You are on page 1of 24

CHƯƠNG 2

KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA


DIESEL TÀU THỦY

2020 LÊ VĂN VANG 1


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.1 PHÂN LOẠI CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL
2.2 KẾT CẤU PHẦN TĨNH CỦA ĐỘNG CƠ
2.3 CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG
2.4 CƠ CẤU TRAO ĐỔI KHÍ
2.5 THIẾT BỊ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ
2.6 CÁC THIẾT BỊ ĐO VÀ CHỈ BÁO
2.7 THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ THIẾT BỊ AN TOÀN

2020 LÊ VĂN VANG 2


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.1 PHÂN LOẠI CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL
Động cơ diesel bao gồm rất nhiều các
chi tiết, cụm chi tiết và các thiết bị kèm
theo.
• Kết cấu chung của các loại động cơ
diesel có thể phân loại thành các nhóm
chi tiết cơ bản như sau:
− Các bộ phận tĩnh
− Các bộ phận động
− Các cơ cấu trao đổi khí
− Thiết bị cung cấp nhiên liệu
− Các thiết bị đo và chỉ báo
− Các cơ cấu an toàn và điều khiển

2020 LÊ VĂN VANG 3


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.2 KẾT CẤU PHẦN TĨNH CỦA ĐỘNG CƠ


Các chi tiết tĩnh của động cơ là
những chi tiết không chuyển
động khi động cơ làm việc. Các
chi tiết tĩnh của động cơ diesel,
có thể bao gồm các bộ phận cơ
bản như sau:
• Bệ máy (bedplate)
• Thân máy (framework)
• Khối xylanh (cylinder block)
• Sơmi xylanh (cylinder liners)
• Nắp xylanh (cylinder covers)

2020 LÊ VĂN VANG 4


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.3 CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG


Các bộ phận chuyển
động chính của động cơ
diesel bao gồm các
nhóm chi tiết cơ bản
sau:
• Nhóm piston
• Thanh truyền và con
trượt
• Trục khuỷu và bánh đà

2020 LÊ VĂN VANG 5


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.4 CƠ CẤU TRAO ĐỔI KHÍ


• Quá trình cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong
động cơ đốt trong phụ thuộc rất nhiều vào luợng không
khí mới nạp vào xylanh.
• Hiệu quả của quá trình cháy trong động cơ phụ thuộc
vào mức độ hoàn thiện của quá trình trao đổi khí.
• Trong các động cơ hai kỳ, quá trình quét khí, nạp và thải
được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó,
quá trình trao đổi khí ở động cơ hai kỳ không hoàn thiện
so với động cơ bốn kỳ.

2020 LÊ VĂN VANG 6


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.4.1 Cơ cấu truyền động


• Cơ cấu truyền động của hệ
thống trao đổi khí bao gồm: trục
cam, cam, con lăn, cần đẩy và
đòn gánh.
• Nhiệm vụ chính là đảm bảo
cho các xupáp hút, xupáp xả đóng
mở đúng thời điểm và chuyển
động theo một quy luật nhất
định.
• Các động cơ cỡ lớn, thấp tốc
trục cam được dẫn động từ trục
khuỷu bằng bánh răng hoặc xích.
Tỷ số truyền của trục khuỷu và
trục cam là 1:1 đối với động cơ
hai kỳ và là 2:1 đối với động cơ
bốn kỳ.

2020 LÊ VĂN VANG 7


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Trục cam phân phối khí


Tùy theo loại động cơ mà trục cam phân phối khí có thể được bố trí ở phần trên
của động cơ, tại bên cạnh hay ngay trên nắp xylanh.
• Cam phân phối khí
Ở các động cơ diesel thấp tốc và trung tốc, các cam thường được chế tạo rời sau
đó được ép vào trục phân phối khí và có thể sử dụng then. Ở các động cơ cao tốc
cam thường được rèn hoặc dập liền với trục phân phối.
• Con đội và đũa đẩy
Các con đội có nhiệm vụ truyền cho đũa đẩy một chuyển động hướng theo
đường tâm của nó.
• Đòn gánh xupáp
Đòn gánh xupáp thường được chế tạo bằng thép rèn hoặc dập. Nó còn có độ
cứng lớn nhất với kích thước và trọng lượng nhỏ nhất. Để giảm lực quán tính cho
con đội và cần đẩy, người ta thường làm cho cánh tay đòn của đòn gánh về phía
xupáp dài hơn phía cần đẩy một chút.

2020 LÊ VĂN VANG 8


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.4.2 Xupáp và các chi tiết thuộc nhóm xupáp


• Trong khi làm việc, các xupáp chịu tải trọng động rất lớn (nhất là
khi va đập vào ổ đặt xupáp) và chịu tác dụng của nhiệt độ cao.
• Các xupáp làm việc trong những điều kiện rất nặng nề, đặc biệt là
xupáp xả. Xupáp xả chịu tác dụng của luồng khí xả có nhiệt độ cao,
chuyển động với tốc độ cao, gây ra ăn mòn và các dạng hao mòn do
xâm thực của khí, phần cán xupáp thường bị mài mòn do ma sát.
• Xupáp nạp và xupáp xả ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc
của động cơ. Các động cơ trung tốc thường bố trí bốn xupáp làm
tăng tỷ lệ diện tích trao đổi khí so với diện tích bề mặt buồng đốt.
Các động cơ có hai kỳ quét thẳng có con trượt thường có một xupáp
xả nằm ở giữa nắp xylanh
• Cấu tạo của xupáp gồm hai phần cơ bản là cán xupáp và nấm xupáp.
2020 LÊ VĂN VANG 9
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Lò xo xupáp Lò xo xupáp có nhiệm vụ đóng xupáp và đảm bảo sự làm việc


tin cậy của cơ cấu truyền động cho xupáp
• Liên kết giữa cán xupáp và đĩa lò xo Mối liên kết này phải đảm bảo việc
tháo lắp được dễ dàng, đủ độ tin cậy và không làm yếu cán xupáp. Kết cấu
được sử dụng rộng rãi nhất thường là dùng vòng hãm hình nón.
• Ổ đặt xupáp Tùy thuộc vào vật liệu chế tạo nắp xylanh, mà người ta có thể
dùng ngay nắp xylanh, thân đúc riêng, hoặc ổ đặt rời, rồi ghép vào nắp
xylanh hoặc vào thân đúc (bằng phương pháp ren, ghép mép hoặc ép).
• Cơ cấu xoay xupáp Mục đích của việc xoay xupáp trong quá trình làm việc
của động cơ nhằm gạt muội bám trên nấm của xupáp và đế xupáp, không
cho muội bám vào bề mặt làm việc của nấm và đế xupáp. Đồng thời, duy
trì được nhiệt độ xung quanh đế xupáp, hạn chế tình trạng quá nóng cho
xupáp để tăng thời gian sử dụng.

2020 LÊ VĂN VANG 10


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

Xupap động cơ 4 kỳ Xupap động cơ 2 kỳ

2020 LÊ VĂN VANG 11


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.5 THIẾT BỊ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ

2.5.1 Nhiệm vụ và yêu cầu đối với thiết


bị cung cấp nhiên liệu.
❑ Nhiệm vụ:
• Thiết bị cung cấp nhiên liệu cho động
cơ diesel có nhiệm vụ cấp nhiên liệu ở
dạng lỏng vào xylanh dưới dạng các hạt
sương mịn vào đúng thời điểm cần
thiết trong chu trình công tác của động
cơ với một lượng phù hợp với tải của
động cơ.

2020 LÊ VĂN VANG 12


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

❑ Yêu cầu:
• Lượng nhiên liệu cung cấp vào các
xylanh của động cơ phải chính xác và
bằng nhau.
• Góc phun sớm của các xylanh phải
bằng nhau
• Chất lượng phun sương phải đảm
bảo, kích thước các hạt nhiên liệu càng
nhỏ càng tốt, độ dài và kích thước của
chùm tia nhiên liệu phải hợp lý. Quy
luật cung cấp nhiên liệu cho các xylanh
của động cơ phải giống nhau.
• Thiết bị phải làm việc tin cậy ở tất cả
các chế độ tải khác nhau của động cơ,
đặc biệt là cần phải làm việc ổn định ở
tốc độ quay thấp.

2020 LÊ VĂN VANG 13


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.5.2 Phân loại quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ
• Việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình có thể được
thực hiện nhờ các phương pháp sau:
- Thay đổi hành trình có ích của piston bơm cao áp.
- Thay đổi hành trình toàn bộ của piston bơm cao áp.
- Xả bớt một phần nhiên liệu và giữ nguyên hành trình toàn bộ của
piston bơm cao áp.
- Điều chỉnh quá trình cung cấp nhiên liệu cho bơm cao áp (dùng
thiết bị cung cấp định lượng nhiên liệu cho bơm cao áp)
• Hầu hết các động cơ diesel tàu thủy hiện nay sử dụng phương pháp điều
chỉnh lượng cấp nhiên liệu cho trình bằng cách thay đổi hành trình có ích
của piston bơm cao áp. Phương pháp này có thể dùng cho bơm cao áp
kiểu piston rãnh xéo (kiểu bơm BOSCH) hoặc dùng bơm cao áp kiểu van.

2020 LÊ VĂN VANG 14


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

Việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình phù hợp với
tải của động cơ có thể tiến hành theo 3 cách sau:
• Thay đổi thời điểm đầu cấp, thời điểm cuối cấp không thay đổi (a)
• Thay đổi thời điểm cuối cấp, thời điểm đầu cấp không thay đổi (b)
• Thay đổi cả thời điểm đầu cấp và cuối cấp (c)

2020 LÊ VĂN VANG 15


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.5.3 Bơm cao áp
Bơm cao áp thường được dùng trong thời gian gần đây gồm hai kiểu chính là
bơm cao áp kiểu van và bơm cao áp kiểu piston có rãnh xéo.
• Bơm kiểu van

2020 LÊ VĂN VANG 16


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Bơm kiểu piston có rãnh xéo


Bơm cao áp kiểu rãnh xéo là kiểu bơm được sử dụng rất rộng rãi cho các loại
động cơ diesel

Van xuất dầu

Nhiên liệu vào Plunger Cửa hồi


Rãnh
Thanh răng xéo
Lò xo
Xilanh
Plunger

Con đội
Cam Ngừng cấp
Cấp nhiên liệu nhiên liệu

2020 LÊ VĂN VANG 17


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.5.4 Vòi phun
• Nhiệm vụ của vòi phun là đưa vào
trong xylanh lượng nhiên liệu dưới
dạng sương mịn, tạo điều kiện cho
nhiên liệu hòa trộn tốt với không
khí trong xylanh.
• Cấu tạo vòi phun của động cơ diesel
bao gồm 2 phần chính là thân vòi
phun và đầu vòi phun.
• Bộ phận quan trọng nhất của vòi
phun là đầu vòi phun.
• Đầu vòi phun được liên kết với thân
vòi phun bằng nắp chụp kiểu ren.

2020 LÊ VĂN VANG 18


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.6 CÁC THIẾT BỊ ĐO VÀ CHỈ BÁO


Động cơ diesel cũng như tất cả các máy móc thiết bị cần phải được đo
đạc các thông số trong quá trình hoạt động. Các thông số thông dụng
như nhiệt độ, áp suất… rất cần được đo và chỉ báo (hiển thị). Các thông số
đo được không chỉ dùng để kiểm tra và đánh giá chất lượng làm việc mà
còn cần thiết cho việc áp dụng trong tự động điều khiển.
• Thiết bị đo áp suất.
• Thiết bị đo nhiệt độ.
• Thiết bị đo mực chất lỏng
• Thiết bị đo lưu lượng
• Tốc độ kế
• Thiết bị đo độ nhớt
• Thiết bị đo công suất
• Thiết bị đo mô men

2020 LÊ VĂN VANG 19


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.7 THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ THIẾT BỊ AN TOÀN
2.7.1 Bộ điều tốc
• Thiết bị điều khiển chủ yếu trong động cơ diesel là bộ điều tốc. Bộ điều tốc
có chức năng duy trì tốc độ quay của động cơ ổn định. Bộ điều tốc điều
chỉnh một cách tự động nhiên liệu cung cấp cho động cơ phù hợp với tải
động cơ. Có các loại bộ điều tốc kiểu cơ khí, thủy lực và điện tử.
2.7.2 Van an toàn
• Van an toàn xylanh được thiết kế để giảm áp suất cháy trong xylanh động
cơ khi nó vượt quá từ 10% đến 20% áp suất cháy lớn nhất.
•Van an toàn cácte được trang bị nhằm bảo vệ cácte khi sảy ra cháy nổ hơi
dầu trong cácte của động cơ. Van an toàn cácte được bố trí trên các nắp
cácte của động cơ.
2.7.3 Máy via
• Máy via sử dụng một động cơ điện lai thông qua hộp bánh răng ăn khớp
với răng trên bánh đà để quay trục khuỷu của động cơ với tốc độ rất chậm.
2020 LÊ VĂN VANG 20
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Máy via dùng để quay động cơ


đến những vị trí cần thiết cho việc
tháo, sửa chữa, kiểm tra và chỉnh
định.
• Trước khi khởi động động cơ
diesel, máy via được sử dụng nhằm
vào việc kiểm tra sự quay trở tự do
của các cơ cấu chuyển động trong
động cơ cũng như nguy cơ có nước
trong buồng đốt.
• Khi máy via hoạt động các van chỉ
thị (biệt xả) của động cơ phải được
mở. Sau khi via máy xong, máy via
phải được ngắt ra khỏi động cơ,
đóng các van chỉ thị trước khi tiến
hành khởi động động cơ.

2020 LÊ VĂN VANG 21


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

Bài tập-thảo luận tuần 4


A. PHÂN NHÓM HỌC TẬP (theo suốt cho đến khi kết thúc học phần)
• Nhóm 1: Bảo, Hoàng,Khải, Phạm Anh Khoa, Nam, Nghĩa, Tiệp
• Nhóm 2: Duy, Trung, Linh, Hưng, Hãn, Tú, Hữu Vinh, Việt
• Nhóm 3: Quyên, Thế Phong, Huy, Lam, Thanh Phong, Triệu, Cảnh, Hùng
• Nhóm 4: Phạm Quốc Thái, Quốc Thái, Xuân Dũng, Văn Dũng, Yên, Nga, Phú, Nhân
• Nhóm 5: Khang, Trần Anh Khoa, Chiến, Tuấn Anh, Anh Đức, Khánh, Thuận
• Nhóm 6: Minh Đức, Anh Tuấn, Hào, Tiến, Quân, Sự, Quốc Anh, Ngọc Phương
Theo dõi chung: Nguyễn Lê Xuân Yên
B. NỘI DUNG
I. CÁ NHÂN TỪNG SINH VIÊN (làm ngắn gọn và gửi bài trước 11/10/2020)
1. Kết cấu cơ bản của cơ cấu phân phối khí và thiết bị cung cấp nhiên liệu
cho động cơ Diesel tàu thủy.
2. Sự khác nhau về kết cấu giữa động cơ Diesel thấp tốc, trung và cao tốc
(về cơ cấu phân phối khí và nhiên liệu)

2020 LÊ VĂN VANG 22


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

II. BÀI THEO NHÓM (nhóm thảo luận, các nhóm trưởng gửi báo cáo trước
11/10/2020, lớp trưởng theo dõi các nhóm).
Đặc trưng về kết cấu cơ bản của động cơ Diesel tàu thủy, tìm hiểu về kết
cấu động cơ của các hãng chế tạo động cơ Diesel tàu thủy trên thế giới.
(về các cơ cấu phân phối khí và nhiên liệu)
• Nhóm 1: MAN
• Nhóm 2: YANMAR
• Nhóm 3: MITSUBISHI
• Nhóm 4: WARTSILA
• Nhóm 5: HANSHIN
• Nhóm 6: CATERPILLA
• Nhóm 7: CUMMINS

2020 LÊ VĂN VANG 23


CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL

THANK YOU !

2020 LÊ VĂN VANG 24

You might also like