You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH


BÀI TẬP CHƯƠNG IV

GIẢNG VIÊN: TĂNG THỊ BÍCH DIỄM

NHÓM 5 LỚP DS45.1

10 Danh sách thành viên

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN


1 Đỗ Nguyễn Hoàng Anh 2053801012009
2 Tạ Minh Anh 2053801012023
3 Trần Tuyết Anh (nhóm trưởng) 2053801012026
4 Bùi Công Dân 2053801012044
5 Hoàng Thị Đào 2053801012047
6 Phan Thành Đạt 2053801012051
7 Nguyễn Phương Đông 2053801012060
8 Đỗ Thị Hương Giang 2053801012069
9 Đỗ Mỹ Hằng 2053801012083
MỤC LỤC

CHƯƠNG 4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ
5 trở thành thành viên của công ty đó................................................................................1

2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.........1

3. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều
không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên...........................1

4. Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được bầu
10 làm Chủ tịch HĐTV..........................................................................................................1

5. Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành
viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp
HĐTV.................................................................................................................................2

6. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm
15 thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.......................................................2

II. TÌNH HUỐNG

1. Tình huống 1............................................................................................................3

2. Tình huống 2............................................................................................................5

3. Tình huống 3............................................................................................................8

20 4. Tình huống 4..........................................................................................................10

5. Tình huống 5..........................................................................................................11


CHƯƠNG 4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ
trở thành thành viên của công ty đó.
5 - Nhận định đúng.
- CSPL: khoản 1 Điều 53 LDN 2020.
- Như vậy căn cứ quy định trên thì trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế
theo di chúc của thành viên đó là thành viên của công ty. Do đó Người thừa kế phần vốn góp
của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên đương nhiên là trở thành viên của công ty.

10 2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 3 Điều 46, khoản 3 Điều 74 LDN 2020.
- Như vậy căn cứ quy định trên thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên hay công ty TNHH
một thành viên thì đều có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng khoán (trừ
15 cổ phần).

3. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều
không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Nhận định đúng.
- CSPL: khoản 2 Điều 17 LDN 2020.
20 - Vd: công an xã là cán bộ theo quy định điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020
thì họ không được thành lập doanh nghiệp.Vì khi họ thành lập, quản lý thì họ phải chia sẻ
thời gian, công sức ra ở doanh nghiệp khác sẽ khiến cho công việc chuyên môn của họ không
được chuyên tâm.

4. Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được bầu
25 làm Chủ tịch HĐTV.

- Nhận định đúng.

- CSPL: khoản 1 Điều 56 LDN 2020.

- Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể
kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

1
5. Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành
viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp
HĐTV.

- Nhận định sai


5 - CSPL: khoản 2 Điều 49 LDN 2020
- Tại điểm a khoản 2 Điều 49 LDN 2020 có quy định: Thành viên, nhóm thành viên sở
hữu từ 10% VĐL trở lên hoặc 1 tỷ lệ khác nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định... thì
có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV... Như vậy, thành viên, nhóm thành viên không
cần phải sở hữu trên 25% VĐL mới được yêu cầu triệu tập họp HĐTV mà chỉ cần từ
10 10% VĐL hoặc thậm chí là nhỏ hơn nếu công ty đó quy định.

6. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm
thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.

- Nhận định sai.


- CSPL: khoản 1 Điều 68 LDN 2020.
15 - Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng hai cách: tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp
nhận thêm vốn góp của thành viên mới. Ví dụ như khi tăng vốn điều lệ trong công ty
bằng cách tăng vốn góp của thành viên, trường hợp các thành viên đều đồng ý góp
thêm thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ theo tỷ lệ tương ứng
với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty, nghĩa là tỷ lệ phần vốn góp của
20 các thành viên không thay đổi.

25

2
II. TÌNH HUỐNG.

1. Tình huống 1:

(1) Nếu công ty này tăng vốn điều lệ thêm 1 tỷ đồng thì có những cách thức tăng vốn
điều lệ nào?
5 CSPL: Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 công ty X có thể tăng vốn điều lệ thêm 1 tỷ
đồng bằng 2 cách tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên
mới.

Giả sử Công ty X tăng vốn điều lệ bằng cách điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương
ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty thì có phù hợp với quy định của Luật
10 Doanh nghiệp không? Giải thích.

Công ty X tăng vốn điều lệ bằng cách điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá
trị tài sản tăng lên của công ty”. Việc này không phù hợp với quy định của pháp luật. Vì công
ty X tăng vốn điều lệ nhưng không theo quy định tại k1 Đ68 LDN 2020.
(2) A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác thì A phải làm gì?

15 A phải chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại hoặc
cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc
không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán (điểm b K1 Đ52)

A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hoặc 100
triệu đồng hay không? Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công ty có
20 thay đổi không?

A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 1tỷ hoặc 100tr, giá
chuyển nhượng là do các bên thỏa thuận với nhau và LDN 2020 cũng không có quy định về
giá chuyển nhượng phần vốn góp. Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công
ty không thay đổi, vì A chuyển nhượng 10% vốn điều lệ của mình với giá 1tỷ hoặc 100tr.
25 (3) B bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV, thì B có thể yêu cầu Công ty
mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi Công ty hay không?

Nếu B bỏ phiếu không tán thành các quyết định của HĐTV về các vấn đề được quy định
tại k1 Đ51 LDN 2020 thì B có thể yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp của mình để rút
khỏi Công ty.

3
Nếu B thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, B có thể
bán phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hay không?

B không thể bán phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng (trừ trường hợp giá thị trường
phần vốn góp của B là 1 tỷ hoặc B và công ty thỏa thuận giá bán là 1tỷ) k3 Đ51 LDN 2020.

5 Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 01 tỷ thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi
không?

Theo khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nếu công ty mua lại vốn của B với giá
01 tỷ thì vốn điều lệ của công ty thay đổi, và lúc này vốn điều lệ của Công ty đã giảm xuống.
(4) Anh/chị hãy cho biết những người sau đây có được trở thành thành viên công ty X
10 không?
- M được A tặng toàn bộ phần vốn góp của A?
Căn cứ khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nếu M là người thừa kế theo pháp
luật của A thì đương nhiên M là thành viên của công ty, còn nếu M không là người thừa kế
theo pháp luật thì M phải được Hội đồng thành viên chấp thuận mới có thể là thành viên.
15 - N được thừa kế phần vốn góp của B?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 thì N đương nhiên là thành viên của công ty.
- Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C?

Theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Y có thể là thành
viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

20

4
2. Tình huống 2

(1) A sở hữu 10% vốn điều lệ của Công ty X thì A có quyền triệu tập họp HĐTV
không?

A không có quyền triệu tập họp HĐTV. A chỉ có quyền yêu cầu triệu tập HĐTV theo quy
5 định tại điểm a khoản 2 Điều 49 LDN 2020. Tuy nhiên, A sẽ được quyền triệu tập HĐTV
trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo
yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu
cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên theo khoản 1 Điều
57 LDN 2020.

10 (2) Cuộc họp HĐTV của Công ty X được triệu tập và chỉ có 1 thành viên dự họp có
thể hợp lệ không?

Hợp lệ: theo điểm b khoản 2 Điều 58 LDN 2020. 

b) Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo
quy định tại điểm a khoản này, thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 10
15 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ ba được tiến
hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên
dự họp.

Vì vậy, nếu như cuộc họp HĐTV này diễn ra lần thứ 3 thì mới được hợp lệ nếu có 1
thành viên dự họp. 

20 (3) Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên đại diện cho 10% vốn điều lệ dự họp thì có
thể hợp lệ không?

Hợp lệ. CSPL: Điểm b khoản 2 Điều 58 LDN 2020. 

b) Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo
quy định tại điểm a khoản này, thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 10
25 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ ba được tiến
hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên
dự họp.

5
Vì vậy, nếu như cuộc họp HĐTV này diễn ra lần thứ 3 thì mới được hợp lệ nếu chỉ có số
thành viên đại diện cho 10% vốn điều lệ dự họp.

(4) Cuộc họp HĐTV đầu tiên dự định tổ chức vào ngày 03/03/2016 nhưng chỉ có số
thành viên đại diện cho 50% vốn điều lệ dự họp. Cho nên, ngày 30/03/2016 công
5 ty tổ chức cuộc họp khác và cũng chỉ có số thành viên dự họp đại diện cho 50%
vốn điều lệ của công ty. Cuộc họp ngày 30/03/2016 có hợp lệ không?

Hợp lệ: theo điểm a k2 Đ58 LDN 2020 “Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần
thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này và Điều lệ công ty
không có quy định khác thì việc triệu tập họp Hội đồng thành viên được thực hiện như sau:

10 a) Thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định
họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có số thành
viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;

Vì vậy, lần 1 không đủ số thành viên theo quy định của K1 DD58 LDN 2020, công ty tổ
chức lần 2 ngày 30/3/2016 là hợp lệ. Vì nó đáp ứng được điều kiện tại Điểm a K2 Điều này
15 là  có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;

(5) Công ty X dự định bán một tài sản có giá trị 05 tỷ đồng. Việc bán tài sản này có
cần phải triệu tập cuộc họp HĐTV để thông qua hay không?

Việc bán tài sản này cần phải triệu tập cuộc họp HĐTV để thông qua theo điểm b k3 Đ59
LDN 2020. 

20 b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp
trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài
sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị
khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải
thể công ty.

25 Vì đây là tài sản của công ty, là tài sản chung nên cần phải triệu tập họp HĐTV để lấy ý
kiến và biểu quyết được quy định tại điều trên. 

(6) Ông A là thành viên sở hữu 40% vốn điều lệ của Công ty X, ông cũng là Giám
đốc công ty. Công ty X thuê nhà của ông A để mở chi nhánh. Hợp đồng này có

6
cần được HĐTV Công ty X thông qua hay không? Nêu điều kiện để nghị quyết
HĐTV được thông qua?

Hợp đồng này cần được HĐTV Công ty X thông qua: điểm b K2 Đ59 LDN 2020. 

2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn
5 đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:

b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;

Điều kiện để nghị quyết được thông qua bởi HĐTV: k1, k3 Đ59 LDN 2020.

1. Hội đồng thành viên thông qua nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết
tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. 

10 3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của
Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:

a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp
trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp
15 trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài
sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị
khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải
thể công ty

7
3. Tình huống 3

1. Tháng 2/2016, ông E và ông F có dự định gửi văn bản yêu cầu Chủ tịch HĐTV triệu
tập họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty. Ông E
và ông F có thể thực hiện việc này hay không? Vì sao?

5 Ông E và ông F có thể yêu cầu Chủ tịch HĐTV triệu tập họp HĐTV. Vì theo Khoản 3
Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 “3. Trường hợp công ty có một thành viên sở
hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy
định tại khoản 2 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định
tại khoản 2 Điều này.” Dẫn đến theo điểm a Khoản 2 Điều 49 Luật Doanh nghiệp thì thành
10 viên có thể yêu cầu triệu tập họp HĐTV để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.

2. Tháng 7/2016, ông M đã nhân danh Công ty Sông Tranh ký hợp đồng thuê một tài
sản của ông N.

Các thành viên còn lại cho rằng việc làm này của ông M là trái với quy định của pháp
luật, bởi vì đây là loại hợp đồng phải được sự chấp thuận của HĐTV Công ty Sông
15 Tranh. Anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về việc làm của ông M và ý kiến của các
thành viên còn lại?

Ý kiến của các thành viên còn lại là hợp lý còn việc làm của ông M là hành vi trái pháp
luật. Vì hợp đồng thuê tài sản giữa công ty Sông Tranh với một thành viên của công ty là ông
N phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

20 CSPL: Điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 67 LDN 2020

3. Giả sử HĐTV Công ty họp để xem xét việc thông qua hợp đồng nêu trên, nhưng ông
F không tham gia, anh/chị hãy nêu điều kiện để hợp đồng được thông qua.

Thành viên N có liên quan trong hợp đồng thuê tài sản này nên không được tính vào việc
biểu quyết. Ông F không tham gia họp. Hợp đồng trên được chấp thuận nếu có sự tán thành
25 của số thành viên đại diện ít nhất 65% có quyền biểu quyết.

Số vốn có quyền biểu quyết còn lại là: 1 tỷ - 40tr – 20tr = 940tr

Để được thông qua: 65% x 940tr = 611tr

8
Hợp đồng trên được ông M đồng ý ký kết mà ông M sở hữu 910tr vốn có quyền biểu
quyết nên hợp đồng này 100% được thông qua.

CSPL: điểm a khoản 3 Điều 59 LDN 2020.

9
4. Tình huống 4

Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 thì việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền
sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang cho công ty. Kể từ đó, tài sản không
5 còn là của A mà chuyển quyền sở hữu sang cho công ty X. Vì vậy, giá trị căn nhà tăng lên
thuộc về công ty.

A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền
mặt được không? Căn cứ pháp lý?

A không thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền
10 mặt được. Vì tài sản lúc này không thuộc sở hữu của riêng A mà thuộc quyền sở hữu của
công ty X. Việc chuyển nhượng cần có quyết định của Hội đồng thành viên. Căn cứ theo
khoản 2 Điều 47 thì thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác
với tài sản đã cam kết nếu được tán thành trên 50% số thành viên còn lại (trong thời hạn 90
ngày) nhưng ở tình huống thì B và C không tán thành việc này.

15 Giả sử  B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp
luật không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì vi phạm pháp luật, cụ thể
là ở khoản 2 Điều 47 LDN 2020, dù trong khoản 2 Điều 47 không quy định rõ ràng nhưng ta
có thể ngầm hiểu thành 2 trường hợp.

20 Trường hợp 1 là nếu trong vòng 90 ngày, thành viên đã góp vốn đúng với loại tài sản đã
cam kết nhưng chưa chuyển quyền sở hữu thì thành viên có thể thay đổi một loại tài sản khác
nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Trường hợp 2 là nếu cũng trong vòng 90 ngày đó, thành viên đã góp vốn đúng với loại tài
sản đã cam kết và đã chuyển quyền sở hữu cho công ty thì dù được sự tán thành của trên 50%
25 số thành viên còn lại thì thành viên này cũng không thể thay đổi góp vốn bằng loại tài sản
khác. Trong trường hợp trên thì A đã góp căn nhà đó và công ty cũng lấy căn nhà đó làm trụ
sở, nghĩa là A đã chuyển quyền sở hữu cho công ty, Vậy nên A không thể rút lại căn nhà và
góp tiền thay thế được.

10
11
5. Tình huống 5

Công ty TNHH Phương Đông

1. Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An có đúng không?
Tại sao?

5 Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An là không đúng. Vì căn
cứ vào Điểm c Khoản 2 và Khoản 3 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020, thì để cách chức
giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An thì phải được thông qua bằng biểu quyết tại
cuộc họp Hội đồng thành viên và được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn
góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành trong khi ông Chương chỉ sở hữu 50%
10 vốn điều lệ công ty.

2. Việc Bình nhân danh công ty Phương Đông ký hợp đồng vay nợ của Trường
Xuân có đúng pháp luật không?

Việc Bình nhân danh công ty Phương Đông ký hợp đồng vay nợ của Trường Xuân
không đúng pháp luật. Vì hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều
15 lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài
chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn
quy định tại Điều lệ công ty phải được HĐTV thông qua. CSPL: điểm d khoản 2 Điều 55
Luật Doanh nghiệp 2020.

20

25

12

You might also like