You are on page 1of 49

CHƯƠNG 2

KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA


DIESEL TÀU THỦY

2021 HOÀNG VĂN SĨ 1


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.1 PHÂN LOẠI CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL
2.2 KẾT CẤU PHẦN TĨNH CỦA ĐỘNG CƠ
2.3 CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG
2.4 CƠ CẤU TRAO ĐỔI KHÍ
2.5 THIẾT BỊ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ
2.6 CÁC THIẾT BỊ ĐO VÀ CHỈ BÁO
2.7 THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ THIẾT BỊ AN TOÀN

2021 HOÀNG VĂN SĨ 2


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.1 PHÂN LOẠI CÁC BỘ PHẬN KẾT


CẤU CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL
• Động cơ diesel bao gồm rất nhiều các
chi tiết, cụm chi tiết và các thiết bị kèm
theo.
• Kết cấu chung của các loại động cơ
diesel có thể phân loại thành các nhóm
chi tiết cơ bản như sau:
 Các bộ phận tĩnh
 Các bộ phận động
 Các cơ cấu trao đổi khí
 Thiết bị cung cấp nhiên liệu
 Các thiết bị đo và chỉ báo
 Các cơ cấu an toàn và điều khiển

2021 HOÀNG VĂN SĨ 3


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

Block xi lanh động cơ MaK M43C

2021 HOÀNG VĂN SĨ 4


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.2 KẾT CẤU PHẦN TĨNH CỦA


ĐỘNG CƠ
2.2.1 Kết cấu chung
• Các chi tiết tĩnh của động cơ là
những chi tiết không chuyển động
khi động cơ làm việc. Các chi tiết
tĩnh của động cơ diesel, có thể
bao gồm các bộ phận cơ bản như
sau:
 Bệ máy (bedplate)
 Thân máy (framework)
 Khối xylanh (cylinder block)
 Sơmi xylanh (cylinder liners)
 Nắp xylanh (cylinder covers)

2021 HOÀNG VĂN SĨ 5


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Những chi tiết này liên


kết với nhau tạo thành
khối thống nhất, cứng
vững nhằm chịu được
các lực tác dụng, lực
quán tính khi động cơ
làm việc.
• Tùy thuộc vào chủng loại
động cơ, các chi tiết tĩnh
được thiết kế, chế tạo và
cách bố trí khác nhau
điển hình là các ở các
động cơ thấp tốc, trung
tốc và cao tốc.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 6


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.2.2 Bệ máy
• Bệ máy là nền tảng của một động cơ, chịu tác dụng của áp lực khí
cháy, áp lực quán tính.
• Bệ máy là chi tiết dùng để liên kết các bộ phận của động cơ thành một
khối, đỡ các khối lượng của động cơ như thân máy, thân xylanh, nắp
xylanh và các cơ cấu khác, nhận lực truyền từ các cơ cấu truyền động
truyền cho vỏ tàu.
• Cùng với thân máy tạo thành cácte của động cơ gom dầu tuần hoàn bôi
trơn trong động cơ

2021 HOÀNG VĂN SĨ 7


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.2.3 Ổ đỡ chính trục khuỷu


• Ổ đỡ chính dùng để đỡ trục
khuỷu, được bố trí trên các dầm
ngang của bệ máy.
• Mỗi ổ đỡ chính bao gồm nắp ổ
đỡ và hai bạc lót hình trụ.
• Nắp ổ trục có nhiệm vụ ép bạc lót
vào bệ máy. Lực siết ban đầu của
mối ghép này (bằng các bu lông
hay gu dông) phải đảm bảo cho
hai nửa bạc tiếp xúc với nhau,
không có khe hở.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 8


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.2.4 Thân máy


• Thân máy dạng hình hộp, nối block xylanh (khối xylanh) với bệ máy và tạo
thành khoang cácte kín dầu, chứa cơ cấu con trượt, thanh truyền, trục
khuỷu của động cơ.
• Thân máy chịu lực nén do khối lượng của toàn bộ khối xylanh và lực do
khí cháy cũng như lực ngang do chuyển động quay của trục khuỷu.
• Tùy thuộc vào kiểu loại, kích thước động cơ, thân máy có thể có kết cấu
khác nhau như sau:
- Thân máy của động thấp tốc cỡ lớn thường được kết cấu từ các vách
ngang chữ A. Chúng được liên kết thành khối vững chắc và lắp trên bệ máy.
Thân máy của động cơ thấp tốc thường được chế tạo thành các phần rời.
- Động cơ trung và cao tốc, thân máy thường được chế tạo dạng khối nhỏ,
bằng thép đúc liền. Thông thường thân máy và khối xylanh liên kết thành
một khối.
2021 HOÀNG VĂN SĨ 9
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

(a) (b)

Thân máy động cơ thấp tốc và trung tốc


a. Thân máy động cơ thấp tốc; b. Thân máy động cơ trung tốc

2021 HOÀNG VĂN SĨ 10


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.2.5 Khối xylanh


• Khối xylanh có nhiệm vụ định vị các sơmi xylanh với nắp
xylanh. Khối xylanh của động cơ hai kỳ khác với động cơ bốn kỳ.
Khối xylanh ở động cơ hai kỳ phức tạp hơn vì cần phải có khoang
khí quét (khí nạp) và khoang khí xả ở những động cơ quét vòng.
• Khối xylanh kết hợp với piston và nắp xylanh để tạo thành
không gian công tác của chất khí và tạo thành buồng đốt của
động cơ.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 11


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

Khối xylanh của động cơ diesel


bao gồm 2 phần chính:
• Thân xylanh: Chứa sơmi
xylanh, các không gian nước
làm mát và các cơ cấu phụ
khác (trục phân phối khí, bơm
cao áp ...).
• Sơmi xylanh: Sơmi xylanh
(ống lót xylanh) là một ống
hình trụ được gia công chính
xác và lắp chặt với thân xylanh
bằng cách ép từ trên xuống.
Phía trên sơmi xylanh có gờ để
định vị, phía dưới để giãn nở
tự do.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 12


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Đối với động cơ 2 kỳ, thân xylanh


có kết cấu phức tạp hơn vì phải có
các khoang để dẫn không khí quét
(đối với tất cả các kiểu quét khí) và
đường thải khí (đối với các động cơ
quét vòng).
• Bôi trơn sơmi xylanh bằng hai
phương pháp là bôi trơn kiểu vung
tóe sử dụng cho những động cơ cỡ
nhỏ và phương pháp bôi trơn cưỡng
bức được áp dụng cho động cơ cỡ
vừa và lớn, dầu bôi trơn có áp lực
cao sẽ đi vào bôi trơn cho sơmi
xylanh thông qua các lỗ khoan qua
sơmi xylanh có lắp van một chiều.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 13


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.2.6 Nắp xylanh
• Nắp xylanh cùng với sơmi xylanh và đỉnh piston tạo thành buồng đốt, tạo nên
hình dáng và thể tích buồng đốt. Bên trong, nắp xylanh được chế tạo với các
khoang và lối đi của nước làm mát.
• Nắp xylanh làm nhiệm vụ cố định sơmi xylanh đồng thời dùng làm vị trí để lắp
đặt nhiều chi tiết khác nhau của động cơ như vòi phun, van an toàn, bố trí các
đường nạp và thải khí (động cơ 4 kỳ) hoặc đường thải khí (động cơ 2 kỳ quét thẳng
qua xupáp), van khởi động…

2021 HOÀNG VĂN SĨ 14


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

BÀI TẬP – THẢO LUẬN

1. Nhận biết các chi tiết tĩnh của động cơ Diesel tàu thủy
2. Mô tả các chi tiết tĩnh của một động cơ cụ thể

2021 HOÀNG VĂN SĨ 15


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.3 CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG


2.3.1 Kết cấu chung
Các bộ phận chuyển
động chính của động cơ
diesel bao gồm các
nhóm chi tiết cơ bản
sau:
• Nhóm piston
• Thanh truyền và con
trượt
• Trục khuỷu và bánh đà

2021 HOÀNG VĂN SĨ 16


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Nhóm piston là cơ cấu quan trọng


nhất của động cơ, quyết định trực
tiếp đến công suất của động cơ.
• Thanh truyền biến chyển động tịnh
tiến của piston hoặc con trượt
thành chuyển động quay của trục
khuỷu.
• Trục khuỷu là cơ cấu quay của
động cơ diesel, nhận công suất chỉ
thị từ xylanh động cơ để truyền ra
ngoài. Đồng thời, các khuỷu trục của
động cơ nhiều xylanh được sắp xếp
hợp lý nhằm mục đích cân bằng
động cơ.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 17


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.3.2 Nhóm Piston
 Piston
• Piston cùng với thành sơmi xylanh,
nắp xylanh tạo thành buồng đốt của
động cơ; truyền áp lực của khí cháy
(trong quá trình giãn nở) qua thanh
truyền (biên) để làm quay trục khuỷu
• Piston và xéc măng làm nhiệm vụ bao
kín buồng công tác của xylanh, không
cho khí cháy lọt xuống dưới và ngăn
không cho dầu nhờn bôi trơn lọt lên
buồng đốt.
• Đồng thời, đối với động cơ 2 kỳ,
piston còn làm nhiệm vụ đóng mở các
cửa quét và thải khí.
2021 HOÀNG VĂN SĨ 18
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Có hai loại piston là


piston của động cơ không
có patanh bàn trượt và
piston của động cơ có
patanh bàn trượt.
• Piston có cấu tạo gồm hai
phần chính là phần đỉnh
và phần dẫn hướng. Trên
phần đỉnh có phay các
rãnh để lắp các xéc măng

2021 HOÀNG VĂN SĨ 19


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

 Chốt piston
• Chốt piston làm nhiệm vụ liên kết Chốt
piston với thanh truyền ở những piston
động cơ không có cơ cấu con trượt Then
 Xéc măng
• Xéc măng của động cơ diesel có
nhiệm vụ như sau:
• Làm kín buồng đốt ngăn không cho
rò lọt khí cháy và khí nén.
• Gạt dầu bôi trơn cho sơmi xylanh.
• Dẫn nhiệt từ piston đến sơmi
xylanh.
• Xéc măng có thể chia thành hai
loại là xéc măng khí và xéc măng
dầu.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 20


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

Xéc măng và khe hở xéc măng

2021 HOÀNG VĂN SĨ 21


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.3.3 Thanh truyền


• Thanh truyền (biên) là chi tiết trung
gian nối piston với trục khuỷu:
- Biến chuyển động tịnh tiến của piston
thành chuyển động quay của trục
khuỷu ở hành trình sinh công.
- Ngược lại, làm nhiệm vụ truyền lực từ
trục khuỷu để dẫn động piston trong
những hành trình không sinh công.
• Thanh truyền của động cơ diesel được
chia thành 3 phần chính như sau:
- Đầu nhỏ thanh truyền (đầu trên lắp
với piston đối với động cơ không có
con trượt và nối với cán piston đối với
động cơ có con trượt);
- Thân thanh truyền ;
- Đầu to thanh truyền (đầu dưới lắp với
trục khuỷu)
2021 HOÀNG VĂN SĨ 22
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.3.4 Trục khuỷu
• Trục khuỷu nhận lực khí cháy (từ piston truyền xuống) chuyển thành
mômen quay để lai trục chân vịt và các máy công tác khác. Đồng thời nó
truyền chuyển động cho piston trong những hành trình không sinh công.
• Trục khuỷu là một trong những chi tiết quan trọng nhất và chế tạo khó
khăn nhất trong các chi tiết của động cơ diseel.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 23


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Phần đầu trục là đầu tự do quay về phía mũi tàu, thường lắp các bánh
răng để dẫn động các thiết bị phụ như trục cam, bơm cao áp, bơm dầu
nhờn...
• Phần đuôi trục có mặt bích lắp với một bánh đà. Bánh đà có tác dụng làm
cho động cơ hoạt động êm, ít rung động. Vành ngoài bánh đà có lỗ để via
máy, có vành răng để khởi động, có tạo một số vạch dấu cần thiết.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 24


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

Cấu tạo một đơn vị trục được thể hiện dưới hình vẽ sau:

• Để bôi trơn cho cổ khuỷu với đầu to thanh truyền, người ta khoan
đường dầu xuyên từ cổ trục qua má khuỷu lên cổ biên. Đường dầu
nghiêng khoảng 120o. Việc bôi trơn dùng hệ thống dầu tuần hoàn.
• Đối với động cơ thấp tốc có patanh bàn trượt, đường dầu bôi trơn cho
cổ khuỷu thường được cấp từ đầu nhỏ thanh truyền (gắn với con
trượt) qua thanh truyền xuống.
2021 HOÀNG VĂN SĨ 25
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
Thứ tự nổ và sự cân bằng động cơ phụ thuộc vào cách bố trí các khuỷu. Đối
với động cơ 4 kỳ người ta sử dụng trục đối xứng, có nghĩa là các khuỷu phân
bố theo từng cặp trên một khoảng cách giống nhau kể từ tâm trục. Góc kẹp
giữa các khuỷu trục (góc lệch pha)
720 o

i
Đối với động cơ 2 kỳ, góc kẹp giữa các khuỷu trục

360 o

i

Thứ tự nổ: Chạy tiến: 1 - 5 - 3 - 6 - 2 – 4; Chạy lùi: 1 - 4 - 2 - 6 - 3 – 5


2021 HOÀNG VĂN SĨ 26
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.3.5 Bánh đà
• Bánh đà được lắp ở cuối trục khuỷu, phía
ngoài động cơ thường là phía nối với máy
công tác.
• Bánh đà có tác dụng dự trữ năng lượng và
giải phóng năng lượng để làm đều chuyển
động cho động cơ.
• Trên bánh đà thường chia độ, đánh dấu điểm
chết trên của các xylanh để tiện cho việc bảo
dưỡng, hiệu chỉnh và sửa chữa động cơ.
• Đối với động cơ lớn, trên vành ngoài của bánh
đà có các răng ăn khớp với bánh răng của máy
via, đối động cơ nhỏ có các lỗ để lắp tay via.
• Ở những động cơ tàu thủy thấp tốc bánh đà
chỉ là bánh răng lắp trên trục khuỷu của động
cơ.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 27


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.4 CƠ CẤU TRAO ĐỔI KHÍ


• Quá trình cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong
động cơ đốt trong phụ thuộc rất nhiều vào luợng không
khí mới nạp vào xylanh.
• Hiệu quả của quá trình cháy trong động cơ phụ thuộc
vào mức độ hoàn thiện của quá trình trao đổi khí.
• Trong các động cơ hai kỳ, quá trình quét khí, nạp và thải
được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó,
quá trình trao đổi khí ở động cơ hai kỳ không hoàn thiện
so với động cơ bốn kỳ.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 28


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.4.1 Cơ cấu truyền động


• Cơ cấu truyền động của hệ
thống trao đổi khí bao gồm: trục
cam, cam, con lăn, cần đẩy và
đòn gánh.
• Nhiệm vụ chính là đảm bảo
cho các xupáp hút, xupáp xả đóng
mở đúng thời điểm và chuyển
động theo một quy luật nhất
định.
• Các động cơ cỡ lớn, thấp tốc
trục cam được dẫn động từ trục
khuỷu bằng bánh răng hoặc xích.
Tỷ số truyền của trục khuỷu và
trục cam là 1:1 đối với động cơ
hai kỳ và là 2:1 đối với động cơ
bốn kỳ.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 29


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Trục cam phân phối khí


Tùy theo loại động cơ mà trục cam phân phối khí có thể được bố trí ở phần trên
của động cơ, tại bên cạnh hay ngay trên nắp xylanh.
• Cam phân phối khí
Ở các động cơ diesel thấp tốc và trung tốc, các cam thường được chế tạo rời sau
đó được ép vào trục phân phối khí và có thể sử dụng then. Ở các động cơ cao tốc
cam thường được rèn hoặc dập liền với trục phân phối.
• Con đội và đũa đẩy
Các con đội có nhiệm vụ truyền cho đũa đẩy một chuyển động hướng theo
đường tâm của nó.
• Đòn gánh xupáp
Đòn gánh xupáp thường được chế tạo bằng thép rèn hoặc dập. Nó còn có độ
cứng lớn nhất với kích thước và trọng lượng nhỏ nhất. Để giảm lực quán tính cho
con đội và cần đẩy, người ta thường làm cho cánh tay đòn của đòn gánh về phía
xupáp dài hơn phía cần đẩy một chút.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 30


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.4.2 Xupáp và các chi tiết thuộc nhóm xupáp


• Trong khi làm việc, các xupáp chịu tải trọng động rất lớn (nhất là
khi va đập vào ổ đặt xupáp) và chịu tác dụng của nhiệt độ cao.
• Các xupáp làm việc trong những điều kiện rất nặng nề, đặc biệt là
xupáp xả. Xupáp xả chịu tác dụng của luồng khí xả có nhiệt độ cao,
chuyển động với tốc độ cao, gây ra ăn mòn và các dạng hao mòn do
xâm thực của khí, phần cán xupáp thường bị mài mòn do ma sát.
• Xupáp nạp và xupáp xả ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc
của động cơ. Các động cơ trung tốc thường bố trí bốn xupáp làm
tăng tỷ lệ diện tích trao đổi khí so với diện tích bề mặt buồng đốt.
Các động cơ có hai kỳ quét thẳng có con trượt thường có một xupáp
xả nằm ở giữa nắp xylanh
• Cấu tạo của xupáp gồm hai phần cơ bản là cán xupáp và nấm xupáp.
2021 HOÀNG VĂN SĨ 31
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Lò xo xupáp Lò xo xupáp có nhiệm vụ đóng xupáp và đảm bảo sự làm việc


tin cậy của cơ cấu truyền động cho xupáp
• Liên kết giữa cán xupáp và đĩa lò xo Mối liên kết này phải đảm bảo việc
tháo lắp được dễ dàng, đủ độ tin cậy và không làm yếu cán xupáp. Kết cấu
được sử dụng rộng rãi nhất thường là dùng vòng hãm hình nón.
• Ổ đặt xupáp Tùy thuộc vào vật liệu chế tạo nắp xylanh, mà người ta có thể
dùng ngay nắp xylanh, thân đúc riêng, hoặc ổ đặt rời, rồi ghép vào nắp
xylanh hoặc vào thân đúc (bằng phương pháp ren, ghép mép hoặc ép).
• Cơ cấu xoay xupáp Mục đích của việc xoay xupáp trong quá trình làm việc
của động cơ nhằm gạt muội bám trên nấm của xupáp và đế xupáp, không
cho muội bám vào bề mặt làm việc của nấm và đế xupáp. Đồng thời, duy
trì được nhiệt độ xung quanh đế xupáp, hạn chế tình trạng quá nóng cho
xupáp để tăng thời gian sử dụng.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 32


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

Xupap động cơ 4 kỳ Xupap động cơ 2 kỳ

2021 HOÀNG VĂN SĨ 33


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.5 THIẾT BỊ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ


2.5.1 Nhiệm vụ và yêu cầu đối với
thiết bị cung cấp nhiên liệu.
 Nhiệm vụ:
• Thiết bị cung cấp nhiên liệu cho động
cơ diesel có nhiệm vụ cấp nhiên liệu ở
dạng lỏng vào xylanh dưới dạng các hạt
sương mịn vào đúng thời điểm cần
thiết trong chu trình công tác của động
cơ với một lượng phù hợp với tải của
động cơ.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 34


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

 Yêu cầu:
• Lượng nhiên liệu cung cấp vào các
xylanh của động cơ phải chính xác và
bằng nhau.
• Góc phun sớm của các xylanh phải
bằng nhau
• Chất lượng phun sương phải đảm bảo,
kích thước các hạt nhiên liệu càng nhỏ
càng tốt, độ dài và kích thước của chùm
tia nhiên liệu phải hợp lý. Quy luật cung
cấp nhiên liệu cho các xylanh của động
cơ phải giống nhau.
• Thiết bị phải làm việc tin cậy ở tất cả
các chế độ tải khác nhau của động cơ,
đặc biệt là cần phải làm việc ổn định ở
tốc độ quay thấp.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 35


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.5.2 Phân loại quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ
 Việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình có thể được thực
hiện nhờ các phương pháp sau:
• Thay đổi hành trình có ích của piston bơm cao áp.
• Thay đổi hành trình toàn bộ của piston bơm cao áp.
• Xả bớt một phần nhiên liệu và giữ nguyên hành trình toàn bộ của piston
bơm cao áp.
• Điều chỉnh quá trình cung cấp nhiên liệu cho bơm cao áp (dùng thiết bị
cung cấp định lượng nhiên liệu cho bơm cao áp)
 Hầu hết các động cơ diesel tàu thủy hiện nay sử dụng phương pháp điều
chỉnh lượng cấp nhiên liệu cho trình bằng cách thay đổi hành trình có ích của
piston bơm cao áp. Phương pháp này có thể dùng cho bơm cao áp kiểu piston
rãnh xéo (kiểu bơm BOSCH) hoặc dùng bơm cao áp kiểu van.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 36


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

 Việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình phù
hợp với tải của động cơ có thể tiến hành theo 3 cách sau:
• Thay đổi thời điểm đầu cấp, thời điểm cuối cấp không thay đổi (a)
• Thay đổi thời điểm cuối cấp, thời điểm đầu cấp không thay đổi (b)
• Thay đổi cả thời điểm đầu cấp và cuối cấp (c)

2021 HOÀNG VĂN SĨ 37


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.5.3 Bơm cao áp
Bơm cao áp làm nhiệm vụ taọ áp suất nhiên liệu cao để cung cấp cho động cơ.
Bơm cao áp thường được dùng trong thời gian gần đây gồm hai kiểu chính là
bơm cao áp kiểu van và bơm cao áp kiểu piston có rãnh xéo.
• Bơm kiểu van

2021 HOÀNG VĂN SĨ 38


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

• Bơm kiểu piston có rãnh xéo


Bơm cao áp kiểu rãnh xéo là kiểu bơm được sử dụng rất rộng rãi cho các loại
động cơ diesel.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 39


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.5.4 Vòi phun
• Nhiệm vụ của vòi phun là đưa vào
trong xylanh lượng nhiên liệu dưới
dạng sương mịn, tạo điều kiện cho
nhiên liệu hòa trộn tốt với không
khí trong xylanh.
• Cấu tạo vòi phun của động cơ diesel
bao gồm 2 phần chính là thân vòi
phun và đầu vòi phun.
• Bộ phận quan trọng nhất của vòi
phun là đầu vòi phun.
• Đầu vòi phun được liên kết với thân
vòi phun bằng nắp chụp kiểu ren.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 40


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2021 HOÀNG VĂN SĨ 41


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2021 HOÀNG VĂN SĨ 42


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.6 CÁC THIẾT BỊ ĐO VÀ CHỈ BÁO


Động cơ diesel cũng như tất cả các máy móc thiết bị cần phải được đo
đạc các thông số trong quá trình hoạt động. Các thông số thông dụng
như nhiệt độ, áp suất… rất cần được đo và chỉ báo (hiển thị). Các thông số
đo được không chỉ dùng để kiểm tra và đánh giá chất lượng làm việc mà
còn cần thiết cho việc áp dụng trong tự động điều khiển.
• Thiết bị đo áp suất.
• Thiết bị đo nhiệt độ.
• Thiết bị đo mực chất lỏng
• Thiết bị đo lưu lượng
• Tốc độ kế
• Thiết bị đo độ nhớt
• Thiết bị đo công suất
• Thiết bị đo mô men

2021 HOÀNG VĂN SĨ 43


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.7 THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ THIẾT BỊ AN TOÀN
2.7.1 Bộ điều tốc
• Thiết bị điều khiển chủ yếu trong động cơ diesel là bộ điều tốc. Bộ điều tốc
có chức năng duy trì tốc độ quay của động cơ ổn định. Bộ điều tốc điều
chỉnh một cách tự động nhiên liệu cung cấp cho động cơ phù hợp với tải
động cơ. Có các loại bộ điều tốc kiểu cơ khí, thủy lực và điện tử.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 44


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

2.7.2 Van an toàn


• Van an toàn xylanh được
thiết kế để giảm áp suất cháy
trong xylanh động cơ khi nó
vượt quá từ 10% đến 20%
áp suất cháy lớn nhất.
•Van an toàn cácte được
trang bị nhằm bảo vệ cácte
khi sảy ra cháy nổ hơi dầu
trong cácte của động cơ. Van
an toàn cácte được bố trí
trên các nắp cácte của động
cơ.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 45


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL
2.7.3 Máy via
• Máy via sử dụng một động cơ điện lai
thông qua hộp bánh răng ăn khớp với
răng trên bánh đà để quay trục khuỷu
của động cơ với tốc độ rất chậm.
• Máy via dùng để quay động cơ đến
những vị trí cần thiết cho việc tháo, sửa
chữa, kiểm tra và chỉnh định.
• Trước khi khởi động động cơ diesel, máy
via được sử dụng nhằmkiểm tra sự quay
trở tự do của các cơ cấu chuyển động,
cũng như nguy cơ có nước trong buồng
đốt.
• Khi máy via hoạt động các van chỉ thị
(biệt xả) của động cơ phải được mở. Sau
khi via máy xong, máy via phải được ngắt
ra khỏi động cơ, đóng các van chỉ thị trước
khi tiến hành khởi động động cơ.
2021 HOÀNG VĂN SĨ 46
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

Bài tập-thảo luận tuần 4


I. CÁ NHÂN TỪNG SINH VIÊN (làm ngắn gọn và gửi bài trước
20/09/2021)
1. Kết cấu cơ bản của cơ cấu phân phối khí và thiết bị cung cấp
nhiên liệu cho động cơ Diesel tàu thủy.
2. Sự khác nhau về kết cấu giữa động cơ Diesel thấp tốc, trung
và cao tốc (về cơ cấu phân phối khí và nhiên liệu)
3. Vai trò của các thiết bị đo, chỉ báo, điều khiển và an toàn trên
động cơ diesel tàu thủy.

2021 HOÀNG VĂN SĨ 47


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DIESEL

II. BÀI THEO NHÓM (nhóm thảo luận, các nhóm trưởng gửi báo cáo
trước 20/09/2021).
Đặc trưng về kết cấu cơ bản của động cơ Diesel tàu thủy, tìm hiểu
về kết cấu động cơ của các hãng chế tạo động cơ Diesel tàu thủy
trên thế giới (về các cơ cấu phân phối khí và nhiên liệu).
• Nhóm 1: MAN
• Nhóm 2: WARTSILA
• Nhóm 3: MITSUBISHI

2021 HOÀNG VĂN SĨ 48


CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL

THANK YOU !

2021 HOÀNG VĂN SĨ 49

You might also like