You are on page 1of 8

I.

TRIỆU CHỨNG:
1/ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng
Tân cảng Số Một / Lê Tiến Chung; người hướng dẫn: Lý Thị Minh Châu.
Tác giả đưa ra triệu chứng lớn nhất của công ty chính là trong ba năm gần đây đã
không đạt được các chỉ tiêu kinh doanh đề ra và sự sụt giảm lợi nhuận cũng như là doanh thu.
Triệu chứng được tác giả minh họa cụ thể bằng số liệu và các biểu đồ (lấy từ báo cáo tài chính
của công ty TCSM):
Dẫn chứng:
Theo báo cáo tài chính công ty TCSM giai đoạn năm 2015-2019 ta có:
-Doanh thu công ty từ 420,6 tỷ đồng (2015) giảm còn 83,6 tỷ đồng (2019).
-Doanh thu năm 2017 giảm 64% so với năm 2015; Năm 2018 giảm 50% so với
năm 2017; Năm 2019 giảm 26% so với năm 2018
Theo báo cáo tài chính công ty TCSM giai đoạn năm 2015-2019 ta có:
-Lợi nhuận từ 11,91 tỷ đồng năm 2015, đến năm 2019 chỉ còn 561 triệu đồng.
Bên cạnh đó các số liệu, biểu đồ, tác giả còn đưa thêm những triệu chứng khác mà
công ty đang mắc phải.
Dẫn chứng:
Công tác tìm kiếm nguồn việc làm ngày càng khó khăn.
Công tác đấu thầu các gói thầu kinh tế chịu sự cạnh tranh gay gắt.
 Nhấn mạnh, tăng tính cấp bách của vấn đề

2/ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Thể dục Thể thao Hoàn
Hảo
- Tác giả đã dựa trên quan sát, tình hình thực tế trong xã hội như số lượng phòng tập
ngày càng tăng, xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh, khách hàng không gắn kết lâu dài, vị trí
của công ty trên thị trường chưa vững chắc.
- Ngoài ra còn dựa vào số liệu liên quan như doanh thu, lợi nhuận so với các công ty
trong cùng phân khúc để nhận thấy những triệu chứng, những dấu hiệu ảnh hưởng đến công ty
như tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Perfect năm 2018 đạt hơn 1,4 tỷ đồng,
tăng hơn 500 triệu đồng so với năm trước. Tuy nhiên sau khi trừ hết tất cả các khoản chi phí như
giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì phần lợi nhuận của công
ty sau hai năm vẫn ở con số âm, cụ thể Perfect đã lỗ hơn 1,3 tỷ đồng trong năm 2018.

3/ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc
Novaland:
- Vướng vào vấn đề pháp lý:
+ Trong năm 2018 và kéo dài tới 2019 là các vấn đề pháp lý mà Ủy ban Nhân dân TP
Hồ Chí Minh buộc phải rà soát lại pháp lý; các dự án liên quan đến Thủ Thiêm như Lakeview,
dự án liên quan đến Nova Bắc Nam là Madison... khiến uy tín của Novaland ảnh hưởng không
nhỏ( dẫn đến giảm điểm cổ phiếu của Novaland trên sàn giao dịch chứng khoán.
- Sụt giảm về doanh số:
+ Trong năm 2017, doanh số bán hàng sụt giảm hơn 2200 căn nhà (tương đương
28%) so với 2016.
+ Kết thúc 2017, Novaland cũng ghi nhận chỉ hoàn thành 70% kế hoạch đã đề ra,
mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng 24% so với 2016.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ:
+ Gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện pháp lý dự án cũng như sự cạnh tranh của
các đối thủ, khoảng 700 sản phẩm nhà đã không được Novaland bàn giao cho khách hàng như kế
hoạch 2018 đã đề ra, làm ảnh hưởng đặc biệt đến tình hình hoạt động của công ty.
 Tác giả đưa ra vấn đề nghiêm trọng của công ty lên hàng đầu nhằm mục đích nhấn mạnh
tính cấp bách của vấn đề.

4/ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Trung tâm
Thương mại Sense City:
Tác giả nêu ra tình hình thực tế của Hệ TTTM SC cùng với số liệu về thị phần được
trích ra từ Báo cáo tổng kế giai đoạn 2015 – 2018 để thể hiện chi tiết được rằng là kết quả kinh
doanh của Hệ thống TTTM SC đang ngày càng kém. Tác giả cũng đề cập đến việc ban quản lý
của Sense City đã quan tâm đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng vẫn chưa có được kết
quả như ý.
(Dẫn chứng) Thị phần của hệ thống TTTM giảm qua các năm:
• TTTM SC Cần Thơ giảm từ 15.24% - 8.96%. Cà Mau và Bến Tre giảm từ 16%
xuống còn 11.2% (nguồn) => kết quả kinh doanh kém dần

5/ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty TNHH Cơ
khí Dowoo:
Tác giả sử dụng số liệu thực tế của công ty để làm nổi bật hiện trạng của công ty.
Qua đó tạo ấn tượng do người đọc rằng đây là vấn đề nghiêm trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần sớm thực hiện nghiên cứu để xác định chính
xác nguyên nhân và đề ra giải pháp.
Tác giả trình bày số liệu theo dạng bảng để người xem dễ dàng so sánh và đánh giá
tốc độ giảm sút doanh thu của công ty.

GIỐNG NHAU KHÁC NHAU


Đều thể hiện thực trạng bằng số liệu, bảng Bài nghiên cứu 1,2,4,5 chỉ đưa ra vấn đề lớn
biểu, quan sát thực tế. của công ty (ảnh hưởng đến doanh số), trong
Đều đưa ra vấn đề lớn mà công ty đang gặp khi đó ở bài nghiên cứu số 3, tác giả còn đưa ra
phải vấn đề nghiêm trọng của công ty (vướng vào
pháp lý, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín
công ty)

II. NGUYÊN NHÂN:


1/ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng
Tân cảng Số Một / Lê Tiến Chung; người hướng dẫn: Lý Thị Minh Châu.
Tác giả sắp xếp các nguyên nhân theo quy mô tác động từ lớn nhất đến nhỏ nhất: từ
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (thế giới)  nền kinh tế thị trường Việt Nam (trong
nước)  công trình Bộ Quốc phòng (trong nước, nhưng nằm trong phạm vị của nền kinh tế thị
trường)  đối thủ của công ty mẹ (cá nhân).
Đồng thời tác giả còn nhấn mạnh các nguyên nhân bằng cách sử dụng số liệu  tăng
tính thuyết phục.
Dẫn chứng:
 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) được thông qua
cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO khiến doanh nghiệp
Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
 Nền kinh tế và thị trường xây dựng Việt Nam dự báo sẽ có nhiều biến
động khó lường.
 Do các công trình quân sự trong Bộ Quốc phòng ngày càng giảm (Do
chính phủ thắt chặt đầu tư công).
 Ngay tại công ty mẹ các đối thủ đại hạ giá để tìm mọi cách thắng thầu.

2/ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Thể dục Thể thao Hoàn
Hảo:
Đưa ra các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách
quan chủ yếu về việc Rào cản gia nhập thị trường được đánh giá thấp nên cơ hội gia nhập thị
trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn càng cao, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
Nguyên nhân chính là nhận thức của các lãnh đạo trong công ty chưa thực sự quan tâm đến vấn
đề nâng cao cạnh tranh, vấn đề còn tồn đọng trong chính công ty như hoạt động marketing, tiềm
lực tài chính, máy móc, giá cả,… chưa đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Các
nguyên nhân này có thể kiểm soát được, vì thế cần phải có biện pháp để khắc phục nhằm đem lại
lợi thế cho công ty. Mục đích của việc đưa ra các nguyên nhân cụ thể và chi tiết nhằm làm cho
bài nghiên cứu trở nên rõ ràng hơn, người sử dụng nghiên cứu cũng dễ dàng biết được ngữ khía
cạnh nào cần phải điều chỉnh

3/ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc
Novaland:
Tác giả dẫn chứng ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam, cụ
thể hơn là ngành Bất động sản( lĩnh vực hoạt động của công ty Novaland).
- Bối cảnh nền kinh tế thế giới: Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn
đến động thái tăng lãi suất nhiều nước trên giới, tình hình kinh tế thế giới 2019 dự đoán sẽ tăng
trưởng thấp và nhiều rủi ro.
- Bối cảnh của ngành BĐS ở Việt Nam: bị ảnh hưởng theo, trực tiếp nhất là nguồn
vốn của các doanh nghiệp BĐS. Bên cạnh đó, tổng giá trị tồn kho BĐS tính đến cuối 2018 còn
khoảng hơn 23 tỉ đồng, theo một số chuyên gia mức tồn kho còn khá lớn gây áp lực cho các
doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong năm 2019 trong ngắn hạn. Mặt khác trong thời gian tới,
Nhà nước có các chính sách kiểm soát tín dụng vào BĐS khiến doanh nghiệp hạn chế về nguồn
vốn. Đồng thời, quỹ đất ngày càng khan hiếm khiến giá nhà đất cũng ngày càng tăng cao
+ Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ khiến các lĩnh vực cũng thay đổi theo, thị trường Bất động sản
Việt Nam cũng xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới, khiến các mô hình cũ bị cạnh tranh và
có thể đào thải.
- Bối cảnh của công ty Novaland:
+ Vướng vào vấn đề pháp lí, khiến cho uy tín của công ty giảm sút và gặp khó khăn
trong việc triển khai các dự án mới.
+ Sự cạnh tranh của các đối thủ: Vinhomes, Khang Điền, Đất Xanh… khiến cho sức
ảnh hưởng và cạnh tranh của Novaland bị giảm đáng kể.

4/ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Trung tâm
Thương mại Sense City:
Từ các triệu chứng cụ thể đã được nêu ra, không khó để tác giả nhận biết được
nguyên nhân của của các sự việc này. Tác giả xác định nguyên nhân của các triệu chứng là do
tuổi đời trên thị trường việt nam đã khá lâu nhưng chưa tìm được cho mình một lợi thế cạnh
tranh vững mạnh. Tương phản với đó là vẫn còn non trẻ đối với các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài=> chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ cả trong và ngoài nước. Tác giả cũng có đề cập đến vấn
hội nhập kinh tế nhưng vẫn còn chưa nêu rõ được các dẫn chứng cụ thể, khiến việc hình dung
tình hình thực tế của SC vẫn còn chưa rõ ràng. Tác giả đề cập đến việc sản phẩm và dịch vụ kinh
doanh của sense city k có sự đổi mới qua các năm, khiến cho khách hàng trở nên nhàm chán và
lựa chọn sản phẩm từ các TTTM khác. => Tác giả có được cái nhìn khái quát được tình thế của
Sense city hiện nay. Thể hiện được nguyên nhân khách quan và chủ quan. Mặc dù vẫn còn chưa
nêu ra được các dẫn chứng chi tiết nhưng vẫn là vừa đủ cho người đọc nhận biết được hiện trạng
của doanh nghiệp

5/ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty TNHH Cơ khí
Dowoo:
Tác giả có xác định nguyên nhân dự kiến gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên tác giả
chưa xác định cụ thể nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
mà chỉ nêu nguyên nhân khái quát là do quá trình toàn cầu hóa.
Tác giả có xác định được 2 nguyên nhân chủ quan đến từ phía công ty: xác định sai
thị trường mục tiêu, phụ thuộc quá nhiều vào mối quan hệ.

GIỐNG NHAU KHÁC NHAU


Các bài đều có nguyên nhân cụ thể, rõ ràng Các công ty có thể tác động bởi hoặc nguyên
Các nguyên nhân được đề ra mang tính khả nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan
thi có thể được giải quyết. hoặc cả hai
Các nguyên nhân được sắp xếp theo quy mô Có một số bài liên quan đến vấn đề pháp luật,
từ nguyên nhân lớn nhất đến nhỏ nhất. vấn đề hội nhập là nguyên nhân chủ yếu.

III. HẬU QUẢ NẾU TRIỆU CHỨNG KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC:
1/ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng
Tân cảng Số Một / Lê Tiến Chung; người hướng dẫn: Lý Thị Minh Châu.
Từ nguyên nhân đưa ra tác giả dẫn đến hậu quả nếu không khắc phục được triệu
chứng. Tác giả xây dựng bối cảnh vô cùng thuyết phục: đặt triệu chứng vào một thời kỳ hội nhập
đòi hỏi phải có năng lực cạnh tranh vô cùng gay gắt, các số liệu cho thấy công ty đang xuống dốc
trầm trọng,… Bên cạnh đó, việc kết hợp mệnh đề “nếu thì” trong việc thể hiện hậu quả mang lại
cảm giác đó chính là một viễn cảnh không thể tránh khỏi nếu không xử lý được triệu chứng. 
tăng tính cấp bách và buộc phải đi giải quyết.
Dẫn chứng:
Nếu doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh vượt trội, không tạo được lợi thế
cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ thất bại trong kinh doanh có thể dẫn đến phá sản.

2/ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Thể dục Thể thao Hoàn
Hảo
Tác giả đã chỉ ra những hậu quả của việc không giải quyết kịp thời vấn đề một cách
cụ thể, bao gồm cả các hậu quả ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận đến hậu quả ảnh hưởng đến
uy tín của công ty, niềm tin của khách hàng, cổ đông,…Những số liệu chứng minh cho thấy
Perfect đang ở trong một thị trường tiềm năng nhưng lại mang đến những nguy cơ tiềm ẩn khi
cạnh tranh ngày một tăng, người mua có thêm nhiều chọn lựa. Các hậu quả đã làm nổi bật lên
tính cấp thiết và cần thiết của việc nghiên cứu càng sớm càng tốt, nếu không sẽ bị các đối thủ
cạnh tranh vượt mặt và sẽ gây tổn thất to lớn đến công ty.

3/ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc
Novaland:
Tác giả không đề cập trực tiếp đến hậu quả mà được dàn trải , người đọc phải tự suy
ra từ những thực trạng của công ty, khiến người đọc có thể chưa hiểu sâu về vấn đề mà công ty
đang gặp phải, từ đó không đánh giá được liệu những giải pháp được rút ra từ bài nghiên cứu có
thực sự hiệu quả để khắc phục hậu quả của công ty

4/ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Trung tâm
Thương mại Sense City:
Tác giả nêu thẳng ra hậu quả của việc không giải quyết được việc cải thiện năng lực
cạnh tranh thì Sense City sẽ mất thị phần kinh doanh, giảm doanh thu và lợi nhuận. Giúp người
đọc hiểu được tầm quan trong của bài luận đối với doanh nghiệp.

5/ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty TNHH Cơ
khí Dowoo:
Tác giả đã chỉ ra được mối liên hệ trực tiếp giữa những nguyên nhân, triệu chứng có
thể ảnh hưởng đến công ty như thế nào và công ty sẽ gặp khó khăn nếu không sớm giải quyết
vấn đề này.

GIỐNG NHAU KHÁC NHAU


Các hậu quả đều làm nổi bật lên tính cấp Có những hậu quả vô cùng nghiêm trọng (bài
thiết của việc nghiên cứu. nghiên cứu số 1 và 4 cho biết công ty có thể
Tác giả đã liệt kê tầm ảnh hưởng của các dẫn đến phá sản)
hậu quả như thế nào đến tổ chức. Mức độ chi tiết của các hậu quả khác nhau.
Các hậu quả trước hết là về doanh số, lợi Bài 1, 2, 4, 5 đều đưa ra thẳng hậu quả, trong
nhuận sau đó là các hệ lụy trong tương lai. khi đó bài 3 lại không được thể hiện một cách
trực tiếp, buộc người đọc phải tự nhận ra thông
qua các triệu chứng.

IV. MỤC ĐÍCH, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


1/ Bài nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty
Cổ phần Xây dựng Tân cảng Số Một / Lê Tiến Chung; người hướng dẫn: Lý Thị Minh Châu.
Các câu hỏi và mục đích được đặt ra cũng theo quy mô tế bào - từ cơ bản đến nâng
cao.
Hình dung 3 mục đích cũng như 3 mục tiêu nghiên cứu như một loại tế bào, gồm có
nhân, màng nhân và lớp màng tế bào. Ba yếu tố đó tạo nên một con tế bào hoàn chỉnh: Năng lực
cạnh tranh. Nghĩa là các câu hỏi đều xoay quanh “năng lực cạnh tranh”
Phần “nhân” chứa đựng cốt lõi nhất, quan trọng nhất của một loại tế bào  do đó
câu hỏi/ mục đích chính là các yếu tố cấu tạo nên “năng lực cạnh tranh”.
Yếu tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty TCSM?
Xác định yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty TCSM.
Phần “màng nhân” bao bọc quanh phần dịch nhân, thể hiện trạng thái của phần nhân
 do đó câu hỏi xoay quanh thực trạng của vấn đề.
Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TCSM như thế nào?
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TCSM.
Phần “màng tế bào” quyết định hình hài, sự vận động, sinh sản, phát triển của tế bào
 do đó câu hỏi mang tính chất phát triển, vận động đi lên của vấn đề.
Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TCSM?
Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TCSM.

2/ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Thể dục Thể thao Hoàn
Hảo
Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, theo trình tự nhằm điều tra các thông tin có liên quan
đến vấn đề cần nghiên cứu như các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh, thực trạng cạnh tranh
hiện tại. Qua đó đề ra giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm, những mặt còn hạn chế của
công ty.
Dẫn chứng:
1) Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong ngành dịch vụ Fitness
2) Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Thể dục thể thao
Hoàn Hảo trong lĩnh vực Finess tại các yếu tố phối thức thị trường và các nguồn lực tạo nên giá
trị khách hàng.
3) Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Thể dục thể thao
Hoàn Hảo.

3/ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc
Novaland:
Đầu tiên tác giả nêu lên mục tiêu khái quát để người đọc hình dung được đích đến đó
chính là bài nghiên cứu sẽ đạt được gì. Sau đó tác giả nêu lên mục tiêu cụ thể như là một hướng
đi cho bài nghiên cứu, người đọc có thể đi theo dòng chảy và hướng đến giải pháp cuối cùng.

4/ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Trung tâm
Thương mại Sense City:
Mục tiêu rõ ràng, lành mạch, cụ thể và khả thi. Tác giả sắp xếp các mục tiêu thành
các mục được sắp xếp theo hướng tuyến tính giúp nhấn mạnh được mục tiêu chủ chốt mà tác giả
đã đề ra.
Câu hỏi nghiên cứu được đưa ra một cánh rõ ràng, chi tiết, sắp xếp có sự liên kết bổ
trợ cho nhau. giúp người đọc hiểu được trình tự các bước thực hiện nghiên cứu của tác giả cũng
như nhấn mạnh được mục đích và kết quả của bài luận

5/ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty TNHH Cơ
khí Dowoo:
- Tác giả xác định được những mục tiêu rõ ràng, khả thi.
- Mục tiêu nghiên cứu liên quan mật thiết đến những vấn đề mà công ty đang gặp
phải
- Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra một cách bài bản, chi tiết.
- Câu hỏi nghiên cứu giúp người đọc xác định rõ hướng thực hiện nghiên cứu và kết
quả dự kiến sẽ đạt được

GIỐNG NHAU KHÁC NHAU


Mục tiêu nghiên cứu theo trình tự, dễ hiểu, Hầu hết các bài đều đưa thẳng ra mục tiêu và
rõ ràng, phù hợp với vấn đề nghiên cứu câu hỏi nghiên cứu, riêng bài 3 chia phần mục
nhằm tạo ra hướng đi cho người đọc dễ theo tiêu ra làm 2 (mục tiêu tổng quát và cụ thể)
dõi. nhằm hướng người đọc cái nhìn cụ thể và chi
Trong mục tiêu đều có phần thực trạng và tiết hơn về mục tiêu bài viết.
đề xuất biện pháp khắc phục. Bài 2 chỉ đề cập đến mục tiêu bài nghiên cứu
Số lượng mục tiêu nghiên cứu giống nhau: chứ không nói đến phần câu hỏi.
đi từ các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh, đến thực trạng và biện pháp.
Các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên
cứu có sự liên kết với nhau, bổ trợ cho nhau.

You might also like