You are on page 1of 15

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NTT

TỔ LỊCH SỬ - GDCD

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 – MÔN LỊCH SỬ 10

I/TRẮC NGHIỆM:

Bài 1: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy

- Các giai đoạn tiến hóa của loài người, đặc điểm của từng giai đoạn.
- Đặc điểm công cụ đá cũ, công cụ đá mới
- Những phát minh quan trọng của người nguyên thủy.
- Những nét chính đời sống vật chất của người tối cổ, người tinh khôn.

- Khái niệm cuộc cách mạng đá mới.


- Vai trò của lao động đối với sự tiến hóa của loài người; nguyên nhân dẫn đến
hình thành các chủng tộc lớn
- Sự tiến bộ trong đời sống của người tinh khôn.

Bài 2: Xã hội nguyên thủy

- Nêu khái niệm thị tộc, bộ lạc, nguyên tắc cộng đồng
- Sự xuất hiện công cụ kim loại, tác dụng của công cụ kim loại.
- Sự thay đổi của xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện.

- Nguyên nhân phải duy trì nguyên tắc cộng đồng trong thị tộc, bộ lạc.
- Nguyên nhân xuất hiện tư hữu.
- Ý nghĩa của công cụ kim loại đối với sự phát triển của xã hội nguyên thủy.

Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

- Những nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, sự ra đời các quốc gia cổ đại
phương Đông.
- Thể chế nhà nước, các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời nhà nước cổ đại phương Đông.
- Ý nghĩa của điều kiện tự nhiên, kinh tế đối với sự ra đời quốc gia cổ đại phương
Đông.
- Đặc điểm của một số thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại: lịch, chữ viết, kiến
trúc…
Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây

- Những nét chính về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Đặc điểm chính của thị quốc về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây.

- Nguyên nhân hình thành thị quốc.


- Bản chất nền dân chủ ở quốc gia cổ đại phương Tây.
- Đặc trưng của văn hóa phương Tây cổ đại: lịch, chữ viết, văn học, khoa học, kiến
trúc…

Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy

- Nêu được dấu tích người người tối cổ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Những nét chính về văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình – Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Sa
Huỳnh, Đồng Nai về: địa bàn cư trú, công cụ lao động, đời sống vật chất và tinh
thần.
- Những biểu hiện của “cách mạng đá mới” ở nước ta.

- Ý nghĩa sự ra đời của thuật luyện kim ở nước ta.

II/TỰ LUẬN

- Vai trò của thời kì đá mới đối với sự phát triển của xã hội nguyên thủy

- Phân tích được sự thay đổi của xã hội nguyên thủy khi xuất hiện tư hữu.

- Đánh giá vai trò của các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
với văn minh thế giới ngày nay.
ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ I SỬ 10
I.TRẮC NGHIỆM
Bài 1: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy

     - Các giai đoạn tiến hóa của loài người, đặc điểm của từng giai đoạn

       + Có 3 giai đoạn tiến hóa chính: vượn cổ,người tối cổ, người tinh khôn
            Vượn               Người tối cổ                                 Người tinh khôn
cổ 
- Khoảng 5-6 - Khoảng 4 triệu năm trước đây. - Khoảng 4 vạn năm trước
triệu năm - Hầu như hoàn toàn đi. đứng bằng đây
trước đây. hai chân - Cấu tạo cơ thể giống với
- Có thể đi, - Tay linh hoạt sử dụng công cụ người ngày nay, tay linh
đứng bằng hai - Thể tích hộp sọ lớn hơn hoạt, cơ thể gọn và linh
chân. - Hóa thạch được tìm thấy ở Đông hoạt trong các hoạt động
- Dùng tay Phi, Gia-va,…ở Việt Nam tìm thấy phức tạp
cầm, nắm dấu tích người tối cổ ở Thanh Hóa, - Thẻ tích hộp sọ và não
- Hóa thạch Lạng Sơn, Đồng Nai… phát triển.
phát hiện ở - Bắt đầu hình thành các
Đông Phi, màu da, chủng tộc.
Tây Á.
      - Đặc điểm công cụ đá cũ, công cụ đá mới:
                        Công cụ đá cũ                   Công cụ đá mới
- Công cụ đá cũ được ghè, đẽo thô sơ - Công cụ được ghè sắc, mài nhẵn, thành
- Ghè, đẽo một mặt => ghè hai rìa hình. Được khoan lỗ hoặc có nấc để tra
cho sắc hơn, đẽo nhọn một đầu làm cán.
dao.
      - Những phát minh quan trọng của người nguyên thủy
        + Lửa
        + Cung tên
      - Những nét chính trong đời sống vật chất của người tối cổ, người tinh khôn
   * Đời sống vật chất của người tối cổ:
+ Phương thức sản xuất: Săn bắt và hái lượm
         + Lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay
cầm      => bắt đầu biết chế tác công cụ  
          + Chặt cây làm gậy hoặc dùng trực tiếp làm vũ khí, tự vệ hay tấn công các
con thú, để kiếm thức ăn.
          + Ghè hai mảnh đá với nhau để lấy lửa => để sưởi ấm, đuổi dã thú, nướng
chín thức ăn.
    * Đời sống vật chất của người tinh khôn:
+ Phương thức sản xuất: Săn bắn và hái lượm sau đó phát triên sang nông nghiê ̣p
sơ khai là trồng trọt và chăn nuôi
            + Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn sắc cạnh hơn, dùng làm rìu,
dao, nạo.
             + Lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu để làm lao 
 Biết chế tạo cung tên -> săn bắn có hiệu quả và an toàn, thức ăn tăng lên
đáng kể
             + Con người dần rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm
thuận tiện hơn.
       - Khái niệm cuộc cách mạng đá mới
          + Là sự chuyển đổi trên quy mô rộng khắp của các nền văn hóa trong thời kỳ
đồ đá mới, khi con người từ săn bắn, lượm hái, đánh cá đã biết tới trồng trọt và
chăn nuôi.,bước vào thời đá mới đã có sự phát triển vượt bậc về công cụ lao động,
sản xuất, đời sống văn hóa, tinh thần so với thời kì trước.
       - Vai trò của lao động đối với sự tiến hóa của loài người; nguyên nhân
dẫn đến sự hình thành các chủng tộc lớn
   * Vai trò của lao động đối với sự tiến hóa của loài người:
         + Qua lao động, chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bàn tay con người khéo
léo 
dần => cơ thể cũng có những biến đổi theo để có tư thế lao động thích hợp
         + Tiếng nói thuần thục hơn do nhu cầu trao đổi với nhau
          + Quá trình lao động kích thích sự phát triển và tiến hoá của não bộ, hình
thành dần khả năng lao động và yêu thích lao động rồi tiếp tục lao động và
lại....tiếp tục chu kỳ trên...
 Con người tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động. 
* Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các chủng tộc lớn
  + Do sự thích nghi với điều kiện tự nhiên, môi trường sống
  + Do sự di cư tự do  
    - Sự tiến bộ trong đời sống của người tinh khôn
     + Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia
đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn
chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.
    +Có nguyên tắc xã hội , phân công lao động rõ ràng . Nguyên tắc vàng trong xã
hô ̣i nguyên thủy là: công và bình đẳng( hợp tác lao động , hưởng thụ rõ ràng)
    + Biết chăn nuôi gia súc, trồng trọt một số cây lương thực và thực phẩm như
khoai, củ, bầu, bí, lúa…
     + Dệt vải, dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương, vòng
tai, vòng cổ, vòng chân,… bằng đá màu; làm dụng cụ âm nhạc như sáo, trống,….
.    +Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn,
vui hơn.
Bài 2: Xã hội nguyên thủy

1. Nêu khái niệm thị tộc, bộ lạc, nguyên tắc cộng đồng
- Thị tộc: Là nhóm người gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu, “cùng
họ” sống chung với nhau.
- Bộ lạc: Là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và
cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
- Nguyên tắc cộng đồng: Công bằng và bình đẳng (hợp tác lao động, hưởng
thụ bằng nhau)
2. Sự xuất hiện công cụ kim loại, tác dụng của công cụ kim loại.
- Sự xuất hiện công cụ kim loại:

+ Từ chỗ dùng những công cụ bằng đá, bằng xương, tre, gỗ, người ta bắt đầu
biết chế tạo đồ dùng và công cụ bằng đồng.

+ Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, thoạt tiên là đồng đỏ
vào khoảng 5500 năm trước đây. Cách ngày nay khoảng 4000 năm, nhiều cư
dân trên Trái Đất đã biết dùng đồng thau.

+ Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người
đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.

+ Công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao
động của nó vượt xa thời đại đồ đá.

*) Sơ đồ nếu mng muốn dễ nhớ hơn:

- Tác dụng của công cụ kim loại:


+ Giúp con người khai phá được nhiều vùng đất, khai thác gỗ đá, xây nhà lâu
dài, đánh thuyền đi biển.
+ Năng suất lao động vượt xa thời kỳ đồ đá, tạo ra sản phẩm dư thừa thường
xuyên.
+ Đời sống nâng cao, từ chỗ đủ sống đến dư thừa.

3. Sự thay đổi của xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện.

Tư hữu xuất hiện dẫn tới sự thay đổi lớn trong xã hội nguyên thủy:

- Nguyên tắc công bằng, bình đẳng bị phá vỡ.

- Gia dình phụ hệ xuất hiện.

- Xuất hiện phân biệt giàu-nghèo.

=> Xã hội nguyên thủy bị phá vỡ => Xã hội có giai cấp xuất hiện.

4. Nguyên nhân phải duy trì nguyên tắc cộng đồng trong thị tộc, bộ lạc:

*Tính cộng đồng của người nguyên thủy: hợp tác lao động, mọi của cải là

của chung, sinh hoạt chung.

- Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường

ngày cũng như trong lao động, yêu cầu công việc và trình độ lao động.

- Đời sống còn thấp kém, bấp bênh nên phải hợp tác để kiếm sống.

- Hưởng thụ bằng nhau vì thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa đều đặn.

5. Nguyên nhân xuất hiện tư hữu:

- Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc

vàng”. Bởi lúc ấy, tình trạng đời sống còn quá thấp, người ta sống trong

cộng đồng, dựa vào nhau.

- Nhưng khi công cụ bằng kim loại xuất hiện, năng suất lao động tăng, của

cải làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa thường xuyên.

- Trong xã hội, một số người giữ chức phận khác nhau như: chỉ huy dân
binh, chuyên trách về nghi lễ hoặc điều hành các công việc chung của thị

tộc, bộ lạc,... Những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản

phẩm của xã hội cho riêng mình. Chẳng bao lâu, họ có nhiều của cải hơn

người khác.

6. Ý nghĩa của công cụ kim loại đối với sự phát triển của xã hội

nguyên thủy:

- Con người đã có thể khai phá những vùng đất mới mà trước kia chưa

khai phá nổi, có thể cày sâu, cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển,

xẻ đá làm lâu đài,…

- Năng suất lao động vượt xa thời đồ đá, con người có thể làm ra một

lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

- Đời sống văn hóa, tinh thần của theo đó mà được cải thiện: con người

biết dùng đồ trang sức hoa tai, vòng tay,.. bằng kim loại.

Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông


1. Những nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, sự ra đời các quốc gia cổ
đại phương Đông.
- Châu Phi, châu Á.
- Khí hậu ấm nóng, mưa nhiều theo mùa.
- Đất đai màu mỡ  con sông lớn bồi đắp phù sa  trồng lúa nước.
 Điều kiện tự nhiên thuận lơi, các quốc gia cổ đại ra đời sớm, khoảng TNK
IV-III TCN.
- Ngành kinh tế chính: nông nghiệp trồng lúa nước.
- Nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với công tác thủy lợi.
- Thủ công nhiệp, thương nghiệp là nghề phụ.
2. Thể chế nhà nước, các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
- Xuất phát từ nhu cầu trị thủy hình thành các công xã nông thôn các
công xã liên kết với nhau tạo thành quốc gia
- Thiết lập nền chuyên chế cổ đại:
 Đứng đầu nhà nước là vua.
 Vua có quyền lực tối cao, nắm pháp quyền + thần quyền.
 Bộ máy quan lại là giúp việc cho vua.
- 3 tầng lớp:
 Quý tộc.
 Nông dân công xã (lực lượng lao động chính của xã hội).
 Nô lệ.
 Ở phương Đông không tồn tại xã hội chiếm nô: Nô lệ không phải lực lượng lao
động chính. Việc bóc lột ở phương Đông không thịnh hành như ở phương Tây.
3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương
Đông
- Lịch pháp và Thiên văn học
- Chữ viết
- Toán học
- Kiến trúc
4. Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời nhà nước cổ đại phương Đông.
- Sự xuất hiện của các công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn
minh.
- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng
sông lớn vì có đất đai màu mỡ con sông bồi đắp phù sadễ trồng trọt
(trồng lúa nước)  thuận lợi cho người nông dân.
- Do sự phát triển sản xuất dẫn đến sự phân hóa giai cấp và sự ra đời của nhà
nước,quốc gia.
5. Ý nghĩa của điều kiện tự nhiên, kinh tế đối với sự ra đời quốc gia cổ đại
phương Đông.
* Điều kiện tự nhiên:
- Được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn với đất đai màu mỡ,mưa đều
đặn,mưa theo mùa,mưa nhiều ,điều kiện tự nhiên nóng ẩmthuận lợi phát triển
nông nghiệp, đặc biệt là ngành nông nghiệp lúa nước.Ngoài ra mưa nhiềugây
mùa lũ tạo ra khó khăn trong vấn đề trị thủy,canh tác vào mùa mưaảnh hưởng
đến đời sống.
* Kinh tế:
-Do điều kiện tự nhiên thuận lợithích hợp để phát triển các ngành nông nghiệp
(kinh tế chính: nông nghiệp trồng lúa nước),và phát triển ngành thủ công nghiệp và
thương nghiệp(luyện kim, đúc đồng, làm đồ gốm,…) họ trao đổi sản phẩm do
mình làm ra giữa vùng này và vùng khác  kinh tế phát triển các quốc gia
phương Đông ra đời và ngày càng hưng thịnh.
4. Đặc điểm của một số thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại: lịch, chữ viết,
kiến trúc…
* Lịch pháp và Thiên văn học
- Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất,gắn liền với nhu cầu sản xuất nông
nghiệp.
- Họ quan sát chuyển động của Mặt Trời,Mặt Trăng tạo ra “nông lịch”.
- Sáng tạo ra lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
- Biết tính chu kì thời gian bằng năm, tháng, tuần, ngày và mùa gồm mùa mưa,
mùa khô, mùa gieo trồng đất bãi.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
 Cơ sở tính mùa để gieo trồng hợp thời vụ.
* Chữ viết
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý. 
- Nguyên liệu được dùng để viết: vỏ cây papirút (Ai Cập), những tấm đất sét
(Lưỡng Hà); thẻ tre, mai rùa, lụa (Trung Quốc).
* Toán học
- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi hình học: người Ai Cập biết số pi bẳng 3,16;biết
tính diện tích hình tròn, tam giác,thể tích hình cầu,…
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học: Họ có thể làm các phép cộng,trừ,nhân,chia cho
tới một triệu.
- Người Ấn Độ sáng tạo ra: 10 chữ số từ 0-10.
* Kiến trúc
- Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
- Như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở
Lưỡng Hà,Vạn lí trường thành ở Trung Quốc,…
Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây

1. Những nét chính về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương
Tây:  Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn, nằm ở ven bờ biển
Địa Trung Hải nên đất canh tác ít, lại khô cứng, chỉ thích hợp với các loại
cây lưu nhiên nhưng bù lại ở đây thuận lợi để phát triển nghề thủ công
nghiệp và hàng hải. Nơi đây có các cảng thuận lợi cho việc buôn bán hàng
hóa.

2. Đặc điểm chính của thị quốc về kinh tế, chính trị, xã hội: 
- Kinh tế:
+ Thủ công nghiệp rất phát đạt, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng
hóa đẹp, chất lượng cao, quy mô lớn.
+ Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi Địa
Trung Hải và các nước phương Đông.
- Chính trị, xã hội:
+ Hình thành các quốc gia nhỏ, hoạt động chính là TCN và TN, cư dân chủ
yếu sống ở thành thị ⟹thị quốc
+ Thiết lập nền dân chủ cổ đại:
 Xây dựng các đại hội công dân
 Hội đồng 500
 Nguyên tắc: bầu cử
+ 3 tầng lớp: 
 Chủ nô
 Nô lệ (lực lượng lao động chính)
 Dân tự do 
⟹ Bản chất xã hội: nên dân chủ chủ nô (...) Xã hội PT: xã hội chiếm nô.

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây:
- Lịch: biết sáng tạo ra lịch dương dựa trên chu kì của Trái Đất quay quanh
Mặt Trời (1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng)
- Chữ viết: hệ chữ cái a,b,c,...(có 26 chữ cái gọi là hệ chữ La-tinh đang được
dùng phổ biến hiện nay).
- Thành tựu khoa học: đạt nhiều thành tựu về toán học, vật lí, triết học, sử học,
địa lí, văn học…(định lí Ta-lét, Pitago, tính chất các số nguyên, định lí về
các cạnh của tam giác vuông, tiên đề Ơ-clít….)
- Công trình nghệ thuật
+Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp)...
+Tượng lực sĩ ném đĩa (Hi Lạp)
+Thần Vệ nữ Mi-lô...

4. Nguyên nhân hình thành thị quốc


- Do địa hình chia cắt, đất đai nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện để tập
trung dân cư đông. Hơn nữa thương nghiệp và thủ công nghiệp là 2 nghề
chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, chính vì vậy khi hình thành
gia cấp cũng là lúc hình thành nhà nước (Thị quốc)
5. Bản chất nền dân chủ ở quốc gia cổ đại phương Tây
- Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu
và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất
dân chủ rộng rãi).  Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa
trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính dân chủ
chủ nô.
6. Đặc trưng của văn hóa phương Tây cổ đại
- Lịch và chữ viết:
+ Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô
ma tính một năm là 365 ngày và ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày,
riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.
+ Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh
hoạt  thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.
+ Hệ thống chữ cái Rô-ma tức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6
chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại. 
- Khoa học
+ Đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành
khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý,
lý thuyết.
+ Toán học: định lí Ta-lét, tiên đề Ơ–Clit, định lí Pi–ta-go
- Văn học:
+ Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me  là I-li-át và Ô–đi-xê, đã xuất
hiện những nhà viết kịch nổi tiếng.
+ Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật Hy
lạp và ở đây cũng đã xuất hiện nhà thơ nổi tiếng như Lu - cre - xơ, Viếc-gin…
- Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma

Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy


Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

- Thời gian: cách đây 30 - 40 vạn năm.


- Công cụ: đá ghè đẽo thô sơ.
- Địa bàn: ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước...
- Tổ chức xã hội: bầy đàn.
- Phương thức sản xuất: săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.

Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc

Văn hóa Ngườm – Sơn Vi (thời kì đá cũ)

- Thời gian: Cách đây 2 vạn năm.


- Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối.
- Địa bàn: rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.
- Tổ chức xã hội: thị tộc.
- Công cụ lao động: công cụ ghè đẽo.

Phương thức sản xuất: săn bắt, hái lượm.

*Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn (thời kì đá mới)

- Thời gian: Cách đây khoảng 6000 – 12.000 năm.


- Sống định cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.
- Tổ chức xã hội: thị tộc, bộ lạc.
- Phương thức sản xuất : săn bắt, hái lượm còn biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn
quả Một nền nông nghiệp sơ khai đã bắt bầu.
- Công cụ lao động: Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác
bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.
 Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.

*Cách mạng đá mới:

- Thời gian: Cách ngày nay 5000 – 6000 năm, kỹ thuật chế tạo công cụ có
bước phát triển mới gọi là cuộc "Cách mạng đá mới".
- Biểu hiện tiến bộ, phát triển:
+ Sử dụng kỹ thuật của khoan đá, làm đồ gốm bằng bàn xoay.

+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.

 Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở
rộng.

c. Sự ra đời của thuâ ̣t luyện kim và nghề nông trồng lúa nước

- Thời gian: Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm .

- Thời kì kim khí:

+ VH Phùng Nguyên (Bắc bộ, phía Nam Trung Quốc ngày nay)

+ VH Sa Huỳnh (Nam Trung Bộ ngày nay)

+ VH Đồng Nai (Nam Bộ ngày nay)

Đặc điểm VH Phùng VH Sa Huỳnh VH Đồng Nai


Nguyên
Địa bàn - Phùng - Nam Trung Bộ, - TP HCM,
Nguyên (Phú Quảng Nam, Đồng Nai,
Thọ), Hải Quãng Ngãi, Bình Bình Phước,
Phòng, Hà Định, Khánh Hòa Bình Dương,
Nội, Thanh Long An,…
Hóa, Nghệ An,

Công cụ - Đá - đồng, - Sắt - Đá – đồng
gỗ, xương, tre
Kinh tế, văn Nông nghiệp Nông nghiệp lúa Nông nghiệp
hóa lúa nước; dùng nước là chủ yếu lúa nước là chủ
cuốc đá phát kết hợp trồng một yếu; săn bắn,
triển; chăn số loại cây khác; khai thác lâm
nuôi gia súc, dệt vải; luyện sắt, sản, làm thủ
gia cầm. làm gốm (trang trí công.
- Thủ công hoa văn), đồ trang - Bắt đầu hình
nghiệp đa sức thành quần áo:
dạng: đan lát, - Thiêu xác chết, bà ba…
dệt vải, luyện đổ tro vào vò bằng
đồng, làm gốm đất nung cùng đồ
bằng bàn xoay trang sức.
 Sự ra đời của thuật luyện kim đã hình thành nên các nền văn hóa lớn phân bố
ở những khu vực khác nhau, làm tiền đề cho xã hội nguyên thủy ở nước ta
chuyển sang thời đại dựng nước đầu tiên.

II. TỰ LUẬN

1. Vai trò của thời kì đá mới đối với sự phát triển của XH nguyên thủy
- Là bước tiến mới của XH nguyên thủy, tạo ra thay đổi căn bản trong đời sống của
người nguyên thủy.
- Công cụ lao động được cải tiến vượt bậc. Công cụ được ghề sắc, mài nhẵn thành
hình; được khoan lỗ hoặc có nấc để tra cán. Phù hợp với từng công việc khác nhau.
- Bên cạnh săn bắt, hái lượm, con người biết trồng trọt và chăn nuôi . Biết khai
thác thiên nhiên, năng suất lao động tăng lên.
- Đời sống tinh thần phát triển. Biết làm quần áo từ tấm da thú; làm đồ trang sức;
nhạc cụ Không ngừng sáng tạo.
- Con người dần rời hang động, xây dựng nhà cửa, cư trú định cư ở những địa điểm
thuận lợi hơn
- Đời sống con người tiến bộ nhanh và ổn định hơn.
2. Sự thay đổi của XH nguyên thủy khi xuất hiện tư hữu
- Tư hữu là sở hữu riêng tài sản
- Công cụ kim loại xuất hiện, năng suất lao động tăng xuất hiê ̣n của cải dư thừa
thường xuyên.
- Một số người có chức phận trong thị tộc, bộ lạc chiếm dụng làm của riêng. Xuất
hiê ̣n tư hữu, xã hô ̣i phân hóa giàu nghèo dẫn đến XH phân chia giai cấp - Quan hệ cộng đồng
bị phá vỡ.- Nguyên tắc vàng trong XH nguyên thủy ko còn, công bằng, bình đẳng
bị phá vỡ.
Sự thay đổi lớn trong xã hội nguyên thủy:
- Quan hệ gia đình cũng thay đổi theo, gia đình phụ hệ thay thế gia đình mẫu hệ.
- Lao động của các gia đình khác nhau dẫn đến số của cải của từng gia đình khác
nhau. Mặt khác những người có chức quyền cao lợi dụng chức phận để chiếm của
cải dư thừa nhiều dẫn đến sự phân biệt giàu – nghèo xuất hiện.
- Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ, con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã
hội có giai cấp đầu tiên (giai cấp thống trị và bị trị) 🡪 xã hội cổ đại.
3. Vai trò của các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông với
văn minh thế giới ngày nay
a) Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
 Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, nhận biết thời gian, phân chia các
mùa,…quan sát các hiê ̣n tượng trong tự nhiên,giúp con người có những hiểu
biết nhất định về những biến đổi của thời tiết từ đó có những ứng phó trước
b) Chữ viết
-> Là một phát minh lớn của loài người. Ghi chép và lưu trữ những sự kiện đã
diễn ra, phản ánh ý nghĩ con người một cách phong phú. giúp chúng ta hiểu phần
nào về lịch sử thế giới cổ đại và những ẩn khuất về nó. Chữ viết là phát minh quan
trọng nhất của loài người, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu ngày nay hiểu được phần
nào cuộc sống của cư dân cổ đại xưa (chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh). Một
số quốc gia trên TG vẫn đang sử dụng chữ tượng hình: Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc,
c) Toán học
- Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong
xây dựng nên hình học phát triển nhất ở Ai Câ ̣p, từ những thành tựu ban đầu về
toán học con người ngày càng có những tính toán chính xác hơn để phục vụ khoa
học. Phát minh ra số 0; tính được số pi =3,16 – tương đối) Toán học còn sơ lược
nhưng đã có tác dụng ngay trong cuộc sống lúc bấy giờ và nó cũng để lại nhiều
kinh nghiệm quý chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở giai đoạn sau.
- Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý,
chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
- Để lại những di tích đồ sộ - những kì tích về sức lao động và tài năng con
người cho nhân loại sau này: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở
Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
- Biểu tượng cho quá trình xây dựng - phát triển hùng cường của các quốc gia
phong kiến phương Đông, quyền lực của tầng lớp vua chúa.
- Thể hiện sức ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo trong đời sống nhân dân.
Các thành tựu văn hóa phương Đông phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị
thực tiễn. Để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục. Đặt nền
móng cho nhiều ngành khoa học sau này.
Hiện nay còn tồn tại một số công trình như: Kim Tự Tháp Ai Cập, Vạn lí trường
thành, thành Ba-bi-lon,.. Đó là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo
của con người, đồng thời là chứng tích cho một thời cổ đại phương Đông.

You might also like