You are on page 1of 3

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc NĂM HỌC: 2021 - 2022


MÔN: NGỮ VĂN 10
(Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài:60 phút, không kể thời gian phát đề)
----------------------------------------
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Chính khao khát của con người tạo ra sự tiến bộ cho xã hội. Không có nó, có lẽ chúng
ta vẫn còn sống trong thời kì đồ đá. Tất cả những gì chúng ta có trong cuộc sống hiện đại
này đều là kết quả từ những ước muốn của con người. Thực ra, khao khát chính là lực thúc
đẩy của cuộc sống này. Bạn có thể nhìn thấy nó ở khắp nơi – trong vương quốc của loài vật,
trong đời sống các loài cây cỏ và trong mọi hành động hay hoạt động của con người. Cơn
đói tạo ra sự thèm ăn, nghèo khó tạo khát khao trở nên giàu có, lạnh tạo ra nhu cầu được ấm
áp, bất tiện tạo ra ước muốn được thoải mái dễ chịu hơn.
(Trích Sức mạnh niềm tin, Claude M. Bristol – Vương Bảo Long dịch,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2015)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì tạo ra sự tiến bộ cho xã hội?
Câu 3. Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) rút ra thông điệp
có ý nghĩa nhất đối với anh (chị).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích cuộc đọ sức của Đăm Săn và Mtao-Mxây trong đoạn trích “Chiến thắng
Mtao-Mxây” (Trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên).

--------Hết--------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:………………………………. Số báo danh:………………………


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc NĂM HỌC: 2021 - 2022
-------------------------- MÔN: NGỮ VĂN 10
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận. 0,75
2 Khao khát của con người tạo ra sự tiến bộ cho xã hội. 0,75
3 HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý 1,5
nghĩa nhất đối với mình. Có thể tham khảo một số thông điệp sau:
- Hãy luôn vun đắp cho mình những khát khao tốt đẹp.
- Khao khát là động lực cho sự phát triển xã hội…
II LÀM VĂN 7,0
Phân tích cuộc đọ sức của Đăm Săn và Mtao-Mxây trong đoạn
trích “Chiến thắng Mtao-Mxây” (Trích “Đăm Săn”- Sử thi Tây
Nguyên).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, 0,5
kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết
bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cuộc đọ sức của Đăm Săn và 0,5
Mtao-Mxây trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao-Mxây” – Trích Sử thi
“Đăm Săn”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
Giới thiệu khái quát về sử thi “Đăm Săn”, đoạn trích “Chiến thắng 0,5
Mtao- Mxây”- cuộc đọ sức của Đăm Săn và Mtao-Mxây.
Phân tích cuộc đọ sức của Đăm Săn và Mtao-Mxây: 3,5
* Nguyên nhân của cuộc chiến 0,5
* Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của Mtao-Mxây: 0,5
+ Đăm Săn khiêu chiến với thái độ đàng hoàng, quyết liệt, tự tin.
+ Thái độ của Mtao- Mxây: sợ hãi, tần ngần do dự.
* Cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao- Mxây:
- Hiệp đấu thứ nhất: 0,75
+ Mtao-Mxây: múa khiên kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác,
ngạo mạn.
+ Đăm Săn: bình tĩnh, tự tin, với sức mạnh và tài năng phi thường.
- Hiệp đấu thứ hai: 0,75
Đăm Săn mạnh lên gấp bội nhờ miếng trầu trợ giúp của Hơ Nhị.
- Hiệp đấu thứ ba: 0,75
Nhờ sự giúp đỡ của ông trời, Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu và chiến
thắng kẻ thù.
0,25
* Kết thúc trận đấu: Đăm Săn chặt đầu Mtao-Mxây, đem bêu ngoài
đường.
Đánh giá chung:
- Hình ảnh Đăm Săn hiện lên đẹp một cách mạnh mẽ, oai hùng, có sự 0,5
lớn lao cả về hình thể, tầm vóc lẫn chiến công. Qua đó thể hiện cái
nhìn đầy ngưỡng mộ, mến phục, tự hào của nhân dân với người anh
hùng của cộng đồng.
0,5
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh hoành tráng, hào hùng.
+ Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện
và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình
ảnh.
+ Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, phóng đại, đối lập…
d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5
diễn đạt mới mẻ.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,5
câu trong tiếng Việt.
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: PHẦN I + PHẦN II = 10 ĐIỂM.

You might also like