You are on page 1of 2

Từ trước năm 1945 trang phục của người Việt mang đậm dấu ấn thời kỳ quân chủ truyền

thống, được phân biệt theo tầng lớp xã hội. Có những loại vải cao cấp hoặc những màu sắc
chỉ có Vua chúa, quan lại và những người trong Hoàng cung mới được mặc
LỊCH SỬ THỜI TRANG CUNG ĐÌNH VIỆT: VÌ SAO CHỈ VUA CHÚA MỚI ĐƯỢC MẶC
TRANG PHỤC SẮC VÀNG?

Nguyên nhân sắc vàng được chọn làm màu cung đình, dành riêng cho bậc vua
chúa, liên quan nhiều đến thuyết Ngũ hành.

Thuyết Ngũ hành được hoàn thiện vào thời đầu triều đại nhà Hán. Thuyết này phân
chia vạn vật theo năm nguyên tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong đó, Thổ nằm ở
vị trí trung tâm, cũng là vị trí trọng yếu. Tương tự, mỗi màu sắc được gán cho một
nguyên tố riêng. Chiếu theo thuyết Ngũ hành thì màu vàng ứng với Đất (Thổ). Vì
vậy, người xưa cho rằng đây là màu phù hợp để đại diện cho quyền uy của thiên tử.

Từ đó, trong các triều đại phong kiến phương Đông, màu vàng chỉ xuất hiện trên
các phục sức của vua chúa.

Ở Việt Nam, sử sách ghi chép rằng: Trong quá khứ, màu vàng được sử dụng khá
phổ biến. Trước thời Lý, dân chúng vẫn có thể diện màu vàng trên trang phục. Thế
nhưng, kể từ khoảng năm 1182, triều đình thắt chặt quy định: Nghiêm cấm thường
dân sử dụng màu sắc này. Sắc vàng từ đó chỉ xuất hiện trên long phục của vua chúa
để thể hiện sự quyền uy. Dưới thời Nguyễn, thậm chí còn có sự phân định vai vế và
giai cấp qua các sắc độ của màu vàng.

Trong lịch sử Việt, màu vàng chỉ dành cho thiên tử. Thế nhưng, trong triều đại
phong kiến cuối cùng của Việt Nam, có một vị Hoàng hậu được đặc cách sử dụng
màu sắc này. Đó là Nam Phương Hoàng hậu.

Năm đó, vua Bảo Đại đem lòng thương mến người con gái gốc Gò Công là Nguyễn
Hữu Thị Lan. Khi lập bà làm chính thất, ông đã phá vỡ nhiều quy củ của triều
Nguyễn. Vua Bảo Đại lập tức phong Hậu cho cô Nguyễn Hữu Thị Lan. Đây là điều
đi ngược với quy củ. Bởi lẽ các vua của triều Nguyễn chỉ phong Hậu sau khi qua
đời. Trong cuốn hồi ký Con rồng An Nam, vua Bảo Đại viết:

“Tôi đã chọn tên trị vì cho bà hoàng hậu mới, là Nam Phương. Nam Phương có
nghĩa là hương thơm của miền Nam. Và, tôi ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà
được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng đế.”
Những sự phá lệ liên tiếp này cho thấy sự ưu ái của vua Bảo Đại đối với Hoàng hậu
Nam Phương.

TRANG PHỤC CỦA DÂN THƯỜNG

Nhân dân việt nam bao đời nay sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà cuộc sống nông nghiệp
thì buộc con người suốt ngày phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, quanh năm chân lấm tay
bùn, lại gặp điều kiện thời tiết hai mùa mưa nắng rõ rệt nên không mấy thích hợp cho việc ăn
mặc sang trọng. Do đó, màu sắc trong trang phục của người nông dân thời xưa thường có gam
chủ đạo là đen, nâu sậm, màu trắng ít khi được chọn, trừ khi đi đám tiệc, lễ hội. Ngày xưa, để
nhuộm vải, người ta dùng lá bàng, vỏ trâm bầu, trái mặc nưa... để nhuộm, rồi phủ bùn nhằm
chống thôi màu. Dân thường chủ yếu mặc đồ bằng vải gai, vải bông, đay, đũi… và
các màu nâu, đen, màu của bùn đất, cây cối. Họ mặc áo dài, áo nâu sòng, áo tứ
thân, vấn khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, nón lá…

Quần áo thời xưa chủ yếu được nhuộm từ vỏ thân cây…do đời sống con người xưa
gắn liền với nông nghiệp. Nên quan điểm về ăn mặc của người Việt xưa cũng bị
ảnh hưởng và cũng thể hiện tầng lớp xã hội như: nông dân hay trí thức, thương
nhân, dân thường hay người của Hoàng tộc.

You might also like