You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT DÂN SỰ

PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH


BÀI TẬP CHƯƠNG III
GIẢNG VIÊN: TĂNG THỊ BÍCH DIỄM
NHÓM 5 LỚP DS45.1

Danh sách thành viên

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN


1 Đỗ Nguyễn Hoàng Anh 2053801012009
2 Tạ Minh Anh 2053801012023
3 Trần Tuyết Anh 2053801012026
4 Bùi Công Dân 2053801012044
5 Hoàng Thị Đào (nhóm trưởng) 2053801012047
6 Phan Thành Đạt 2053801012051
7 Nguyễn Phương Đông 2053801012060
8 Đỗ Thị Hương Giang 2053801012069
9 Đỗ Mỹ Hằng 2053801012083
Năm học 2021-2022
MỤC LỤC CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH............................................................... 1
I. Nhận định.....................................................................................................1
Câu 1. Tất cả những cá nhân thuô ̣c đối tượng bị cấm thành lâ ̣p doanh nghiêp̣ đều
không thể trở thành thành viên công ty hợp danh....................................................1
Câu 2. Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty..........................1
Câu 3. Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
đều có thể là người đại diêṇ theo pháp luâ ̣t của công ty. .........................................1
Câu 4. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn
khỏi công ty nếu không được sự chấp thuâ ̣n của các thành viên hợp danh còn lại.
....................................................................................................................................... 2
Câu 5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành
viên (HĐTV).................................................................................................................2
Câu 6. CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. ............................2
Câu 7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhâ ̣n và
bồi thường thiêṭ hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiêṇ các hoạt
đô ̣ng kinh doanh. ........................................................................................................2
II. Tình huống...................................................................................................4
Tình huống 1................................................................................................................4
(i) Sau 02 năm hoạt đô ̣ng, Phúc đề nghị chuyển nhượng toàn bô ̣ phần vốn góp của
mình cho em trai là Phát và yêu cầu công ty không được tiếp tục sử dụng tên
mình ghép vào tên công ty. Các đề nghị của Phúc gă ̣p mô ̣t số vấn đề sau đây, về
viêc̣ chuyển nhượng vốn, Hưng chấp nhâ ̣n nhưng Thịnh không đồng ý; về yêu cầu
đổi tên, cả 02 thành viên Hưng và Thịnh đều không đồng ý với lý do uy tín của
công ty đã gắn liền với cái tên “Phúc Hưng Thịnh”. Hỏi:
- Phát có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty không khi mà viêc̣ này
chỉ được sự đồng ý của Hưng?....................................................................................4
- Viêc̣ Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luâ ̣t
không?
....................................................................................................................................... 4
(ii) Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhâ ̣n thức và bị Tòa
án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn lại trong công ty cho
rằng tư cách thành viên góp vốn của An đã chấm dứt nhưng sau đó vợ của An có
yêu cầu công ty giữ nguyên tư cách thành viên góp vốn của An để chị tiếp tục
quản lý. Vâ ̣y, yêu cầu của vợ An có phù hợp với quy định của pháp luâ ̣t không?
....................................................................................................................................... 4
Tình huống 2................................................................................................................5
(i) Ngày 25/8/2015, C với tư cách là chủ tịch Hô ̣i đồng thành viên kiêm Giám
đốc công ty đã triêụ tâ ̣p họp Hô ̣i đồng thành viên để quyết định mô ̣t dự án đầu tư
của công ty. Phiên họp được triêụ tâ ̣p hợp lê ̣ với sự tham dự của tất cả các thành
viên. Khi biểu quyết thông qua quyết định dự án đầu tư của công ty thì chỉ có A,
C, D và E biểu quyết chấp thuâ ̣n thông qua dự án. Vâ ̣y quyết định của Hô ̣i đồng
thành viên có được thông qua hay không?................................................................5
(ii) B muốn chuyển nhượng toàn bô ̣ phần vốn của mình tại công ty cho người
khác và B cho rằng viêc̣ chuyển nhượng này nếu được Hô ̣i đồng thành viên công
ty X đồng ý thì sẽ được. Ý kiến của B có đúng không? Tại sao?..............................5
(iii) Ngày 16/06/2018, Công ty X bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu
cầu ông G (là mô ̣t thành viên hợp danh cũ bị công ty khai trừ vào năm 2016) liên
đới chịu trách nhiêm
̣ về các khoản nợ của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với
quy định của pháp luâ ̣t không? .................................................................................6
Tình huống 3................................................................................................................7
(i)Hành vi của ông Nhân có phải là hành vi vi phạm pháp luâ ̣t doanh nghiêp?
̣ ....7
(ii) Công ty có quyền khai trừ ông Nhân không?.....................................................7
(iii) Cuô ̣c họp ra quyết định khai trừ ông Nhân có hợp pháp không?.....................7
1

CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH


I. Nhận định

Câu 1: Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều
không thể trở thành thành viên công ty hợp danh
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 2 Điều 17 và khoản 1 Điều 177
- Công ty hợp danh có 2 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn. Thành viên hợp danh thuộc các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý
doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty hợp danh. Nhưng có
thể trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh. Như vậy, cá nhân thuộc
đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều có thể trở thành thành viên công ty
hợp danh là thành viên góp vốn.

Câu 2: Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty
- Nhận định sai.
- Vì Theo khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, quy định như sau: “Người
quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp
tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội
đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết
giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.
- Như vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định rất rõ người quản lý doanh
nghiệp là những người giữ chức vụ chính trong doanh nghiệp, nhân danh công
ty ký kết giao dịch của công ty như: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp
danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc

Câu 3: Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
đều có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty
- Nhận định đúng.
- Căn cứ Khoản 1 Điều 184 LDN 2020, các thành viên hợp danh là người đại
diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng
ngày của công ty.
2

Câu 4: Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn
khỏi công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại
- Nhận định sai.
- Căn cứ Khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh có
quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Đồng
thời, căn cứ vào Khoản 1 Điều 182, hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành
viên. Vì vậy, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút
vốn khỏi công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh
còn lại.

Câu 5: Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành
viên (HĐTV)
- Nhận định sai.
- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 187 LDN 2020, không chỉ có thành viên hợp danh
mới có quyền biểu quyết mà còn có cả thành viên góp vốn, vì điển a khoản 1
Điều 187 LDN 2020 quy định: thành viên góp vốn có quyền tham gia họp, thảo
luận, biểu quyết tại HĐTV.

Câu 6: CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Nhận định đúng.
- Căn cứ Khoản 2 Điều 184 Luật Doanh Nghiệp 2020. Theo quy định về luật
dành cho công ty hợp danh thì bắt buộc giám đốc, tổng giám đốc phải là thành
viên hợp danh. Bởi vì toàn bộ trách nhiệm và tài sản của công ty các thành viên
hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình. Đồng thời,
căn cứ Khoản 1 Điều 182: Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội
đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành
viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty
không có quy định khác.
- Nói cách khác quyền lợi và nghĩa vụ của công ty gắn chặt với từng cá nhân cho
nên không được phép thuê giám đốc để điều hành công ty hợp danh. Vì vậy,
giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thành viên hợp danh của Hội đồng thành
viên, có thể đồng thời kiêm giám đốc và tổng giám đốc.

Câu 7: Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và
bồi thường thiệt hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt
động kinh doanh
- Nhận định sai.
3

- Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 181: “Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận
và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công
ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ
hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty”. Trong trường
hợp thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiê ̣n các hoạt đô ̣ng kinh doanh mà
được cho là có lợi cho công ty và đem giao nộp đầy đủ cho công ty thì không phải
bồi thường thiệt hại cho công ty.
4

II. Tình huống


1. Tình huống 1
Công ty hợp danh Phúc Hưng Thịnh (có vốn điều lê ̣ là 100.000.000 đồng) gồm ba
thành viên hợp danh là (Phúc góp 40% vốn điều lê ̣), Hưng (góp 30%), và Thịnh (góp
10%); và hai thành viên góp vốn là An (góp 10% vốn điều lê ̣) và Nhàn (góp 10%).
Sinh viên hãy giải quyết các tình huống sau:
(i) Sau 02 năm hoạt đô ̣ng, Phúc đề nghị chuyển nhượng toàn bô ̣ phần vốn góp của
mình cho em trai là Phát và yêu cầu công ty không được tiếp tục sử dụng tên
mình ghép vào tên công ty. Các đề nghị của Phúc gă ̣p mô ̣t số vấn đề sau đây, về
viêc̣ chuyển nhượng vốn, Hưng chấp nhâ ̣n nhưng Thịnh không đồng ý; về yêu cầu
đổi tên, cả 02 thành viên Hưng và Thịnh đều không đồng ý với lý do uy tín của
công ty đã gắn liền với cái tên “Phúc Hưng Thịnh”. Hỏi:
- Phát có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty không khi mà viêc̣ này
chỉ được sự đồng ý của Hưng?
- Viêc̣ Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luâ ̣t không?
Trả lời: Phát không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty khi việc này chưa
được sự đồng ý của Hưng. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 180 LDN 2020 thì hành viên hợp
danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty
cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh
còn lại. Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên không phù hợp với quy định của pháp luật vì
không được sự đồng ý của 2 thành viên hợp danh còn lại.
(ii) Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhâ ̣n thức và bị Tòa
án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn lại trong công ty cho
rằng tư cách thành viên góp vốn của An đã chấm dứt nhưng sau đó vợ của An có
yêu cầu công ty giữ nguyên tư cách thành viên góp vốn của An để chị tiếp tục
quản lý. Vâ ̣y, yêu cầu của vợ An có phù hợp với quy định của pháp luâ ̣t không?
Trả lời: Căn cứ theo trong tình huống trên thì người đại diện hợp pháp theo quy định
của pháp luật là vợ của An (Điều 53 và Điều 136 BLDS 2015). Khoản 3 Điều 53 LDN
2020 thì trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong
công ty được thực hiện thông qua người đại diện. Vì vậy mà yêu cầu của vợ An hoàn
toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Tình huống 2
5

Công ty hợp danh X gồm năm thành viên hợp danh là A, B, C, D và E; và mô ̣t
thành viên góp vốn là F. Điều lê ̣ của công ty không có quy định khác với các quy
đinh của luâ ̣t doanh nghiêp.̣ Tại công ty này có xảy ra các sự kiêṇ pháp lý sau:
(i) Ngày 25/8/2015, C với tư cách là chủ tịch Hô ̣i đồng thành viên kiêm Giám đốc
công ty đã triêụ tâ ̣p họp Hô ̣i đồng thành viên để quyết định mô ̣t dự án đầu tư của
công ty. Phiên họp được triêụ tâ ̣p hợp lê ̣ với sự tham dự của tất cả các thành viên.
Khi biểu quyết thông qua quyết định dự án đầu tư của công ty thì chỉ có A, C, D
và E biểu quyết chấp thuâ ̣n thông qua dự án. Vâ ̣y quyết định của Hô ̣i đồng thành
viên có được thông qua hay không?
Trả lời: Quyết định của hội đồng thành viên được thông qua vì căn cứ Khoản 1 Điều
182 Luật Doanh nghiệp 2020: “Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội
đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng
thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy
định khác.”. Đồng thời, căn cứ Khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020: “Hội đồng
thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ
công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư
tổng số thành viên hợp danh tán thành”. Điểm d: quyết định dự án đầu tư.
(ii) B muốn chuyển nhượng toàn bô ̣ phần vốn của mình tại công ty cho người
khác và B cho rằng viêc̣ chuyển nhượng này nếu được Hô ̣i đồng thành viên công
ty X đồng ý thì sẽ được. Ý kiến của B có đúng không? Tại sao?
Trả lời: Ý kiến của B là chưa đúng vì theo k3 Đ180 LDN 2020 “Thành viên hợp danh
không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ
chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn
lại”.
(iii) Ngày 16/06/2018, Công ty X bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu cầu ông
G (là mô ̣t thành viên hợp danh cũ bị công ty khai trừ vào năm 2016) liên đới chịu
trách nhiêm ̣ về các khoản nợ của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với quy định
của pháp luâ ̣t không?
Trả lời: Có 2 trường hợp:
- Thứ nhất, các khoản nợ công ty X trước ngày chấm dứt tư cách thành viên của ông
G (năm 2016): Yêu cầu này không phù hợp với quy định của pháp luật vì ông G đã
bị khai trừ nên đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty X (điểm c
khoản 1 Điều 185 LDN 2020) vào năm 2016. Vì vậy, ông G không phải là thành
viên của công ty X nên không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.
6

- Thứ hai, các khoản nợ công ty X sau ngày chấm dứt tư cách thành viên của ông G
(năm 2016): Căn cứ vào Khoản 5 Điều 185, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm
dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1
Điều 185 thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách
thành viên. Mà ông G là người bị khai trừ khỏi công ty trong thời hạn 02 năm (từ
năm 2016 đến ngày 16/06/2018) nên yêu cầu này của công ty X là phù hợp với quy
định của pháp luật.
7

3. Tình huống 3:
Công ty Luâ ̣t hợp danh Trí Nghĩa gồm bốn thành viên hợp danh là Nhân, Lễ, Tín, Tâm.
Ông Tâm là chủ tich hô ̣i đồng thành viên kiêm giám đốc công ty. Trong quá trình hoạt
đô ̣ng, giữa các ông nảy sinh bất đồng trong viêc̣ điều phối và phân chia lợi nhuâ ̣n. Ông
Nhân ngoài viê ̣c đảm nhâ ̣n các công viê ̣c của công ty còn tự nhâ ̣n khách hàng tư vấn
với danh nghĩa cá nhân và hưởng thù lao trực tiếp từ khách hàng. Khi các thành viên
còn lại biết viê ̣c làm của ông Nhân đã triê ̣u tâ ̣p Hô ̣i đồng thành viên để giải quyết vấn
đề này. Tuy nhiên, ông Nhân không tham dự cuô ̣c họp. Sau đó, vì công viêc̣ của công
ty ngày càng trì trê ̣ do mâu thuẫn giữa các thành viên, ông Tâm triê ̣u tâ ̣p họp Hô ̣i đồng
thành viên nhưng không mời ông Nhân vì nghĩ có mời ông Nhân cũng không đi. Kết
quả, ông Lễ, Tín và Tâm đều biểu quyết thông qua quyết định khai trừ ông Nhân ra
khỏi công ty với lý do làm mất đoàn kết nô ̣i bô ̣ và cạnh tranh trực tiếp với công ty.
(i) Hành vi của ông Nhân có phải là hành vi vi phạm pháp luâ ̣t doanh nghiêp?
̣
Trả lời:
Hành vi của ông Nhân là vi phạm pháp luật doanh nghiệp. Vì ông đã tự mình
nhân danh cá nhân để tư vấn khách hàng và tư lợi. Rơi vào trường hợp hạn chế
quyền đối với các thành viên hợp doanh
.
Căn cứ Khoản 2 Điều 180 LDN 2020: “Thành viên hợp danh không được nhân
danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh
doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”.
(ii) Công ty có quyền khai trừ ông Nhân không?
Trả lời:
Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 182 LDN 2020 quy định hội đồng thành viên
có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công
ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần
tư tổng số thành viên hợp danh tán thành là chấp thuận thành viên hợp danh rút
khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên. Vậy, HĐTV đã có cuộc họp
và có ông Lễ, Tín và Tâm đều biểu quyết thông qua quyết định khai trừ ông
Nhân ra khỏi công ty. Và đã đáp ứng đủ điều kiện của điều luật trên là ít nhất ¾
tổng số thành viên hợp doanh tán thành.

Căn cứ Theo điểm b khoản 3 Điều 185 Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi
công ty trong trường hợp vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này. Như vậy
8

theo quy định trên do ông Nhân ngoài viê ̣c đảm nhâ ̣n các công viêc̣ của công ty
còn tự nhâ ̣n khách hàng tư vấn với danh nghĩa cá nhân và hưởng thù lao trực
tiếp từ khách hàng nên ông đã vi phạm quy định tại Điều 180. Như vậy, theo
quy định của pháp luật có thể khẳng định công ty có quyền khai trừ ông Nhân.
(iii)Cuô ̣c họp ra quyết định khai trừ ông Nhân có hợp pháp không?
Trả lời
Cuô ̣c họp ra quyết định khai trừ ông Nhân không hợp pháp vì đã quy phạm Điều
183 LDN 2020 về triệu tập họp HĐTV. Dù ông Nhân có đi hay không thì cũng
phải mời. Vì theo nguyên tắc, ông nhân vẫn là Thành viên HĐTV, có quyền bỏ
phiếu và biểu quyết. Không được nghĩ theo hướng lần trước không đi thì lần sau
cũng sẽ không đi.

HẾT

You might also like