You are on page 1of 14

Câu 1: So sánh đường lối công nghiệp hóa trước và sau đổi mới:

-Điểm giống:
+Nhiệm vụ: là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của nước ta.
+Mục tiêu: là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống vật
chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân.
-Điểm khác:
Tiêu chí Trước thời kì đổi mới Sau thời kì đổi mới

Thời gian 2 giai đoạn: Sau 1986(từ ĐH VI của Đảng)


+1960->1975 miền bắc
+ 1975->1985 cả nước

Lợi thế Dựa vào tài nguyên, lao động, Tri thức, khoa học-CN
đất đai, nguồn viện trợ các nước
Dựa vào yếu tố con người
XHCN
Cách làm Nóng vội, giản đơn, ham làm +Đề ra chủ trương, kế hoạch định
nhanh, không quan tâm hiệu quả hướng
kinh tế xã hội
+Quan tâm hiệu quả kinh tế xã
hội
Cơ chế Cơ chế kế hoạch hóa tập trung Được thực hiện bằng cơ chế thị
quản lí của Nhà Nước trường
Mô hình Khép kín Hướng ngoại: mở rộng hội nhập
kinh tế thị trường XHCN
Chủ lực Nhà Nước và các doanh nghiệp Toàn dân và thành phần kinh tế
thực hiện NN xã hội
CNH
Phương -Tại hội nghị trung ương lần thứ -Đại hội XI nước ra đã ra khỏi
hướng 7 khóa III có 4 phương hướng: khủng hoảng kinh tế-xã hội
-Có 6 phương hướng:
+Ưu tiên phát triển công nghiệp +Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi
nặng 1 cách hợp lí với mở rộng hợp tác quốc tế, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
+Kết hợp chặt chẽ phát triển
đối ngoại
công nghiệp và phát triển nông
nghiệp +CNH-HĐH là sự nghiệp của
toàn dân, của mọi thành phần
+Ra sức phát triển công nghiệp
kinh tế, trong đó Nhà Nước kinh
nhẹ song song với việc ưu tiên
tế giữ vai trò chủ đạo
phát triển công nghiệp nặng
+Lấy phát huy nguồn lực con
+Ra sức phát triển công nghiệp
người làm yếu tố cơ bản cho sự
trung ương đồng thời đẩy mạnh
nghiệp và bền vững
phát triển công nghiệp địa
phương +Khoa học và công nghệ là nền
tảng và động lực của CNH-HĐH
-Tại đại hội IV (12/1976) đề ra
CNH XHCN +Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu
chuẩn cơ bản để xác định phương
-Tại đại hội V (3/1982) lấy nông
án phát triển, lựa chọn dự án đầu
nghiệp làm mặt trận hàng đầu
tư và công nghệ
+Kết hợp kinh tế với quốc phòng-
an ninh
Quan -CNH gắn liền với HĐH và CNH-
điểm HĐH gắn liền với phát triển tri
thức
- CNH-HĐH gắn với phát triển
kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập phát triển
kinh tế quốc tế
-Lấy phát huy nguồn lực con
người là yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững
-Khoa học và công nghệ là nền
tảng và động lực của CNH-HĐH
-Phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực tiễn tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự
nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
Kết quả -CNH ưu tiên -Nước ta tiến hanh đường lối đổi
mới
-Văn hóa giao dục: hàng chục
trường ĐH, CĐ ra đời. Đào tạo -Các lĩnh vực công nghiệp, xây
xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần dựng,… đều có sự phát triển vượt
so với năm 1960 bậc so với trước đổi mới
-Kinh tế: số DN tăng 16,5 lần.
Nhiều khu công nghiệp lớn hình
thành, xuất hiện ngành công
nghiệp nặng
-Một số lĩnh vực khác cũng bắt
đầu phát triển
Ý nghĩa Trong điều kiện đi lên từ xuất -Cơ sở kĩ thuật được tăng cường,
phát thấp, lại bị chiến tranh tàn khả năng tự chủ của nền kinh tế
phá nặng nề thì các kết quả đã tăng cao
đạt được có ý nghĩa hết sức quan
-Cơ cấu chuyển dịch theo hướng
trọng – tạo cơ sở ban đầu để
CNH-HĐH đạt được những kết
nước ta phát triển nhanh hơn
quả quan trọng
trong các giai đoạn tiếp theo
-Đưa nền kinh tế phát triển mạnh
Hạn chế -Cơ sở vật chất-kĩ thuật còn hết -Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn
sức lạc hậu thấp so với khả năng và hơn nhiều
nước trong khu vực
-Lực lượng sản xuất trong nông
nghiệp mới chỉ bước đầu phát -Nguồn lực của đất nước chưa
triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được sử dụng có hiệu quả cao
được nhu cầu lương thực, thực
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn
phẩm
chậm
-XH thiếu các sản phẩm tiêu -Các vung kinh tế trọng điểm
dùng thiết yếu, kinh tế kém phát chưa phát huy được điểm mạnh
triển
-Cơ cấu thành phần kinh tế phát
triển chưa tương xứng với tiềm
năng
-Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí

Câu 2: Để khắc phục những hạn chế trong quá trinh đẩy mạnh CNH-HĐH đất
nước hiện nay:
*Thứ nhất, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, với những vấn đề cơ
bản sau đây:

- Hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái nhiệt đới đa dạng sản phẩm
hàng hóa, tỷ suất hàng hóa, chất lượng, năng suất và khả năng cạnh tranh cao, phù
hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Chuyển dịch cơ
cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông
nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ.

- Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng chuyên hóa tập
trung. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Thúc
đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn phù hợp với điều kiện của từng vùng.

- Xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất
và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Xây dựng nông thôn mới
theo hướng dân chủ, công bằng, nông dân có cuộc sống no đủ, có đời sống văn hóa
lành mạnh, có môi trường sạch.

*Thứ hai, phát triển kinh tế vùng

- Đẩy mạnh CNH, HĐH đòi hỏi tập trung phát triển trước hết một số vùng có khả
năng tăng trưởng mạnh nhất, tạo động lực lan tỏa đến các vùng khác trong nước.
- Quy hoạch phát triển các vùng trọng điểm phải đặt trong quy hoạch phát triển
tổng thể của cả nước và tạo các mối liên kết kinh tế cơ bản giữa các vùng và trong
nội bộ từng vùng trên cơ sở phân công lao động, đưa vào lợi thế phát triển của mỗi
vùng.

- Cần đặc biệt quan tâm phát triển những vùng có thế mạnh tiềm năng tự nhiên cho
phép tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập... Đồng thời, có cơ chế chính sách để tạo
điều kiện cho các vùng còn nhiều khó khăn phát huy được tiềm năng của mình để
phát triển nhanh, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo, các vùng Tây Nguyên Tây
Nam và Tây Bắc.

*Thứ ba, phát triển nhanh hơn công nghiệp xây dựng và dịch vụ

- Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tác, công
nghiệp phần mềm, công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm
xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu
kinh tế, nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển
mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất
tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập
đoàn kinh tế và các công ty xuyên quốc gia.

- Trên cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch, huy động các nguồn lực trong và
ngoài nước để xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển công nghiệp
năng lượng đi đôi với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Hoàn chỉnh một bước cơ
bản mạng lưới giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước... Tăng nhanh năng lực và hiện
đại hóa bưu chính - viễn thông.

- Phát triển vượt bậc các ngành dịch vụ.

Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm năng
còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời
cơ hội nhập kinh tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc
độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP.

Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp
tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, mở mang các
dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, các
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo
kịp yêu cầu phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị
trường dịch vụ.

*Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ đáp ứng yêu cầu phát
triển

- Phát triển nguồn nhân lực là khâu quyết định triển vọng của quá trình CNH, HĐH
rút ngắn. Điều này thể hiện như sau:

+ Khắc phục những yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực nước ta để đạt mục tiêu
nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế thành công và củng cố các cơ sở
tăng trưởng bền vững.

+ Đây là cách thức đúng đắn để đạt mục tiêu phát triển con người.

+ Phát triển nguồn nhân lực chính là tạo lập cơ sở quan trọng để tiếp cận và phát
triển kinh tế tri thức.

Bởi vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải được xác định là một nội dung
trung tâm của phát triển bền vững và của quá trình hiện đại hóa.

Phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện theo hai hướng: Phát triển con người
và hiện đại hóa khâu giáo dục, đào tạo. Ở đây, phát triển con người là nền tảng,
hiện đại hóa giáo dục, đào tạo là trung tâm. Ở nước ta hiện nay, giáo dục, đào tạo
còn lạc hậu và chưa thích ứng với việc hình thành nguồn nhân lực của quá trình
hiện đại hóa. Do đó, hiện đại hóa giáo dục, đào tạo chứ không chỉ dừng ở cải cách
là một vấn đề trọng tâm, mang tính tiên quyết của quá trình hiện đại hóa. Gắn với
quá trình hiện đại hóa giáo dục, đào tạo, việc đầu tư cho giáo dục đào tạo trong mối
quan hệ với hiện đại hóa nguồn nhân lực, được xem là đầu tư cho sản xuất, thuộc
“ngành công nghiệp nặng” và là đầu tư mang tính hiệu quả nhất.
- Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp xu thế phát triển nhảy vọt của cách
mạng khoa học và công nghệ. Chú ý đi ngay từ đầu vào công nghệ hiện đại đối với
các lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, chú
trọng đúng mức việc phát triển công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết
việc làm.

Trong vấn đề này, có ba điểm nhấn quan trọng.

a. Phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ. Phát huy những năng lực nội sinh đi
đôi với tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ thế giới. Phát
triển các công nghệ cao, công nghệ thông tin, viễn thông, sinh học, vật liệu mới, tự
động hóa và sản xuất các dạng năng lượng mới. Phát triển hệ thống thông tin quốc
gia về nhân lực và công nghệ.

b. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng Nhà nước đầu tư vào
các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới, xây dựng
tiềm lực khoa học và công nghệ của một số lĩnh vực trọng điểm; xóa bỏ cơ chế
hành chính bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ
chức khoa học và công nghệ công lập. Huy động các thành phần kinh tế, đa dạng
hóa các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nâng cao chất lượng và khả năng thương
mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ
trong các doanh nghiệp.

c. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, các nhà khoa
học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công
nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút, trọng dụng các nhà khoa
học, công nghệ tài giỏi ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Câu 3:
*Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
*Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính
trị-xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn phát huy bản sác văn hoá dân tộc,
bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới đã
chứng minh đường lối đúng dắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp,
nông thôn, nông dân gắn với sự phát triển đất nước.

-Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp
nông dân, xuất phát từ tình hình đặc điểm xã hội Việt Nam và yêu cầu của cách mạng
Việt Nam trong từng thời kỳ cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu
sắc về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng(
2/1930) đã xác định phải “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới chủ nghĩa cộng sản”. Để thực hiện được mục tiêu đó trước hết phải “xây dựng
chính phủ công nông binh” và”thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của
công chia cho dân nghèo” ,”bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo”. Như vậy, trong cách
mạng giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác đinh vấn đề nông dân
và ruộng đất là một trong những vấn đề cốt lõi của các mạng. Sự nghiệp giải phóng
dân tộc chỉ có thể thắng lợi hoàn toàn khi giải quyết được vấn đề nông dân và ruộng
đất.
-Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét vấn đề nông dân một
cách toàn diện, nghĩa là không dừng lại ở vấn đề chính trị mà gắn liền với vấn đề
kinh tế, vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam,
khi xem xét về mặt chính trị của vấn dề nông dân là cơ sở để xây dựng khối liên
minh công nông và trí thức, cơ sở để xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất trong
kháng chiến chống Pháp. Sau khi gìành được độc lập dân tộc, liên minh công nông
trí thức là nền tảng của chính quyền, là công cụ sắc bén trong công cuộc xây dựng
và bảo về chủ nghĩa xã hội.
-Sau khi mền Bắc được giải phóng (1954), diện tích đất trồng trọt miền Bắc chỉ
khoảng 2 triệu ha. Trong đó, hơn một nửa diện tích thuộc về địa chủ, phong kiến,
nhà thờ…còn 44,5% thuộc về số hộ nông dân. Sau năm 1955, việc ban hành và thực
thi chính sách nông nghiệp của Nhà nước, nông nghiệp miền Bắc bước vào thời kỳ
phát triển mạnh mẽ, sản phẩm hàng hoá tăng, đời sống nông dân được ổn định. 81
vạn ha ruộng đất đã được đưa về 2,1 triệu hộ nông dân, chính sách giảm thuế nông
nghiệp góp phần thúc đấy kinh tế-xã hội phát triển.
-Tuy nhiên, phải thấy rằng, trong một thời gian dài, do phải tiến hành 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ phải thực hiện chế độ bao cấp, thực hiện tất cả cho
tiền tuyến nên những chỉ đạo về nông nghiệp, nông thôn, nông dân cùng còn những
hạn chế nhất định. Thực hiện biện pháp cải tạo xã hội chủ nghĩa, nông nghiệp chỉ
còn tồn tại dưới hình thức sở hữu hợp tác xã và nông trường quốc doanh. Các nguyên
tắc hợp tác hoá theo tư tưởng của Lênin và Hồ Chí Minh như: tự nguyện, quản lý
dân chủ, đi từng bước vững chắc đã được thay thế bằng phương pháp tập thể hoá với
quy mô lớn, tốc độ nhanh nhưng chưa phát huy hết tính tự nguyện,tính sáng tạo tích
cực của nông dân. Do quá chú trọng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nên chưa
thật sự coi trọng công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế. Trong công
tác quản lý còn nhiều thiếu sót, duy trì quá lâu mô hình kinh tế quan liêu bao cấp
làm cho nền nông nghiệp Việt Nam chậm được phục hồi sau chiến tranh và rơi vào
tình trạng khủng hoảng, đời sống của các tầng lớp nhân dân trước hết là nông dân
vô cùng khó khăn.
-Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát
triển đất nước. Nông nghiệp nông dân ,nông thôn có mối quan hệ hữu cơ cần phải
có sự nhận thức đúng đắn để đề ra đường lối chính sách đúng đắn nhằm phát triển
toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, không
phải ngay từ đầu chúng ta đã nhận thức được một cách thấu đáo mà phải trải qua quá
trình trải nghiệm thực tiễn, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để phát triển. Thực
tiễn khách quan này đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải đổi mới tư duy lý luận,
trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

-Từ Đại hội V (1981), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: lấy nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu, đặc biệt phải vượt qua cửa ải lương thực. Tại Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI (1986), Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện về kinh tế. Đây là cuộc cách
mạng thật sự trong nhận thức, trong tư duy lý luận của Đảng về kinh tế. Nổi bật nhất
của tư duy mới về cơ cấu kinh tế lúc bấy giờ là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, cho phép và khuyến khích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển,
chú ý kích thích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển, chú ý kích thích lợi ích cá nhân
làm động lực cho phát triển kinh tế, điều chính việc xây dựng cơ cấu kinh tế ngành.
Đại hội VII đã xác định nền kinh tế quốc dân sẽ bao gồm nhiều ngành nghề, nhiều
quy mô, nhiều trình độ công nghệ; phát triển nông - lâm- ngư nghiệp gắn với công
nghệ chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn
định tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã khẳng định việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát huy
vai trò quan trọng của nông dân trong sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hoá hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn.

-Tiến trình đổi mới ở Việt Nam được bắt đầu từ đột phá nông nghiệp với chính sách
cơ chế khoán, từ khoán sản phẩm trong nông nghiệp, lợi ích cá nhân của người nông
dân được coi trọng và kinh tế hộ gia đình nông dân được xác định là đơn vị kinh tế
cơ bản ở nông thôn. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường để khơi dậy được tiềm năng sáng tạo ở nông thôn, giải phóng mọi năng lực
sản xuất, tạo động lực thực sự cho nông dân bằng việc giải quyết hợp lý các quan hệ
lợi ích trong nông nghiệp và nông thôn. Trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn, thực trạng kinh tế-xã hội nông thôn đang đặt ra nhiều vấn
đề bức xúc như :thiếu việc làm, thu nhập thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, chênh lệch
mức sống ngày càng tăng…hiện đang là những thách thức, cản trở cho sự phảt triển
nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, vấn đề nông
nghiệp nông dân, nông thôn là vấn đề chiến lược cần được đặc biệt quan tâm như
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: “Phát triển nông-lâm-ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội”. (1)
-Hội nghị làn thứ Bảy của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã xác định: nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ
sở và là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giữ vững ổn
định chính trị xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng ta khẳng định, trong mối quan hệ của
nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nông dân là chủ thể của quá trình phát triển
công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Xây dựng nông thôn mới gắn
với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch
là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt.
*Những mặt tích cực và tiêu cực của đường lối này:

-Tích cực: nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá
toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng
sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc
an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị
trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch
vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống
vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải
thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được
củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được
nâng cao.

-Hạn chế: những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa

đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng
trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho

phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn

nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất

trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất

lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề

phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở

nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát

triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch,

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng

lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần

của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân

tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các

vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

+Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó

nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông

dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống

các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính

sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương,

chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung

kịp thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp,
nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực

hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém; vai trò của các cấp

uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai

các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông

thôn ở nhiều nơi còn hạn chế.

Câu 4:

*Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân vì:

- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng
sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần
quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước,
nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc
làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người trong
mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ
tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh;
bảo đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng được cải thiện.
Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực
hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
*Những yếu tố để quá trinh CNH-HĐH của Việt Nam thành công:
-Xu hướng tự do hóa (di chuyển các nguồn lực)
-Tính mở (tính không bị giới hạn) của quá trình phát triển
-Tính kết nối mạng của các quá trình kinh tế trên phạm vi toàn cầu
- Vai trò nổi lên của các tập đoàn xuyên quốc gia
*Yếu tố đóng vai trò quyết định: Tính mở (tính không bị giới hạn) của quá trình phát
triển
-Giải thích: Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất cứ nền kinh tế thị trường
nào, nơi mà quá trình phát triển luôn luôn dựa trên một nguyên lý tiền đề: sự khan
hiếm. Vì nước ta không phải 1 nước giâu vể tài nguyên nên cần phải có 1 không gian
rộng hơn để phát triển.
Câu 5:
* Đảng ta chủ trương “Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn
thời gian so với các nước đi trước” vì: Một nước đi sau có điều kiện tận dụng những
kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu
thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngăn thời gian.

* Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo lối rút ngắn so với các nước đi trước,
chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như:

- Phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy
vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng
bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người
Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,
xem đây là nền tảng và động lực cho CNH, HDH.

- Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu
quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước
và xuất khẩu.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa
trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.

- Đẩy nhanh CNH, HDH nông nghiệp nông thôn với việc nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm nông nghiệp.

- Đẩy mạnh CNH, HDH phải tính toán đến yêu cầu phát triển bền vững trong tương
lai.
Câu 1: Hãy chứng minh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là con đường phát triển tất yếu của nước ta để tiến tới mục tiêu: dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
Huy động sức mạnh của mọi thành phần kinh tế cũng như của toàn xã hội cho tăng
trưởng kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên,
việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế không phải bằng mọi giá, nóng vội mà phải
được cân nhắc tính toán cho phù hợp với điều kiện đất nước theo hướng phát triển
nhanh, hiệu quả mà bền vững; gắn mục tiêu tăng tưởng kinh tế với bảo đảm độc lập
dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường... Tăng trưởng kinh tế phải gắn với
tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển nhằm đảo bảo
công bằng về cơ hội phát triển cho mọi thành viên trong cộng đồng được thụ hưởng
lợi ích chính đáng, công bằng từ những kết quả lao động và cống hiến xã hội của
mình và "không một ai bị bỏ lại phía sau”…
Câu 2: Chứng minh nhận định: việc lựa chọn xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn. Quá
trình nhận thức việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN
thể hiện như thế nào?
KTTT có tính đa dạng và gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa tại những
quốc gia có những chế độ chính trị-xã hội khác nhau. Quan hệ Nhà nước với thị
trường trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là quan hệ xung
khắc, loại trừ và kiềm chế nhau, mà là mối quan hệ tương hỗ, chế định, cùng vận
động và bổ sung cho nhau trong một chỉnh thể và cùng hướng tới mục tiêu chung là
xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Theo đó, một mặt, cần tôn trọng các nguyên tắc và quy luật KTTT và các cam kết
hội nhập quốc tế nhằm tạo môi trường và động lực cạnh tranh đầy đủ, minh bạch,
khai thác các nguồn lực và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Mặt khác,
không tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, xem nhẹ vai trò kiến tạo và điều chỉnh
theo tín hiệu thị.

You might also like