.1.1.a: Cây cối, hoa màu bị ảnh hưởng của dự án

Khu vực hệ
Khu vực Khu vực
Cây trồng Đơn vị thống xử lý
nhà máy kho chứa
nước thải
Keo lá
Cây 1011 653 719
tràm

Page
23
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Bạch đàn Cây 852 598 487

Dừa Cây 76 - 34

Ổi Cây 11 - -

Bưởi Cây 23 - 5

Hoa kiểng Cây 81 - -

Bảng 4.1.1.1.b: Chuỗi hoạt động – biến đổi môi trường – tác động môi trường của dự
án trong lúc giải phóng mặt bằng

Hoạt động Biến đổi môi trường Tác động môi trường
Suy giảm nghiêm trọng hệ
sinh thái.
Làm mất rừng và các loài
thực vật Mất lượng lớn nguồn cung
Phá rừng và san lấp mặt
cấp khí oxy giúp không
bằng Phát sinh lượng lớn chất khí trong lành.
thải rắn.
Có thể gây ô nhiễm nếu
không thu gom đúng cách.

Di dời dân cư Không Không

Phát sinh lượng chất thải Có thể gây ô nhiễm nhẹ


Tập trung công nhân sinh hoạt. nếu không thu gom đúng
cách.

Page
24
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Bảng 4.1.1.1.c: Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động trong dự án dựa theo phương
pháp ma trận Leopold

Thành Các hoạt động chính Tổng cộng


phần môi
Phá rừng và Di dời dân Tập trung
trường
san lấp mặt cư công nhân
chịu tác
bằng
động
Hệ sinh
10/10 1/1 1/1 22/22
thái
Đất 8/10 1/1 3/3 22/24

Tổng
18/20 2/2 4/4
cộng

Nhận xét: Hoạt động phá rừng và san lấp mặt bằng ảnh hưởng lớn đến hệ sinh
thái và đất ở khu vực này.

4.1.1.2. Tác động đến môi trường nước


Nguồn gây ô nhiễm nước trong quá trình trước xây dựng nhà máy chủ yếu từ nước
mưa chảy tràn và nước thải do sinh hoạt của công nhân phục vụ cho hoạt động giải
phóng, san lấp mặt bằng.
4.1.1.2.a. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng
(SS), chất hữu cơ (BOD5, COD) và các vi sinh vật gây bệnh.
Theo định mức của tổ chức y tế thế giới WHO tải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải sinh hoạt nếu không xử lý được thể hiện như sau:

Bảng 4.1.1.2.a: Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt. (Định mức cho 1 người)
Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)
BOD5 45 - 54

COD 72 - 103
TSS 70 - 145
NO3- (Nitrat) 6 - 12

Page
25
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

PO43- (Photphat) 0,6 - 4,5

Amoniac 3,6 - 7,2

Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993.
4.1.1.2.b. Nước mưa chảy tràn
Trong nước mưa thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích luỹ trên bề mặt như chất
thải rắn chủ yếu là đất, cát, thực vật trên bề mặt dự án và bụi,...
Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án cuốn theo đất, cát và các chất hữu cơ rơi
vãi… xuống nguồn nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt.
4.1.1.3. Tác động đến môi trường không khí
Trong quá trình giải phóng mặt bằng, tại khu vực xung quanh dự án chất lượng
không khí sẽ bị ảnh hưởng do các phương tiện vận tải, thi công, công tác đập lấp đất, san
lấp mặt bằng. Chất gây ô nhiễm chủ yếu là bụi, khói có chứa CO, SOx, NOx, và
hydrocacbon.

Các hoạt động trong giai đoạn san lấp mặt bằng của dự án như thu gom phế thải:
thực vật, chất thải rắn, đất đá,... trên bề mặt dự án cũng gây ra bụi và khí thải gây ô
nhiễm không khí.

- Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu để
phục vụ quá trình san lấp.
- Khí thải của các phương tiện giao thông ra vào khu vực dự án.
- Quá trình đốt bỏ rác thải sẽ thải ra môi trường lượng khí thải khá lớn chứa
các chất gây ô nhiễm không khí như đã nêu trên.
4.1.1.3.a. Bụi do vận chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu san lấp mặt
bằng
Diện tích san lấp của dự án dự kiến là 6,3ha thì khối lượng vật liệu san lấp là
132460 tấn, lượng xe cần thiết để vận chuyển khối lượng vật liệu đó tầm khoảng 10506
lượt xe ( xe có tải trọng >15 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu diesel) trong thời gian là 36
ngày.

Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển vật liệu san lấp chủ yếu là ô tô.
Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi khá lớn bao gồm
bụi từ mặt đường, bụi do vật liệu rơi và bụi từ quá trình đốt cháy nguyên nhiên liệu. Theo
phương pháp đánh giá nhanh để xác định nhanh tải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với dự
án:

Page
26
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

 Vận tốc trung bình ......................................................... 35 km/h


 Tải trọng trung bình ........................................................... 15 tấn
 Số bánh xe trung bình ......................................................6 cái/xe
 Quãng đường trung bình ......................................................5 km

f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường tính theo công thức:

f = v.M0,7.n0,5 = 570,699

Trong đó:

 v : Vận tốc trung bình của xe (km/h).


 M : Tải trọng trung bình của xe (tấn).
 n : Số bánh xe trung bình .
 Hệ số phát sinh ( 1000km) = 3,7x f
 Lượng bụi phát sinh của 1 lượt xe 2111,59 (kg/1000km)
Trong thời gian san lấp mặt bằng, các phương tiện chở cát hoạt động liên tục với tần suất
cao trong khu vực san lấp do vậy có thể gây ra lượng bụi lớn.
Khi có bụi trong không khí sẽ làm cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe của công
nhân và dân cư trong khu vực dự án. Bụi còn gây ảnh hưởng đến động vật, thực vật. Bụi phủ lên
trên mặt lá cây làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của
cây trồng.
Tuy nhiên, quá trình san lấp không kéo dài, cát dùng để san lấp có độ ẩm cao do vậy mức
độ ảnh hưởng của nó tới môi trường là không đáng kể.
4.1.1.3.b. Khí thải
Các phương tiện vận chuyển vật liệu san lấp ra vào khu vực Dự án sử dụng chủ
yếu là xăng, dầu diezen. Trong quá trình hoạt động nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi
trường lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO 2, SO2,
NOx, hydrocacbon…
Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ không
khí, vận tốc xe chạy, quãng đường vận chuyển, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm.

Page
27
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Bảng 4.1.1.3.b: Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông
Hệ số Quãng Thời gian Số xe Lượng phát thải
Chỉ tiêu
(kg/1000km) đường (km) (phút) (vào/ra) (g/phút)

Bụi 0,9 5 10 1 0,9000

SO2 4,15*S 5 10 1 0,0205

NOX 14,4 5 10 1 14,4000

CO 2,9 5 10 1 2,9000

HC 0,8 5 10 1 0,8000

S: Nồng độ lưu huỳnh trong dầu, S = 0,5%


Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.

Các thiết bị ra vào khu vực Dự án trong giai đoạn này đều sử dụng xăng, dầu diezel
làm nhiên liệu, các sản phẩm của quá trình đốt cháy chứa các khí thải như SO2, NOX, CO.
Khí thải ra gặp gió sẽ phát tán và lan tỏa theo chiều của hướng gió, ảnh hưởng của khí
thải thường kết hợp với bụi thải của quá trình vận chuyển.
Tuy nhiên, khí thải phát sinh trong giai đoạn này là không lớn và không liên tục,
thêm vào đó khu vực thực hiện Dự án rộng lớn, nên bụi và khí thải sẽ bị pha loãng và
phát tán nhanh vào không khí.

4.1.1.4. Tiếng ồn và độ rung


4.1.1.4.a. Tiếng ồn
Mọi hoạt động của con người, thiết bị trên công trường sẽ phát sinh ra tiếng ồn.
Mức độ lan truyền tiếng ồn phụ thuộc vào mức âm và khoảng cách từ vị trí gây ra đến
môi trường tiếp nhận. Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trong công
trường xây dựng và dân cư khu vực xung quanh.
Bảng 4.1.1.4: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị
thi công cơ giới

Mức ồn ứng với


Mức ồn ứng với khoảng cách
TT Loại máy móc khoảng cách 1m

Khoảng TB 5m 10m 20m 50m 100m 200m


1 Xe tải 82-94 88 74,0 68,0 62,0 54,0 48 42

Page
28
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

2 Máy đào đất


75-98 86,5 72,5 66,5 60,5 52,5 46,5 40,5

3 Máy xúc
75-86 80,5 66,5 60,5 54,5 46,5 40,5 34,5

4 Máy đầm nén


75-90 82,5 68,5 62,5 56,5 48,5 42,5 36,5

Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội – 1997.

Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn mức ồn tối
đa cho phép ở khu vực công cộng và khu dân cư) sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của
người dân lao động, người dân xung quanh.

Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công
nhân trong khu vực dự án là chủ yếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn ở giai đoạn này của
dự án đến khu vực xung quanh là không đáng kể.

4.1.1.4.b. Độ rung
Độ rung phát sinh do quá trình đào, xúc đất đá và hoạt động của các thiết bị thi
công giải phóng, san lấp mặt bằng.

Độ rung thường xuyên sẽ gây mệt mỏi đối với thần kinh của người lao động; độ
rung từ 5,0 mm/s trở lên có thể tác động xấu tới sự ổn định của các công trình xây dựng.
Các rung động phát sinh do hoạt động của hệ thống thiết bị thi công trên công trường chỉ
tác động trong khu vực thi công, ảnh hưởng tới công nhân trên công trường ở các khoảng
cách 15 m từ nguồn phát sinh

4.1.2.Tác động liên quan đến kinh tế - xã hội


4.1.2.1. Số hộ dân bị ảnh hưởng
Bảng 4.1.2.1 Số hộ dân bị ảnh hưởng

Nội dung Hộ Người


Người bị ảnh hưởng vĩnh viễn 27 105
Số người có nhà bị ảnh hưởng vĩnh viễn (toàn bộ) 27 105
Số người có cây cối/hoa màu bị ảnh hưởng vĩnh viễn một phần hoặc 10 43
toàn bộ
Sồ người có công trình kiến trúc bị ảnh hưởng vĩnh viễn (toàn bộ) 27 105

Page
29
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Số người bị ảnh hưởng vĩnh viễn một phần hoặc toàn bộ với việc 15 58
kinh doanh
Số người được yêu cầu di chuyển 27 105
Người bị ảnh hưởng tạm thời
Số người bị ảnh hưởng tạm thời do việc thi công Không

Số người bị ảnh hưởng tạm thời một phần hoặc toàn bộ với việc Không
kinh doanh

4.1.2.2. Nhà cửa/mồ mả bị ảnh hưởng của dự án

Bảng 4.1.2.2: Nhà cửa/mồ mả bị ảnh hưởng của dự án

Nhà bị ảnh hưởng


Hạng mục Mồ mả (cái)
Cấp nhà Số lượng (cái) Diện tích (m2)
Khu vực nhà máy 4 22 3256 3
Khu vực kho chứa 4 2 296

Khu vực hệ thống xử lý


4 3 448
nước và chất thải

4.1.2.3. Công trình kiến trúc:


Bảng 4.1.2.3 Các công trình kiến trúc bị tháo dở, bị ảnh hưởng bởi dự án

Nhà Nhà
Chuồng Tường Sân xi Sân bê Sân lát Hồ Nhà vệ
Công xưởng nuôi rào măng tông gạch nước sinh ở
trình
(m2) (m2) (m2) (m2) (m2) (m2) (m2) (m2)
(m2)

Khu
vực
126 338 146 378 458 391 107 139 325
nhà
máy

Page
30
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

4.1.2.4. Tác động đến quy hoạch sử dụng đất


Trong 6,3ha đất tại khu vực thì dự kiến có 0,4ha đất ở nông thôn, 4,6ha đất rừng
trồng sản xuất, 0,7ha đất trồng cây hằng năm và 0,6ha đất chưa sử dụng. Việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất của dự án sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên
công tác giải phóng đền bù sẽ được thực hiện để hỗ trợ cuộc sống của người dân.

Hiện nay, người dân trong khu vực sống chủ yếu bằng khai thác gỗ và trồng cây
hằng năm (tại một khu vực khác). Việc xây dựng nhà máy mía đường tạo điều kiện cho
người dân có thể làm việc tại nhà máy hoặc trồng mía để cung cấp nguyên liệu; thúc đẩy
phát triển kinh tế.

Để phục vụ xây dựng các hạng mục của dự án, sẽ thu hồi vĩnh viễn 63.000m2 đất.

Bảng 4.1.2.4: Tổng diện tích đất thu hồi của dự án

Loại đất Diện tích (m2)

I. Khu vực nhà máy 40.000

1. Đất ở nông thôn: 3.250


2. Đất trồng cây hằng năm: 5.578
3. Đất rừng trồng sản xuất: 28.172
4. Đất chưa sử dụng: 3.000

II. Khu vực kho chứa 10.000

1. Đất ở nông thôn 250


2. Đất rừng trồng sản xuất 9.720
3. Đất chưa sử dụng 30

III. Khu vực hệ thống xử lý


13.000
nước và chất thải

1. Đất ở nông thôn 500


2. Đất trồng cây hằng năm 1.422
3. Đất rừng trồng sản xuất 8.108

4. Đất chưa sử dụng 2.970

Page
31
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Dự án sẽ bồi thường cho phần đất thu hồi tại xã Hiệp Hòa theo quy định hiện hành số
78/2016/QĐ - UBND của tỉnh Đồng Nai.

Nhận xét:

Những tác động của công tác thu hồi đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng đến môi
trường tự nhiên khu vực khá lớn và quá trình này có những tác động đến điều kiện kinh tế
- xã hội khu vực như:

 Tạo nên sự xáo trộn cuộc sống của người dân. Có thể nói đây là những xáo
trộn lớn trong giai đoạn thực hiện dự án, song có thể mang tính tạm thời (diễn ra trong
khoảng thời gian không dài) đối với nhiều hộ gia đình trong việc ổn định công ăn việc
làm.
 Thay đổi cơ cấu kinh tế trong huyện, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở hạ
tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực.
 Về việc giải phóng mặt bằng và di dời dân cư trong trường hợp có hộ dân
phản đối sẽ gây mất trật tự xã hội, dự án gián đoạn. Cần dùng biện pháp thuyết phục hoặc
cưỡng chế.
 Việc tập trung một nhóm người lạ từ nơi khác - công nhân giải phóng mặt
bằng đến sẽ phát sinh mâu thuẫn, tệ nạn xã hội.
4.2. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI
CÔNG DỰ ÁN
Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng bao gồm:
- Vận chuyển vật liệu xây dựng
- Xây dựng nhà máy
- Hoạt động, sinh hoạt của nguồn lao động thực hiện thi công
Bảng 4.2.a các tác động xảy ra trong quá trình thi công.

STT Nguồn gây tác động Tác động đến môi trường

- Chất lượng không khí xung quanh


1 Giao thông vận chuyển - Độ rung
- Tiếng ồn
- Chất lượng không khí xung quanh
2 Xây dựng - Chất lượng nước
- Chất lượng đất
- Tiếng ồn
3 Con người - Chất thải sinh hoạt

Page
32
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Phương pháp bảng kê:


 Câu hỏi:
 Dự án thi công bao lâu?
 Có quản lý nguồn lao động thực hiện thi công không?
 Có hỗ trợ nơi ở cho nguồn lao động thực hiện thi công không? Cái gì? Bao
nhiêu? Như thế nào?
 Các tuyến đường giao thông sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng là
tuyến đường nào? Có tuyến riêng không? Các phương tiện chuyên chở là gì, có giới hạn
thời gian không?
 Có tính đến các tác động trong quá trình thi công đến công nhân không? Có
kế hoạch hạn chế không?
 Có tính đến các tác động trong quá trình thi công đến môi trường xung
quanh không? Có kế hoạch hạn chế không?
 Có tính đến các tác động trong quá trình thi công đến KT-XH của người
dân xung quanh không? Có kế hoạch hạn chế đền bù không?

Bảng 4.2.b kiểm tra mô tả:

Thông số môi trường


Chất
Hoạt
lượng Chất
động của Chất Chất thải
không lượng Tiếng ồn Độ rung
dự án lượng đất sinh hoạt
khí xung nước
quanh
Giao
thông ++ + + 0 + ++
vận tải
Xây dựng ++ + ++ 0 ++ +
Con
0 + 0 ++ 0 0
người

Chú thích:
++: chỉ tác động mạnh
+: chỉ tác động rõ rệt
0: chỉ tác động yếu, không rõ ràng
 Chất lượng không khí bị tác động mạnh nhất trong quá trình thi công
dự án

Page
33
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Phương pháp ma trận


Bảng 4.2.c: Đánh giá các tác động của dự án.

Thông số môi trường Tổng cộng


Chất
Hoạt Chất
lượng Chất Chất
động thải Tiếng Độ
không lượng lượng
dự án sinh ồn rung
khí xung nước đất
hoạt
quanh
Giao
thông
10/10 4/5 2/4 10/9 10/9 36/37
vận
tải
Xây
8/7 6/6 10/10 7/9 5/4 36/36
dựng
Con
4/8 10/10 14/18
người
Tổng
18/17 14/19 12/14 10/10 17/18 15/13
cộng

Chú thích:
- Phía trên đường chéo được cho điểm từ 1 đến 10 sẽ đánh giá quy mô của
tác động. Quy mô của tác động được hiểu là độ rộng của tác động và được dựa vào số
liệu đo đạc, tính toán.
- Phía dưới đường chéo được cho điểm từ 1 đến 10 để đánh giá tầm quan
trọng của tác động. Tầm quan trọng của tác động được hiểu là mức độ biểu thị của tác
động dựa theo suy luận.
- Kết luận:
 Giao thông vận tải và xây dựng ảnh hưởng nhiều đến các thông số môi
trường nhưng lại có vai trò rất quan trọng.
 Chất lượng không khí là đối tượng môi trường bị tác động nhiều nhất trong
quá trình ti công dự án.

Page
34
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

4.3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN
HÀNH
4.3.1.Nguồn tác động trong giai đoạn vận hành.
Bảng 4.3.1: Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành.

STT Ô nhiễm Nguồn gây tác động

1 Nước - Phương tiện giao thông


- Từ hệ thống xử lí nước thải, khu tập trung rác ,
khu nhà vệ sinh.
- Máy phát điện tạm thời và khí thải lò hơi.
2 Không khí, mùi - Nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước
thải sản xuất từ khu ép mía.
3 Chất thải rắn - Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân viên trong
nhà máy và bã mía thải ra trong quá trình sản
xuất.
- Rác thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt
động của nhà máy.
- Bùn thải từ hệ thống xử lí nước thải.
3 Chất thải rắn - Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân viên trong
nhà máy và bã mía thải ra trong quá trình sản
xuất.
- Rác thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt
động của nhà máy.
- Bùn thải từ hệ thống xử lí nước thải.
Nguồn: Cty cổ phần giải pháp Môi trường xanh, Greenvi, 2011.

4.3.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước.


 Nước mưa chảy tràn: nước chảy tràn trên bề mặt các công trình phụ và trên
bề mặt phụ thuộc phạm vi của nhà máy qui ước sạch, mặc dù có thể chứa các chất vô cơ,
hữu cơ nhưng với hàm lượng nhỏ không tác động đáng kể đến môi trường. Vì vậy, loại
này có thể xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa chung.
 Nhà máy sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh tách riêng với
hệ thống thoát nước thải.
 Lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được tính toán như sau:
Q = 0,278 x K x I x F

Trong đó:
- K: là hệ số dòng chảy (K = 0,6)

Page
35
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

- I: là cường độ mưa (mm/h)


- F: Diện tích lưu vực (m2).
Bảng 4.3.1.1.a: Thành phần của nước mưa chảy tràn.

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ


1 Chất rắn lơ lửng mg/ lít 10 - 20
2 COD mg/ lít 10 - 20
3 Tổng Nito mg/ lít 0,5 – 1,5
4 Tổng photpho mg/ lít 0,004 – 0,03

Nguồn: Kết quả nguyên cứu tổng hợp của Viện vệ sinh dịch tễ năm 2005.
 Nước thải sinh hoạt: số lượng công nhân hoạt động tại nhà máy là 300ng.
Định mức sử dụng nước trong giai đoạn này mỗi người là 120lít/ng.ngày (theo
TCXDVN 33:2006).
 Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là:
120 (lít/ng.ngày) 𝑋 300 (ng) 𝑋 80 (%) = 28,8 (m3/ngày.đêm).
Bảng 4.3.1.1.b: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải giai đoạn vận hành.

Hệ số ô nhiễm Tải lượng


STT Chất ô nhiễm
(g/người.ngày) (g/ngày)
1 BOD5 45 – 54 13.500 – 16.200
2 COD 72 – 102 21.600 – 30.600
3 Chất rắn lơ lửng( SS) 70 – 145 21.000 – 43.500
4 Dầu mỡ 10 – 30 3.000 – 9000
5 Nitrat(tính theo N) 6 – 12 1.800 – 3.600
6 Amoni( tính theo N) 2,4 – 4,8 720 – 1.440
7 Phosphat(tính theo P) 0,8 - 4,0 240 – 1.200
8 Tổng Coliform(MPN/100ml) 106 – 109 3.108 – 3.1011

Nguồn :WHO, 1993.

Page
36
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Bảng 4.3.1.1.c : Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành.

STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT


Chọn K=1 (mg/l) Cột B
1 BOD5 469 – 563 50
2 COD 750 – 1.063 -
3 Chất rắn lơ lửng( SS) 729 – 1.510 100
4 Dầu mỡ 104 – 313 20
5 Nitrat(tính theo N) 63 – 125 50
6 Amoni( tính theo N) 25 – 50 10
7 Phosphat(tính theo P) 8 – 42 10
8 Tổng Coliform(MPN/100ml) 10,4.106 – 10,4.109 5000

Nguồn : Cty cổ phần giải pháp môi trường Greenvi, 2011.


Ghi chú: (Cột B) QCVN 14:2008/BTNMT

Nước thải sản xuất:


 Nước thải từ khu ép mía: nước dùng để ngâm ép đường mía và làm mát các
ổ trục của máy ép. Ước lượng khoảng 100m3/ngày.
 Nước thải rửa lọc, làm mát, rửa thiết bị và rửa sàn. Nước thải rửa lọc tuy có
lưu lượng nhỏ. Nước làm mát được dùng với lưu lượng lớn và thường được tuần hoàn
hầu hết hoặc một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường bị nhiễm bẩn một
số chất hữu cơ bay hơi từ nước đường đun sôi trong nồi nấu. Nước rửa thiết bị và rửa sàn
có lưu lượng thấp và được xả định kỳ. Ước lượng khoảng 50m3/ngày.
 Nước thải khu lò hơi: Nước thải khu lò hơi được xả định kỳ với đặc điểm là
chất rắn lơ lửng cao và giá trị BOD thấp, nước thải mang tính kiềm. Ước lượng khoảng
50m3/ngày.
 Tổng lưu lượng nước thải sản xuất là: 200m3/ngày.

Page
37
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Bảng4.3.1.1.d: Phân tích nước thải của nhà máy.

Nồng độ QCVN
STT Chất ô nhiễm Đơn vị 24:2009
KV1 KV2 KV3 KV4
(Cột B)
1 pH mg/l 6,7 6,7 7,0 6,8 5,5 – 9
2 DO mg/l 3,1 4,2 4,1 3,6 -
3 BOD5 mg/l 324 53 40 42 50
4 COD mg/l 587 84 65 77 80
5 Chất rắn lơ mg/l 234 68 71 78 100
lửng (SS)
6 Cl- mg/l 350 210 345 330 600
7 Pb mg/l 0,07 0,07 0,06 0,05 0,5
8 Hg mg/l 0,001 0,001 0,001 0,001 0,01
9 Độ đục NTU 89 68 57 44 -

10 Tổng colifrom MPN/100ml 5100 4300 5200 5150 5000

 KV1: Trạm xử lí nước thải ( Trước khi xử lí )


 KV2: Trạm xử lí nước thải ( Sau khi xử lí )
 KV3: Tại hồ điều hòa
 KV4: Tại cửa xả thải_hạ lưu sông ĐN
4.3.1.2. Nguồn ô nhiễm không khí, bụi
 Bụi: Phát sinh từ công đoạn nhập nguyên, vật liệu. Đóng bao và xuất
xưởng.
Khí thải từ phương tiện giao thông:
 Các loại phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy chủ yếu: xe máy, xe ô tô,
xe tải vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm và các phương tiện vận chuyển và
xếp đồ trong nội bộ nhà máy. Nhiên liệu sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diezel, khí đốt
cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiểm không khí. Thành phần các chất ô
nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là S02, NO2, CO2, CO, cacbonhydro, aldehyde và bụi.
 Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải, không tập trung và không thường
xuyên, do đó khó quản lý. Biện pháp quản lý nguồn gây ô nhiễm này tốt nhất là khuyến
khích dùng xe mới hiệu suất đốt cao để tránh khói thải, ngoài ra có thế dùng biện pháp
trồng cây xanh xung quanh nhà máy để hạn chế ô nhiễm.
 Khí thải từ lò hơi: Nhà máy sử dụng dầu FO để đốt trong lò hơi các khí
CO, CO2, NO2, SO2, SO3 và hơi nước.

Page
38
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Bảng 4.3.1.2.a:Hàm lượng của các chất ô nhiễm trong ống khói lò đốt dầu FO

STT Chi tiêu Đơn vị Giá trj QCVN 19:2009 Cột


1 Bụi mg/m3 2.000 - 2.500 B
200
2 S02 mg/m3 700- 1200 500
3 N02 mg/m3 400 – 700 850
4 CO mg/m3 50-100 1000
Nguồn: Cty cổ phần giài pháp mói trường xanh Greenvi. 2011. - ô nhiễm không khí do đốt dầu DO
chạy mảy phát điện:

Nhà máy sử dụng máy phát điện dự phòng có công suất 1.500 kwh. Nhiên liệu
được sử dụng cho máy phát điện là dầu DO.
Để tính toán mức độ ô nhiễm của máy phát điện, có thể sử dụng hệ số ô nhiễm như
sau:

Bảng 4.3.1.2.b: Hệ số ô nhiễm của nhà máy phát điện đốt dầu DO

Chất ô nhiễm Hệ số (g/kWh)

THC 0,451

NOx 5,01

Bụi 0,369

SO2 10,4S = 0,312

CO 1,14

Nguồn: Kỹ thuật đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường của Tổ chức Y tế thế giới,WHO 1993

Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5%.

Căn cứ vào công suất của máy phát điện: 1,500kWh, tải lượng ô nhiễm của máy
phát điện ước tính như sau:

Bảng 4.3.1.2.c: Tải lượng các chất nhiễm từ nhà máy phát điện đốt dầu DO.

Page
39
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Tải lượng ô nhiễm


Chất ô nhiễm
g/h g/s

THC 622,5 0,173

Nox 7,515 2,09

Bụi 553,5 0,15

SO2 468 0,13

CO 1,710 0,475

Nguồn: Cty cổ phần giải pháp môi trường xanh, Greenvi, 2011.

Khoảng cách so với ống khói (m) Nồng độ bụi lớn nhất (mg/m3)

500 0,622

2000 0,242

10000 0,18

Nồng độ bụi trước và sau khi lắp đặt hệ thống lọc bụi

Nồng độ lớn nhất Nồng độ lớn nhất


Khí thải khi chưa có thiết bị sau khi có thiết bị TCVN 5937 – 2005
lọc lọc Ƞ=0,9

CO <TCCP <TCCP 30

CO2 0,056% 0,031% -

SO2 0,927 0,251 0,35

Như vậy với ống khói cao 45m và có thiết bị lọc màng nước hiệu suất Ƞ >0,9 thì
các khí phát thải đạt tiêu chuẩn cho phép.

Mùi: phát sinh từ hệ thống xử lí nước thải của nhà máy.

Page
40
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

4.3.1.3. Nguồn ô nhiễm chất thải rắn.


 Ô nhiễm do chất thải rắn sản xuất
 Bả mía và bao bì chứa phụ liệu, bao bì đóng gói sản phẩm bị hư phát sinh
khoảng 600 tấn /ngày.
 Lượng bùn, tro phát sinh cũng thuộc dạng như chất thải nguy hại ước tính
khoảng 85 tấn/ngày.
 Ô nhiễm do chất thải nguy hại
 Giẻ lau, vệ sinh máy móc thiết bị và bao tay của công nhân thải ra khoảng
200 kg/ngày.
 Nhớt thủy lực và nhớt bôi trơn thải ra trong quá trình vận hành thiết bị thải
ra khoảng 30 lít/tháng.
 Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt:
 Tổng người trong nhà máy: 300 người.
 Lượng chất thải phát sinh trung bình: 1kg/ng.ngày.
 Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong nhà máy là: 300 kg/ngày.
 Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt, bao gồm:
 Các hợp chất có nguồn góc hữu cơ như: thực phẩm, rau quả, thức ăn dư
thừa,…
 Chất thải rắn từ họạt động sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy
gồm: các loại bao bị đựng đồ ăn, thức uống...
4.3.1.4. Ô nhiễm do tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất như: Nhập nguyên liệu, ép mía và
tiếng ồn từ máy phát điện, từ phương tiện giao thông vận chuyển ra vào nhà máy nhưng
không đáng kể.
4.3.1.5. Ô nhiễm do nhiệt thừa
Nguồn gây ô nhiễm nhiệt gồm:
 Bên ngoài nhà máy:
 Phương tiện vận chuyển, bức xạ mặt trời xuyên qua trần mái tôn vào những
ngày trời nắng gắt.
 Bên trong nhà máy:
 Nhiệt tỏa ra do hoạt động của con người và nhiệt thừa phát sinh ở tất cả các
khâu trong quá trình sản xuất.
4.3.1.6. Nguồn không liên quan đến chất thải.
 Biển đổi khí hậu:
Các nguồn gây ô nhiễm không khí như: khí thải, bụi, nhiệt nếu không được giảm
thiểu hiệu quả về lâu dài sẽ gây tác động đến môi trường. Biến đổi khí hậu không những
làm trái đất nóng lên mà còn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khỏe

Page
41
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

con người. Mặc dù, dự án chỉ gây ảnh hưởng ở mức độ nhỏ nhưng cũng sẽ được quan
tâm quản lí, xử lí đạt hiệu quả và tác động lâu dài.
 Suy thoái các thành phần môi trường tự nhiên:
Các chất ô nhiễm từ nước thải, chất thải rắn sẽ tác động đến chất lượng nước mặt,
chất lượng đất, nước ngầm khu vực dự án, về lâu dài có thể gây tác động làm suy thoái
các thành phần môi trường tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án, Chủ
đầu tư luôn dành sự quan tâm đúng mực đối với các nguồn thải gây ảnh hưởng đến môi
trường.
4.3.2.Đối tượng bị tác động
Các đối tượng chính bị tác động trong giai đoạn sau khi nhà máy được xây dựng
và đi vào hoạt động được liệt kê theo bảng dưới đây:

Đối tượng bị tác


Các yếu tố tác động Quy mô không gian Quy mô thời gian
động

Các đối tượng tự nhiên

Môi trường không Khu vực nhà máy và


Bụi, tiếng ồn, khí thải Tác động lâu dài
khí các khu vực lân cận

-Nước thải sinh hoạt

Môi trường đất, và sản xuất


Khu vực nhà máy Tác động lâu dài
nước ngầm - Chất thải rắn sinh
hoạt và sản xuất

-Nước thải sinh hoạt


và công nghiệp
-Chất thải rắn sinh Khu vực nhà máy và
Môi trường nước hoạt và công nghiệp Tác động lâu dài
khu vực tiếp nhận

- Sự cố đối với hệ
thông xử lý nước thải

Page
42
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Tài nguyên sinh vật Chất thải ô nhiễm Khu vực tiếp nhận Tác động lâu dài

Các đối tượng kinh tế, văn hóa-xã hội

Công trình và tài -Ô nhiễm không khí Khu vực nhà máy và Tác động lâu dài

sản - Sự cố cháy nổ khu vực lân cận Tác động ngắn

- Khu vực nhà máy

-Nhiệt do máy móc

- Bức xạ nhiệt mặt


trời
Biến đổi vi khí hậu Tác động lâu dài
- Nhiệt thừa của
người lao động

- Khí thải

-Khu vực lân cận

Nguồn: Công ty cổ phần giải pháp môi trường xanh GREENVI, 2011.

4.3.2.1. Đối tượng tự nhiên


-Chất lượng nước, đất
 Chất lượng nước mặt:
Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất nếu không được xử lý thải trực tiếp ra
sông sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực

 Chất lượng đất, nước ngầm:


Các chất ô nhiễm không khí như SO2, NO2, CO, … khi gặp mưa chúng tan trong
nước mưa tạo thành acid làm chua nước mưa khi đổ xuống đất làm chua, đỏ đất. Các acid
hòa tan, các oxit kim loại kiềm. Các carbonate làm hình thành các loại muối trong đất
(CaSO4, CaHCO3, CaCl2) làm tăng độ mặn của đất từ đố làm ô nhiễm nước ngầm.

Page
43
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Nước thải bị ô nhiễm kim loại nặng khi thải trực tiếp vào môi trường sẽ làm tăng
lượng kim loại trong đất và giun đất gây ô nhiễm đất.

Các chất thải răn, đặc biệt là một số loại có chứa hóa chất và các kim loại nặng nếu
không được quản lý chặt chẽ mà vứt bỏ bừa bãi sẽ làm ô nhiễm đất.

- Ảnh hướng đến sức khỏe con người


 Các chất gây ô nhiễm không khí: SO2, NO2, CO, bụi, …
Một số tác động của các chất gây ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.

Bảng 4.3.2.1.a: Triệu chứng của cơ thể đổi với SO2

Nồng độ SO2
Triệu chứng
(mg/m3)

8 – 13 Giới hạn phát hiện thấy bằng mũi

20 – 30 Giới hạn gây độc tính

50 Giới hạn gây kích thích hô hấp, ho

130-260 Giới hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30 – 60 phút

1000 - 1300 Giới hạn gây tử vong nhanh 30 – 60 phút

Nguồn: Giáo trình Ô nhiễm không khí và tiếng ồn – phương pháp giám sát. TS. Nguyễn Quốc Bình, 2005.

Bảng 4.3.2.1.b: Triệu chứng của cơ thể ứng với nồng độ Carboxyl-hemoglonin

Nồng độ CO (ppm) Triệu chứng

50 Nhiễm độc nhẹ

100 Nhiễm độc vừa phải, chóng mặt

250 Nhiễm độc nặng, chóng mặt

500 Buồn nôn, nôn, trụy

1000 Hôn mê

10000 Chết

Nguồn: Giáo trình Ô nhiễm không khí và tiếng ồn – phương pháp giám sát. TS. Nguyễn Quốc Bình, 2005.

Page
44
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Oxide nitrogen được biết đến như là một chất gây kích thích viêm tấy và có tác hại
đối với hệ thống hô hấp. Các triệu chứng bệnh lý do NO2 gây ra được trình bày trong
bảng sau:

Bảng 4.3.2.1.c: Tác hại của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc

Nồng độ NO2 (ppm) Thời gian tiếp xúc Triệu chứng

≥ 500 48 giờ Chết người

300 – 400 2 – 10 ngày Gây viêm phổi và chết

150 – 200 3 – 5 tuần Viêm xơ cuống phổi

50 - 100 6 – 8 tuần Viêm cuống phổi và màng phổi

Nguồn: Giáo trình ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Trần Ngọc Chấn, 2000.

 Đánh giá:
- Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt: Với quy mô thời gian tác
động lâu dài, lưu lượng tương đối lớn, nếu không có biện pháp xử lý đạt hiệu quả khi thải
vào nguồn tiếp nhận chúng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Khi con người sử dụng
nguồn nước mặt này để tưới cây trồng, nuôi trồng thủy sản, chúng sẽ bị nhiễm độc, con
người khi ăn những thực vật, động vật, hải sản bị nhiễm độc cũng sẽ bị nhiễm độc  sức
khỏe giảm sút theo thời gian  có thể gây tử vong.
- Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại có chứa hóa chất và các kim loại
nặng, nếu không được quản lý chặt chẽ mà vứt bỏ bừa bãi vào đất sẽ làm ô nhiễm đất.
Đất sẽ bị thay đổi độ pH và tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất. Cây cối sẽ dần tích
lũy nhiều hơn các kim loại nặng và gây nguy hại cho con người.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp sản xuất
như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lí khó chịu, giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng
ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc
nghề nghiệp. Ngoài ra tiếng ồn còn gây ảnh hưởng xấu đến hầu hết các bộ phận cơ thể
của con người.
- Ô nhiễm nhiệt: Làm việc trong môi trường nhiệt độ ẩm thấp, con người sẽ
dễ bị nhiễm khuẩn, vi trùng có thể làm viêm da, nấm mốc.

Page
45
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

- Công trình tài sản: Khí thải, bụi nếu không có biện pháp quản lí hiệu quả
khi thải vào môi trường, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến các công trình và tài sản của các
nhà máy lân cận như: ăn mòn bề mặt công trình, nhà xưởng, thiết bị máy móc.
- Động thực vật:
 Đối với thực vật: Các chất gây ô nhiễm không khí như SO2, NO2, CO, …
làm thực vật phát triển chậm, năng suất thấp. Nước thải chứa các chất ô nhiễm làm ảnh
hưởng đến chất lượng nước mặt, khi người dân dùng nguồn nước này cho nông nghiệp
thì ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
 Đối với động vật: Các chất độc hại trong nước thải có thể gây ảnh hưởng
trực tiếp đến hệ thống động thực vật dưới nước và hệ sinh thái thủy của nguồn tiếp nhận
nước trong khu vực. Chúng không những làm chết các loại thủy sinh mà còn làm mất khả
năng tự làm sạch của nguồn nước.
- Khí hậu: ô nhiễm không khí có khả năng tác động xấu đến vi khí hậu, gây
mưa acid, suy giảm tầng ozone, gây hiệu ứng nhà kính.

4.3.2.2. Đối tượng kinh tế


- Thu hút đầu tư kinh hoanh, góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế của khu
vực.
- Khi nhà máy hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần tăng ngân sách địa phương
và của tỉnh Đồng Nai nói chung.
- Góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.
4.3.2.3. Đối tượng văn hóa-xã hội
 Về mặt tích cực: nhà máy tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa
phương đồng thời đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa của địa phương.
 Về mặt tiêu cực: có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nếu
quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm không đạt hiệu quả; gánh nặng về môi trường bởi
các nguồn gây ô nhiễm của nhà máy khi hoạt động; ngoài ra còn phát sinh them tệ nạn xã
hội cũng như gia tăng các vấn đề về giao thông

Page
46
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

CHƯƠNG V: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG


XẤU VÀ PHÒNG NGỪA.
5.1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI XÂY DỰNG:
5.1.1.Hạn chế tác động của bụi và đất cát san lấp:

Tiến hành san lấp phân tán trên diện tích dự án để chia nhỏ máy móc thi công
nhằm không tập trung gây ô nhiễm môi trường đồng thời đẩy nhanh tiến độ san lấp.
Tận dụng tối đa đất đào làm đất đắp. Lập kế hoạch thi công san lấp hợp lý và tính
toán trước khối lượng đất đào, đắp cần thiết. Phun nước ở những khu vực thi công đổ đất,
san lấp mặt bằng.
Che chắn bạt ở những khu vực tập trung công nhân như lán trại, đảm bảo bụi
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
Tiến hành san ủi đất cát ngay sau khi đổ xuống để giảm sự khuếch tán của vật liệu do tác
động của gió.
Xe tải vận chuyển đất cát san lấp phải được phủ bạt kín và không rơi vãi đất cát
xuống đường.

5.1.2.Hạn chế tác động đối với môi trường nước:

Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn này sẽ được thu gom và
xử lý bằng bể tự hoại tạm thời của dự án, đảm bảo không ảnh hưởng đến khu vực xung
quanh.
Xây dựng mương rãnh thoát nước mưa tạm trong giai đoạn này, đảm bảo nước
mưa chảy tràn trong khu vực thu và thoát tốt, đảm bảo không xảy ra ứ động, bồi lắng
trong khu vực thi công.
Sử dụng bạt che chắn nguyên vật liệu để nước mưa không cuốn theo bụi bẩn gây ô
nhiễm môi trường nước.
5.1.3.Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn:
5.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt hằng ngày của công nhân sẽ được thải bỏ vào
những hố thu gom rác tạm thời và hợp đồng với công ty môi trường đô thị của địa
phương thu gom hằng ngày.

5.1.3.2. Chất thải xây dựng:

Lượng chất thải xây dựng ban đầu chủ yếu là đất đào dược tận dụng làm đất đắp.
Ngoài ra thành phần rác thải xây dựng còn lại như gạch, đá, vụn sắt thép,… sẽ được thu

Page
47
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

gom về một chỗ và hợp đồng với công ty môi trường đô thị địa phương thu gom về bãi
chôn lấp.

5.1.3.3. Chất thải nguy hại:

Trong giai đoạn này chất thải nguy hại không đáng kể, nhưng một vài thành phần
rác thải được xem có tính nguy hại cho con người và môi trường như thùng sơn, giẻ lậu
dính xăng dầu do vệ sinh máy móc, sẽ được chủ đầu tư thu gom vào thùng chứa rác thải
nguy hại, lưu giữ riêng và tập kết thu gom chung với rác thải nguy hại của giai đoạn xây
dựng sau này để xử lý đúng quy định.

5.2. GIAI ĐOẠN TRONG KHI XÂY DỰNG:


5.2.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí:

Áp dụng các thiết bị thi công tiên tiến.


Tránh việc hoạt động cùng một lúc nhiều phương tiện vận chuyển, thiết bị thi
công.
Hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm.
Khi chuyên chở vật lệu các xe phải được phủ kín tránh tình trạng rơi vãi nguyên
vật liệu ra đường.
Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trong công trường.
Có kho chứa vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép) để bảo quản và hạn chế phát tán
bụi.
Các phương tiện giao thông vận tải, và các máy thi công cơ giới không hoạt động
quá công suất thiết kế.
Không được sử dụng các thiết bị đã quá hạn.

5.2.2. Nguồn gây ô nhiễm đất:

Giảm thiểu việc đào đắp làm xáo trộn các tầng thổ nhưỡng.
Không để các chất ô nhiễm như xăng nhớt, dầu mỡ chảy tràn hoặc thấm vào đất.
Thu gom nước thải và tập trung chất thải rắn để xử lý.
Việc xử lý nền móng phải thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
5.2.3. Nguồn gây ô nhiễm nước:
Xây dựng bể tự hoại tạm thời hoặc sử dụng các nhà vệ sinh lưu động. Bể tự hoại
tạm thời sẽ được lấp lại sau khi thời gian xây dựng kết thúc.
Nước mưa chảy tràn được dẫn thoát vào hệ thống thoát nước mưa chung của khu
công nghiệp.

Page
48
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

5.2.4.Hạn chế chất thải rắn:


5.2.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt hằng ngày của công nhân sẽ được thải bỏ vào
những hố thu gom rác tạm thời và hợp đồng với công ty môi trường đô thị của địa
phương thu gom hằng ngày.

5.2.4.2. Chất thải xây dựng:

Rác thải xây dựng trong giai đoạn xây dựng gồm gạch đá vụn, xà bần, nguyên vật
liệu xây dựng rơi vãi, sắt vụn, gỗ cốt pha, bao bì xi măng,… lượng chất thải rắn này dễ
kiểm soát và thu gom để tận dụng lại trong xây dựng. Các loại này được vận chuyển xử
lý đúng quy định bởi Công ty có chức năng. Xà bần phải được vận chuyển trong ngày,
tránh ùn tắc và tồn đọng trên công trường làm rơi vãi và tắt nghẽn dòng chảy.

5.2.4.3. Chất thải nguy hại:

Đối với các bao bì đựng nguyên vật liệu xây dựng có thể tái chế được như bao xi
măng, thùng đựng sơn… đơn vị xây dựng sẽ cho thu gom để bán lại cho các cơ sở tái
chế, tái sử dụng.
Toàn bộ rác thải nguy hại sẽ được chủ đầu tư thu gom vào thùng chứa rác thải
nguy hại, lưu giữ riêng và hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại
xử lý đúng quy định.

5.2.5. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn:

Sử dụng các thiết bị máy móc ít gây ồn.


Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa thao tác và rút ngắn thời gian thi
công đến mức tối đa.
Thực hiện biện pháp vây kín khu vực dự án đang thi công xây dựng.
Tổ chức và bố trí hợp lý thời gian vận chuyển vật liệu và vận chuyển xà bần ra
ngoài công trình.
Thực hiện kế hoạch thi công hợp lý.
Tiến hành các hoạt động thi công trong thời gian cho phép. Tránh tình trạng hoạt
động trong thời gian nghỉ ngơi.
Lắp đặt chân đế chống ồn, rung cho các máy đóng cọc, máy trộn bê tông, máy đầm đất.

Page
49
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

5.3. GIAI ĐOẠN SAU KHI XÂY DỰNG (GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH):
5.3.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí:

Phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ: là quá trình tách các khí ô
nhiễm trong dòng khí thải bằng cách hòa tan khí ô nhiễm trong pha lỏng. Phương pháp
hấp thụ được sử dụng nhiều trong việc khử các chất ô nhiễm trong khí thải do củi, đốt
than, dầu và từ lò nấu kim loại. Có 2 loại hấp thụ: hấp thụ vật lý và hấp thụ hóa học

 Nguyên lý: cho khí thải tiếp xúc với chất lỏng, các khí này hoặc được hoà
tan đi vào pha lỏng và hoặc được biến đổi thành chất không độc hại.
 Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc
giữa pha khí với pha lỏng, thời gian tiếp xúc, nồng độ môi trường hấp thụ, tốc độ phản
ứng giữa chất hấp thụ và khí thải.
Quy trình xử lí khí thải
Khí thải  Hạ nhiệt  Xử lý các hạt (bụi) ô nhiễm  Xử lý các khí ô nhiễm

Page
50
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

 Hạ nhiệt độ dòng khí thải


Nguyên lí: Khí thải từ lò hơi đi ra có nhiệt độ cao sẽ được hạ nhiệt độ qua quá
trình hấp thụ nhiệt ở thiết bị trao đổi nhiệt. Chất tải nhiệt có thể là nước vì nó rẻ và phần
nước nóng sau tải nhiệt có thể cung cấp lại cho sinh hoạt.

 Xử lý bụi bằng lực ly tâm (cyclone)

1. Mương dẫn khói thải.

2. Thiết bị lọc bụi có phun nước.

3. Bể chứa bùn.

4. Quạt hút ly tâm.

5. Đường ống thải khí sạch.


Ống khối lò hơi
6. Bơm cấp nước.
Nguyên lí: dòng khí chuyển động xoáy
ốc trong thiết bị cyclone. Dưới tác dụng của lực ly tâm, hạt bụi văng ra khỏi quỹ đạo, đập
vào thành thiết bị và rơi xuống đáy thu bụi. Khí sau khi lọc bụi ra ngoài theo cửa ra ở
phía trên
 Xử lý các chất ô nhiễm trong khí thải
o Phương pháp hấp thụ hóa học
o Dung dịch hấp thụ: Ca(OH)2 vì rẻ tiền, dễ kiếm; chất thải thứ cấp
đưa về dạng thạch cao, không gây ô nhiễm môi trường; tính ăn mòn yếu, ít gây hại cho
thiết bị; Ngoài ra còn có tác dụng làm nguôi dòng khí thải ra ngoài môi trường
o Thiết bị hấp thụ: tháp phun
Nguyên lí: Dòng khí sạch bụi sau đó được dẫn qua tháp hấp thụ để loại bỏ khí
SO2 nhờ dung dịch hấp thụ. Khí được đưa từ dưới lên và dung dịch hấp thụ được phun từ
trên xuống sẽ phản ứng với nhau. Chất ô nhiễm trong dòng khí sẽ được giữ lại dưới dạng
bùn thạch cao và khí sạch thoát lên trên được thải ra ngoài theo đường ống khói.

Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị xử lý sẽ là khí sạch đạt các tiêu chuẩn môi trường
theo QCVN 19:2009/BTNMT. Bụi và các khí độc sau khi được hấp thụ và lắng xuống
đáy thiết bị dưới dạng bùn cặn sẽ được tháo ra định kỳ về bể chứa bùn của hệ thống xử lý
nước thải. Phần nước trong bên trên được tuần hoàn về lại thiết bị chứa dung dịch hấp

Page
51
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

thụ, sau một thời gian hoạt động sẽ được xả bỏ về hệ thống xử lý nước thải và định kỳ bổ
sung, thay mới.

Xử lý đồng thời NOx, SO2 bằng dung dịch kiềm hiệu quả xử lý SO2 là khoảng
90%, còn NOx là từ 70-90%.

Hạn chế tác động của bụi, khí thải từ hoạt động giao thông:

 Có biện pháp tuyên truyền công nhân viên sử dụng phương tiện ít gây ô
nhiễm, kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện giao thông.
 Tại khu vực bãi đậu xe, cần lắp đặt thiết bị thông gio1trong nhà xe.
Kiểm soát mùi từ hệ thống xử lý nước thải, thường xuyên kiểm tra và bảo quản hệ
thống phân phối khí và sục khí ở các bể điều hòa, … phun nước chứa hóa chất xử lý.

5.3.2.Nguồn gây ô nhiễm nước:


5.3.2.1. Nước thải sản xuất:
Nước thải từ các quá trình sản xuất, được thu gom dẫn về bể lắng cát, trước khi
đến bể lắng, nước thải có đi qua song chắn rác thô để loại bỏ các cặn có kích thước lớn,
đảm bảo an toàn cho các công trình, thiết bị ở các công đoạn sau. Trong bể lắng cát, cặn
có trong nước thải phát sinh từ nguyên liệu lắng xuống đáy, nước thải trên bề mặt.
Từ bể lắng cát, nước thải được bơm tiếp đến hầm tiếp nhận qua song chắn rác tinh,
ở đây, cặn có kích thước nhỏ, đường kính lớn hơn 5mm sẽ bị giữ lại.
Từ hầm tiếp nhận, nước thải được bơm đến bể tách dầu, nước thải trong các ngành
công nghiệp thường chứa nhiều dầu mỡ từ việc làm sạch máy móc, thiết bị sản xuất,
lượng dầu sẽ nổi lên trên và được thu trên bề mặt. Thường là từ nước thải khu ép mía có
BOD cao (do có đường thất thoát) và có chứa dầu mỡ.
Từ bể tách dầu, nước thải chảy qua bể điều hòa, nhằm mục đích điều hòa lưu
lượng, đặc biệt điều hòa chất lượng để đảm bảo cho công trình xừ lý sinh học phía sau.
Bằng cách khuấy trộn đều nước thải dể xử lý các chất hữu cơ như axit hữu cơ, tại đây giá
trị pH sẽ được điều chỉnh bằng NaOH hay H2SO4 đến thông số tối ưu để quá trình xứ lý
sinh học diễn ra tốt hơn.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm sang bể sinh học kỵ khí UASB. Tại đây các chất
hữu cơ trong nước thải được vi sinh vật kỵ khí phân giải thành các chất vô cơ đơn giản và
khí biogas được hình thành theo phản ứng:

Page
52
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Sơ đồ sử lý nước thải sản xuất

VSV kỵ khí + CHC CH4 + H2S + CO2 + sinh khối mới

Quá trình khử bỏ N và P cũng được diễn ra trong bể UASB

Page
53
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

Sau xử lý kỵ khí nước thải được dẫn qua bể lọc sinh học có lớp vật liệu ngập trong nước (
bể aerotank ), tại đây diễn ra quá trình sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí dính
bám trên bề mặt các vật liệu, nước thải được dẫn vào bể, chảy trên bề mặt các vật liệu,
tạo điều kiện tiếp xúc cho các vi sinh vật hoạt động. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu
cơ làm thức ăn, sinh trưởng, phát triển tạo thành các màng sinh khối (biofilm) trên bề mặt
vật liệu. Khi màng đầy, lớp sinh khối sẽ bị tách ra vật liệu, để đảm bảo điều kiện cho các
vi sinh vật, trong bể có lắp đặt hệ thống phân phối khí để cung cấp oxi cho vi sinh vật.
Qúa trình phân giải chất hữu cơ theo phản ứng:

VSV hiếu khí + CHC + O2  CO2 + H2O + sinh khối mới


Sau khi được xử lý sinh học hiếu khí, hỗn hợp nước và bùn dẫn sang bể lắng để
lắng để tách riêng nước và bùn, nước nổi lên trên, bùn lắng xuống đáy bể và được dẫn ra
bể chứa bùn, đễ nén bùn, giảm lượng nước trong bùn.
Phần nước thải sau bể lắng được dẫn sang bể keo tụ, tạo bông, nhằm xử lý lượng
cặn còn lại, hóa chất phèn nhôm, được cho vào nhằm thực hiện phản ứng keo tụ . Khi đó
sẽ xảy ra phản ứng thuỷ phân:

Al2(SO4)3 + 6 H2O  2Al(OH)3 + 6 H+ +3SO42-


Sau đó hóa chất polymer được thêm vào ở quá trình tạo bông, giúp liên kết, hình thành
các bông cặn có kích thước lớn, đảm bảo quá trình lắng. Nước thải, cùng các bông bùn
tạo thành sẽ chảy ra sang bể lắng hóa lý để tách bùn và nước riêng.
Phần nước được tách tiếp tục được bơm đến hệ thống bể lọc áp lực nhằm loại bỏ
lượng cặn còn sót lại, sau quá trình lọc áp lực nước thải chảy qua bể khử trùng để loại bỏ
các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, đảm bảo vệ sinh.
Sau đó nước thải tiếp tục chảy qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh
vật gây bệnh trong nước thải đảm bảo vệ sinh ( bằng Clo ). Khi clo tác dụng với nước,
phản ứng đặc trưng xảy ra là quá trình thủy phân clo, tạo thành axit hypoclorit và axit
clohydric :

Cl2 + H2O HOCl + HCl


Ở dạng phân ly ta có
Cl2 + H2O 2H+ + OCl- + Cl-
Khả năng diệt trùng của clo phụ thuộc vào hàm lượng HOCl có trong nước.

Sau khi khử trùng, nước thải đạt quy chuẩn môi trường QCVN 40/2011BTNMT
cột B, xả thải vào nguồn tiếp nhận.

Page
54
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

5.3.2.2. Nước mưa:

Nước mưa Cống chung Song chắn rác Ra nguồn tiếp


chảy tràn thoát nước mưa hố ga nhận
riêng

Sơ đồ thoát nước mưa

5.3.2.3. Nước thải sinh hoạt:


Nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ tại hệ thống bể
tự hoại và được thoát vào hệ thống thoát nước thải riêng dẫn về trạm xử lý tập trung.
Nước thải sau khi được xử lý tại trạm xử lý phải đạt quy chuẩn QCVN14:2008/BTNMT
(cột B).

5.3.3.Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn:


5.3.3.1. Chất thải sinh hoạt:
Đối với lon, bao bì sẽ được thu gom bàn cho cơ sở thu gom phế liệu. Với các loại
rác là rau, thực phẩm sẽ thu gom và ký hợp đồng xử lý với đơn vị chức năng.

5.3.3.2. Chất thải nguy hại:

Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Thu gom, phân loại và lưu giữ riêng biệt từng loại chất thải nguy hại theo đúng
danh mục đã đăng ký.
Ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chứ năng được cấp
phép hành nghề phù hợp với loại chất thải của dự án.

5.3.3.3. Chất thải sản xuất:

Chất thải sản xuất của dự án chủ yếu là bã mía, rác thải trong quá trình đóng bao,
bùn từ hệ thống xử lý nước thải,… được tập trung trong khu riêng biệt và được phân loại,
sẽ được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, các loại còn lại sẽ được ký hợp đồng với các
đơn vị có chức năng.

5.3.4.Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn:

Công nhân được trang bị các thiết bị, bảo hộ lao động phù hợp.
Sử dụng thiết bị máy móc đạt chuẩn, kỹ thuật sản xuất hiện đại giúp giảm thiểu
tiếng ồn tại nguồn.

Page
55
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN, CAM KẾT


6.1. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích, đánh giá về dự án xây dựng nhà máy mía đường Binh Xương,
có thể đưa đến một số kết luận sau:
 Nhà máy nằm ở vị trí thuận lợi về nguồn nguyên liệu, không gian địa lý
thuận lợi cho quá trình sản xuất.
 Mức độ, quy mô cảu những tác động đã nêu dự trên các dự án đã hoạt động
có tính chất tương tự như của dự án nên khả thi và đáng tin cậy.
Dự án có áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được nghiên
cứu và thực nghiệm có tính chính xác cao và đáng tin cậy. Các biện pháp này sẽ được
tiến hành một cách nghiêm túc, dưới sự giám sát chặt chẻ của ban giám đốc và cơ quan
chức năng.
6.2. KIẾN NGHỊ
Trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư có thể sẽ gặp những khó khăn cần sự
giúp đỡ của các cấp chính quyền. Do đó, chủ đầu tư kính đề nghị các cơ quan quản lý về
môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường, các ban ngành trong địa phương giúp chúng
tôi trong quá trình hoạt động.
6.3. CAM KẾT
6.3.1.Cam kết tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường
Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo
xử lý các nguồn gây ô nhiễm đạt các quy chuẩn sau:
 Đối với chất lượng môi trường không khí xung quanh đảm bảo theo quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2009/BTNMT
 Đối với nồng độ tối đa của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp
khi thải vào không khí xung quanh đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN
19:2009/BTNMT
 Đối với nước thải công nghiệp đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
QCVN 24:2008/BTNMT
 Đối với nước thải sinh hoạt đảm bảo xử lý đạt theo quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT
 Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thu gom, lưu giữ
và xử lý đúng theo quy định của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam
 Đầu tư trang thiết bị, các phương tiện phòng ngừa và ứng cứu sự cố ô
nhiễm môi trường , phòng chống cháy nổ theo đúng các quy định hiện hành

Page
56
April 18, 2018 [BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG BINH XƯƠNG]

 Thực hiện giám sát môi trường theo đúng báo cáo đã trình bày
 Đăng ký chủ nguồn thải, lập báo cáo xả thải vào nguồn nước
6.3.2.Cam kết thực hiện các biện pháp
 Giảm thiểu ô nhiễm không khí
 Giảm thiểu ô nhiễm nước thải
 Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
 Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn
 Giảm thiểu độ rung
6.3.3.Cam kết quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường
Chủ đầu tư cam kết
 Thực hiện nghiêm túc chương trình giám sát môi trường theo đúng báo cáo
đã trình bày, chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan chức năng về hoạt động của Dự án
về mặt môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường
 Phối hợp với cơ quan chức năng có chuyên môn trong quá trình thiết kế và
thi công các hệ thống khống chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường
 Thực hiện các yêu cầu của báo cáo và Quyết định phê duyệt trước khi đưa
dự án đi vào hoạt động.

―― HẾT ――

Page
57

You might also like