You are on page 1of 2

BÀI TẬP NHỜ THU

Bài tập 1
Một hợp đồng nhập khẩu của công ty VN (X) có giá trị 23.000 USD với một
công ty của Trung quốc. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ.
Sau khi nhận được bộ chứng từ của ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank) của
TQ. Yêu cầu thu hộ số tiền trên Hối phiếu là 23.000USD, Ngân hàng VietNam
(Collecting Bank) xuất trình chuyển chứng từ cho bên NK Việt Nam và được bên NK
Việt Nam trả 22.000USD (thiếu 1000USD). Lý do mà bên NK VN đưa ra là họ đã được
bên XK TQ chấp nhập giảm giá 1000USD do hàng kém chất lượng nên số tiền họ phải
trả chỉ có 22.000USD (không có văn bản cam kết được xuất trình). Ngân hàng Việt
Nam chấp nhận theo yêu cầu của nhà nhập khẩu Việt Nam và giao bộ chứng từ cho nhà
NK VN. Đồng thời chuyển 22.000USD cho NH TQ. Sau khi nhận được tiền, phía Trung
Quốc thấy thiếu 1000USD, họ phát đơn kiện NHTQ, NHTQ yêu cầu NHVN phải bồi
thường.
Hãy bình luận tình huống này.

Bài tập 2
Áp dụng phương thức Thanh toán D/P, Nhà XK VN nhờ ngân hàng Bank of Tokyo thu
hộ tiền hàng từ nhà nhập khẩu Nhật (số tiền:50,000 USD, NH chuyển:Vietcombank ).
Trên chỉ thị nhờ thu ghi rõ:
“Trong TH từ chối thanh toán, hãy lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa (Chúng tôi
sẽ chịu phí)”
“Tất cả các phí dịch vụ NH sẽ do người trả tiền thanh toán, và không được miễn’
Có 2 tình huống xảy ra:
1. Nhà NK Nhật đồng ý thanh toán ngay lập tức tiền hàng cho nhà XK Việt Nam, nhưng
không chịu trả phí cho Bank of Tokyo.
2. Nhà NK Nhật ra đề nghị: Trả ngay 35,000 USD, bao giờ nhận hàng xong ngoài cảng
sẽ thanh toán nốt 15,000 USD còn lại và đồng ý trả phí cho Bank of Tokyo
Trong hai tình huống trên NH thu hộ nên tác nghiệp như thế nào?

Bài tập 3
Ngân hàng Vietcombank (Remitting Bank) tiến hành chuyển chứng từ theo yêu
cầu của nhà xuất khẩu Việt Nam sang cho ngân hàng Bank of Tokyo (Collecting Bank)
và nhờ Bank of Tokyo thu tiền nhà NK Nhật dùm cho mình. Tranh chấp xảy ra khi bộ
chứng từ bị thất lạc. Hỏi ngân hàng Bank of Tokyo có phải chịu trách nhiệm về việc
thất lạc chứng từ nói trên không?

Bài tập 4
Theo đề nghị của KH (A), NH B (ở Mỹ) nhờ NH C (ở Ý) thu hộ tiền từ nhà NK
(D). Tuy nhiên, khi NH C xuất trình chứng từ, D từ chối thanh toán. Theo chỉ thị nhờ
thu, NH C thông báo NH B. Một ngày sau, D đổi ý và quyết định thanh toán để nhận
hàng. NH C nhận khoản thanh toán và giao chứng từ cho D. Tuy nhiên, trước khi chuyển
khoản tiền thu được cho NH B, NH C nhận được chỉ thị từ NH B yêu cầu giao chứng
từ cho 1 KH khác trả giá cao hơn và NH C thông báo NH B là đã giao chứng từ cho D
và chuẩn bị chuyển tiền thu được cho NH B. NH B không đồng ý và đòi kiện NH C vì
tác nghiệp sai chỉ thị. Vậy ai là người sai trong trường hợp này? Tại sao?

Bài tập 5
Người XK (ở Việt Nam) gửi chứng từ cho NH phục vụ mình (NH A) nhờ thu
hộ số tiền từ người NK (ở Malaysia). Theo chỉ thị nhờ thu, NH A chuyển bộ chứng từ
cho NH đại lý của mình ở Malaysia là NH B (NH thu hộ). Do trong bộ chứng từ có
HP có kỳ hạn nên sau khi người NK ký chấp nhận HP, NH B thực hiện giao bộ chứng
từ cho người NK và chuyển trả lại HP cho NH A.
Vào ngày đến hạn của HP, người NK không chịu trả tiền. Người XK làm đơn
kiện. Hỏi ai là người chịu trách nhiệm trong TH này?

Bài tập 6
Ngày 15/09, NH A nhận được bộ chứng từ nhờ thu. NH A ngay lập tức thông báo cho
người trả tiền, yêu cầu thanh toán để nhận được bộ chứng từ do điều khoản giao
chứng từ là D/P. Tuy nhiên, người NK yêu cầu NH gửi bộ chứng từ đến họ để kiểm
tra trước khi thanh toán do gần đây xuất hiện nhiều vụ nhờ thu chứng từ giả
Hỏi: NH A có chấp nhận đề nghị của người NK hay không? Giải thích

Bài tập 7
Trong chỉ thị nhờ thu, người XK yêu cầu NH A (NH xuất trình) giao chứng từ và hàng
hóa cho người NK khi họ thanh toán HP. Hàng hóa được gửi thắng đến địa chỉ của
NH A. Tuy nhiên, khi xuất trình chứng từ, người NK từ chối thanh toán và không
nhận hàng. NH A thông báo lại người XK và được chỉ thị lưu kho hàng hóa và đợi họ
tìm người mua mới. NH A từ chối việc này. Hỏi NH A có được từ chối hướng dẫn
trong chỉ thị nhờ thu của người XK không?

You might also like