You are on page 1of 7

Thân máy ô tô là gì?

Thân máy là chi tiết cố định dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ. Thân máy (khối
xi lanh) của động cơ đốt trong là bộ phận dùng để lắp đặt và bố trí hầu hết các cụm chi tiết
của động cơ như xi lanh, nhóm trục khuỷu, nhóm piston thanh truyền, trục cam, bơm nhiên
liệu, bơm dầu, bơm nước…

Vật liệu nào thường dùng để chế tạo thân máy?


Các khối động cơ thường được đúc từ gang hoặc hợp kim nhôm. Hợp kim nhôm có ưu điểm
là trọng lượng nhẹ và mất ít thời gian để làm mát động cơ vì khả năng tản nhiệt của loại vật
liệu này rất tốt, nhưng gang vẫn tiếp tục giữ được một số lợi thế mà chỉ mình nó mới có như:
chi phí thấp, dễ gia công, bền, tuổi thọ cao, khả năng chống lại sự giãn nở vì nhiệt độ tốt, khả
năng chịu va đập cao nên nó vẫn tiếp tục được các nhà sản xuất sử dụng.
Cấu tạo của thân máy động cơ đốt trong
Thân máy động cơ có nhiều kiểu với kết cấu khác nhau. Dựa vào cách bố trí xi lanh, nhiệm vụ
của thân máy được chia thành 2 loại là:
 Loại thân máy đúc liền: Là hợp chung cho các xi lanh. Loại này thường dùng cho động cơ
cỡ vừa và nhỏ.
 Loại thân máy đúc rời: Các xi lanh được đúc riêng từng khối và cho phép nối lại với nhau.
Loại này thường được sử dụng cho những động cơ cỡ lớn.
Loại thân máy có xi lanh đúc liền với thân máy thành 1 bộ phận thống nhất gọi là thân xi
lanh. Còn loại thân máy có ống lót xi lanh được làm riêng rồi lắp ghép vào thân máy gọi là
thân động cơ.
Ngày nay, thân máy có thể đúc liền với nửa trên của các te hoặc thân máy liền khối với cả các
te. Kích thước và hình dáng của thân máy phụ thuộc vào từng loại động cơ, số lượng xi lanh,
phương pháp làm mát, phương án bố trí cơ cấu phân phối khí của động cơ.

QUI TRÌNH KIỂM TRA THÂN MÁY – XI LANH


QUI TRÌNH LÀM SẠCH BỀ MẶT THÂN MÁY Bước 1: Dùng dao cạo, hóa chất
chuyên dụng làm sạch bề mặt lắp ghép với nắp máy
Bước 2: Dùng thước thẳng và căn lá kiểm tra sự cong vênh của bề mặt lắp
ghép với thân máy.
Bước 3: Độ cong vênh tối đa cho phép không quá 0,05mm
Bước 4: Nếu độ cong vênh vượt quá giới hạn thì thay mới thân máy
QUI TRÌNH KIỂM TRA TÌNH TRẠNG XI LANH
Bước 1: Dùng đồng hồ so kiểm tra xi lanh.
Bước 2: Kiểm tra đường kính xi lanh ở vị trí A, B, C và kiểm tra các
kích thước vuông góc với chúng.
Bước 3: Nếu đường kính xi lanh mòn vượt quá 0,20mm, tiến hàn
doa xi lanh và thay mới piston cho phù hợp
BỔ SUNG
LINK LẤY TÀI LIỆU

https://oto-hui.com/threads/than-may-nap-may-nhung-dieu-co-ban-ma-ban-can-biet.136674/

https://thanhphongauto.com/sua-chua-nap-may-dong-co-xe-oto/

https://dprovietnam.com/thoi-gioang-mat-may/

https://hondaotomydinh.vn/tin-xe/thuat-ngu/cau-tao-cua-than-may-dong-co-dot-trong/

https://xn--muihimalayamassage-xrb37gy386b.vn/tong-quan-ve-dong-co-dot-trong-cua-xe-oto/

https://kienthucoto.net/quy-trinh-va-yeu-cau-ky-thuat-thao-lap-bo-phan-co-dinh-cua-dong-co/

https://qlht.haui.edu.vn/pluginfile.php/1518525/mod_resource/content/1/B%C3%80I%203.QUI
%20TR%C3%8CNH%20KI%E1%BB%82M%20TRA%20TH%C3%82N%20M%C3%81Y.pdf

You might also like