You are on page 1of 29

BÀI TẬP TỔNG HỢP

I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Giá trị đồng tiền nhận được vào hôm nay lớn hơn giá trị đồng tiền nhận được ở ngày
mai- nhận định này đúng hay sai? Giải thích và cho ví dụ minh hoạ?
2. Nêu các quyết định tài chính của doanh nghiệp? Cho ví dụ minh hoạ?
3. Phân biệt lãi đơn và lãi kép? Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa ?
4. Trong hai loại tài khoản tiết kiệm, một là lãi suất 5% /năm ghép lãi theo 6 tháng, hai là
lãi suất 5% /năm ghép lãi theo ngày. Bạn thích tài khoản nào hơn? Vì sao?
5. Nếu tiền có giá trị theo thời gian( i >0) thì giá trị tương lai của một khoản tiền bất kỳ sẽ
lớn hơn hay nhỏ hơn giá trị của khoản tiền được đầu tư ? Giá trị hiện tại của một khoản tiền
nhận được trong tương lai luôn nhỏ hơn hay lớn hơn số tiền đó nhận được vào hôm nay?
Hãy giải thích điều đó
6. Trong hai loại tài khoản tiết kiệm, một là lãi suất 10% /năm ghép lãi theo 6 tháng, hai
là lãi suất 10% /năm ghép lãi theo ngày. Bạn thích tài khoản nào hơn? Vì sao?---
7 Hãy cho biết ý nghĩa của các cách viết sau
- COD, CBD
- Net 30, 3/5 net 30
- 3/5 net 40, ngày 2/9
8 Tại sao các doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa? Các khía cạnh tài chính của quản trị hàng
tồn kho cần phải xem xét là gì?
9 Hãy cho biết ý nghĩa của các cách viết sau
- COD, CBD
- Net 30, 2/5 net 30
- 2/5 net 30, ngày 1/1
10. Nêu định nghĩa quản trị tiền mặt ?Anh(chị) hãy trình bày các kỹ thuật quản trị tiền mặt ?
Nêu lý do doanh nghiệp phải nắm giữ tiền mặt ? Anh ( chị) hãy trình bày các kỹ thuật quản
trị tiền mặt ?
11.Hãy cho biết ý nghĩa của các cách viết sau
- COD, CBD
- Net 40, 2/10 net 30
- 2/10 net 30, ngày 30/4
12 Anh ( chị) hãy nêu ưu nhược điểm của bán hàng tín dụng ? Nêu các chính sách tín dụng
doanh nghiệp có thể áp dụng ? Khi thực hiện chính sách mở tiêu chuẩn tín dụng cho khách
hàng mới doanh nghiệp cần phải tính toán những gì? Nêu công thức tính khoản phải thu tăng
thêm trong trường hợp này ?
13 Khi thực hiện chính sách kéo dài thời gian thanh toán cho khách hàng doanh nghiệp cần
phải tính toán những gì ? Nêu công thức tính khoản phải thu tăng trong trường hợp này ?
Khi thực hiện chính sách chiết khấu tiền mặt cho khách hàng khi thanh toán trước thời hạn
doanh nghiệp cần phải tính toán những gì ? Nêu công thức tính thiệt hại do chiết khấu trong
trường hợp này ?
14 Khi đặt hàng doanh nghiệp sẽ chịu những khoản chi phí nào? Chi phí tồn trữ gồm những
khoản chi phí nào ? chi phí tồn kho gồm những khoản chi phí nào ?
---
15 Nếu đứng trên góc độ người đi vay vốn, người cung ứng vốn và nhà quản lý doanh
nghiệp thì khái niệm chi phí sử dụng vốn thay đổi như thế nào ? Những nhân tố nào ảnh
hưởng đến chi phí sử dụng vốn?
16 Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp? Nêu ý nghĩa của phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành?
17 Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm?
Tại sao lại nói giá thành sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý các hoạt
động kinh doanh? Nêu sự giống và khác nhau của giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ?
18 Hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? các nhân tố nào ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm? Trình bày công thức xác định giá thành
toàn bộ của sản phẩm hàng hóa. Cho ví dụ minh họa.
19 Bạn hãy trình bày về hao mòn và khấu hao tài sản cố định, tác động tài chính của khấu
hao đối với doanh nghiệp?
20 Muốn tăng (giảm) mức khấu hao; doanh nghiệp cần tác động vào yếu tố nào? Nêu tác
động của khấu hao đối với doanh nghiệp.
21 Em hãy nêu căn cứ để dự toán chi phí NVL trực tiếp? Công thức được sử dụng để dự toán
chi phí NVL ?
22 Mục đích dự toán chi phí nhân công trực tiếp là gì ? Công thức được sử dụng để dự toán
chi phí nhân công trực tiếp?
23 Anh ( chị) hãy trình bày khái niệm chi phí sử dụng vốn và nêu các nhân tố khách quan và
chủ quan ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp ? Doanh nghiệp có thể huy
động vốn từ những nguồn vốn nào ?
24 Anh chị hãy trình bày cách tính chi phí sử dụng vốn khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu
thường mới? Tại sao chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới cao hơn so với chi phí sử
dụng lợi nhuận tái đầu tư?
25 Nếu tiền mặt ở giới hạn trên thì doanh nghiệp mua hay bán chứng khoán để đưa tiền
mặt về mức dự kiến ? Nếu tiền mặt ở giới hạn dưới doanh nghiệp sẽ mua hay bán chứng
khoán để có lượng tiền mặt như dự kiến? Cách viết ¾ net 40, ngày 3/9 ; COD có ý nghĩa
gì?
26 Nếu tiền mặt ở giới hạn trên thì doanh nghiệp mua hay bán chứng khoán để đưa tiền
mặt về mức dự kiến ? Nếu tiền mặt ở giới hạn dưới doanh nghiệp sẽ mua hay bán chứng
khoán để có lượng tiền mặt như dự kiến? Cách viết ¾ net 40, ngày 3/9 ; COD có ý nghĩa
gì?
27Tại sao lại nói cổ phiếu ưu đãi không được hưởng suất tăng trưởng của lợi nhuận? Tại sao
chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới cao hơn so với chi phí sử dụng lợi nhuận tái đầu
tư?
28 Trình bày khái niệm, công thức tính chi phí sử dụng vốn bình quân? Tại sao khi tính
WACC thì ri phải là sau thuế?
29 Trình bày khái niệm chi phí sử dụng vốn bình quân cận biên? công thức tính điểm
nhảy? Khi nào phát sinh điểm nhảy ? MCC có phải là WACC không?
30 Nếu tiền mặt ở giới hạn dưới doanh nghiệp sẽ mua hay bán chứng khoán để có lượng
tiền mặt như dự kiến? Nếu tiền mặt ở giới hạn trên thì doanh nghiệp mua hay bán chứng
khoán để đưa tiền mặt về mức dự kiến? Nêu các chính sách tín dụng doanh nghiệp có thể
áp dụng?---
31 Tại sao lại nói doanh thu có ý nghĩa rất lớn với toàn bộ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân? Thời điểm ghi nhận doanh thu là khi nào ? Nêu
công thức xác định doanh thu?
32 Trong doanh nghiệp có các hoạt động doanh thu nào ? nêu các nhân tố ảnh hưởng doanh
thu bán hàng? Cách tính sản lượng tiêu thụ (Qtt) ?
33 Lợi nhuận của doanh nghiệp là gì ? Nêu ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận? Cho biết một số
chỉ tiêu tuyệt đối về lợi nhuận ?
34 Vì sao không dùng lợi nhuận để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh với
các doanh nghiệp khác ? Em hãy cho biết các chỉ tiêu tương đối của lợi nhuận đánh giá chất
lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp? Và ý nghĩa của từng chỉ tiêu ?
35 Hãy nêu ý nghĩa của việc lập kế hoạch lợi nhuận và gợi ý một số biện pháp tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp ? Em hãy nêu các căn cứ lập kế hoạch hóa lợi nhuận ?
36 Cách tính lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp ? cho biết một số biện pháp để tăng lợi
nhuận ?----
37 Tại sao nói báo cáo tài chính có tính tổng hợp? Nêu mục tiêu của hoạch định tài chính?
38 Tại sao sự tồn tại của các chi phí cố định là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong quá
trình xây dựng dự toán báo cáo thu nhập theo phương pháp phần trăm doanh số? Vai trò
hoạch định tài chính là gì?
39 Em hãy cho biết mục tiêu của hoạch định tài chính? Các ngân sách thường được xây
dựng cho các đơn vị nào ? các hoạt động nào trong tổ chức ?
40 Quá trình lập kế hoạch tài chính là gì ? Hãy cho biết sự khác nhau về thời gian giữa các
kế hoạch tài chính trung và dài hạn và kế hoạch tài chính ngắn hạn? Lợi ích từ việc lập kế
hoạch tài chính là gì ?
41 Phương pháp phố biến được sử dụng để dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp diễn
giải là phương pháp gì ? Bước đầu tiên và cuối cùng của phương pháp này là gì ? ưu nhược
điểm của phương pháp ?
42 Kế hoạch tài chính có thời gian 5 đến 10 năm là kế doạch tài chính ngắn hạn hay dài hạn?
Cho ví dụ minh họa kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn
43 Kế hoạch tài chính có mấy loại? cho ví dụ minh họa? Dự báo báo cáo tài chính có mấy
bước ?
44 Em hãy trình bày các bước tiến hành dự báo và căn cứ để lập kế hoạch tài chính?
45 Em hãy nêu quy trình hoạch định tài chính và vai trò của hoạch định tài chính?
II. BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Bài 1:Một người định mua một căn nhà với giá nếu trả ngay một lần là 800 triệu đồng.
Cho r = 10%/năm.
a) Nếu người đó muốn trả ngay 300 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ trả đều trong tám
năm thì mỗi năm cần trả bao nhiêu tiền?
b) Nếu người đó muốn trả vào năm thứ tư 400 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ trả vào
năm thứ tám thì năm thứ tám phải trả bao nhiêu tiền?
c) Nếu người đó muốn trả ngay 300 triệu đồng và trả vào năm thứ tám 500 triệu
đồng, số tiền còn lại sẽ trả đều trong bảy năm thì mỗi năm phải trả bao nhiêu tiền?
d) Nếu người đó muốn trả vào năm thứ tám 400 triệu đồng, trả đều trong bảy năm
mỗi năm 50 triệu đồng thì phải trả ngay bao nhiêu tiền?
e) Nếu trả ngay 200 triệu đồng, trả đều trong tám năm mỗi năm 80 triệu đồng thì
riêng năm thứ năm phải trả thêm bao nhiêu tiền?
Bài 2: Công ty A mua sắm một dây chuyền sản xuất của công ty B. Theo dự kiến công ty
A sẽ phải trả tiền cho công ty B trong 15 năm tới như sau:
- Trong 5 năm đầu mỗi năm trả 6 tỷ đồng
- Trong 4 năm tiếp theo mối năm trả 8 tỷ đồng
- Trong 6 năm còn lại mỗi năm trả 10 tỷ đồng.
Biết các khoản nợ được thanh toán vào cuối mỗi năm.
Công ty A lại đề nghị trả ngay 56 tỷ đồng cho công ty B sau khi mua. Nếu tỷ suất
lợi nhuận vốn là 10%/năm thì công ty B nên chấp nhận phương thức thanh toán nào?
Bài 3:Một dự án đầu tư có tiến độ thực hiện vốn đầu tư như sau:
Năm đầu tư 1 2 3 4
Vốn thực hiện (triệu đồng) 1000 2000 1500 1000

Đây là vốn đi vay với lãi suất 10%/năm. Năm thứ 5 dự án bắt đầu đi vào sản xuất. Hỏi:
a. Nếu người cho vay yêu cầu trong thời hạn 5 năm kể từ khi sản xuất phải trả hết
nợ theo phương thức trả đều hàng năm. Hỏi mỗi năm phải trả bao nhiêu để sau 5 năm trả
hết nợ?
b. Nếu người cho vay chưa đòi nợ ngay. Tính tổng nợ phải trả sau 6 năm kể từ khi
dự án bắt đầu đi vào sản xuất. Biết rằng lãi suất vay trong thời gian sản xuất là
9%/năm(áp dụng cho cả 2 trường hợp a và b).
Bài 4: Một công ty may mặc, phải dùng thép tấm với nhu cầu 1500 tấn/năm. Chi phí đặt
hàng là 2.000.000 đồng/1 đơn hàng. Chi phí lưu kho là 52.000 đồng/tấn/năm. Hãy vận
dụng mô hình EOQ xác định lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi đơn hàng? Thời điểm đặt
hàng lại là khi nào? Và khoảng cách giữa hai đơn hàng liên tiếp bao nhiêu ngày? Cho biết
thời gian làm việc một năm 325 ngày, thời gian từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng 3
ngày
Bài 5: Công ty A có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong năm là 2000 đơn vị, chi phí
mỗi lần đặt hang là 1 triệu đồng, chi phí lưu kho trên một đơn vị nguyên vật liệu là 0,5
triệu đồng, một năm công ty làm việc cả 365 ngày. Bạn hãy áp dụng mô hình EOQ để trả
lời các câu hỏi sau:
a. Lượng nguyên vật liệu tối ưu mỗi lần cung ứng?
b. Số lần đặt hàng trong năm?
c. Chi phí đặt hàng trong năm?
d. Chi phí lưu kho nguyên vật liệu?
e. Khoảng cách giữa hai đơn hàng ?

Bài 6: Công ty Thiên Long kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng với mạng lưới bán
lẻ rộng khắp khu vực miền Nam. Theo thông tin thu thập từ phòng kinh doanh, doanh thu
bán chịu hàng năm của công ty khoảng 33 tỷ VND, kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày và
chi phí cơ hội tính trên vốn đầu tư vào khoản phải thu là 14%, vốn đầu tư vào khoản phải
thu là 90%. Hiện tại công ty đang áp dụng chính sách bán chịu là “net 30” và tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu là 30%
Nếu thay đổi chính sách này thành “2/10 – net 30” thì ước tính doanh thu sẽ là 36
tỷ VND, khoảng 40% khách hàng sẽ trả nhanh để lấy chiết khấu, do đó, kỳ thu tiền bình
quân sẽ giảm chỉ còn 30 ngày. Theo anh/chị, công ty có nên áp dụng chính sách mới này
không? Tại sao?
Bài 7: Giả sử công ty A có doanh số hiện tại là 200 triệu đồng, tỷ lệ chi phí biến đổi biên
là 90% giá bán, bao gồm cả chi phí cho bộ phận tín dụng. Công ty đang hoạt động dưới
mức công suất tối đa và việc tăng doanh số sẽ không làm tăng chi phí cố định. Vì thế, tỷ
lệ lợi nhuận gộp cho mỗi đơn vị sản phẩm bằng giá bán trừ chi phí biến đổi và bằng 10%
doanh số.
Công ty dự kiến sẽ mở rộng tiêu chuẩn tín dụng cho các nhóm khách hàng A, B và
C. Doanh số và kỳ thu tiền bình quân của nhóm khách hàng này được cho trong bảng sau:

Hiện tại Nhóm A Nhóm B Nhóm C

Doanh số tín dụng (triệu đồng) 200 247 268 280

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 45 50 80 100

Dự kiến khách hàng hiện tại sẽ không thay đổi thói quen thanh toán của họ. Chi
phí cơ hội của vốn đầu tư vào khoản phải thu là 10% và vốn đầu tư tăng thêm được tính
bằng khoản phải thu tăng thêm là 90%. Hỏi công ty có nên mở tín dụng cho ba nhóm
khách hàng A, B và C trên không ?.
Bài 8: Công ty Thiên Long kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng với mạng
lưới bán lẻ rộng khắp khu vực miền Nam. Theo thông tin thu thập từ phòng kinh doanh,
doanh thu bán chịu hàng năm của công ty khoảng 33 tỷ VND, kỳ thu tiền bình quân là 45
ngày và vốn đầu tư vào khoản phải thu là 90% chi phí cơ hội vốn đầu tư là 10%. Hiện tại
công ty đang áp dụng chính sách bán chịu là “net 30”.
Giả sử công ty muốn thay đổi thời hạn tín dụng để tăng doanh thu so với net 30
ước tính như sau
Net 45 kỳ thu tiền bình quân 50 ngày doanh thu tăng 10%
Net 60 kỳ thu tiền bình quân 65 ngày doanh thu tăng 20%
Theo bạn công ty có nên mở rộng thời hạn tín dụng hay không? Biết tỷ suất lợi
nhuận là 10%

Bài 9: Trong năm N toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm như sau:
STT Nhóm Nguyên giá (trđ) Tỷ lệ khấu hao(%)
1 Phương tiện vận tải 300 10
2 Thiết bị văn phòng 800 15
3 Nhà cửa 2000 5
4 Máy móc thiết bị 3000 12
Số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế đến 31/12 là 1.600 tr. đồng
Trong năm N + 1, dự kiến tình hình biến động TSCĐ như sau:
- Ngày1/2 doanh nghiệp mua 1 số TSCĐ nguyên giá 120 tr. đồng, chi phí lắp đặt
chạy thử 7tr.đồng, chi phí vận chuyển 5 tr.đồng
- Ngày 2/5 doanh nghiệp sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá 180 tr. đồng
- Ngày 5/5 cho doanh nghiệp khác thuê một TSCĐ đang dự trữ trong kho nguyên
giá 100 tr. đồng
- Ngày 1/10 đưa một TSCĐ vào kho dự trữ nguyên giá 230 tr. đồng
- Tổng doanh thu trong năm dự tính là 21.508.000.000 đồng
- Lợi nhuận cả năm là 380.000.000 đồng
Yêu cầu:
1. Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch?

2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm kế hoạch?

Bài 10: Tài liệu tại doanh nghiệp A cho như sau:
I. Tài liệu năm báo cáo.

1/ Số dư về TSCĐ trên bảng cân đối kế tóan ngày 30/9 theo nguyên giá là 15.800
tr. đồng, trong đó TSCĐ phải trích khấu hao là 15.500 tr. đồng
2/ Ngày 1/10 doanh nghiệp mua một phương tiện vận tải trị giá 300 tr. đồng
3/ Số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế đến 31/12 là 3.600 tr. đồng
II. Tài liệu năm kế hoạch
- Ngày1/2 doanh nghiệp mua 1 số TSCĐ theo HĐ GTGT giá chưa thuế 132 tr.
đồng, chi phí lắp đặt chạy thử 5tr. đồng
- Ngày 2/5 doanh nghiệp sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá 180 tr. đồng
- Ngày 5/5 cho doanh nghiệp khác thuê một TSCĐ đang dự trữ trong kho nguyên
giá 100 tr. đồng
- Ngày 1/10 mua một TSCĐ chưa sử dụng nguyên giá 230 tr. đồng, chi phí vận
chuyển 10tr. đồng
- Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10%
- Doanh thu thuần trong năm dự tính là 31.508.000.000 đồng
- Lợi nhuận cả năm là 480.000.000 đồng
Yêu cầu:
1. Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch? (Biết Dn tính thuế theo
phương pháp khấu trừ )

2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm kế hoạch?

Bài 11: Trong năm kế hoạch doanh nghiệp có số liệu về TSCĐ như sau :
I/ Nguyên giá TSCĐ đầu năm
Nhóm Giá trị (trđ)
- Máy móc thiết bị 16.958
- Nhà xưởng 10.000
- Phương tiện vận tải 600
Luỹ kế số tiền khấu hao TSCĐ của DN đến đầu năm là: 8.652tr đ
II. Tài liệu năm kế hoạch
- Ngày1/2 doanh nghiệp mua 1 số TSCĐ nguyên giá 120 tr. đồng
- Ngày 2/5 doanh nghiệp sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá 180 tr. đồng
- Ngày 5/5 cho doanh nghiệp khác thuê một TSCĐ đang dự trữ trong kho nguyên
giá 100 tr. đồng
- Ngày 1/10 mua một TSCĐ đưa vào kho dự trữ nguyên giá 230 tr. đồng
- Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10%
- Tổng doanh thu trong năm dự tính là 32.508.tr đồng
- Lợi nhuận cả năm là 486.tr đồng
Yêu cầu:
1. Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch?
2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm kế hoạch?
Bài 12: Trong năm kế hoạch, một doanh nghiệp có những tài liệu về TSCĐ như sau:
Số liệu Nguyên giá TSCĐ đầu năm N+1 như sau
- Máy móc thiết bị: 16.958 trđ
- Nhà xưởng: 10.000 trđ
- Phương tiện vận tải: 600trđ
Luỹ kế số tiền khấu hao TSCĐ của DN đến đầu năm là: 8.652 trđ
Trong năm N + 1, TSCĐ của công ty biến động như sau:
1. Ngày 1 tháng 3, đưa vào sử dụng 1 phân xưởng sản xuất nguyên giá 500tr. đồng
2. Ngày 5 tháng 5, thanh lý cho đơn vị khác 1 thiết bị không cần dùng trị giá 250 tr.
đồng
3. Ngày 10 tháng 6, Nhập khẩu 1 máy móc nguyên giá 200 tr. đồng về dự trữ cho
năm sau
4. Ngày 5 tháng 9, bán 1 phương tiện vận tải trị giá 80 tr. đồng
5. Ngày 9 tháng 11 đưa 1 máy móc thiết bị vào kho (do bị hỏng đang truy cứu trách
nhiệm) trị giá 230 tr. đồng
Yêu cầu: 1. Hãy tính mức trích khấu hao TSCĐ cho năm N + 1? biết rằng tỷ lệ khấu
hao của máy móc thiết bị là 20%, phương tiện vận tải là 10%, Nhà xưởng 4%?
2. Nếu tổng lợi nhuận đạt được là 1000.000.000 đ thì tỷ suất lợi nhuận vốn
cố định năm kế hoạch sẽ bằng bao nhiêu?
Bài 13: Bảng tổng kết tài sản của công ty X vào năm 200X có các dữ liệu như sau:(ĐVT:
tỷ đồng)

Tài sản Nguồn vốn


Tài sản lưu động 20,30 Nợ ngắn hạn 11,69

Tài sản cố định 18,35 Nợ dài hạn 12,46

Cổ phần ưu đãi 3,50

Cổ phần thường 11,00

Tổng tài sản 38,65 Tổng nguồn vốn 38,65

Trong đó, một số khoản nợ ngắn hạn không phải trả bất kì khoản chi phí nào và
chi phí trung bình của nợ ngắn hạn là 5%. Chi phí nợ dài hạn trước thuế là 11% (các chi
phí trên nợ vay được khấu trừ thuế). Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là 14%, Hệ số
beta ước tính của công ty là 1,25 và tỷ lệ lợi nhuận có rủi ro theo thị trường là 5%, tỷ lệ
lãi suất của công trái phi rủi ro là 6%. Giả sử tỷ trọng theo sổ sách kế toán cũng tương
đương với tỷ trọng của giá trị theo thị trường và thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Hãy tính:
a. Chi phí của các nguồn ngân quỹ thành phần (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần
ưu đãi và cổ phần thường).
b. Tính WACC gần đúng của công ty
Bài 14 : Cơ cấu vốn hiện tại của doanh nghiệp A( cũng chính là cơ cấu vốn mục tiêu) là
50% nợ và 50% vốn chủ sở hữu thường. Doanh nghiệp chỉ có duy nhất một dự án tiềm
năng- kế hoạch mở rộng sản xuất với mức lợi tức 10,2% và chi phí đầu tư tối đa là 20
triệu $. Doanh nghiệp kỳ vọng giữ lại 3 triệu $ thu nhập sau thuế vào năm tới. Doanh
nghiệp cũng có thể huy động nợ mới với chi phí trước thuế 10%. Chi phí của thu nhập
giữ lại là 12%. Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu thường mới với chi phí 15%. Cho
biết thuế suất thuế thu nhập là 20%. Hỏi ngân sách vốn tối ưu của doanh nghiệp nên là
bao nhiêu ? vẽ đường WACC trong trường hợp này
Bài 15: Ban giám đốc của công ty A đang lập kế hoạch ngân sách vốn cho năm tới. Thu
nhập ròng của các dự án là 10.500$ và hệ số chi trả cổ tức là 40%. Công ty A có thể huy
động nợ mới với chi phí trước thuế 14%.
Thu nhập và cổ tức của công ty A tăng trưởng với tỷ lệ không đổi là 5%. Cổ tức
của năm trước là 0,9$; và giá cổ phiếu hiện tại của công ty là 8,59$. Nếu công ty phát
hành cổ phiếu thường mới, chi phí phát hành sẽ là 10%.
Công ty hiện đang ở trạng thái cơ cấu vốn tối ưu với 40% nợ và 60% vốn chủ sở
hữu; thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%. Doanh nghiệp A có các cơ hội đầu tư
độc lập, cùng mức độ rủi ro và vốn cho mỗi dự án không thể phân tách.
Tìm điểm nhảy Bp,tính WACC
Bài 16: Cơ cấu vốn của Công ty Hưng Thịnh được trình bày dưới đây
Nợ (chỉ bao gồm vay dài hạn) 3.000.000 USD
Cổ phần ưu đãi 1.000.000 USD
Cổ phần đại chúng 6.000.000 USD
Tổng nguồn vốn 10.000.000 USD
Hưng Thịnh có thể nhận được các khoản vay dài hạn với lãi xuất 10%. Được
biết, thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty là T = 20%
Giá thị trường của cổ phiếu đại chúng của công ty ở thời điểm hiện nay là P0
= 20 USD, cổ tức năm ngoái của công ty là D0 = 1,495 USD, và tỷ lệ tăng cổ tức dự kiến
là g = 7%. Nếu thiếu vốn công ty sẽ phát hành cổ phiếu đại chúng mới với chi phí phát
hành e = 10% ,
Cổ phiếu ưu đãi của công có cổ tức ưu đãi hàng năm là 10%.
Với các dữ liệu trên, Công ty Hưng Thịnh đề nghị bạn cho biết: chi phí chi phí sử dụng
vốn bình quân trước và sau khi phát hành cổ phiếu đại chúng mới
Bài 17: Căn cứ vào những tài liêu sau đây tại doanh nghiệp Công nghiệp A
1. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm A và C, sản lượng sản xuất
cả năm của sản phẩm A là 250.000 hộp, sản phẩm C là 120.000 chiếc.
2. Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau:

Định mức tiêu hao cho mỗi sản phẩm


Khoản mục Đơn giá
SPA SPC
NVL chính 10.000 đ/kg 26 kg 40 kg
Vật liệu phụ 4.000 đ/kg 15 kg 18 kg
Giờ công SX 3.000 đ/giờ 21 giờ 26 giờ

3. Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm và chi phí QLDN, chi phí
cho công việc làm bên ngoài như sau:
Đvt: triệu đồng

Chi phí SX C Chi phí Chi phí c/việc làm


Khoản mục QLDN cho bên ngoài
SP A SPC

1. Vật liệu phụ 100 150 200 50


2. Nhiên liệu 150 170 500 150
3. Tiền lương 300 400 700 8
4. BHXH, BHYT, KPCĐ 70,5 94 164,5 1,88
5. Khấu hao TSCĐ 300 400 600 6,39
6. Chi phí d.vụ mua ngoài 150 170 580 -
7. Chi phí khác bằng tiền 200 180 350 20

4. Số dư chi phí sản phẩm dở dang, chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) và chi phí phải
trả bằng tiền như sau:
Đvt: triệu đồng

Khoản mục Số dư đầu năm Số dư cuối năm

1. Chi phí sản phẩm dở dang 274 891


2. Chi phí trả trước 200 300
3. Chi phí phải trả 210 288

1. Chi phí bán hàng tính bằng: 10% chi phí sản xuất tổng sản lượng cả năm.
2. Dự tính tổng phế liệu thu hồi cả năm của các phân xưởng là 76 triệu đồng.
Biết rằng: Các phân xưởng sản xuất độc lập với nhau. Sản phẩm dở dang được tính
vào giá trị sản xuất công nghiệp và toàn bộ chi phí vật tư doanh nghiệp mua từ bên
ngoài. BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính: 23,5% trên tổng quỹ lương.
Yêu cầu:1. Tính giá thành sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm trong doanh nghiệp?
2. Hãy lập Bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Công
nghiệp năm kế hoạch?

Bài 18: Có tài liệu năm kế hoạch tại doanh nghiệp sản xuất Y như sau
Tài liệu
3. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Sản lượng sản xuất như
sau: Sản phẩm A: 15.000 cái, sản phẩm B: 10.000 cái.
4. Định mức tiêu hao và đơn giá cho một đơn vị sản phẩm như sau:

Đơn giá Định mức tiêu hao cho mỗi đơn vị sp


Khoản mục
(đồng) SP A SP B
1. Nguyên liệu chính 4.000 15 kg 20 kg
Trọng lượng ng.liệu tinh - 11 kg 16 kg
2. Vật liệu phụ 1.000 4 kg 6 kg
3. Giờ công sản xuất 10.000 20 giờ 16 giờ
5. Dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí QLDN, chi phi bán hàng (các chi phí này được
phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất) và chi phí cho công việc làm cho bên
ngoài được tập hợp như sau:
Đvt: triệu đồng

Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí c/việc


Khoản mục SXC BH QLDN làm cho bên
ngoài
1. Vật liệu phụ 400 300 200 -
2. Nhiên liệu 600 200 500 50
3. Tiền lương 800 400 400 60
4. BHXH,BHYT,KPCĐ 188 94 94 14,1
5. Khấu hao TSCĐ 638 350 124 40
6. Chi phí d/vụ mua ngoài 420 120 150 18,6

7. Chi phí bằng tiền 150 110 200 -


Cộng 3.196 1.574 1.668 182,7
6. Số dư chi phí sản phẩm dở dang, chi phí trả trước, chi phí phải trả bằng tiền dự tính
đầu và cuối năm kế hoạch như sau:
Đvt: triệu đồng.

Khoản mục Số dư đầu năm Số dư cuối năm


1. Chi phí sản phẩm dở dang 174 791
2. Chi phí trả trước 100 570
3. Chi phí phải trả 110 188

Biết rằng: Sản phẩm dở dang được tính vào giá trị sản xuất công nghiệp và toàn bộ
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu doanh nghiệp mua từ bên ngoài.
BHXH - BHYT – BHTN-KPCĐ được tính 23,5% trên tổng quỹ lương.
Yêu cầu:

1. Tính giá thành sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm?
2. Nếu toàn bộ sản phẩm sản xuất trong kỳ được tiêu thụ hết thì giá thành tiêu thụ
tính cho mỗi đơn vị sản phẩm là bao nhiêu?
3. Lập Bảng dự toán chi phí SXKD năm kế hoạch?
Bài 19: Tài liệu cho như sau:
1/ Năm kế hoạch doanh nghiệp dự định sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Sản lượng sản
xuất cả năm của sản phẩm A là 300 sản phẩm, sản phẩm B là 200 sản phẩm
2/ Định mức hao phí vật tư, lao động cho 1 đơn vị sản phẩm năm kế hoạch như sau:
Khoản chi phí Đơn giá Định mức tiêu hao
Sản phẩm A Sản phẩm B
NVL chính 5000 đ/kg 15 kg 20 kg
VL phụ 1000 đ/kg 4kg 6 kg
Giờ công chế tạo 1500 đ/giờ 50 giờ 60 giờ
3/ Dự toán chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: 1.000®
Khoản chi phí Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý DN
Tiền lương CBNVQL 8.000 4000
BHXH CBNVQL 1.600 800
Nhiên liệu 1000 1480
VL phụ 4000 3000
Khấu hao TSCĐ 5000 3500
Các chi phí khác 8000 1020
Tổng cộng 27.600 13.800
4/ Chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý DN đựoc phân bổ theo tiền lương công
nhân sản xuất
5/ Chi phí tiêu thụ sản phẩm A và B được tính bình quân 10.000 đồng/sản phẩm
Yêu cầu: Hãy tính giá thành tiêu thụ đơn vị sản phẩm A và sản phẩm B

Bài tập 20 : Căn cứ vào những tài liêu sau đây tại doanh nghiệp Công nghiệp A
Tài liệu

1. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm A, B và C, sản lượng sản xuất
cả năm của sản phẩm A là 250.000 hộp, sản phẩm B là 230.000 cái, sản phẩm C là
120.000 chiếc.
2. Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau:

Định mức tiêu hao cho mỗi sản phẩm


Khoản mục Đơn giá
SPA SPB SPC
NVL chính 10.000 đ/kg 26 kg 17 kg 40 kg
Vật liệu phụ 4.000 đ/kg 15 kg 10 kg 18 kg
Giờ công SX 3.000 đ/giờ 21 giờ 14 giờ 26 giờ

3. Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm và chi phí QLDN, chi phí cho
công việc làm bên ngoài như sau:
Đvt: triệu đồng

Chi phí SX C Chi phí Chi phí c/việc làm


Khoản mục SP SPB SPC QLDN cho bên ngoài
A
1. Vật liệu phụ 100 200 150 200 50
2. Nhiên liệu 150 150 170 500 150
3. Tiền lương 300 500 400 700 8
4. BHXH, BHYT, KPCĐ 70,5 117,5 94 164,5 1,88
5. Khấu hao TSCĐ 300 450 400 600 6,39
6. Chi phí d.vụ mua ngoài 150 250 170 580 -
7. chi phí khác bằng tiền 200 200 180 350 20

4. Số dư chi phí sản phẩm dở dang, chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) và chi phí phải
trả bằng tiền như sau:
Đvt: triệu đồng

Khoản mục Số dư đầu năm Số dư cuối năm

1. Chi phí sản phẩm dở dang 174 791


2. Chi phí trả trước 100 200
3. Chi phí phải trả 110 188

5. Chi phí bán hàng tính bằng: 10% chi phí sản xuất tổng sản lượng cả năm.
6. Dự tính tổng phế liệu thu hồi cả năm của các phân xưởng là 76 triệu đồng.
Biết rằng: Các phân xưởng sản xuất độc lập với nhau. Sản phẩm dở dang được tính
vào giá trị sản xuất công nghiệp và toàn bộ chi phí vật tư doanh nghiệp mua từ bên
ngoài. BHXH, BHYT,BHTN, BHTN, KPCĐ tính: 23,5% trên tổng quỹ lương.
Yêu cầu: Hãy lập Bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Công
nghiệp A năm kế hoạch?
Bài 21: Căn cứ vào tài liệu sau đây tại doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
1. Năm kế hoạch doanh nghiệp dự kiến sản xuất hai loại sản phẩm A và B.

- Sản phẩm A: 50.000 cái - Sản phẩm B: 21.000 cái.


2. Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế họach

- Sản phẩm A: 285.000 đồng và đã tính hạ 5% so với năm báo cáo.

- Sản phẩm B: 450.000 đồng và đã tính hạ 10% so với năm báo cáo.

3. Dự kiến số lượng sản phẩm kết dư năm kế hoạch như sau:

Đvt: cái

Tên sản Đầu năm Cuối năm


phẩm Tồn kho Gửi bán Tồn kho Gửi bán
A 1.000 2.000 1.000 1.000
B 1.000 900 1.000 1.480

4. Để sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm nói trên doanh nghiệp dự kiến phải chi phí
như sau:

+ Tiền khấu hao TSCĐ: 5.900 triệu đồng


+ Hao phí vật chất (nguyên, nhiên vật liệu): 8.600 triệu đồng
+ Chi phí nhân công: 2.000 triệu đồng
+ Phí tổn hợp lệ khác: 2.500 triệu đồng
5. Ngoài tiêu thụ sản phẩm nói trên doanh nghiệp còn dự kiến chi phí, doanh thu về hoạt
động tài chính và hoạt động khác như sau:
Đvt: 1.000đ

Chỉ tiêu Chi phí Thu nhập


- Hoạt động liên doanh 5.000 20.000
5.000 10.000
- Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
1.000 2.000
- Hoạt động bất thường khác

Biết rằng: Thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp FIFO.
Yêu cầu: Hãy tính:
1. Tính doanh thu sản phẩm A, B của doanh nghiệp

2. Tính lợi nhuận năm kế hoạch?

Bài 22: Một doanh nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm A, B, C, D. Tài liệu năm 2019 như
sau: Đơn vị: sản phẩm
Tên sản phẩm Dư ngày 30/9 Dự kiến sx quý 4 Dự kiến tiêu thụ quý 4
A 1000 40.000 50.000
B 10.000 90.000 70.000
C 2000 50.000 50.000
D 5.000 40.000 35.000
Kế hoạch năm 2020

Tên sản Số lượng sản Giá bán (đ)


phẩm xuất(sp)
A 150.000 4.000
B 720.000 3.000
C 300.000 2.000
D 400.000 1.000
Tỷ lệ kết dư bình quân cuối kỳ của từng sản phẩm qua các năm 2016, 2017, 2018 như sau
Tên sản phẩm Tỷ lệ kết dư cuối kỳ
A 15%
B 9,8%
C 8,3%
D 10%
Yêu cầu: Hãy lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2020 cho doanh nghiệp?

Bài 23: Tài liệu tại doanh nghiệp M


-Năm báo cáo
1.Theo tài liệu kế toán số lượng sản phẩm kết dư thực tế đến 30/ 9 năm báo cáo:

a. Sản phẩm A: 321 cái - Sản phẩm B: 625 cái

2.Theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo cáo:

+ Sản phẩm A: sản xuất 4.346 cái; Tiêu thụ 4.647 cái
+ Sản phẩm B: sản xuất 4.880 cái; Tiêu thụ 5.489 cái
- Năm kế hoạch
3. Số lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất cả năm:
- Sản phẩm A: 19.600 cái - Sản phẩm B: 26.700 cái
4. Căn cứ vào tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ qua các năm, dự kiến số lượng
sản phẩm, hàng hoá kết dư đến cuối năm kế hoạch:
- Sản phẩm A: 10% so với sản lượng sản xuất cả năm.
- Sản phẩm B: 5% so với sản lượng sản xuất cả năm.
5. Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế hoạch
b. Sản phẩm A: 10.000 đồng, giảm so với kỳ trước 500đồng

c. Sản phẩm B: 20.000 đồng, giảm so với kỳ trước 1.000 đồng

6. Dự kiến trong năm góp vốn tham gia liên doanh dài hạn với công ty Z (cơ sở đồng
kiểm soát): 600 triệu đồng, lợi nhuận dự kiến được phân chia theo hợp đồng liên doanh:
15% trên vốn góp.
7. Theo kế hoạch trong năm sẽ thanh lý một số TSCĐ hết thời hạn sử dụng, với chí
phí thanh lý dự kiến là: 10 triệu đồng, thu về thanh lý dự kiến là: 21 triệu đồng.
8.Trong năm sẽ bán một số nguyên vật liệu kém phẩm chất với giá bán: 15 triệu đồng.
Biết rằng:
d. Các sản phẩm A, B đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

e. Thành phẩm xuất kho theo phương pháp nhập trước- xuất trước

Yêu cầu: Hãy tính tổng doanh thu của doanh nghiệp năm kế hoạch?
Bài 24: Căn cứ vào tài liệu sau đây tại doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
1.Năm kế hoạch doanh nghiệp dự kiến sản xuất hai loại sản phẩm A và B.

- Sản phẩm A: 50.000 cái - Sản phẩm B: 21.000 cái.


2.Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế họach

- Sản phẩm A: 285.000 đồng và đã tính hạ 5% so với năm báo cáo.

- Sản phẩm B: 450.000 đồng và đã tính hạ 10% so với năm báo cáo.

3.Dự kiến số lượng sản phẩm kết dư năm kế hoạch như sau:

Đvt: cái

Tên sản Đầu năm Cuối năm


phẩm Tồn kho Gửi bán Tồn kho Gửi bán
A 1.000 2.000 1.000 1.000
B 1.000 900 1.000 1.480

4.Để sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm nói trên doanh nghiệp dự kiến phải chi
phí như sau:

+ Tiền khấu hao TSCĐ: 5.900 triệu đồng


+ Hao phí vật chất (nguyên, nhiên vật liệu): 8.600 triệu đồng
+ Chi phí nhân công: 2.000 triệu đồng
+ Phí tổn hợp lệ khác: 2.500 triệu đồng
5. Ngoài tiêu thụ sản phẩm nói trên doanh nghiệp còn dự kiến chi phí, doanh thu
về hoạt động tài chính và hoạt động khác như sau:

Đvt: 1.000đ

Chỉ tiêu Chi phí Thu nhập


- Hoạt động liên doanh 5.000 20.000
5.000 10.000
- Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
1.000 2.000
- Hoạt động bất thường khác

Biết rằng: Thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp FIFO.
Yêu cầu: Hãy tính:
1. Tính doanh thu sản phẩm A, B của doanh nghiệp

2. Tính lợi nhuận năm kế hoạch?

Bài 25: Tài liệu tại doanh nghiệp X


-Năm báo cáo
1. Theo tài liệu kế toán số lượng sản phẩm kết dư thực tế đến 30/ 9 năm báo cáo:
- Sản phẩm A: 521 cái - Sản phẩm B: 825 cái
2. Theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo cáo:
+ Sản phẩm A: sản xuất 5.346 cái; Tiêu thụ 5.647 cái
+ Sản phẩm B: sản xuất 5.880 cái; Tiêu thụ 6.489 cái
- Năm kế hoạch
3. Số lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất cả năm:
- Sản phẩm A: 21.600 cái - Sản phẩm B: 29.700 cái
4. Căn cứ vào tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ qua các năm, dự kiến số lượng
sản phẩm, hàng hoá kết dư đến cuối năm kế hoạch:
- Sản phẩm A: 10% so với sản lượng sản xuất cả năm.
- Sản phẩm B: 5% so với sản lượng sản xuất cả năm.
5. Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế hoạch (chưa có thuế GTGT):
- Sản phẩm A: 10.000 đồng, giảm so với kỳ trước 500đồng
- Sản phẩm B: 20.000 đồng, giảm so với kỳ trước 1.000 đồng
6. Dự kiến trong năm góp vốn tham gia liên doanh dài hạn với công ty Z (cơ sở đồng
kiểm soát): 500 triệu đồng, lợi nhuận dự kiến được phân chia theo hợp đồng liên doanh:
15% trên vốn góp.
Theo kế hoạch trong năm sẽ thanh lý một số TSCĐ hết thời hạn sử dụng, với chí phí
thanh lý dự kiến là: 5 triệu đồng, thu về thanh lý dự kiến là: 8 triệu đồng.
7.Trong năm sẽ bán một số nguyên vật liệu kém, mất phẩm chất với giá bán: 15 triệu
đồng.
8. Trong số sản phẩm kết dư đầu năm kế hoạch đến cuối năm chỉ còn
- Sản phẩm A có 40% là tồn kho - Sản phẩm B có 50% là tồn kho .
Biết rằng:
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Các sản phẩm A, B đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Yêu cầu: Hãy tính tổng thu nhập của doanh nghiệp năm kế hoạch?
Bài 26: Tài liệu:
1. Năm kế hoạch doanh nghiệp dự kiến sản xuất hai loại sản phẩm A và B.
- Sản phẩm A: 50.000 cái - Sản phẩm B: 21.000 cái.
2.Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế họach (chưa có thuế GTGT):
- Sản phẩm A: 285.000 đồng và đã tính hạ 5% so với năm báo cáo.
- Sản phẩm B: 450.000 đồng và đã tính hạ 10% so với năm báo cáo.
3.Dự kiến số lượng sản phẩm kết dư năm kế hoạch như sau:
Đvt: cái

Tên sản Đầu năm Cuối năm


phẩm Tồn kho Gửi bán Tồn kho Gửi bán
A 1.000 2.000 1.000 1.000
B 1.000 900 1.000 1.480
4.Để sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm nói trên doanh nghiệp dự kiến phải chi
phí như sau:
+ Tiền khấu hao TSCĐ: 5.900 triệu đồng
+ Hao phí vật chất (nguyên, nhiên vật liệu): 8.600 triệu đồng
+ Chi phí nhân công: 2.000 triệu đồng
+ Phí tổn hợp lệ khác: 2.500 triệu đồng
5.Thuế suất thuế GTGT đầu ra phải nộp cho sản phẩm A, B là: 5%;
Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 20%.
6. Ngoài tiêu thụ sản phẩm nói trên doanh nghiệp còn dự kiến chi phí, doanh thu
về hoạt động tài chính và hoạt động khác như sau:
Đvt: 1.000đ

Chỉ tiêu Chi phí Thu nhập


- Hoạt động liên doanh 5.000 20.000
- Thanh lý, nhượng bán TSCĐ 5.000 10.000

- Hoạt động bất thường khác 1.000 2.0


7.Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cả năm dự kiến: 300 triệu đồng
Biết rằng:

- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ.

- Sản phẩm A, B đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

- Thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp FIFO.

- Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh đã nộp thuế TNDN.


Yêu cầu: Hãy tính:
3. Thuế GTGT phải nộp năm kế hoạch?
4. Tính lợi nhuận năm kế hoạch?
5. Tính thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm kế hoạch?
Bài 27: Căn cứ vào tài liệu sau đây tại DN Y
Hãy lập kế hoạch lãi (lỗ) về sản phẩm hàng hoá trong năm kế hoạch
(trong trường hợp nộp thuế GTGT khấu trừ.)
Tài liệu năm báo cáo

Theo tài liệu kế toán thì số lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất cả năm về sản phẩm A:
360 cái, sản phẩn B: 540 cái.
I. Tài liệu năm kế hoạch
1. Theo tài liệu kế toán thì số lượng sản phẩm, hàng hoá kết dư đầu năm:
- Sản phẩm A là: 25 cái, trong đó tồn kho là: 15 cái, gửi bán là: 10 cái.
- Sản phẩm B là: 40 cái, trong đó tồn kho là: 20 cái, gửi bán là: 20 cái.
2. Theo KH sản xuất số lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất năm như sau:
- Sản phẩm A tăng: 20%, sản phẩm B tăng: 10% so với năm báo cáo.
- Riêng sản phẩm C mới sản xuất trong năm là: 200 cái.
3. Số lượng sản phẩm, hàng hoá kết dư dự tính đến ngày 31/12:
Đvt: cái

Đơn vị Số lượng sản phẩm kết dư tính đến ngày 31/12


Tên SP
tính Tồn kho Xuất gửi bán
A Cái 50 10
B Cái 10 -
C Cái 5 15

4. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm và tỷ lệ hạ giá thành như sau:
- Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A: 319.500đ, so với năm báo cáo giảm 10%
- Sản phẩm B: 209.950đ, so với năm báo cáo giảm 5% - Sản phẩm C: 262.500đ.
- Chi phí bán hàng và chi phí QLDN tính bằng: 20% giá vốn hàng bán cả năm.
5. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT):
- Sản phẩm A là: 357.000đ, tăng 2% so với năm báo cáo.
- Sản phẩm B hạ giá bán từ: 280.000đ năm báo cáo, xuống còn 275.000đ trong
năm kế hoạch. - Sản phẩm C là: 380.000đ.
6. Thuế suất thuế GTGT của các mặt hàng A, B và C đều là: 10%.
Biết rằng: Doanh nghiệp hạch toán hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất
trước.
Bài về dự báo tài chính
Bài 28 : Bảng cân đối kế toán 31/12/N Đvt: nghìn đồng
Tiền 90.000 Phải trả 180.000
Phải thu 180.000 Vay ngắn hạn 78.000
Tồn kho 360.000 Chi phí tích lũy 90.000
Tổng TSLĐ 630.000 Tổng nợ ngắn hạn 348.000
Cổ phiếu thường 900.000
TSCĐ ròng 720.000 Thu nhập giữ lại 102.000
Tổng TS 1.350.000 Tổng nguồn vốn 1.350.000
Báo cáo thu nhập tính đến ngày 31/12/N
Doanh thu 1.800.000
Chi phí hoạt động 1.639.860
Thu nhập trước thuế và lãi vay 160.140
Lãi vay 10.140
Thu nhập trước thuế 150.000
Thuế (20%) 30.000
Thu nhập ròng 120.000
Cổ tức (60%) 72.000
Bổ sung vào thu nhập giữ lại 48.000
1. Giả sử rằng trong năm N+1, doanh số tăng 10% so với năm N. Hãy xây dựng các
báo cáo tài chính dự báo. Hỏi vốn cần bổ sung là bao nhiêu? Giả định doanh
nghiệp hoạt động ở mức hết công suất.
2. Bây giờ giả định rằng 50% vốn bổ sung yêu cầu sẽ được tài trợ bằng cách bán cổ
phiếu thường và phần còn lại bằng cách vay ngắn hạn. lãi suất vay ngắn hạn là
13%. Hỏi AFN là bao nhiêu khi xem xét các thông tin về hiệu ứng tài trợ ?
Bài 29 : Bảng cân đối kế toán 31/12/N Đvt: nghìn đô
Tiền 600 Phải trả 2.400
Phải thu 3.600 Vay ngắn hạn 1.157
Tồn kho 4.200 Chi phí tích lũy 840
Tổng TSLĐ 8.400 Tổng nợ ngắn hạn 4.397
Cổ phiếu thường 667
Trái phiếu cầm cố 1.667
TSCĐ ròng 7.200 Thu nhập giữ lại 8.869
Tổng TS 15.600 Tổng nguồn vốn 15.600
Báo cáo thu nhập tính đến ngày 31/12/N
Doanh thu 12.000
Chi phí hoạt động 10.261
Thu nhập trước thuế và lãi vay 1.739
Lãi vay 339
Thu nhập trước thuế 1.400
Thuế (40%) 560
Thu nhập ròng 840
Cổ tức (60%) 504
Bổ sung vào thu nhập giữ lại 336
1. Giả sử công ty đang hoạt động hết công suất năm N xét trên mọi phương diện trừ
TSCĐ; TSCĐ năm N được sử dụng chỉ bằng 75% công suất. Hỏi doanh số năm
N+1 có thể tăng bao nhiêu % so với năm N mà không cần tăng TSCĐ?
2. Sử dụng phương pháp phần trăm doanh số dự đoán BCĐ kế toán và BC thu nhập
năm N+1 . Giả sử doanh số năm N+1 tăng 25% so với năm N. Nguồn tài trợ được
thực hiện dưới dạng vay ngắn hạn. Hãy xem xét thong tin về hiệu ứng tài trợ bắt
nguốn từ vay ngắn hạn. Giả sử lãi vay là 12%
Bài 30 : Cho số liệu về công ty A như sau
1. Báo cáo thu nhập của công ty ngày 31/12 (Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014


Doanh thu thuần 4.285.798,0 4.560.598,0 4.952.663,0
Giá vốn hàng bán 2.416.752,0 2.684.485,0 3.006.831,0
Lãi gộp 1.869.046,0 1.876.113,0 1.945.832,0
Chi phí bán hàng và quản lý 1.301.737,0 1.392.796,0 1.632.152,0
Chi phí lãi vay 94.370,0 43.392,0 20.732,0
Lãi trước thuế 472.939,0 439.925,0 292.948,0
Thuế thu nhập 94.587,8 87.985,0 58.589,6
Lãi ròng 378.351,2 351.940,0 234.358,4
2 Bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12 (Tỷ đồng)

Tài sản 2012 2013 2014


Tiền và chứng khoán ngắn hạn 214.290 319.242 297.160
Các khoản phải thu 471.438 501.666 544.793
Hang hóa tồn kho 300.006 319.242 635.740
Chi phí trả trước 3.720 7.817 7.083
Tổng tài sản lưu động 989.454 1.147.967 1.484.776
Tổng tài sản cố định ròng 679.620 874.575 589.000
Tổng cộng tài sản 1.669.074 2.022.542 2.073.776
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả ngân hàng 1.150 1.150 1.150
Khoản phải trả người bán 514.296 547.272 643.846
Lương và các khoản phải trả khác 98.573 77.530 73.739
Tổng nợ ngắn hạn 614.019 625.952 718.735
Nợ dài hạn 228.681 429.440 284.148
Cổ phiếu thường 637.198 637.198 647.198
Lợi nhuận giữ lại 189.176 329.952 423.695
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 1.669.074 2.022.542 2.073.776
3. Yêu cầu:
a. Lập báo cáo thu nhập dự toán năm 2015 biết các khoản mục chủ yếu trong báo
cáo tài chính thể hiện theo tỷ lệ % so với doanh thu năm 2015 cho như sau:
- Doanh thu tăng 20%
- Các khoản mục biến động theo doanh thu gồm : Giá vốn hàng bán 61%, Tiền và
CKNH 6%, hàng tồn kho 12,8%, chi phí BH& QL 33%, Các khoản phải thu 11%,
các khoản phải trả 13%, lương và các khoản phải trả khác 1,5%. Các khoản mục khác
trong bảng cân đối kế toán không thay đổi theo doanh thu
- Thuế suất so với lãi trước thuế 20%, cổ tức so với lãi ròng 60%
- Nợ vay ngân hàng ban đầu coi là bằng 0
- Năm 2015 đầu tư thêm TSCĐ trị giá 29.000 tỷ đồng, khấu hao trong năm là
30.000 tỷ đông
b. Lập bảng cân đối kế toán dự toán năm 2018 và xác định nhu cầu vốn tài trợ

You might also like