You are on page 1of 7

PHẦN 1

I. Hỗn hợp khí lý tưởng


Câu 1. Thành phần thể tích của sản phẩm cháy là CO 2 chiếm 12,3%; O2 chiếm
7,2%; N2 chiếm 80,5%. Hãy xác định phân tử lượng, hằng số chất khí, thể tích riêng
và khối lượng riêng của hỗn hợp ở áp suất bằng 1 bar và nhiệt độ bằng 800oC.
Câu 2. Một bình chứa có thể tích 1,23m3, hỗn hợp khí ở trong bình có áp suất 5
bar, nhiệt độ 18oC; thành phần thể tích của H 2 là 46%, của CH4 là 32%, của CO là
15%, của N2 là 7%. Sau khi sử dụng, áp suất trong bình còn 3,2 bar, nhiệt độ còn 12 oC.
Hãy xác định lượng hỗn hợp khí đã lấy ra sử dụng?
II. Quá trình nhiệt động
1. Quá trình đa biến
Câu 1. 1 kg không khí được nén đa biến với n = 1,2 từ nhiệt độ 20 0C áp suất
tuyệt đối 1bar đến 7,8bar.
a. Tính nhiệt độ không khí sau khi nén.
b. Xác định các đại lượng u , i , nhiệt lượng q, công dãn nở l và công kỹ
thuật lkt.
Câu 2. Cho 1kg không khí được nén đa biến với n = 1,2 từ nhiệt độ 20 oC, áp
suất tuyệt đối 0,981 bar đến 7,845 bar. Hãy:
a. Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v và T-s
b. Tính nhiệt độ không khí sau khi nén.
c. Xác định các đại lượng u , i , s , nhiệt lượng q, công dãn nở l và công kỹ thuật
lkt trao đổi trong quá trình./
2. Quá trình đoạn nhiệt
Câu 1. Không khí có thể tích 2,48m3, nhiệt độ 15oC, áp suất 1 bar, khi bị nén
đoạn nhiệt nhận được lượng công thay đổi thay tích là 471 kJ. Hãy xác định nhiệt độ
cuối, lượng thay đổi nội năng và entanpi?
Câu 2. 2kg không khí giãn nở đoạn nhiệt từ nhiệt độ 327oC, áp suất tuyệt đối 10
bar đến áp suất tuyệt đối 1 bar. Hãy:
a. Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v và T-s.
b. Xác định thông số cơ bản ở trạng thái cuối.
c. Xác định các đại lượng U , I , S , nhiệt lượng Q, công dãn nở L và công
kỹ thuật Lkt trao đổi trong quá trình.
3. Quá trình đẳng nhiệt
Câu 1: Có 12 kg không khí ở nhiệt độ 27 0C, áp suất tuyệt đối 6 bar tiến hành
quá trình đẳng nhiệt đến thể tích bằng 4 lần thể tích ban đầu.
a, Xác định các thông số cơ bản ở trạng thái cuối.
b, Xác định các đại lượng ΔU, ΔI, ΔS, nhiệt lượng Q, công dãn nở L và công kỹ thuật
Lkt.
4. Quá trình đẳng tích
Câu 1: Xi lanh có đường kính 600mm chứa không khí có thể tích 0,08m 3 áp
suất 5,06 at nhiệt độ 250C. Nếu không khí nhận nhiệt trong điều kiện piston chưa kịp
dịch chuyển và nhiệt độ không khí tăng đến 4150C. Xác định lực tác dụng lên mặt
piston, nhiệt lượng cung cấp, lượng biến đổi entropy, công thay đổi thể tích và công kỹ
thuật của quá trình.
Câu 2: Một bình kín có thể tích 0,12 m3 chứa khí ôxy có áp suất tuyệt đối 10
bar và nhiệt độ 50oC, sau khi tiến hành một quá trình đẳng tích, nhiệt độ tăng đến
150oC.
a, Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-V và T-s;
b, Xác định khối lượng ôxy và áp suất cuối cùng;
c, Xác định các đại lượng ΔU, ΔI, ΔS, nhiệt lượng Q, công dãn nở L và công kỹ thuật
Lkt.
5. Quá trình đẳng áp
Câu 1: Người ta lấy nhiệt từ không khí trong xi lanh có thể tích 0,4 m 3, áp suất
5 bar, nhiệt độ 4000C để nhiệt độ giảm xuống đến 00C trong điều kiện áp suất không
đổi.
a, Tính quãng đường piston dịch chuyển cho biết đường kính của xi lanh là 600 mm.
b, Xác định các đại lượng ΔU, ΔI, ΔS, nhiệt lượng Q, công dãn nở L và công kỹ thuật
Lkt.

II. CHU TRÌNH CÁCNÔ


Câu 9: Chu trình Các nô thuận chiều thuận nghịch dùng không khí được tiến
hành trong phạm vi nhiệt độ T max = 900K, Tmin = 300K và phạm vi áp suất p max = 60
bar; pmin = 1 bar. Hãy xác định:
a, Biểu diễn chu trình trên đồ thị p-V và T-s;
b, Nhiệt lượng trao đổi giữa môi chất và các nguồn;
c, Công của môi chất trong cả chu trình;
d, Hiệu suất nhiệt của chu trình;
e, Nếu tiến hành chu trình Các nô ngược chiều trong phạm vi thông số trên thì hệ số
làm lạnh và hệ số làm nóng bằng bao nhiêu?
Câu 10: Một kilôgam không khí thực hiện chu trình Các nô thuận chiều thuận
nghịch trong phạm vi nhiệt độ tmax = 250 oC, tmin = 30 oC và phạm vi áp suất p max = 10
bar; pmin = 1,2 bar. Hãy xác định:
a, Biểu diễn chu trình trên đồ thị p-V và T-s;
b, Nhiệt lượng trao đổi giữa môi chất và các nguồn;
c, Công của môi chất trong cả chu trình;
d, Hiệu suất nhiệt của chu trình;
e, Nếu tiến hành chu trình Các nô ngược chiều trong phạm vi thông số trên thì hệ số
làm lạnh và hệ số làm nóng bằng bao nhiêu?
III. CHU TRÌNH ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Câu 11: Một chu trình động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng tích, môi chất là khí 2
nguyên tử có R = 287 J/kg oK và k = 1,4. Trong chu trình áp suất thấp nhất là 1 bar,
nhiệt độ thấp nhất là 320oK, tỷ số nén bằng 4 và tỷ số tăng áp khi cấp nhiệt bằng 4.
Hãy:
a, Biểu diễn chu trình trên đồ thị p-v và T-s;
b, Tính nhiệt trao đổi giữa môi chất với các nguồn nhiệt, tính công và hiệu suất nhiệt
của chu trình.
Câu 12: Một chu trình động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng tích có tỉ số nén bằng
8, trước khi nén không khí có áp suất bằng 0,1 MPa và nhiệt độ là 15 oC, nhiệt lượng
cung cấp cho 1 kg không khí trong 1 chu trình bằng 1800 kJ/kg.
a, Biểu diễn chu trình trên đồ thị p-V, T-s.
b, Tính nhiệt lượng, công và hiệu suất của chu trình;
c, Vẽ chu trình Các-nô trong cùng phạm vi nhiệt độ nguồn nhiệt và so sánh hiệu suất
nhiệt.
Câu 13: Một chu trình động cơ đốt trong lí tưởng cấp nhiệt đẳng áp, môi chất là
không khí có nhiệt dung riêng bằng hằng số, các thông số cơ bản ở trạng thái nạp là p a
= 1 bar; Ta = 350 K; tỉ số nén bằng 20, hệ số dãn nở sớm bằng 2.
a, Biểu diễn chu trình trên đồ thị p-v và T-s;
b, Tính nhiệt lượng và công của môi chất trao đổi trong chu trình;
c, Tính hiệu suất nhiệt và so sánh với chu trình Các-nô trong cùng phạm vi nhiệt
độ.
Câu 14: Một chu trình lý tưởng động cơ đốt trong cấp nhiệt hỗn hợp, môi chất
là không khí có thông số khi nạp là 1 bar và 270C, tỷ số nén là 12,7, tỷ số tăng áp là
1,4, hệ số dãn nở sớm là 1,6; Cp = 1,01 kJ/kg0K; Cv = 0,72 kJ/kg0K.
a, Biểu diễn chu trình trên đồ thị p-v và T-s.
b, Tính nhiệt lượng trao đổi giữa môi chất với các nguồn nhiệt; tính công và hiệu suất
nhiệt của chu trình.
PHẦN 2
I. DẪN NHIỆT QUA VÁCH PHẲNG
Câu 1: Vách buồng sấy được xây bằng hai lớp gồm lớp gạch đỏ dày 300mm có
hệ số dẫn nhiệt là 0,81W/m.K; lớp nỉ bọc phía ngoài có hệ số dẫn nhiệt là
0,045W/m.K. Nhiệt độ mặt tường bên trong buồng sấy là 120oC, nhiệt độ mặt bên
ngoài buồng sấy là 27oC.
a. Xác định chiều dày lớp nỉ để tổn thất nhiệt qua vách buồng sấy không quá
150W/m2?
b. Tính nhiệt độ tiếp xúc giữa hai lớp vách tường?
Câu 2: Vách buồng sấy được xây bằng hai lớp: lớp gạch đỏ có d1 = 260 mm, l1
= 0,5 W/m.K; lớp nỉ bọc ngoài có chiều dày d2 chưa biết, l2 = 0,0465 W/m.K. Nhiệt
độ mặt trường trong buồng sấy tw1 = 150oC, nhiệt độ mặt tường bên ngoài t w3 = 30oC.
Xác định chiều dày d2 và nhiệt độ tw2 để tổn thất nhiệt qua vách buồng sấy không vượt
quá 150W/m2.
Câu 3: Vách buồng sấy được xây bằng hai lớp: lớp gạch đỏ có d1 = 250 mm, l1
= 0,7 W/m.K; lớp nỉ bọc ngoài có chiều dày d2 chưa biết, l2 = 0,0465 W/m.K. Nhiệt
độ mặt trường trong buồng sấy tw1 = 110oC, nhiệt độ mặt tường bên ngoài t w3 = 25oC.
Xác định chiều dày d2 và nhiệt độ tw2 để tổn thất nhiệt qua vách buồng sấy không vượt
quá 110 W/m2.

Câu 4: Một tường nhà dày   300mm , nhiệt độ mặt tường trong nhà tw1  25 C
o

nhiệt độ mặt tường ngoài tw 2  35 C . Với   const , nếu tường dày    100mm mà giữ
o

nguyên mật độ dòng nhiệt ( q  const ) và nhiệt độ mặt ngoài ( tw 2  const ) . Xác định
nhiệt độ mặt trong t'w1.
Câu 5: Một tường lò phẳng xây bằng hai lớp: lớp thứ nhất bằng gạch sa mốt
dày 120mm, hệ số dẫn nhiệt bằng 0,93 W/m.K; lớp thứ hai bằng gạch đỏ dày 25mm,
hệ số dẫn nhiệt 0,7 W/m.K. Biết nhiệt độ mặt trong và mặt ngoài của tường lò luôn
bằng 1000oC và 50oC. Xác định tổn thất nhiệt qua 1m2 tường lò và nhiệt độ ở mặt tiếp
xúc giữa hai lớp.
II. DẪN NHIỆT QUA VÁCH TRỤ
Câu 1: Một ống thép có đường kính d1/d2 = 100/110 mm được phủ hai lớp cách
nhiệt có bề dày như nhau d2 = d3 = 50mm. Nhiệt độ mặt trong của ống tw1 = 250oC và
mặt ngoài của lớp cách nhiệt thứ hai t w4 = 50oC. Hệ số dẫn nhiệt của lớp cách nhiệt thứ
nhất và thứ 2 bằng l2 = 0,06 W/m.K; l3 = 0,12 W/m.K. Hệ số dẫn nhiệt của ống thép
là l1 = 50 W/m.K.
Xác định mất mát nhiệt qua một mét ống và nhiệt độ trên mặt tiếp xúc giữa các
lớp cách nhiệt?

Câu 2: Một ống dẫn hơi bằng thép đường kính ống d 2 d1  110 /100mm , hệ số

dẫn nhiệt 1  55 W/m.K được bọc một lớp cách nhiệt có 2  0,09 W/m.K. Nhiệt độ

mặt trong ống tw1  500 C , nhiệt độ mặt ngoài lớp cách nhiệt tw3  200 C . Xác định
o o

chiều dày  2 và nhiệt độ tw 2 để tổn thất nhiệt qua vách ống không vượt quá ql = 300
W/m.

Câu 3: Một ống thép dài l= 5m, đường kính d 2 d1  65 / 60mm, 1  72 W/m.K,

bọc một lớp cách nhiệt dày   10mm,   0, 07 W/m.K. Nhiệt độ mặt trong của ống

bằng tw1  145 C , mặt ngoài của lớp cách nhiệt tw3  45 C . Xác định dòng nhiệt dẫn
o o

qua và nhiệt độ mặt trong của lớp cách nhiệt.


III. TRUYỀN NHIỆT QUA VÁCH PHẲNG
Câu 1: Tính nhiệt lượng truyền từ trong phòng qua tường, biết nhiệt độ không
khí trong phòng tf1 = 25oC, nhiệt độ không khí ngoài trời tf2 = 8oC. Tường xây bằng
gạch dày  = 250mm, có hệ số dẫn nhiệt  = 0,5W/m.K. Hệ số tỏa nhiệt của bề mặt
trong 1 = 13W/m2.K và bề mặt ngoài là 2 = 8W/m2.K
Câu 2: Một tường lò bên trong là gạch chịu lửa, dày 250 mm, hệ số dẫn nhiệt
bằng 0,384 W/m.K, bên ngoài là lớp gạch đỏ dày 250 mm, hệ số dẫn nhiệt bằng 0,695
W/m.K. Nếu khói trong lò có nhiệt độ 1300oC, hệ số toả nhiệt từ khói đến gạch là 34,8
W/m2.K ; nhiệt độ không khí xung quanh bằng 30oC. Hệ số toả nhiệt từ gạch đến
không khí là 11,6 W/m2.K. Tìm mật độ dòng nhiệt truyền qua tường lò và nhiệt độ tiếp
xúc giữa hai lớp gạch.
Câu 3: Vách phẳng dày   100mm , hệ số dẫn nhiệt   50 W/m.K, mặt bên trái

t f 1  300o C , 1  70
vách tiếp xúc với dòng môi chất nóng với W/m2.K ; mặt bên phải

t f 2  50o C ,  2  40
vách tiếp xúc với dòng môi chất lạnh có W/m2.K . Xác định nhiệt độ
bề mặt trái và phải của vách.
Câu 4: Một vách lò hơi làm bằng thép dày 20mm, hệ số dẫn nhiệt λ = 58
W/m.K, nhiệt độ khí lò là t f1 = 1000oC, nhiệt độ của nước trong lò là t f2 = 240oC (nhiệt
độ bão hòa của nước ở áp suất p = 33,48 bar). Hệ số tỏa nhiệt của khí lò tới vách là α1
= 116 W/m2.K. và hệ số tỏa nhiệt từ vách nồi hơi tới nước là α2 = 2320 W/m2.K. Tính
mật độ dòng nhiệt q và nhiệt độ các bề mặt tw1 và tw2.
Câu 5. Một tường lò bên trong là gạch chịu lửa dày 250 mm, hệ số dẫn nhiệt
bằng 0,4W/m.K; bên ngoài là lớp gạch đỏ dày 200mm, hệ số dẫn nhiệt là 0,72W/m.K.
Nếu khói trong lò có nhiệt độ 1300oC, hệ số tỏa nhiệt từ khói vào gạch là 34,8W/m 2.K;
nhiệt độ không khí xung quanh lò là 25oC. Hệ số tỏa nhiệt từ gạch đến không khí là
12W/m2.K. Tìm mật độ dòng nhiệt truyền qua tường lò và nhiệt độ tiếp xúc giữa hai
lớp gạch.
IV. TRUYỀN NHIỆT QUA VÁCH TRỤ
Câu 1: Một ống dẫn hơi bằng thép đường kính trong và ngoài lần lượt là
200mm và 216mm, hệ số dẫn nhiệt bằng 50W/m.K được bọc bằng một lớp cách nhiệt
dày 120mm có hệ số dẫn nhiệt 0,12W/m.K. Nhiệt độ của hơi là 350 oC. Hệ số tỏa nhiệt
của hơi trong ống là 120 W/m2.K, nhiệt độ của không khí bên ngoài là 30 oC. Hệ số tỏa
nhiệt từ bề mặt ngoài đến không khí xung quanh là 10 W/m 2.K. Xác định tổn thất nhiệt
trên 1m chiều dài ống và nhiệt độ bề mặt lớp cách nhiệt?
Câu 2: Một ống dẫn hơi bằng thép có hệ số dẫn nhiệt 1 = 46,44 W/m.K đường
kính trong và ngoài lần lượt là 200 mm và 216 mm, được bọc bằng một lớp cách nhiệt
dày 120 mm có hệ số dẫn nhiệt 2 = 0,12 W/m.K. Nhiệt độ của hơi là t f1 = 300oC, nhiệt
độ không khí xung quanh tf2 = 25oC. Hệ số tỏa nhiệt của hơi đến bề mặt 1 = 116
W/m2.oK và hệ số tỏa nhiệt từ bề mặt ngoài tới không khí 2 = 9,86 W/m2.oK. Tìm
nhiệt lượng mất mát trên một mét chiều dài ống trong một đơn vị thời gian và nhiệt độ
bề mặt lớp cách nhiệt?

You might also like