You are on page 1of 32

CHƯƠNG 3

ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY THẤP


TỐC CỠ LỚN

2020 LÊ VĂN VANG 1


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG


3.2 KẾT CẤU PHẦN TĨNH CỦA ĐỘNG CƠ
3.3 CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG
3.4 HỆ THỐNG TRAO ĐỔI KHÍ
3.5 THIẾT BỊ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ

2020 LÊ VĂN VANG 2


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG


• Động cơ diesel thấp tốc thường sử dụng dưới tàu thủy làm máy chính, lai
trực tiếp chân vịt. Chúng thường là loại động cơ hai kỳ tăng áp, có con
trượt, hành trình piston dài, vòng quay trục khuỷu thấp nhưng tốc độ
chuyển động của piston cao và được thiết kế để sử dụng nhiên liệu có chất
lượng thấp.
• Do động cơ có tốc độ quay thấp nên có thể lai trực tiếp chân vịt mà
không cần hộp số nên hiệu suất truyền động cao. Đồng thời do tốc độ quay
thấp nên hiệu suất chân vịt được nâng cao, độ bền, tính tin cậy và tuổi thọ
của chân vịt cũng được tăng lên.
• Động cơ diesel thấp tốc là loại động cơ đặc trưng cho động cơ diesel tàu
thủy, chúng có đặc điểm kết cấu khác nhiều so với các loại động cơ khác về
kết cấu các chi tiết tĩnh, chi tiết động cũng như các cơ cấu, các thiết bị và hệ
thống phục vụ cho động cơ.

2020 LÊ VĂN VANG 3


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

Động cơ thấp tốc cỡ lớn 12 98ME hãng MAN


2020 LÊ VĂN VANG 4
CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

• Khác với động cơ trung và cao tốc, các động cơ thấp tốc cỡ lớn được phát
triển và chế tạo chủ yếu bởi ba hãng chế tạo động cơ hiện nay là MAN
(bao gồm hãng B&W từ năm 2007), Wärtsilä (bao gồm hãng Sulzer từ
năm 1997) và Mitsubishi.

2020 LÊ VĂN VANG 5


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

2.2 CÁC CHI TIẾT TĨNH


3.2.1 Kết cấu chung
• Các chi tiết tĩnh chính
của động cơ cỡ lớn,
thấp tốc bao gồm: bệ
máy, khung máy, bệ
đỡ chính, khối
xylanh, sơmi xylanh,
nắp xylanh.
• Các chi tiết tĩnh này
của động cơ thấp tốc
luôn được chế tạo
dạng rời sau đó được
lắp ghép lại với nhau.

2020 LÊ VĂN VANG 6


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

Chi tiết tĩnh của động cơ thấp tốc


2020 LÊ VĂN VANG 7
CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

3.2.2 Bệ máy
• Bệ máy động cơ thấp tốc
là nền móng cho động cơ
và đồng thời còn là cácte
chứa dầu nhờn bôi trơn.
• Bệ máy liên kết chặt thân
động cơ với các chi tiết tĩnh
và chịu lực của các chi tiết
chuyển động. Bệ máy phải
có độ bền, độ cứng vững
thích hợp để chịu được lực
uốn theo chiều dọc. Bệ máy
của động cơ lớn thấp tốc
được chế tạo từ các tấm
thép hàn, do đó có thể giảm
được trọng lượng và tăng
độ cứng cho bệ máy.

2020 LÊ VĂN VANG 8


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

3.2.3 Ổ đỡ chính trục khuỷu


• Ổ đỡ chính của động cơ thấp
tốc dùng để đỡ trục khuỷu và
được bố trí trên bệ máy.
• Mỗi ổ đỡ chính bao gồm nắp ổ
đỡ và hai bạc lót hình trụ. Bạc lót
này sử dụng hợp kim chịu ma sát.
• Dầu nhờn bôi trơn thường
được cấp vào bạc lót qua lỗ phía
trên của nắp ổ đỡ. Phía trong bạc
lót có rãnh dẫn dầu bôi trơn để
đảm bảo dầu nhờn phân bố đều
xung quanh bạc lót.

2020 LÊ VĂN VANG 9


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

• Bạc lót được đặt trong ổ đỡ chính và được cố định với nắp ổ đỡ bằng
các gudông và êcu hoặc kích chống (thường gặp ở động cơ thấp tốc
hãng Wärtsilä).

2020 LÊ VĂN VANG 10


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

• Động cơ disel tàu thủy thấp tốc, ổ đỡ chặn được bố trí ở phía
cuối trục khuỷu gần bánh đà.

2020 LÊ VĂN VANG 11


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC
3.2.4 Khung máy
• Khung máy đặt trên bệ máy, nó được cấu tạo bởi các khung hình hộp có các tấm dọc và
các vách ngang “hình chữ A”. Khung máy phải có nắp để có thể mở để kiểm tra bên trong
cácte.
• Bố trí các thiết bị an toàn như van an toàn, thiết bị kiểm tra hơi dầu trong cácte khi
động cơ làm việc. Trên khung máy có lắp các bulông liên kết khung máy với bệ máy, hoặc
bệ máy với khung và khối sơmi xylanh.

2020 LÊ VĂN VANG 12


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC
3.2.5 Khối xylanh
• Khối xylanh của động cơ
thấp tốc là các khối độc lập,
chúng bao gồm nhiều khối
giống nhau và liên kết với
nhau bằng các bulông. Hiện
nay, các loại động cơ thấp tốc
đã được chế tạo có đến 14
xylanh với một động cơ.
• Cấu tạo khối xylanh của
động cơ hai kỳ phức tạp hơn
so với động cơ bốn kỳ vì
chúng phải bố trí các cửa
quét khí và đối với động cơ
quét vòng thì phải có các cửa
xả. Giữa khối xylanh và sơmi
xylanh có không gian cho
nước làm mát tuần hoàn.

2020 LÊ VĂN VANG 13


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC
3.2.6 Sơmi xylanh
• Sơmi xylanh của động cơ hai kỳ
thấp tốc chế tạo bằng phương
pháp đúc và có bố trí các không
gian làm mát.
• Sơmi xylanh của các động cơ có
đường kính lớn, hoặc có bàn
trượt được bôi trơn bằng cách
dùng các bơm dầu nhờn kiểu
piston cụm, cấp dầu nhờn bôi
trơn cho sơmi xylanh qua các
lỗ trên sơmi xylanh. Các lỗ dầu
này được khoan ở phía trên
của sơmi xylanh để hạn chế sự
mài mòn sơmi xylanh.

2020 LÊ VĂN VANG 14


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

• Hình bên là một


sơmi xylanh của
động cơ 2 kỳ
quét thẳng thấp
tốc hãng MAN
có hành trình
piston siêu dài.
• Trên sơmi
xylanh có các
đường đưa
nước vào làm
mát trực tiếp ở
khu vực buồng
đốt và lên làm
mát cho nắp
xylanh.

2020 LÊ VĂN VANG 15


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC
3.2.7 Nắp xylanh
• Nắp xylanh của động cơ thấp tốc
cùng với đỉnh piston, sơmi xylanh
tạo thành không gian buồng đốt,
tiếp xúc trực tiếp với khí cháy có
áp suất và nhiệt độ cao.
• Kết cấu của nắp xylanh phụ
thuộc vào kích thước sơmi xylanh,
xupáp, vòi phun và hình dáng của
buồng đốt.
• Nắp xylanh của động cơ hai kỳ tác
dụng đơn, quét thẳng qua xupáp
có cấu tạo giống như nắp xylanh
của động cơ bốn kỳ.
• Nắp xylanh của động cơ hai kỳ
quét vòng chỉ có các lỗ để lắp vòi
phun, van khởi động và có cấu tạo
đơn giản hơn.
2020 LÊ VĂN VANG 16
CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

• Nắp xylanh của động cơ


thấp tốc được làm mát
bằng nước, đường nước
vào làm mát thường bố
trí ở phía ngoài nắp
xylanh được đưa lên từ
khoang nước làm mát cho
sơmi xylanh.
• Đường nước làm mát ra
khỏi nắp xylanh được lắp
ở vị trí cao nhất để tránh
tạo thành các túi hơi
trong khoảng thời gian
làm mát.

2020 LÊ VĂN VANG 17


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

3.3 CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG


3.3.1 Nhóm piston
❑ Piston
• Piston của động cơ thấp tốc có hai loại là
piston của động cơ không có con trượt và piston
của động cơ có con trượt.
• Nhóm piston của động cơ có con trượt bao
gồm piston, xécmăng và cán piston. Còn nhóm
piston của động cơ không có bàn trượt không
có cán piston.
• Đỉnh piston được chế tạo bằng vật liệu có khả
năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao. Đỉnh
piston của động cơ thấp tốc điển hình được
chế từ thép chịu nhiệt như hợp kim crôm,
môlíp đen, niken. Loại piston này chịu được
ứng suất kéo, hạn chế được rạn nứt.

2020 LÊ VĂN VANG 18


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

• Giữa piston và sơmi xylanh phải luôn tồn tại khe hở cho sự giãn nở vì nhiệt. Hầu
hết piston có đường kính đỉnh piston nhỏ hơn phần dẫn hướng vì đỉnh piston có
nhiệt độ cao hơn phần dẫn hướng. Giá trị khe hở này phụ thuộc vào công suất
và vật liệu chế tạo piston

2020 LÊ VĂN VANG 19


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC
• Piston của động cơ
thấp tốc luôn được
làm mát, công chất
làm mát có thể là
nước ngọt hoặc dầu
nhờn.
• Dầu nhờn vào làm mát
piston, sau đó đi ra tùy
thuộc vào loại động
cơ.
• Nếu piston được làm
mát bằng nước thì cần
phải làm kín khoang
nước làm mát để tránh
rò lọt nước xuống
cácte.
2020 LÊ VĂN VANG 20
CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC
❑ Xéc măng
• Các xéc măng của động cơ thấp tốc đều có nhiệm vụ là làm kín, gạt dầu bôi
trơn cho sơmi xylanh và truyền nhiệt từ piston đến sơmi xylanh.
• Xéc măng nằm trong rãnh trên piston, vị trí của xéc măng trên cùng không
được quá cao để đảm bảo nhiệt độ của xéc măng không quá cao, tránh làm
cháy dầu nhờn và làm kẹt xéc măng.

2020 LÊ VĂN VANG 21


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

• Ở động cơ 2 kỳ thấp tốc, thông thường không phân biệt riêng xéc măng khí
và xéc măng dầu như ở các loại động cơ khác. Các xéc măng đều làm nhiệm
vụ làm kín khí và gạt dầu bôi trơn.

2020 LÊ VĂN VANG 22


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

3.3.2 Thanh truyền và cơ cấu con trượt


❑ Thanh truyền
• Thanh truyền là cơ cấu có chức năng
biến chuyển động tịnh tiến của
piston thành chuyển động quay của
trục khuỷu.
• Trong quá trình làm việc, thanh
truyền chịu tác động của lực khí
cháy từ piston để truyền cho cổ
khuỷu, với động cơ diesel có con
trượt, đầu to thanh truyền nối với
cổ khuỷu còn đầu nhỏ nối với cơ cấu
con trượt.

2020 LÊ VĂN VANG 23


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC
❑ Cơ cấu con trượt
• Động cơ thấp tốc có hành trình dài thường có con trượt và phần dẫn hướng con
trượt (thường gọi là cơ cấu patanh bàn trượt).
• Piston và cán piston chỉ chuyển động tịnh tiến, phần dẫn hướng piston không tỳ
vào sơmi xylanh. Chính con trượt sẽ chịu thành phần lực pháp tuyến, bàn dẫn
hướng con trượt được cố định vào khung động cơ.

2020 LÊ VĂN VANG 24


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

❑ Bu lông thanh truyền


• Bu lông thanh truyền, hay còn
được gọi là bu lông biên, là các bu
lông liên kết giữa các hai nửa
chứa bạc lót đầu to biên với cổ
khuỷu.
• Bu lông biên là chi tiết chuyển
động rất quan trọng, được kiểm
tra nghiêm ngặt trong quá trình
tháo lắp, bảo dưỡng sửa chữa.
• Sự cố đứt bu lông biên thường
kèm theo những hư hỏng nghiêm
trọng đối với động cơ.

2020 LÊ VĂN VANG 25


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

❑ Bộ làm kín cán piston


• Các động cơ diesel có cơ
cấu con trượt thường
được trang bị bộ làm kín
cán piston.
• Bộ làm kín cán piston ngăn
cách giữa hốc dưới piston
và cácte, nó có nhiệm vụ
ngăn không cho khí quét,
khí cháy, dầu bôi trơn sơmi
xylanh rò lọt xuống cácte
và gạt dầu bôi trơn cán
piston xuống cácte hoặc
xuống két riêng.

2020 LÊ VĂN VANG 26


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC
3.3.3 Trục khuỷu
• Trục khuỷu là một trong những chi tiết chịu tải nặng nề và chế tạo khó khăn nhất
trong các chi tiết của động cơ diesel.
• Trục khuỷu chịu tác dụng của áp lực khí cháy cũng như các lực quán tính của các
khối lượng chuyển động tịnh tiến và quay. Các lực này gây ra các mômen xoắn và
mômen uốn, luôn thay đổi cả về chiều và độ lớn. Mômen uốn là một trong những
tác động nặng nề nhất đối với trục khuỷu của động cơ cỡ lớn.

2020 LÊ VĂN VANG 27


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

• Về cấu tạo, trục khuỷu gồm các cổ trục (cổ chính), cổ khuỷu (cổ biên), má
khuỷu và đối trọng. Tuỳ theo số lượng cổ trục (tương đương với số xylanh)
kích thước các cổ, chiều dài má khuỷu mà trục khuỷu có thể làm liền hoặc
ghép.

2020 LÊ VĂN VANG 28


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

• Các cổ trục của động cơ nhiều xylanh được bố trí nhằm mục đích
cân bằng động cơ khi làm việc. Việc bố trí vị trí của các cổ trục
quyết định thứ tự nổ của động cơ.

2020 LÊ VĂN VANG 29


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

Bài tập-thảo luận tuần 6


A. PHÂN NHÓM HỌC TẬP (theo suốt cho đến khi kết thúc học phần)
• Nhóm 1: Bảo, Hoàng,Khải, Phạm Anh Khoa, Nam, Nghĩa, Tiệp
• Nhóm 2: Duy, Trung, Linh, Hưng, Hãn, Tú, Hữu Vinh, Việt
• Nhóm 3: Quyên, Thế Phong, Huy, Lam, Thanh Phong, Triệu, Cảnh, Hùng
• Nhóm 4: Phạm Quốc Thái, Quốc Thái, Xuân Dũng, Văn Dũng, Yên, Nga, Phú, Nhân
• Nhóm 5: Khang, Trần Anh Khoa, Chiến, Tuấn Anh, Anh Đức, Khánh, Thuận
• Nhóm 6: Minh Đức, Anh Tuấn, Hào, Tiến, Quân, Sự, Quốc Anh, Ngọc Phương
Theo dõi chung: Nguyễn Lê Xuân Yên
B. NỘI DUNG
I. CÁ NHÂN TỪNG SINH VIÊN (làm ngắn gọn và gửi bài trước 18/10/2020)
1. Kết cấu cơ bản của động cơ Diesel tàu thủy thấp tốc.
2. Sự khác nhau về kết cấu giữa động cơ Diesel thấp tốc, trung và cao tốc
(về nhóm các chi tiết tĩnh và động)

2020 LÊ VĂN VANG 30


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

II. BÀI THEO NHÓM (nhóm thảo luận, các nhóm trưởng gửi báo cáo trước
18/10/2020, lớp trưởng theo dõi các nhóm).
Đặc trưng về kết cấu cơ bản của động cơ Diesel tàu thủy, tìm hiểu về kết
cấu động cơ của các hãng chế tạo động cơ Diesel tàu thủy trên thế giới.
(về các cơ cấu các chi tiết tĩnh và động)
• Nhóm 1: MAN
• Nhóm 2: WARTSILA
• Nhóm 3: MITSUBISHI
• Nhóm 4: WARTSILA
• Nhóm 5: MAN
• Nhóm 6: MITSUBISHI

2020 LÊ VĂN VANG 31


CHƯƠNG 3. ĐỘNG CƠ DIESEL THẤP TỐC

THANK YOU !

2020 LÊ VĂN VANG 32

You might also like