You are on page 1of 45

ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu đặc tính của hệ thống truy cập


quang-vô tuyến MMW/RoF sử dụng EDFA và
máy thu tách sóng trực tiếp (DD).

Bảng phân công nhiệm vụ

STT Họ và tên Nhiệm vụ

1 Nguyễn Lê Trường Hải Tìm tài liệu chương 2, 4. Mô phỏng, nhận xét,
tổng hợp báo cáo
2 Đặng Tấn Tài Tìm tài liệu chương 1, 3. Mô phỏng, nhận xét

MMW_RoF Access System Trang 1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN QUA
SỢI QUANG ROF
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................................4
1.1 Giới thiệu chương............................................................................................................................6
1.2 Khái niệm về kỹ thuật truyền sóng vô tuyến trên sợi quang RoF.........................................................7
1.3 Các thành phần cơ bản của tuyến RoF...................................................................................................8
1.4 Những ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật RoF..................................................................................9
1.4.1 Ưu điểm..........................................................................................................................................9
1.4.2 Nhược điểm...................................................................................................................................10
1.5 Ứng dụng của kỹ thuật RoF.................................................................................................................10
1.6 Các kỹ thuật điều chế và tách sóng trong hệ thống RoF.......................................................................12
1.6.1 Kỹ thuật điều chế tại đầu phát......................................................................................................12
1.6.1.1 Kỹ thuật điều chế trực tiếp (Direct Modulation – DM).........................................................12
1.6.1.2 Kỹ thuật điều chế ngoài (External Modulation).....................................................................12
1.6.2 Kỹ thuật tách sóng tại đầu thu.......................................................................................................13
1.6.2.1 Kỹ thuật tách sóng trực tiếp....................................................................................................13
1.7 Kết luận chương...................................................................................................................................14
CHƯƠNG 2:MẠNG TRUY CẬP DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI
2.1 Giới thiệu chương................................................................................................................................15
2.2 Sơ lược về mạng 5G.............................................................................................................................15
2.3 Các yêu cầu trong thế hệ mạng 5G.......................................................................................................15
2.4 Băng tần sử dụng trong 5G..................................................................................................................17
2.5 Trạm cell nhỏ (Small cell)....................................................................................................................18
2.6 Xu thế mạng truy nhập vô tuyến hiện tại và sự chuyển sang băng tần milimet....................................20
2.6.1 Mạng truy nhập vô tuyến hiện tại..................................................................................................20
2.6.2 Sự chuyển sang băng tần milimet.................................................................................................20
2.7 Kết luận chương...................................................................................................................................23
CHƯƠNG 3 : CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG Ở PHẦN VÔ TUYẾN
3.1 Giới thiệu chung..................................................................................................................................24
3.2 Giới thiệu kênh truyền sóng trong môi trường không gian tự do.........................................................24
3.3 Các hiện tượng xảy ra trong lan truyền sóng........................................................................................24

MMW_RoF Access System Trang 2


3.3.1 Khúc xạ.........................................................................................................................................24
3.3.2 Phản xạ..........................................................................................................................................24
3.3.3 Nhiễu xạ........................................................................................................................................25
3.3.4 Fading...........................................................................................................................................25
3.4 Các hiện tượng ảnh hưởng đến chất lượng lan truyền sóng trong không gian tự do.............................26
3.4.1 Suy hao trên đường truyền............................................................................................................26
3.4.2 Hiện tượng truyền sóng đa đường................................................................................................26
3.4.3 Hiệu ứng bóng râm(shadowing)....................................................................................................27
3.4.4 Kênh truyền phân bố Rayleigh......................................................................................................27
3.5 Mô hình liên kết sóng MMW/ROF trong mạng truyền thông di động.................................................28
3.6 Các khối trong Mobile Host.................................................................................................................29
3.6.1 Bộ khuếch đại nhiễu thấp (LNA)..................................................................................................29
3.6.2 Bộ trộn tần (MIX).........................................................................................................................29
3.6.3 Bộ khuếch đại trung tần (MPA)....................................................................................................29
3.7 Biểu thức tính SNDR và BER dùng trong đường truyền quang - vô tuyến..........................................30
3.8 Kết luận chương...................................................................................................................................34
CHƯƠNG 4 : KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ
4.1. Giới thiệu chương...............................................................................................................................35
4.2. Mô hình hệ thống MMW/RoF truy cập quang - vô tuyến sử dụng bộ khuếch đại quang EDFA và máy
thu tách sóng trực tiếp................................................................................................................................35
4.3. Kết quả khảo sát đặc tính hệ thống, phân tích và nhận xét..................................................................37
4.3.1. Khảo sát tỉ lệ lỗi bit BER theo công suất phát tại đầu ra của bộ MZM (P phát) tương ứng với các hệ
số tán sắc của sợi quang khác nhau........................................................................................................37
4.3.2. Khảo sát tỉ lệ lỗi bit BER theo công suất phát tại đầu ra của bộ MZM (P phát) tương ứng với các tần
số vô tuyến khác nhau............................................................................................................................39
4.3.3. Khảo sát tỉ lệ lỗi bit BER theo khoảng cách vô tuyến từ trạm BTS đến điện thoại di động tương
ứng với các hệ số tán sắc của sợi quang khác nhau................................................................................41
4.4. Kết luận chương..................................................................................................................................42
Kết luận chung và hướng phát triển đề tài..................................................................................................43
Tài Liệu Tham Khảo..................................................................................................................................44

MMW_RoF Access System Trang 3


LỜI NÓI ĐẦU
 Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về trao đổi thông tin ngày
càng lớn. Để đáp ứng những nhu cầu đó, đòi hỏi mạng lưới viễn thông phải có tốc độ
cao, dung lượng lớn. Các hệ thống truyền dẫn điện ngày càng rơi vào trạng thái “ bão
hòa” , hay nói cách khác tốc độ của môi trường truyền dẫn điện chỉ nằm trong một
giới hạn cho phép . Trong khi đó, yêu cầu của truyền dẫn của các mạng lưới viễn
thông ngày nay đã lên đến hàng Tb/s và thậm chí hơn thế. Việc ra đời mạng truyền
dẫn quang với băng thông gần như vô hạn đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đó. Bên
cạnh đó, thông tin vô tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội ngày
nay. Sự gia tăng liên tục của các thiết bị di động và không dây cùng với nhu cầu về
các dịch vụ băng rộng đã tạo áp lực phải tăng dung lượng của các hệ thống vô tuyến.
 Để kết hợp ưu điểm của mạng truy cập vô tuyến là tính linh hoạt và ưu điểm của
hệ thống thông tin sợi quang là mạng băng thông rộng, một kỹ thuật truy cập vô
tuyến mới được nghiên cứu và phát triển là kỹ thuật truyền sóng vô tuyến qua sợi
quang( Radio Over Fiber ). Kỹ thuật này được xem như là kỹ thuật truy cập vô tuyến
băng rộng trong tương lai . Đồng thời, hệ thống thông tin di động 3G, 4G hiện nay sử
dụng các sóng mang vô tuyến nằm ở dải băng tần thấp (khoảng vài GHz) nên chúng
mang thông tin tốc độ thấp, băng thông hẹp. Do đó, để đáp ứng với nhu cầu thông tin
di động thế hệ mới đa dịch vụ băng rộng (5G và sau 5G) người ta bắt đầu sử dụng các
sóng mang băng tần cao (hàng chục đến hàng trăm GHz) gọi là sóng milimet
(MMW).
 Ngoài ra, trên thực tế, việc triển khai các tuyến truyền dẫn sợi quang RoF tới từng
trạm thu phát gốc là không linh hoạt, đòi hỏi chi phí cao và không phải lúc nào cũng
có thể triển khai được, ví dụ ở những khu đô thị với mật độ xây dựng cao, những nơi
địa hình hiểm trở như qua sông hay qua núi. Chính vì thế, để tiết kiệm chi phí, tăng
tính linh hoạt và khả năng mở rộng khi ứng dụng công nghệ RoF trong việc truyền tải
tín hiệu MMW tới các trạm thu phát gốc, một giải pháp tiếp cận mới đang được quan
tâm nghiên cứu là triển khai các hệ thống truyền dẫn lai ghép MMW-RoF sử dụng cả
đường truyền dẫn quang RoF và đường truyền dẫn vô tuyến MMW. Chính vì lý do
đó, đồ án chuyên ngành của nhóm em với đề tài “ Nghiên cứu đặc tính của hệ thống
truy cập quang-vô tuyến MMW/RoF sử dụng EDFA và máy thu tách sóng trực tiếp
(DD)’’ sẽ tập trung thực hiện việc phân tích hoạt động, đánh giá chất lượng của hệ
thống MMW/RoF sử dụng EDFA. Để thực hiện được những nội dung trên, đồ án
được trình bày thành 4 chương sau đây :
- Chương 1 : Tổng quan về kỹ thuật truyền sóng vô tuyến qua sợi quang RoF
- Chương 2 : Mạng truy cập di động thế hệ mới
- Chương 3 : Các thành phần của hệ thống ở phần vô tuyến
- Chương 4 : Khảo sát đặc tính của hệ thống và đánh giá kết quả

MMW_RoF Access System Trang 4


 Để hoàn thành được đồ án này, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn vì sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, cung cấp tài liệu, động
viên và giải đáp nhiều thắc mắc trong suốt thời gian qua. Đồng thời giúp em có thêm
nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu sau này.
 Trong thời gian thực hiện, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng quá trình làm đồ án thì
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô chỉ bảo và góp ý để đồ án của
nhóm được hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn !

MMW_RoF Access System Trang 5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT MMW/RoF
1.1 Giới thiệu chương
- Những năm gần đây, nhu cầu thông tin di động thế hệ mới băng thông rộng tăng
lên nhanh chóng. Trên toàn cầu, lưu lượng dữ liệu di động sẽ tăng gấp 7 lần từ năm
2017 đến năm 2022, với tốc độ tăng trưởng là 46% đạt 77,5 exabyte mỗi tháng vào
năm 2022 (một exabyte bằng một tỉ gigabyte). Lưu lượng truy cập từ thiết bị không
dây và thiết bị di động sẽ chiếm 71% tổng lưu lượng IP vào năm 2022. Tuy nhiên, hệ
thống thông tin di động 3G, 4G hiện nay sử dụng các sóng mang vô tuyến nằm ở dải
băng tần thấp (khoảng vài GHz) nên chúng mang thông tin tốc độ thấp, băng thông
hẹp. Do đó, để đáp ứng với nhu cầu thông tin di động thế hệ mới đa dịch vụ băng
rộng (5G và sau 5G) người ta bắt đầu sử dụng các sóng mang băng tần cao (hàng
chục đến hàng trăm GHz) gọi là sóng milimet (MMW), có dải tần từ 30GHz đến
300GHz(để có thể mang tín hiệu có băng tần rất rộng (tốc độ bít rất cao).
- Hầu hết các công nghệ tương lai chủ yếu sử dụng dải bước sóng Milimet (MMW)
gồm băng tần Ka, V, W, Q, E và D cho hiệu quả sử dụng phổ tần cao, kích thước
anten nhỏ và độ khả dụng phổ tần lớn. Tuy nhiên, vì tần số ở dải bước sóng này cao
nên tổn hao tín hiệu trong không gian tự do và khí quyển lớn, làm hạn chế khoảng
cách truyền dẫn vô tuyến. Hệ thống thông tin quang-vô tuyến ở dải bước sóng
milimet (MMW/RoF-Millimeter Wave Radio-over-Fiber) còn được gọi là hệ thống
truyền dẫn di động (Mobile Backhaul/Fronthaul) được tập trung nghiên cứu để truyền
tín hiệu di động giữa các trạm.
- Chương này sẽ giới thiệu và đưa ra cái nhìn tổng quát về kỹ thuật truyền sóng vô
tuyến trên sợi quang thông qua các nội dung cơ bản sau đây :
 Khái niệm về kỹ thuật MMW/RoF
 Các thành phần cơ bản của tuyến MMW/RoF.
 Hệ thống truyền sóng vô tuyến qua sợi quang MMW/RoF
 Những ưu điểm và khuyết điểm của kỹ thuật MMW/RoF.
 Ứng dụng của kỹ thuật RoF.
 Các kỹ thuật điều chế và tách sóng trong hệ thống MMW/RoF.

MMW_RoF Access System Trang 6


1.2 Khái niệm về kỹ thuật truyền sóng vô tuyến trên sợi quang RoF

Hình 1.1 Mô hình của một hệ thống RoF tiêu biểu


- Hình 1.1 trình bày mô hình của một hệ thống MMW/RoF tiêu biểu bao gồm thiết
bị đầu cuối di đô ̣ng (MH), trạm gốc (BS), và trạm điều khiển trung tâm (CS). BS
(Base Station): có nhiệm vụ phát sóng vô tuyến nhận được từ CS đến các MH, nhận
sóng vô tuyến nhận được từ MH truyền về CS. BS không có chức năng xử lý tín hiê ̣u,
nó chỉ đơn thuần biến đổi từ thành phần điện/quang và ngược lại để chuyển về hoặc
nhận từ CS. Tùy bán kính phục vụ của mỗi BS mà số lượng BS để phủ sóng một
vùng là nhiều hay ít. Trong kiến trúc mạng RoF thì BS phải rất đơn giản.
- Mặc dù việc truyền tín hiệu vô tuyến qua sợi quang đã được ứng dụng trong nhiều
mục đích, như mạng truyền hình cáp và trạm gốc truyền hình vệ tinh, nhưng tên gọi
RoF thường được sử dụng cho các ứng dụng truy cập không dây.
 Các đặc điểm quan trọng của mạng RoF:
- Các chức năng điều khiển như ấn định kênh, điều chế, giải điều chế được tập trung
ở CS nhằm đơn giản hóa cấu trúc của BS. Các BS có chức năng chính đó là chuyển
đổi quang/điện, khuếch đại RF và chuyển đổi điện quang.
- Kiến trúc mạng tập trung cho phép khả năng cấu hình tài nguyên và cấp băng
thông động cho phép sử dụng băng thông hiệu quả hơn. Hơn nữa nhờ tính tập trung
nên khả năng nâng cấp và quản lý mạng đơn giản hơn.
- Do cấu trúc BS đơn giản nên sự ổn định cao hơn và quản lý số BS trở nên đơn
giản, ngoại trừ số lượng lớn.
- Đặc biệt là kỹ thuật RoF trong suốt với các giao diện vô tuyến và các giao thức vô
tuyến nên mạng có khả năng triển khai đa dịch vụ trong cùng thời điểm.
- Nếu khắc phục các nhược điểm trong RoF thì một CS có thể phục vụ được các BS
ở rất xa, tăng bán kính phục vụ của CS.

MMW_RoF Access System Trang 7


1.3 Các thành phần cơ bản của tuyến RoF

Hình 1.2 Mô hình hệ thống RoF điển hình


 Hình 1.2 mô tả một hệ thống RoF điển hình, bao gồm:
- Mobile Host (MH): đó là các thiết bị di động trong mạng đóng vai trò là các thiết
bị đầu cuối. Các MH có thể là điện thoại đi động, máy tính xách tay có tích hợp chức
năng, các PDA, hay các máy chuyên dụng khác có tích hợp chức năng truy nhập vào
mạng không dây.
- Base Station (BS): có nhiệm vụ phát sóng vô tuyến nhận được từ CS đến các MH,
nhận sóng vô tuyến nhận được từ MH truyền về CS. Mỗi BS sẽ phục vụ một
microcell. BS không có chức năng xử lý tín hiêu, nó chỉ đơn thuần biến đổi từ thành
phần điện/quang và ngược lại để chuyển về hoặc nhận từ CS. BS gồm 2 thành phần
quan trọng nhất là antenna và thành phần chuyển đổi quang điện ở tần số RF. Tùy
bán kính phục vụ của mỗi BS mà số lượng BS để phủ sóng một vùng là nhiều hay ít.
Bán kính phục vụ của BS rất nhỏ (vài trăm mét hoặc thấp hơn nữa chỉ vài chục mét)
và phục vụ một số lượng vài chục đến vài trăm các MH. Trong kiến trúc mạng RoF
thì BS phải rất đơn giản (do không có thành phần).
- Central Station (CS): là trạm xử lý trung tâm. Tùy vào khả năng của kỹ thuật RoF
mà mỗi CS có thể phục vụ các BS ở xa hàng chục km, nên mỗi CS có thể nối đến
hàng ngàn các BS. Do kiến trúc mạng tập trung nên tất cả các chức năng như định
tuyến, cấp phát kênh,… đều được thực hiện và chia sẽ ở CS vì thế có thể nói CS là
thành phần quan trọng nhất trong mạng RoF (cũng giống như tổng đài trong mạng
điện thoại). CS được nối đến các tổng đài, server khác.
- Sợi quang: Là môi trường truyền tải thông tin giữa các CS và BS dưới dạng ánh
sáng truyền trong sợi quang (sợi đơn mode hoặc đa mode) bằng hiện tượng phản xạ
toàn phần. Để tránh suy hao do tán sắc mode và suy hao trên sợi quang, sợi quang
thường được sử dụng là sợi đơn mode có suy hao khoảng 0.2 – 0.24 dB/km tại bước
sóng 1550 nm

MMW_RoF Access System Trang 8


- Đơn vị truy cập từ xa: Các bộ RAU chỉ thực hiện các chức năng như chuyển đổi
quang điện, khuếch đại, lọc để cấu trúc đơn giản hơn đồng thời giảm giá thành thiết
bị. Các hệ thống RoF thường được phân thành 3 loại chính tuỳ thuộc vào dải tần số
vô tuyến được truyền đi: Truyền dẫn tín hiệu băng tần cơ sở (BBoF), truyền dẫn tín
hiệu vô tuyến trung tần qua sợi quang (IFoF) và truyền dẫn trực tiếp tín hiệu RF qua
sợi quang (RoF).
- Một tuyến quang nối giữa BS và CS nhằm truyền dẫn tín hiệu giữa chúng với
nhau.
1.4 Những ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật RoF
1.4.1 Ưu điểm
 Suy hao thấp
Trong không gian tự do, suy hao do hấp thụ và bức xạ tăng khi tần số truyền tăng,
do đó khi truyền với tần số cao (băng tần mm) trong một khoảng cách truyền lớn phải yêu
cầu thiết bị tái sinh đắt tiền tại đầu thu. Tuy nhiên với việc sử dụng cáp quang sẽ đem lại
mức suy hao rất thấp đối với tín hiệu, kỹ thuật RoF có ưu điểm ở cả hai mặt đó là cung
cấp đường truyền nhiễu thấp ở băng tần milimet (mm) và sử dụng các thiết bị thu phát
đơn giản tại các Base Station (BS).
Với việc sử dụng các sợi quang đơn mode (SMF) trong truyền dẫn cho mức suy
hao dưới 0,2 dB/km và 0,5 dB/km tại các cửa sổ tần số 1550 nm và 1310 nm. Sợi quang
làm bằng chất dẻo (POFs) mới công bố gần đây có mức suy hao nằm trong khoảng tử 10
– 40 dB/km trong dãy tần số từ 500 – 1300 nm, mức suy hao này thấp hơn nhiều so với
sử dụng cáp đồng trục trước đây (suy hao > 500 dB/km với loại cáp 0,5 inch ở tần số 5
GHz).
 Băng thông rộng
Sợi quang cung cấp một băng thông khổng lồ, trong 3 cửa sổ tần số cho suy hao
thấp là 850 nm, 1310 nm và 1550 nm. Đối với sợi đơn mode (SMF), băng thông cực đại
ứng với ba cửa sổ trên có thể đạt đến 50 THz. Băng tần lớn cho phép xử lý tín hiệu tốc độ
cao, dễ dàng tích hợp các công nghệ đòi hỏi băng thông rộng như OTDM (Optical Time
Division Multiplexing) và DWDM (Dense Wavelenght Division Multiplexing), công việc
rất khó thực hiện trong hệ thống điện tử.
 Không chịu ảnh hưởng của nhiễu cao tần
Miễn dịch với nhiễu điện từ là một trong những ưu điểm rất thú vị của truyền
thông sợi quang, đặc biệt đối với truyền sóng băng tần milimet. Ưu điểm này có ý nghĩa
quan trọng trong bảo mật và an ninh quốc phòng.
 Dễ dàng lắp đặt và bảo trì
Trong hệ thống RoF, thiết bị đắt tiền và phức tạp nhất được đặt tại đầu cuối và
trạm trung tâm (CS) còn thiết bị tại các trạm gốc (BS) là tương đối đơn giản. Dễ dàng lắp
đặt, bảo trì cũng như giá thành thấp là một trong những yêu cầu quan trọng đối với hệ
thống truyền dẫn băng tần milimet.
MMW_RoF Access System Trang 9
 Công suất tiêu thụ thấp
Việc đơn giản hóa các trạm phát cơ sở (BS) đã giảm được công suât tiêu thụ. Hầu hết
các thiết bị phức tạp đều nằm ở đơn vị xử lý trung tâm (CS). Trong một số trường hợp,
các trạm phát cơ sở (BS) còn hoạt động ở chế độ thụ động, sử dụng năng lượng rất thấp
và không được nuôi bằng lưới điện.

1.4.2 Nhược điểm


 Tín hiệu truyền đi là tín hiệu tương tự:
Hệ thống RoF tương tự (ARoF) liên quan tới điều chế tương tự và tách sóng ánh
sáng nên về cơ bản đây là một hệ thống truyền dẫn tương tự. Do đó tín hiệu bị ảnh
hưởng bởi nhiễu và méo, đây là hạn chế trong các hệ thống thông tin tương tự cũng
như hệ thống MMW/RoF. Những ảnh hưởng này có xu hướng giới hạn là hệ số nhiễu
(NF) và dải động (DR) của các tuyến RoF. Do đó, để khắc phục nhược điểm của
ARoF nhằm nâng cao chất lượng hệ thống trong tương lai, người ta sẽ tiến hành
nghiên cứu và triển khai hệ thống RoF số DRoF.
- Dễ bị tác động bởi nhiễu:
Nguồn tạp âm trong đường truyền sợi quang tương tự bao gồm tạp âm cường độ
tương đối của laser, nhiễu pha laser, nhiễu của bộ tách sóng quang, nhiễu nhiệt của
bộ khuếch đại
- Méo dạng:
Đối với méo dạng trong hệ thống RoF, một trong những thành phần méo dạng
chính là dạng phi tuyến của quá trình điều chế, ngoài ra tán sắc của sợi cũng là yếu tố
gây méo dạng giới hạn khoảng cách truyền dẫn của hệ thống. Trong hệ thống RoF sử
dụng sợi đơn mode SMF (Single Mode Fiber), tán sắc màu là thành phần chính và
cũng là nguyên nhân làm tăng nhiễu pha sóng mang RF. Trong hệ thống RoF sử dụng
sợi đa mode MMF (Multi-Mode Fiber), tán sắc mode giới hạn nghiêm trọng băng tần
và khoảng cách truyền dẫn. Để khắc phục các méo dạng này các kỹ thuật bù có thể
được áp dụng tại bộ phát để tuyến tính hóa các đặc tính điều chế hoặc tại bộ thu thông
qua các kỹ thuật ước tính kênh và cân bằng.
1.5 Ứng dụng của kỹ thuật RoF
- Có nhiều ứng dụng trong thực tế có thể sử dụng kỹ thuật RoF như truyền thông vệ
tinh, truyền thông vô tuyến di động, truy cập băng rộng, hệ thống di động băng rộng
và wireless LAN Ví dụ như các hệ thống sử dụng công nghệ RoF có thể được dùng
trong các tòa nhà để phân phối các tín hiệu vô tuyến của cả hệ thống thông tin số liệu
lẫn di động.

MMW_RoF Access System Trang 10


Hình 1.3 Ứng dụng RoF trong các tòa nhà tích hợp hệ thống có dây và không dây.
- Trong trường hợp này hệ thống RoF trở thành hệ thống anten phân tán .Với các
ứng dụng tần số cao như mạng cá nhân WPAN, kích cỡ tế bào nhỏ bởi vì sự tổn hao
khi đi qua tường cao thì RoF thực sự rất hữu ích. Cơ sở hạ tầng sợi quang trong các
tòa nhà có thể sử dụng trong các ứng dụng hữu tuyến và vô tuyến như minh họa trong
hình 1.8. Sử dụng sợi đa mode MMF hoặc sợi chất dẻo POF thay vì sợi đơn mode
SMF cung cấp cho các RAU có thể giảm hơn nữa giá thành lắp đặt và bảo dưỡng, đặc
biệt với các ứng dụng trong nhà.
- Hệ thống RoF cũng sẽ có nhiều ứng dụng khác trong hiện tại và tương lai. Ví dụ
các máy di động của UMTS đòi hỏi phải điều khiển công suất máy phát sao cho các
mức công suất thu được tại BS là ngang bằng nhau nên các hệ thống phân phối RoF
có thể dùng phân phối tín hiệu UMTS cả trong nhà lẫn ngoài trời.
- Một ứng dụng khác là trong các hệ thống truy nhập vô tuyến cố định như
WiMAX, công nghệ RoF được sử dụng để truyền tín hiệu quang qua khoảng cách xa,
đưa những RAU đã đơn giản hóa đáng kể tới gần người dùng hơn. Từ đó các đường
truyền vô tuyến có thể giúp đạt được khả năng truy nhập băng rộng tới thuê bao với
chi phí hiệu quả.
- Trong trường hợp này hệ thống RoF trở thành hệ thống anten phân tán .Với các
ứng dụng tần số cao như mạng cá nhân WPAN, kích cỡ tế bào nhỏ bởi vì sự tổn hao
khi đi qua tường cao thì RoF thực sự rất hữu ích. Cơ sở hạ tầng sợi quang trong các
tòa nhà có thể sử dụng trong các ứng dụng hữu tuyến và vô tuyến như minh họa trong
hình 1.5. Sử dụng sợi đa mode MMF hoặc sợi chất dẻo POF thay vì sợi đơn mode
SMF cung cấp cho các RAU có thể giảm hơn nữa giá thành lắp đặt và bảo dưỡng, đặc
biệt với các ứng dụng trong nhà.
- Hệ thống RoF cũng sẽ có nhiều ứng dụng khác trong hiện tại và tương lai. Ví dụ
các máy di động của UMTS đòi hỏi phải điều khiển công suất máy phát sao cho các
mức công suất thu được tại BS là ngang bằng nhau nên các hệ thống phân phối RoF
có thể dùng phân phối tín hiệu UMTS cả trong nhà lẫn ngoài trời.

MMW_RoF Access System Trang 11


1.6 Các kỹ thuật điều chế và tách sóng trong hệ thống RoF
1.6.1 Kỹ thuật điều chế tại đầu phát
1.6.1.1 Kỹ thuật điều chế trực tiếp (Direct Modulation – DM)

Hình 1.4 Kỹ thuật điều chế trực tiếp


- Kỹ thuật điều chế trực tiếp được trình bày như hình 1.4, trong đó tín hiệu dòng
điểu khiển được đưa vào laser điều chế quang trực tiếp (Direct Modulation - DM) có
giá trị biến thiên theo dữ liệu được phát đi.
- Ưu điểm của kỹ thuật điều chế trực tiếp là sự đơn giản và rẻ tiền, được ứng dụng
nhiều trong các hệ thống thông tin quang hiện nay. Khi dùng sợi tán sắc thấp, hệ
thống sẽ trở nên tuyến tính. Tuy nhiên hạn chế của kỹ thuật điều chế trực tiếp là khả
năng đáp ứng tần số của laser là có giới hạn, laser điều chế trực tiếp chỉ có khả năng
hoạt động ở tần số tầm 10GHz. Có một số laser có thể hoạt động ở tần số 40 GHz
nhưng giá thành rất cao và không phổ biến trên thị trường.
1.6.1.2 Kỹ thuật điều chế ngoài (External Modulation)

Hình 1.5 Kỹ thuật điều chế ngoài


- Hình 1.5 trình bày kỹ thuật điều chế ngoài, trong đó sóng laser được cấp một tín
hiệu liên tục (Continous Wave - CW) để phát ra ánh sáng có năng lượng không đổi
theo thời gian. Thành phần thứ hai, được gọi là bộ điều biến được sử dụng như một
công tắc để cho ánh sáng đi qua tương ứng với tín hiệu điều chế mang thông tin được
đưa vào bộ điều biến. Như vậy, laser không trực tiếp tham gia vào quá trình điều chế
tín hiệu mà thông qua một bộ điều chế quang học bên ngoài với tốc độ bit cao, cho
phép chuyển đổi tín hiệu giữa hai trạng thái (mở và đóng) đủ nhanh để hoạt động tốt
ở tốc độ bit mong muốn.
- Ở bộ điều chế ngoài, người ta cần một nguồn laser rất ổn định. Vì vậy một vòng
hồi tiếp với photodiode được thêm vào. Vòng hồi tiếp này sẽ làm cho cường độ laser
phát ra được ổn định, đồng thời hiện tượng chirp được giảm thiểu. Tuy nhiên vòng
MMW_RoF Access System Trang 12
hồi tiếp này khiến cho hiệu suất làm việc của laser không cao vì một phần được đưa
vào điều khiển hồi tiếp.
- Trong kỹ thuật điều chế ngoài, có hai bộ điều chế ngoài thường được sử dụng
trong các hệ thống thông tin quang. Loại thứ nhất là bộ điều chế ngoài Mach Zender
dựa trên sự thay đổi chỉ số khúc xạ của một số tinh thể dưới tác động điều khiển của
một điện trường bên ngoài. Loại thứ hai đó là bộ điều chế ngoài bức xạ electron dựa
trên sự thay đổi sự hấp thụ của các vật liệu bán dẫn dưới sự điều khiển bởi một điện
trường ngoài.

1.6.2 Kỹ thuật tách sóng tại đầu thu


Tại máy thu thì tín hiệu RF sẽ được khôi phục khi tín hiệu quang được tách sóng.
Có 2 phương pháp tách sóng quang, đó là tách sóng trực tiếp và tách sóng Coherence.

1.6.2.1 Kỹ thuật tách sóng trực tiếp

Hình 1.6 Kỹ thuật tách sóng trực tiếp


- Tín hiệu quang được phát đi từ phía phát sau khi tới bộ thu quang nhờ vào
photodiode để biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Photodiode (O/E) thực hiện
tách sóng theo luật bình phương vì nó biến đổi công suất quang thu được trực tiếp
thành dòng điện tại đầu ra của nó.
- Tín hiệu ở máy thu quang được tách ra trực tiếp, đưa về tín hiệu điện RF mà không
có bất kỳ xử lý hoặc biến đổi nào. Tách sóng trực tiếp gắn liền với hệ thống IM-DD,
điều chế trực tiếp cường độ của nguồn sáng với chính tín hiệu RF. Tín hiệu RF sẽ
được khôi phục lại sau khi truyền qua sợi quang và tách sóng trực tiếp tại bộ tách
sóng quang, và dòng quang điện phải qua bộ khuếch đại phối hợp trở kháng để làm
tăng biên độ điện áp trước khi kích thích anten.
1.7 Kết luận chương
 Nội dung của chương 1 đã trình bày được tổng quan về cấu trúc của một hệ thống
truyền sóng qua sợi quang MMW/ RoF , cho ta thấy được nhưng ưu điểm nhược
điểm của kỹ thuật MMW/RoF . Hiện nay , có rất nhiều phương pháp tách sóng tuy
nhiên nổi bật lên trong đó là phương pháp tách sóng trực tiếp (Direct Modulation –
DM) có những ưu điểm là sự đơn giản và rẻ tiền, được ứng dụng nhiều trong các hệ
thống thông tin quang hiện nay. Khi dùng sợi tán sắc thấp, hệ thống sẽ trở nên tuyến
tính… Qua khảo sát và phân tích các kết quả , những hạn chế trong các kĩ thuật được
chỉ ra . Từ đó, vạch ra nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiệu năng và đề xuất các giải
pháp cải thiện hiệu năng của hệ thống truyền dẫn của hệ thống MMW-RoF ứng dụng
trong mạng truy nhập vô tuyến băng rộng trong tương lai.
MMW_RoF Access System Trang 13
MMW_RoF Access System Trang 14
CHƯƠNG 2:
MẠNG TRUY CẬP DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI
2.1 Giới thiệu chương
- Để hỗ trợ sự tăng lên về lưu lượng dữ liệu di động 1000 lần trước 2020, thế hệ
mạng tiếp theo 5G được triển khai để cung cấp tốc độ dữ liệu cao, dung lượng mạng
lớn. Một số hoạt động công nghệ và các nhà khai thác mạng đã được thành lập để
định nghĩa và phát triển chuẩn 5G như là ITU-R, 3GPP, EU’s METIS, 5G PPP,
Small cell forum…
2.2 Sơ lược về mạng 5G
- Mạng di động 5G là bước đệm cho ngành công nghiệp IoT. Cụm từ 5G là viết tắt
của từ 5th Generation, thế hệ thứ 5 của mạng di động, là thế hệ tiếp theo của công
nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G. Mỗi thế hệ tương ứng với một tập hơp các
yêu cầu riêng, quyết định chất lượng thiết bị và hệ thống mạng nào đủ chuẩn đáp ứng
yêu cầu và tương thích với các hệ thống mạng khác, mô tả những công nghệ mới,
mang lại khả năng giao tiếp mới. Theo các nhà phát triển thì mạng 5G sẽ có tốc độ
nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G, mở ra nhiều khả năng mới và vô cùng
hấp dẫn.

Hình 2.1 Với 5G, tốc độ mạng có thể lên đến 20Gbps

2.3 Các yêu cầu trong thế hệ mạng 5G


 Các ứng dụng được hỗ trợ bởi truyền thông không dây thế hệ thứ 5 như IoT, D2D,
M2M,… đều yêu cầu tốc độ cao, độ tin cậy cao, độ trễ thấp nên mạng di động 5G cần
phải có một số yêu cầu được liệt kê dưới đây:
MMW_RoF Access System Trang 15
- Tốc độ phát nhanh hơn và tốc độ dữ liệu người dùng cao hơn.
Các trạm phát sóng phải đáp ứng tốc độ tối thiểu cho tải xuống là 20 Gbps
và tải lên là 10 Gbps. Đây là tổng lượng băng thông có thể được xử lý bởi một cell
đơn. Về lý thuyết, người dùng băng thông rộng không dây cố định có thể đạt đến
gần mức tốc độ này với 5G, nếu họ có một kết nối point-to-point dành riêng. Trên
thực tế, dung lượng 20 Gbps này sẽ được phân chia cho các người dùng trong
phạm vi phủ sóng của cell đó.
- Mật độ kết nối 5G.
Các trạm phát sóng 5G phải hỗ trợ cho ít nhất một triệu thiết bị kết nối trong
mỗi kilomet vuông. Con số này nghe có vẻ lớn, nhưng phần lớn trong số này là
các thiết bị Internet of Things (IoT) chứ không chỉ thiết bị của cá nhân người
dùng. Khi mọi đèn giao thông, bãi đậu xe, và phương tiện đều có kết nối mạng,
bạn sẽ thấy mật độ kết nối này cần thiết như thế nào.
- Tốc độ di chuyển trong 5G.
Tương tự như LTE và LTE-Advanced, các trạm phát sóng 5G có thể hỗ trợ
truy cập mạng cho mọi thứ di chuyển trên đường, với tốc độ từ 0 km/h cho đến
“phương tiện tốc độ cao tới 500 km/h”.
Trong khi, với những khu vực mật độ dân cư dày đặc như đô thị hay trong
nhà sẽ không phải lo lắng gì về vấn đề tốc độ, nhưng với các khu vực ngoại ô,
việc hỗ trợ cho người dùng di chuyển với tốc độ cao là rất cần thiết.
- Hiệu quả năng lượng của 5G.
Theo bản mô tả thông số kỹ thuật, giao diện vô tuyến 5G có mức tiêu thụ
năng lượng hiệu quả khi đang tải, nhưng khi không sử dụng, mức năng lượng tiêu
thụ cũng tụt về chế độ năng lượng thấp một cách nhanh chóng.
Để làm được việc này, bộ kiểm soát độ trễ sẽ được thiết lập ở mức độ lý
tưởng chỉ 10ms – nghĩa là một thiết bị 5G sẽ chuyển từ trạng thái tốc độ cao sang
trạng thái tiết kiệm năng lượng chỉ trong 10ms.
- Độ trễ của 5G
Trong những trường hợp lý tưởng, mạng lưới 5G sẽ mang đến cho người
dùng độ trễ tối đa chỉ 4ms, thấp hơn hẳn so với mức 20ms trong các cell LTE.
Thông số 5G cũng cho phép độ trễ thấp hơn nữa, chỉ 1ms cho việc truyền tin độ
trễ thấp siêu ổn định.
- Hiệu suất băng tần 5G
Thông số này cho biết, có bao nhiêu bit được truyền qua không khí trên mỗi
Hertz băng tần. Tiêu chuẩn của 5G rất gần LTE-Advanced, với 30 bit/Hz cho
đường tải xuống và 15 bit/Hz cho đường tải lên. Các con số này đang giả định

MMW_RoF Access System Trang 16


trong cấu hình MIMO 8x4 (8 ăng tên phát tín hiệu và 4 ăng ten nhận tín hiệu).
Để đạt được những yêu cầu trên, người ta đã áp dụng một số công nghệ và
kỹ thuật được trình bày ở những phần dưới đây.

Hình 2.2 Một số ứng dụng và công nghệ sử dụng trong mạng 5G
2.4 Băng tần sử dụng trong 5G
- 5G sẽ sử dụng sóng milimét (Millimetre wave). Hiện tại, mạng 5G mới được lên
kế hoạch hoạt động trong dải tần số cao của băng tần không dây trong khoảng 30
GHz và 300 GHz. Người ta gọi là sóng mm vì bước sóng ở phổ tần này trong khoảng
từ 1 đến 10mm, so với bước sóng hàng chục cm của phổ tần dùng cho smartphone
hiện tại. Các bước sóng milimet này có thể truyền tải khối lượng dữ liệu lớn với tốc
độ rất cao, nhưng lại không đi được xa như các bước sóng tần số thấp trong mạng
4G, hơn nữa khả năng xuyên tường hay vượt qua các chướng ngại vật cũng kém hơn
nhiều. Khi thực hiện mạng 5G các nhà mạng sẽ phải sử dụng nhiều anten hơn rất
nhiều lần để có thể có độ phủ sóng như mạng hiện tại.
- Mạng di động ngày nay gặp phải vấn đề cơ bản đó là người dùng đông lên và các
thiết bị tiêu tốn data ngày càng nhiều hơn nhưng cùng ngốn một phổ tần số vô tuyến.
Như vậy mọi người bị hạn chế băng tần, khiến tốc độ mạng chậm hơn và gây ra rớt
kết nối.
- Để gỡ bỏ vấn đề này chỉ con cách truyền sóng di động trên một phổ tần hoàn toàn
mới, phổ tần mà chưa từng được sử dụng cho thông tin di động trước đây. Đó là lý do
vì sao các nhà mạng cung cấp chuyển qua sóng ngắn cỡ mm, với tần số cao hơn tần
số sóng di động trước đây.
- Đến giờ, mới chỉ có vệ tinh và các hệ thống rada dử dụng sóng mm trong đời thực.
Bất lợi của sóng mm là sóng không dễ đi xuyên qua các tòa nhà và chướng ngại vật,
trong khi cũng dễ bị hấp thụ bởi cây cối và trời mưa. Đó là lý do vì sao mạng 5G sử

MMW_RoF Access System Trang 17


dụng công nghệ mới, trạm cell nhỏ.
2.5 Trạm cell nhỏ (Small cell)
- Trạm cell nhỏ là trạm gốc phiên bản thu nhỏ không cần dùng nhiều năng lượng để
vận hành và có thể được đặt cách nhau chỉ 250 mét xung quanh thành phố. Để tránh
tín hiệu rớt, các nhà mạng sẽ đặt hàng nghìn trạm cell nhỏ này để thiết lập một mạng
lưới dày đặc như đội hình chạy tiếp sức, nhận tín hiệu truyền qua các trạm gốc và
truyền đến người dùng ở bất kỳ vị trí nào[4].
- Small cell trong thế hệ kế tiếp sử dụng sóng milimet để bức xạ do đó nó có bán
kính bao phủ và khoảng cách cho một trạm phát sóng nhỏ hơn. Nhưng độ bao phủ
của nó sẽ được cải thiện và mong đợi sẽ đạt 100% nhờ vào việc lắp đặt các trạm phát
sóng small cell với mật độ cao.
- Trong khi mạng lưới cell truyền thống phụ thuộc vào số lượng của các trạm gốc,
thì chất lượng mạng 5G còn cần cơ sở hạ tầng nhiều hơn thế. Rất may là ăng ten của
trạm cell nhỏ có thể nhỏ hơn rất nhiều so với ăng ten truyền thống khi chúng dùng để
truyền sóng mm, và kích cỡ nhỏ giúp cho trạm cell nhỏ dễ dàng được gắn trên cột
đèn, hay sân nóc tòa nhà.
- Điểm bất lợi của trạm cell nhỏ là với số lượng trạm khá lớn cần có, việc phát triển
mạng 5G sẽ khó khăn hơn ở những vùng ngoại ô, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh phát
sóng mm, trạm gốc 5G sẽ có nhiều ăng ten hơn hẳn trạm gốc hiện nay để tận dụng
công nghệ mới.
- Công nghệ Small cell chính là phần bổ sung của mạng metro nhằm cải thiện độ
phủ sóng, đạt được dung lượng mong muốn và hỗ trợ cho các dịch vụ và trải nghiệm
người dùng. Có nhiều hình thức của small cell, với nhiều khoảng cách bao phủ, công
suất và hệ số phẩm chất tùy thuộc vào trường hợp sử dụng. Đơn vị small cell nhỏ
nhất được sử dụng trong mục đích dân sự: nhà, văn phòng…, đơn vị lớn nhất là khu
vực thành phố và đô thị metrocell.
- Theo SCF, có 4 hình thức của small cell là femtocells, picocells, microcell và
metrocell được xác định dựa trên công suất đầu ra và bán kính bao phủ của chúng.

Hình 2.3 Các mô hình trạm tế bào (Nguồn: Qorvo)

MMW_RoF Access System Trang 18


Bảng dưới đây sẽ so sánh giữa các loại Small Cell.
STT Nội dung Femtocell Picocell Microcell Metrocell

Khoảng vài
1 Độ bao phủ Nhỏ hơn 15m Nhỏ hơn 15m trăm met 500m-3km

2 Công suất 10-100mW 100-250mW 2W-5W 2W-5W

Khu vực đô Khu vực


Khu vực công thị để lấp đô thị đông
Nhà ở, văn cộng (trong
Khu vực đầy những đúc, khu
phòng cơ nhà/ngoài nhà)
triển khai chỗ trống vực nông
3 quan, toà nhà như sân bay,
điển hình của mạng vĩ thôn, trong
nhỏ trạm ga, tàu mô các toà nhà

Femtocell
dân dụng: 4-8
Hồ trợ users.Femtoc
người dùng ell cho doanh
4 nghiệp: 16- 32-64 users 32-200 users >250 users
đồng thời
32 users.

Wired Wired Cáp, vi ba, Cáp, viba,


5 Backhaul ADSL/cáp ADSL/cáp Mesh, DSL DSL

- Thế hệ di động tiếp theo 5G, với xu hướng sử dụng sóng milimet và hoạt động ở
những phổ tần chưa được cấp phép sẽ được triển khai cùng với công nghệ Small Cell
nắm vai trò cốt lõi. Về tầm nhìn 5G, dân sự, doanh nghiệp, khu vực đô thị và nông
thôn và những đơn vị small cell từ xa sẽ hoạt động liền mạch cùng với nhà điều hành
mạng để mang lại trải nghiệm 5G thật sự. Việc ứng dụng 5G vào trong thực tế trở
thành cuộc đua không những giữa các tập đoàn công nghệ mà nó còn là cuộc đua của
những quốc gia với nhau.

MMW_RoF Access System Trang 19


Xu hướng của công nghệ Small Cell trong kỉ nguyên 5G
- Với sự phổ biến của thiết bị đeo được và sự thâm nhập ngày càng tăng của các
thiết bị thông minh, số lượng người dùng sử dụng dịch vụ truy cập internet tốc độ cao
(Mobile Broadband MBB) tăng từ 3 tỷ năm 2015 lên 6,7 tỷ vào năm 2020. Việc sử
dụng video 2K và 4K, HD VoLTE và VR thường xuyên làm cho dung lượng dữ liệu
di động tăng gấp mười lần bình quân mỗi người dùng và tỷ lệ gấp trăm lần lên đến 1
Gbps. Quá trình đô thị hóa đang tăng tốc, đặc biệt là ở Trung Quốc, Đông Nam Á và
Nam Thái Bình Dương, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều điểm nóng hơn nữa. Trong các khu
vực điểm nóng này, lưu lượng dữ liệu gấp 3 lần mức trung bình cho toàn bộ mạng,
tăng lên 20 lần ở những nơi công cộng như sân vận động thể thao.
- Các mạng truyền thông vô tuyến đang hướng tới Internet of Things (IoTs) và khả
năng0 mở rộng dung lượng mạng. Xu hướng này mang lại cơ hội tuyệt vời để khai
thác tối đa tiềm năng của cơ sở hạ tầng mạng và cho phép các mô hình dịch vụ mới
giúp tăng thêm doanh thu. Những yêu cầu sau đây đại diện những thách thức rất lớn
đối với dung lượng và chế độ xây dựng của các mạng di động tế bào hiện có.
2.6 Xu thế mạng truy nhập vô tuyến hiện tại và sự chuyển sang băng tần
milimet
2.6.1 Mạng truy nhập vô tuyến hiện tại
- Mạng truy nhập vô tuyến hiện nay có thể được chia làm 2 loại là vô tuyến di động
(mobile) như mạng thông tin di dộng 1G, 2G, 3G,4G,5G WiMax… và vô tuyến cố
định (fixed) như WiFi. Trong các mạng này thì người ta chú ý nhất đến 2 yếu tố đó là
băng thông và tính di động. So với mạng cố định thì mạng mobile có tính di động cao
hơn nhưng bù lại thì băng thông của nó lại thấp hơn ví dụ WiFi có thể đạt tới tốc độ
108Mbps trong khi mạng 3G xu hướng chỉ đạt được 2Mbps còn mạng WiMax có thể
có tốc độ cao hơn, tính di động cũng cao nhưng vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm
nhờ sử dụng các kỹ thuật mới tiên tiến hơn. Như vậy ta thấy rằng xu hướng của các
mạng vô tuyến ngày nay là tính di động và băng thông ngày càng tăng để đạt được
mạng băng thông rộng

2.6.2 Sự chuyển sang băng tần milimet


- Những năm gần đây, nhu cầu thông tin di động thế hệ mới băng thông rộng tăng
lên nhanh chóng. Trên toàn cầu, lưu lượng dữ liệu di động sẽ tăng gấp 7 lần từ năm
2017 đến năm 2022, với tốc độ tăng trưởng là 46% đạt 77,5 exabyte mỗi tháng vào
năm 2022 (một exabyte bằng một tỉ gigabyte). Lưu lượng truy cập từ thiết bị không
dây và thiết bị di động sẽ chiếm 71% tổng lưu lượng IP vào năm 2022. Tuy nhiên, hệ
thống thông tin di động 3G, 4G hiện nay sử dụng các sóng mang vô tuyến nằm ở dải
băng tần thấp (khoảng vài GHz) nên chúng mang thông tin tốc độ thấp, băng thông
hẹp. Do đó, để đáp ứng với nhu cầu thông tin di động thế hệ mới đa dịch vụ băng
MMW_RoF Access System Trang 20
rộng (5G và sau 5G) người ta bắt đầu sử dụng các sóng mang băng tần cao (hàng
chục đến hàng trăm GHz) gọi là sóng milimet (MMW), có dải tần từ 30GHz đến
300GHz, như được thể hiện trên hình 1.4 Trong đó miêu tả các công nghệ truy cập vô
tuyến đầy hứa hẹn đang và sẽ triển khai rộng rãi phục vụ cho thông tin dữ liệu không
dây 5G hỗn hợp.

Hình 2.4 Các công nghệ truy cập vô tuyến ở dải bước sóng Milimet trong thông tin động
5G hỗn hợp
- Hầu hết các công nghệ này chủ yếu sử dụng dải bước sóng Milimet (MMW) gồm
băng tần Ka, V, W, Q, E và D cho hiệu quả sử dụng phổ tần cao, kích thước anten
nhỏ và độ khả dụng phổ tần lớn. Tuy nhiên, vì tần số ở dải bước sóng này cao nên tổn
hao tín hiệu trong không gian tự do và khí quyển lớn, làm hạn chế khoảng cách
truyền dẫn vô tuyến. Hệ thống thông tin quang-vô tuyến ở dải bước sóng milimet
(MMW/RoF-Millimeter Wave Radio-over-Fiber) còn được gọi là hệ thống truyền
dẫn di động (Mobile Backhaul/Fronthaul) được tập trung nghiên cứu để truyền tín
hiệu di động giữa các trạm trung tâm CO (Central Office) và thiết bị đầu cuối RAU
(Remote Antenna Unit), từ đó truyền thông tin đến các đầu cuối vô tuyến ở xa RRHs
(Remote Radio Head) hoặc điện thoại di động thông qua kênh truyền vô tuyến
MMW[4]. Với ưu điểm vượt trội là băng thông rất rộng của công nghệ quang tử và
sợi quang trong việc xử lý và truyền tín hiệu, hệ thống MMW/RoF cho phép tăng
đáng kể dung lượng, giảm trễ tín hiệu, năng lượng tiêu thụ, chi phí và độ phức tạp
của mạng thông tin di động. Do đó nó là xu thế ứng dụng tất yếu trong hệ thống
thông tin di động thế hệ mới (5G và sau 5G)

MMW_RoF Access System Trang 21


Hình 2.5 Phổ sóng millimet cho mạng di động 5G
- Để đạt được mạng băng thông rộng, ngày nay các công nghệ truy nhập vô tuyến
đang hướng dần về kiến trúc mạng cellular, tăng tính di động cho các thiết bị trong
mạng. Trong khi đó để tăng băng thông thì người ta áp dụng các kỹ thuật truy nhập
tiên tiến hơn như CDMA, OFDM,… và có xu hướng:
 Giảm kích thước các cell lại để tăng số user lên do số lượng trạm thu phát tăng lên
theo
 Chuyển sang hoạt động ở băng tần microwave/milimeterwave (mm-wave) để tránh
sự chồng lấn phổ với các băng tần sẵn có và mở rộng băng thông hơn nữa.

Hình 2.6: Giao diện đơn giản của mạng 5G dùng bước sóng millimet[6]
- Hai xu hướng trên có tác động qua lại một cách chặt chẽ. Đối với băng tần mm
ngoài những ưu điểm của nó như: kích thước anten nhỏ, băng thông lớn, tuy nhiên ở
ở tần số mm suy hao của nó trong không gian rất lớn. Suy hao không gian được biểu
diễn bởi công thức sau:
L[dB]=32,5+20 logf +20 logd [dB] (1.1)
MMW_RoF Access System Trang 22
 Trong đó f là tần số tính bằng MHz còn d là khoảng cách tính bằng km.
- Dựa vào công thức trên ta thấy rằng khi tần số tăng lên bao nhiêu lần thì bán kính
phủ sóng của một trạm thu phát cũng bị giảm đi bấy nhiêu lần. Đối với băng tần mm
(26Ghz – 100Ghz) thì lúc này ta thấy suy hao là rất lớn. Ở băng tần 60GHz người ta
cố gắng để mỗi trạm thu phát (Base Station) có bán kính phục vụ trong vòng 300m
gọi là các microcell. Ta thử làm 1 bài toán tính số lượng trạm thu phát trong một bán
kính phục vụ 10km với giả sử một trạm thu phát phục vụ một microcell:
2 2 2
 Diện tích mỗi microcell sẽ là Smicocell ≈ πr =π ×30 0 ≈ 300.000 m
 Diện tích vùng phủ sóng sẽ là S=π ×1000 0 2=300.000.000 m2 .
 Số lượng microcell sẽ là n=1000 trạm

- Số lượng microcell này sẽ tăng nhanh hơn nữa nếu bán kính tăng (tỉ lệ thuận với
bình phương bán kính).
- Với một số lượng BS lớn như thế thì rõ ràng giá thành của mỗi BS sẽ là một vấn
đề phải giải quyết trong bài toán kinh tế. Để giảm giá thành cho các BS thì người ta
sẽ cấu trúc BS thật đơn giản hoặc đưa ra kiến trúc mạng tập trung. Với kiến trúc
mạng tập trung, các chức năng như xử lý tín hiệu, định tuyến, chuyển giao,… được
thực hiện tại trạm trung tâm CS (Central Station), mỗi CS này phục vụ càng nhiều BS
càng tốt, nhờ kiến trúc tập trung này thì rõ ràng các BS thật sự đơn giản, nhiệm vụ
của chúng bây giờ chỉ còn là phát các tín hiệu vô tuyến nhận được từ CS và chuyển
các tín hiệu nhận được từ MH (mobile host) về CS. So với các BTS trong mạng
cellular thì các BS có chức năng đơn giản hơn nhiều vì ngoài chức năng thu phát
sóng thông thường thì các BTS này có thêm chức năng xử lý tín hiệu.
- Để kết nối CS với các BS, người ta sử dụng sợi quang với những ưu điểm không
thể thay thế được đó là băng thông lớn và suy hao bé, mỗi sợi quang có thể truyền
được tốc độ hàng trăm Gbps với chiều dài lên đến hàng chục km. Các kỹ thuật để
truyền dẫn tín hiệu vô tuyên từ CS tới BS và ngược lại được gọi là kỹ thuật RoF. Còn
mạng truy nhập vô tuyến dựa trên kỹ thuật RoF được gọi là mạng truy nhập vô tuyến
RoF mà ta sẽ gọi tắt là mạng RoF.
2.7 Kết luận chương
 Chương này đã trình bày được sơ lược về mạng thông tin di động 5G , những hứa
hẹn có được như 5G sẽ là thế giới kết nối di động vô cùng tuyệt vời với tốc độ
download và upload đều nhanh hơn rất nhiều. Chất lượng cuộc gọi video cũng tốt
hơn, nhất là khi di chuyển…..và những yêu cầu đưa ra của mạng 5G . để có thể đem
lại những điều đó thì mạng thông tin di động 5G sẽ sử dụng công nghệ như
milimetter wave ….cùng với khả năng kết hợp kỹ thật MMW/RoF vào các hệ thống
truyền dẫn không đây . từ đó chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn và phát triển , nghiên
cứu và tìm ra nhiều hướng đi mói để áp dụng công nghệ này vào trong thực tế .

MMW_RoF Access System Trang 23


CHƯƠNG 3:
CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG Ở PHẦN VÔ TUYẾN
3.1 Giới thiệu chung
 Chương 3 sẽ tập trung phân tích chi tiết nội dung, thành phần về kênh truyền
sóng vô tuyến trong hệ thống MMW/RoF, gồm các phần chính như sau:
- Giới thiệu kênh truyền sóng trong môi trường không gian tự do.
- Các hiện tượng xảy ra trong lan truyền sóng.
- Các hiện tượng ảnh hưởng đến chất lượng lan truyền sóng trong không gian tự do
- Kênh truyền theo phân bố Rayleigh
- Các khối trong Mobile Host
- Biểu thức tính SNDR và BER dùng trong đường truyền quang - vô tuyến.

3.2 Giới thiệu kênh truyền sóng trong môi trường không gian tự do
- Chất lượng của các hệ thống thông tin phụ thuộc nhiều vào kênh truyền, nơi mà tín
hiệu được truyền từ máy phát đến máy thu. Không giống như kênh truyền hữu tuyến
là ổn định và có thể dự đoán được, kênh truyền vô tuyến là hoàn toàn ngẫu nhiên và
không hề dễ dàng trong việc phân tích. Tín hiệu được phát đi, qua kênh truyền vô
tuyến, bị cản trở bởi các toà nhà, đồi núi, cây cối,... bị phản xạ, tán xạ, nhiễu xạ…
3.3 Các hiện tượng xảy ra trong lan truyền sóng
3.3.1 Khúc xạ
- Tất cả sóng điện từ đều bị khúc xạ khi đi từ một môi trường có chỉ số khúc xạ này
sang môi trường có chỉ số khúc xạ khác. Trong bầu khí quyển sự thay đổi chỉ số khúc
xạ hầu như diễn ra một cách từ từ vì mật độ không khí giảm theo độ cao với tốc độ
không đổi
- Ảnh hưởng chung của sự thay đổi chỉ số khúc xạ trong phương thẳng tương ứng
của bầu khí quyển là làm uốn cong các sóng trong mặt phẳng thẳng tương ứng khi nó
chuyển từ máy phát đến máy thu.
- Độ cong của đường thay đổi theo thời gian do sự thay đổi về nhiệt độ, áp suất và
độ ẩm. Hiện tường siêu khúc xạ có thể xuất hiện do không khí lạnh đi qua một khu
vực nước ấm. Sự bay hơi của nước sẽ tăng độ ẩm và nhiệt độ gần mặt nước thấp, đó
là một dấu hiệu của đáo nhiệt. Nhiệt độ thấp và độ ẩm cao làm cho mật độ khí quyển
gần bề mặt đất tăng lên nhiều, điều đó gây ra sự uốn xuống rất cong một các dị
thường các sóng vô tuyến

3.3.2 Phản xạ
- Là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc của hai môi trường khác
nhau bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường mà nó đã tới

MMW_RoF Access System Trang 24


3.3.3 Nhiễu xạ
- Nhiễu xạ là sự uốn cong sóng xung quanh các vật thể. Lượng uốn cong sẽ tăng lên
nếu độ dày của vật thể giảm xuống và lượng đó cũng tăng lên nếu bước sóng tăng. Do
đó lượng uốn cong hoặc nhiễu xạ các sóng vô tuyến lớn hơn nhiều so với nhiễu xạ
của ánh sáng xung quanh một vật cùng kích thước.
- Là hiện tượng quan sát được khi sóng lan truyền qua khe nhỏ hoặc mép vật cản,
trong đó sóng bị lệch hướng lan truyền, lan toả về mọi phía từ vị trí vật cản, và tự
giao thoa với các sóng khác lan ra từ vật cản.

3.3.4 Fading
 Là sự biến đổi cường độ tín hiệu sóng mang vô tuyến siêu cao tần thu được do sự
thay đổi khí quyển và các phản xạ của đất và nước trong đường truyền sóng.
- Có 2 loại fading chính là:
 Fading phẳng: tác động chủ yếu đến hệ thống viba số dung lượng bé làm
suy giảm đều tín hiệu sóng mang đi qua dải tần số.
 Fading lựa chọn tần số: tác động chủ yếu đến hệ thống viba số dung lượng
cao.
- Hai nguyên nhân gây ra hiện tượng Fading:
 Sóng điện từ truyền từ đầu phát đến đầu thu đi theo nhiều đường khác nhau:
đường trực tiếp, đường phản xạ,… Tín hiệu tại đầu thu là tổng hợp của các
đường. Do đó nếu các đường có tín hiệu cùng pha thì biên độ tổng lớn nhất,
nếu các đường có tín hiệu ngược pha thì biên độ tổng giảm xuống gây ra
Fading (Fading nhiều tia, Fading đa đường)
 Khi môi trường truyền sóng có chiết suất thay đổi thì sẽ làm sóng điện từ bị
khúc xạ nên không đến thẳng được anten thu, do đó tín hiệu thu bị giảm
xuống gọi là Fading (Fading phẳng).
- Cách khắc phục:
 Trong máy thu sử dụng mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại AGC
(Automatic Gain Control). Nguyên tắc AGC, nếu tín hiệu vào nhỏ, tín hiệu
ra được hồi tiếp trở lại bộ khuếch đại, hệ số khuếch đại giảm ít; nếu tín hiệu
vào lớn, tín hiệu ngõ ra được hồi tiếp trở lại bộ khuếch đại làm hệ số
khuếch đại giảm nhiều
 Sử dụng kỹ thuật phân tập:
 Phân tập anten (phân tập không gian): sử dụng nhiều anten đặt cách xa nhau
để thu.
 Phân tập tần số: sử dụng nhiều kênh tần số để truyền đi một thông tin.

MMW_RoF Access System Trang 25


3.4 Các hiện tượng ảnh hưởng đến chất lượng lan truyền sóng trong không
gian tự do
3.4.1 Suy hao trên đường truyền
- Mô tả sự suy giảm công suất trung bình của tín hiệu khi truyền từ máy phát đến
máy thu. Sự giảm công suất do hiện tượng che chắn và suy hao có thể khác phục
bằng các phương pháp điều khiển công suất

3.4.2 Hiện tượng truyền sóng đa đường


- Trong một hệ thống thông tin vô tuyến, các sóng bức xạ điện từ thường không bao
giờ được truyền trực tiếp đến anten thu. Điều này xảy ra là do giữa nơi phát và nơi
thu luôn tồn tại các vật thể cản trở sự truyền sóng trực tiếp.
- Do vậy, sóng nhận được chính là sự chồng chập của các sóng đến từ hướng khác
nhau bởi sự phản xạ, khúc xạ, tán xạ từ các toà nhà, cây cối và các vật thể khác. Hiện
tượng này được gọi là sự truyền sóng đa đường (Multipath propagation).
- Do hiện tượng đa đường, tín hiệu thu được là tổng của các bản sao tín hiệu phát.
Các bản sao này bị suy hao, trễ, dịch pha và có ảnh hưởng lẫn nhau. Tuỳ thuộc vào
pha của từng thành phần mà tín hiệu chồng chập có thể được khôi phục lại hoặc bị hư
hỏng hoàn toàn.
- Ngoài ra khi truyền tín hiệu số, đáp tương ứng xung có thể bị méo khi qua kênh
truyền đa đường và nơi thu nhận được các đáp tương ứng xung độc lập khác nhau.
Hiện tượng này gọi là sự phân tán đáp tương ứng xung. Hiện tượng méo gây ra bởi
kênh truyền đa đường thì tuyến tính và có thể được bù lại ở phía thu bằng các bộ cân
bằng.

Hinh 3. 1 Hiện tượng truyền sóng đa đường.

MMW_RoF Access System Trang 26


3.4.3 Hiệu ứng bóng râm(shadowing)
- Do ảnh hưởng của các vật cản trở trên đường truyền, ví dụ như các toà nhà cao
tầng, các ngọn núi, đồi, … làm cho biên độ tín hiệu bị suy giảm. Tuy nhiên, hiện
tượng này chỉ xảy ra trên một khoảng cách lớn, nên tốc độ biến đổi chậm. Vì vậy,
hiệu ứng này được gọi là fading chậm.

3.4.4 Kênh truyền phân bố Rayleigh


- Xét cho đường truyền MMW NLoS, kênh truyền vô tuyến được mô hình hóa theo
phân bố Rayleigh mà nó đặc trưng cho hiện tượng fading trong môi trường truyền
sóng RF mà tín hiệu không truyền thẳng giữa anten phát và thu. Trong kênh truyền
fading tỉ số SNDR trên bit tức thời là một biến ngẫu nhiên phân bố theo thời gian với
hàm mật độ phân bố xác suất(PDF), Pγ ( γ ) được định nghĩa như sau:[5]
1 γ
Pγ ( γ ) = exp
γ γ́
,γ ≥0() (3.1)
 Trong đó 𝛾̅ là SNDR trung bình trên mỗi bit, Xác suất lỗi bit trung
bình (tức là BER) trong Rayleigh kênh fading có thể được tính như
phương trình sau:

rayleigh
P b =∫ P AWGN
b ( γ ) P γ ( γ )d γ (3.2)
0

AWGN
 Trong đó Pb (γ )là xác suất lỗi cụ thể sơ đồ điều chế trong kênh
AWGN. Theo đó ta biểu diễn như sau:
max ( M4 ,1)
2 ( 2 k −1 ) π (3.3)
P AWNG
MPSK ( γ ) = ∑ Q( √2 γ log 2 M sin )
max ( log 2 M , 2 ) k=1 M

- Đối với QPSK với M = 4, BER có thể được viết lại như sau:
1
P AWNG
MPSK ( γ ) =Q ( √ 2 γ )= erfc( √ γ ) (3.4)
2
 Trong đó Q (x) biểu thị chức năng Gaussian Q, được đưa ra bởi
Craig và được định nghĩa là:
π
∞ 2 2
1 1 −x2
Q ( x) =
−t
( )
∫ exp 2 dt= π ∫ exp 2sin 2 θ dθ
√2 π x 0
( ) (3.5)

- Từ (3.1), (3.2), (3.4), (3.5), xác suất lỗi bit trong Kênh fading Rayleigh có thể
được viết là:

MMW_RoF Access System Trang 27


π
∞ 2
1 −γ 1 −γ
Prayleigh
b =∫
0

π 0
exp
(2
sin θ ý )
dθ . exp
γ́
dγ ( )
−π
2 ∞
1
¿
π
∫ [∫ 1γ́ ¿ exp ( −γ
2
sin θ
exp
−γ
) ( )
γ́
dγ ]dθ ¿ (3.6)
0 0

1
¿ ¿)
2
3.5 Mô hình liên kết sóng MMW/ROF trong mạng truyền thông di động
- Sự gia tăng theo cấp số nhân của lưu lượng dữ liệu di động bởi vì sự tăng trưởng
đáng kể số lượng người dùng các thiết bị truy cập thông tin di động cũng như là các
dịch vụ di động tốc độ cao đang tăng tốc mạng truy cập băng thông rộng thế hệ kế
tiếp (Next-generation Broadband Access Network NG-BANs) [8] được đánh giá có
thể cung cấp tốc độ dữ liệu cao hơn, dung lượng mạng lớn hơn, hiệu suất phổ và hiệu
suất năng lượng cao hơn. Hiện nay, mạng truy cập kết nối giữa mạng lõi và người
dùng dựa trên ba phương tiện vật lí bao gồm cáp đồng, sóng vi ba, và sợi quang.
Trong đó, liên kết sợi quang cho tốc độ dữ liệu cao, tổn hao thấp nên nó là giải pháp
thích hợp dựa theo yêu cầu về dung lượng của NG-BANs. Thêm vào đó, sóng
milimet băng tần từ 30GHz – 300GHz sẽ suy hao rất nhanh trong môi trường truyền
dẫn do phổ tần lớn. Do đó, sự kết hợp giữa sợi quang và tuyến truyền dẫn bằng
MMW là giải pháp được đánh giá cao cho NG-BANs. Trong mạng truy cập quang
không dây điển hình, kết nối RoF được sử dụng để kết nối mạng lõi tới các an ten ở
xa RAUs, ngược lại, tuyến MMW có nhiệm vụ bức xạ tín hiệu từ các RAUs đến các
đầu anten ở xa RRHs hoặc người dùng (users).

Hình 3.2 Hệ thống MMW/RoF trong mạng truy nhập di động quang không dây

MMW_RoF Access System Trang 28


3.6 Các khối trong Mobile Host

QPSK
LNA MIX MPA
Data

RRH

Hình 3. 3 Khối máy thu (Mobile Host).


- Hình 3.3 mô tả các thành phần chính trong khối máy thu. Tín hiệu điều chế trong
sóng mang vô tuyến băng tần rộng (MMW: f MMW = f1-f2) được khôi phục ở đầu ra
của hệ thống IM-DD, sau đó nó được lọc, khuếch đại và đưa đến anten để phát ra
không gian đưa đến máy thu di động. Tín hiệu nhận được ở khối máy thu này sẽ đưa
vào bộ khuếch đại nhiễu thấp (LNA) để khuếch đại và cải thiện tỉ số tín hiệu trên
nhiễu (SNR). Sau đó, đưa vào bộ trộn tần (MIX), ở đây tín hiệu tần số vô tuyến (tần
số fMMW = f1-f2) được trộn với tín hiệu dao động cùng tần số (fMMW = f1-f2) để chuyển
xuống thành tín hiệu QPSK. Tiếp đến, tín hiệu này được đưa đến bộ khuếch đại trung
tần (MPA) và bộ lọc băng thông (BPF) để khôi phục lại tín hiệu đã điều chế QPSK
ban đầu bên phần máy phát.

3.6.1 Bộ khuếch đại nhiễu thấp (LNA)


- Bộ khuếch đại nhiễu thấp có vai trò vừa khuếch đại vừa cải thiện tỉ số tín hiệu
trên nhiễu (SNR) trước khi đưa vào xử lí. Hệ số nhiễu NF của bộ khuếch đại này có
giá trị nhỏ hơn so với NF của các bộ khuếch đại thông thường.

3.6.2 Bộ trộn tần (MIX)


- Bộ trộn tần gồm bộ dao động nội và bộ trộn tần, trong đó bộ trộn tần là một thiết bị
phi tuyến chuyển tần số cao tần thành tần số trung tần QPSK còn bộ dao động nội tạo
một dao động có tần số thay đổi tương ứng với việc chọn tần số thế nào cho hiệu số
của tần số đài phát và tần số dao động nội là tần số tín hiệu điều chế QPSK.

MMW_RoF Access System Trang 29


3.6.3 Bộ khuếch đại trung tần (MPA)
- Bộ MPA có chức năng khuếch đại tín hiệu trung tần đủ lớn trước khi đưa vào khối
giải điều chế để khôi phục tín hiệu QPSK ban đầu

3.7 Biểu thức tính SNDR và BER dùng trong đường truyền quang - vô tuyến

QPSK
LD Data QPSK
LNA MIX MPA
Data
OC LNA APD PA
RRH
LD hCD
CO RAU

Hình 3. 4 Sơ đồ khối của kênh truyền sóng vô tuyến trong hệ thống MMW/RoF
 Trong phần này, hiệu năng hệ thống sẽ được thể hiện tại máy thu MS của người
dùng. Đầu tiên, tỉ số tín hiệu trên méo dạng (SDR) được tính toán. Tiếp theo, tỉ số tín
hiệu trên nhiễu và méo dạng (SDNR), thể hiện ảnh hưởng của cả hai: nhiễu và méo
dạng được xem xét và thể hiện như sau:
1 1 1
= +
SNDR SNR SDR
(3.7)

 Từ đó, BER được thể hiện trong mối quan hệ với tỉ số SDNR theo hàm sai số bù
(erfc) cho trường hợp dữ liệu được điều chế QPSK như sau:
1
BER= erfc
2 ( √ SNDR
2 )
(3.8)

 Trong đó erfc là hàm sai số bù.


- Hai sóng mang quang có tần số ánh sáng 𝜔1 và 𝜔2 được điều chế bằng tín hiệu
trung tần QPSK có hệ số điều chế m, tạo tín hiệu ở ngõ ra của máy phát (CO) được
biểu diễn như sau:[5]
E ( t )=¿ (3.9)
- Trong đó Ps công suất tín hiệu quang ở phần phát được đưa vào sợi. S(t) là tín hiệu
QPSK. Sau khi qua sợi quang, tín hiệu quang bị tổn hao trên đường truyền và được

MMW_RoF Access System Trang 30


bộ khuếch đại quang EDFA khuếch đại để bù tổn hao. Ngoài ra, tín hiệu bị méo dạng
do hiện tượng tán sắc trên đường truyền. Do đó, công suất của tín hiệu quang nhận
được tại đầu vào khối RAU được biểu diễn dưới dạng:[5]
Er ( t )= √ Pr ¿ (3.10)
- Trong đó Pr là công suất quang nhận được tại RAU, trong đó Pr =
𝐺𝑃𝑠exp(−𝛼L)ℎ𝐶𝐷, trong đó G [lần] là hệ số khuếch đại của EDFA; α [lần/km] là hệ số
suy hao trên sợi quang và L [km] là chiều dài của sợi quang giữa CO và RAU; ℎ𝐶𝐷 là
sự suy giảm công suất tín hiệu do tán sắc trên sợi quang, được biểu diễn bởi biểu
thức:
h cd=exp (−2 π ∆ v m ∆τ ) (3.11)
 Trong đó ∆𝑣𝑚 [m] là độ rộng phổ công suất của laser (FWHM), ∆ τ là
độ trễ lan truyền vi sai của hai tín hiệu quang do tán sắc màu, được
cho bởi:
λ2
∆ τ =DL f (3.12)
c MMW

 Trong đó D [ps/km.nm] hệ số tán sắc của sợi quang; C[m/s] là vận tốc
ánh sáng trong chân không; 𝜆 [m] là bước sóng ánh sáng và f MMW [Hz]
hiệu hai tần số f MMW =f 1 −f 2. Do đó, dòng điện qua Photodiode PIN có
thể được trình bày như sau:
¿ I ( t )=¿ Er ( t )∨¿ 2 ¿
¿ RP r ¿ (3.13)
¿ R Pr ¿

- Trong đó R [A/w] là hệ số chuyển đổi quang điện của Photodiode PIN. Các thành
phần tương ứng với tần số ánh sáng 2𝜔1 , 2𝜔1 , 𝜔1 + 𝜔2 sẽ triệt tiêu do đáp tương
ứng tần số thấp của Photodiode. Sau đó, tín hiệu được đưa vào mạch lọc băng thông
để lọc lấy tần số f MMW =f 1 −f 2 (được chọn bằng khoảng vài chục GHz) và được biểu
diễn như sau:
I MMW ( t )=R Pr ¿ (3.14)
- Tiếp theo, tín hiệu vô tuyến có tần số f MMW =f 1 −f 2được khuếch đại công suất (PA),
đưa đến anten để phát sóng truyền tín hiệu đến các máy thu MS. Tại máy thu, tín hiệu
được khuếch đại bởi bộ khuếch đại nhiễu thấp (LNA) và đưa qua mạch trộn (MIX) để
nhân với tín hiệu từ bộ dao động nội có cùng tần số của tín hiệu vô tuyến ( f MMW ) theo
phương pháp tách sóng đồng bộ (sử dụng vòng khóa pha PLL để thực hiện đồng pha,
đồng tần số giữa 2 tín hiệu), để tạo ra tín hiệu được biểu diễn như biểu thức:
MMW_RoF Access System Trang 31
G p GTx G Rx G L

I MIX ( t ) =
R Pr
√ 2
PL LI
¿
(3.15)

 Trong đó G Tx và G Rx là tương ứng hệ số khuếch đại của anten phát và


anten thu.
 G p và G L là tương ứng là hệ số khuếch đại của bộ khuếch đại công suất
PA và bộ khuếch đại nhiễu thấp LNA.
 LI là tổn hao công suất trong anten;
 P L là tổng tổn hao công suất trên đường truyền vô tuyến
4 πd f mm
P L=P fs + Pat + P rain=20 log + ( γ ox + γ wv + γ rain ) d (3.16)
c
- Tín hiệu đầu ra của mạch trộn được đưa vào khối MPA để khuếch đại và lọc băng
thông, kết quả là thành phần một chiều và thành phần tương ứng với tần số
2(𝜔1−𝜔2) bị triệt tiêu, tín hiệu QPSK, được biểu diễn như biểu thức:
G p GTx G Rx G L GM

I rec ( t )=
R pr
√ 2
P L LI
¿
(3.17)

¿ a1 S ( t ) +a 1 S2 (t)
- Trong đó G M là hệ số khuếch đại của MPA. Từ (3.17) ta thấy thành phần thứ nhất
a 1 S ( t ) là thành phần tuyến tính trong khi thành phần thứ hai a 2 S2 (t) là thành phần phi
tuyến gây méo dạng.
- Tiếp theo, luận văn sẽ tính toán tổng phương sai nhiễu (σ 2N ): gồm phương sai
nhiễu cường độ (RIN) của Laser ( 2 RIN R 2 P2r Bn ); nhiễu nhiệt (σ 2th); nhiễu bắn do tín
hiệu quang và nhiễu phát xạ tự phát (ASE) do bộ khuếch đại EDFA tác động lên máy
2
thu (σ 2shot ), nhiễu phách do kết hợp giữa tín hiệu quang đến và nhiễu ASE ( σ sig ); ASE

2
nhiễu phách giữa các thành phần ASE với nhau ( σ ASE ) nhiễu pha, nhiễu khuếch đại ASE

và nhiễu của máy thu (bao gồm nhiễu nhiệt, nhiễu bắn và nhiễu dòng tối của
photodiode PIN). Phương sai nhiễu (bỏ qua nhiễu pha) được cho bởi:
σ 2N =2 RIN R2 P2r Bn +σ 2shot + σ 2th + σ 2sig + σ 2ASE
ASE ASE
(3.18)
 Trong đó: Bn là băng thông nhiễu của máy thu, RIN là nhiễu cường
độ tương đối của Laser:
- Dưới tác dụng của tán sắc vận tốc nhóm (còn được gọi là tán sắc màu), hai tín hiệu
quang bị trễ lan truyền vi sai khi truyền qua sợi quang. Sự chậm trễ dẫn đến sự gia
tăng nhiễu pha trong tín hiệu vô tuyến tại cuối đường truyền. Nhiễu pha là được trình
bày dưới dạng phương sai pha được viết:
MMW_RoF Access System Trang 32
Bn
2 2 ∆ vm
σ =∫
CD {1−cos ⁡¿ ¿ (3.19)
0 πf2
- Do đó, tổng phương sai nhiễu có thể được viết như sau:
2
σ TN =σ 2N +σ 2CD (3.20)
- Tại máy thu, hệ số nhiễu tổng của bộ khuếch đại được biểu diễn như sau:
N F MPA −1
N F Amp=N F LNA+( ) (3.21)
GL
- Trong đó:
 N F Amp là hệ số nhiễu tổng của bộ khuếch đại;
 N F LNA và N F Amp là hệ số nhiễu của LNA và MPA, tương ứng.
- Dựa vào các biểu thức (3.17), (3.18), (3.19), và (3.20), SNR đường xuống được
trình bày dưới như sau: [5]
P sig
SNR= =¿ ¿ (3.22)
PN
- Trong đó:
 N F Rx là hệ số nhiễu của anten thu
 σ dlà phương sai nhiễu của tín hiệu dữ liệu chuẩn hóa.
2

- Dựa vào thành phần thứ 2 của biểu thức (3.17) ta tính được tỉ số công suất tín hiệu
hữu ích trên công suất tín hiệu bị méo dạng như sau:
a21 σ 2d 8 a21 32
SDR= = =
19 2 2 19 a2 σ d 19 m 2 σ 2d
2 2 (3.23)
a σ
8 2 d
- Từ đó chất lượng của tín hiệu được truyền trong hệ thống truy cập quang vô tuyến
này được biểu thị bởi tỉ số tín hiệu trên nhiễu và méo dạng (được ký hiệu là SNDR)
liên quan đến 2 tỉ số SNR và SDR theo biểu thức: [5]
1 1 1
= +
SNDR SNR SDR
(3.24)

- Trong đó:
 SNDR: tỉ số tín hiệu trên nhiễu và méo dạng.
 SNR: tỉ số tín hiệu trên nhiễu.
 SDR: tỉ số tín hiệu trên méo dạng.
- Vì vậy BER là một hàm theo SNDR đối với trường hợp tín hiệu đã được điều chế
QPSK và kênh truyền theo phân bố Rayleigh như sau: [5]

MMW_RoF Access System Trang 33


BER=0.5 erfc (√ SNDR
2 )
(3.25)

MMW_RoF Access System Trang 34


3.8 Kết luận chương
 Trong chương này đồ án đã tìm hiểu về nội dung truyền sóng trong không gian tự
do gồm các vấn đề liên quan đến suy hao trong môi trường không gian tự do, các
hiện tượng ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền như là hiện tượng đa đường,
phản xạ, nhiễu xạ…. Đồng thời chúng ta cũng đã trình bày các biểu thức toán học
tính toán hiệu năng của hệ thống được thể hiện qua tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SNR), tỉ
số tín hiệu trên nhiễu và méo dạng (SNDR) và tỉ lệ lỗi bit (BER).
 Chất lượng của mạng truy cập quang - vô tuyến băng thông rộng không những bị
ảnh hưởng bởi các loại nhiễu gây ra trong sợi quang, bộ khuếch đại quang, máy thu
quang mà còn bị ảnh hưởng bởi các loại nhiễu pha đinh do thời tiết và pha đinh nhiều
tia khi truyền trong không gian đến máy thu của người dùng. Việc khảo sát đặc tính
hệ thống MMW/RoF truy cập quang - vô tuyến cho phép thiết lập giá trị của các
thông số chủ yếu của hệ thống nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu đến đầu vào máy
thu. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiến hành khảo sát các đặc tuyến của hệ thống trong
chương 4 tiếp theo.

MMW_RoF Access System Trang 35


CHƯƠNG 4 :
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ
4.1. Giới thiệu chương
 Chương này tập trung khảo sát đặc tính của tuyến MMW/RoF trong mạng truy cập
quang - vô tuyến sử dụng bộ khuếch đại EDFA và máy thu quang tách sóng trực tiếp
bằng phần mềm Matlab. Qua đó phân tích, so sánh, đánh giá hiệu năng của hệ thống
MMW/RoF truy cập quang - vô tuyến này. Cụ thể như sau:
- Mối quan hệ giữa BER và công suất phát tương ứng với hệ số tán sắc của sợi
quang khác nhau khi đường truyền vô tuyến có tầm nhìn thẳng (LoS) và bị che chắn
(NLoS).
- Mối quan hệ giữa BER và công suất phát tương ứng với các tần số sóng vô tuyến
khác nhau khi đường truyền vô tuyến có tầm nhìn thẳng (LoS) và bị che chắn
(NLoS).
- Mối quan hệ giữa BER và khoảng cách truyền dẫn tín hiệu vô tuyến với hệ số tán
sắc của sợi quang khác nhau khi đường truyền vô tuyến có tầm nhìn thẳng (LoS) và
bị che chắn (NLoS).
4.2. Mô hình hệ thống MMW/RoF truy cập quang - vô tuyến sử dụng bộ
khuếch đại quang EDFA và máy thu tách sóng trực tiếp

QPSK
LD Data QPSK
LNA MIX MPA
APD PA Data
ED
OC LNA FA
RRH
LD hCD RAU
CO

Hình 4. 1 Mô hình hệ thống MMW/RoF sử dụng bộ khuếch đại quang EDFA và máy thu
tách sóng trực tiếp
- Tín hiệu sau khi đã được điều chế tại bộ MZM sẽ được truyền đi trong sợi quang.
Tuyến MMW/RoF sử dụng cáp sợi quang có chiều dài 150 km với hệ số suy hao là
0,2 dB/km, các loại sợi được tiến hành khảo sát có hệ số tán sắc với các giá trị khác
nhau như sau: 19 ps/km.nm (sợi đơn mode chuẩn SMF); 16 ps/km.nm; 12 ps/km.nm
và 8 ps/km.nm.
- Tín hiệu sau khi truyền vào sợi quang bị suy hao do suy hao của sợi quang, suy
hao do các mối hàn, mối nối. Lượng suy hao này sẽ được bù bằng cách sử dụng bộ
khuếch đại EDFA.
- Khối khuếch đại công suất PA: tín hiệu vô tuyến được khuếch đại công suất trước
khi phát ra anten.

MMW_RoF Access System Trang 36


- Bộ khuếch đại nhiễu thấp LNA: nhằm cải thiện tỉ số tín hiệu trên nhiễu S/N trước
khi đưa vào xử lí.
- Bộ trộn MIX: tín hiệu vô tuyến tần số (f1-f2) được đưa vào bộ trộn (MIX), trộn với
dao động cùng tần số (f1-f2) theo phương pháp tách sóng đồng bộ để đổi xuống tần
số tín hiệu QPSK
Bảng 4.1. Các thông số thiết lập cho hệ thống MMW/RoF
Bước sóng hoạt động 𝜆 1550 nm
Chiều dài đường truyền L 150 km
Hệ số suy hao của sợi quang 0,2 dB/km
Suy hao mối nối giữa 2 cuộn cáp 0,1 dB/mối nối
Suy hao mối hàn 0,5 dB/mối hàn
Tổng suy hao mối nối, mối hàn trên toàn (150/2-1)*0.1+4*0,5=9,4 dB
đường truyền L_mối nối (giả thiết mỗi cuộn cáp sợi quang có chiều
dài 2km)
Tần số vô tuyến đưa vào khảo sát 25 GHz; 35 GHz; 45 GHz; 55 GHz;
Tốc độ bit Rb 2 Gb/s
P_Phát −5 dBm ÷ +5 dBm
Băng thông điện Be Be = Rb
Hệ số nhiễu Noise Figure: NF
Hệ số nhiễu NF của máy thu 3 dB
Hệ số nhiễu NF của bộ LNA 3 dB
Hệ số nhiễu NF của bộ MPA 3 dB
Hệ số nhiễu NF của bộ PA 3 dB
Thông số khuếch đại:
G_LNA 15 dB
G_MPA 20 dB
G_PA 20 dB
G_Tx 20 dB
G_Rx 20 dB
G_EDFA 30 dB

MMW_RoF Access System Trang 37


4.3. Kết quả khảo sát đặc tính hệ thống, phân tích và nhận xét
4.3.1. Khảo sát tỉ lệ lỗi bit BER theo công suất phát tại đầu ra của bộ MZM (P phát)
tương ứng với các hệ số tán sắc của sợi quang khác nhau
Line of Sight (LoS) d=100m f=45GHz
10 0

10-5
BER

10-10

D = 19ps/(km.nm)
D = 16ps/(km.nm)
D = 12ps/(km.nm)
D = 8ps/(km.nm)

10-15
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
Cong Suat Phat [dBm]

Hình 4. 2 Đồ thị BER theo công suất phát tương ứng với hệ số tán sắc của sợi quang
khác nhau khi đường truyền vô tuyến tầm nhìn thẳng (LoS)
- Đồ thị hình 4.2. biểu diễn mối quan hệ giữa BER và công suất máy phát tương ứng
với các giá trị tán sắc khác nhau trong trường hợp tầm nhìn thẳng (LoS).Dựa vào đồ
thị ta thấy khi tăng của công suất phát thì 4 đường đặc tuyến BER đều giảm dần (chất
lượng tín hiệu trong hệ thống đường truyền tăng lên) . Bởi khi công suất phát Ps tại
trung tâm CO đưa vào sợi tăng lên thì công suất tại đầu vào máy thu quang 𝑃𝑟 =
𝑃𝑠exp(−𝛼𝐿)ℎ𝐶𝐷 cũng tăng theo. Từ đó, dựa vào biểu thức (3.22) ta thấy tỉ số tín hiệu
trên nhiễu tại máy thu vô tuyến tỉ lệ với Pr 2 tăng lên làm BER giảm.
- Ngoài sợi đơn mode chuẩn SMF có D = 19 ps/km.nm, ta khảo sát các trường hợp
sợi quang có hệ số tán sắc nhỏ hơn như NZDSF với D=16 ps/(nm.km), NZDSF với
D=12 ps/(nm.km) và NZDSF với D=8 ps/(nm.km) để biểu thị cho các trường hợp
tuyến sử dụng sợi đơn mode chuẩn SMF kết hợp với các sợi bù tán sắc (nhưng bù
không hoàn toàn) để làm rõ ảnh hưởng của tán sắc của sợi quang đến chất lượng của
tín hiệu tại máy thu cuối đường truyền vô tuyến. Dựa vào đồ thị, ta thấy với cùng một
công suất phát khi tăng giá trị tán sắc D thì tỉ lệ bit lỗi BER tăng vì khi đó D tăng nên

MMW_RoF Access System Trang 38


độ rộng xung của tín hiệu tăng làm gia tăng nhiễu, đồng thời các xung dễ bị chồng
chập nhau dẫn đến tỉ lệ lỗi trên bít (BER) tăng.

Non Line Of Sight (NLoS) d=100m f=45GHz


10 0

10-1
BER

10-2

10-3
D = 19ps/(km.nm)
D = 16ps/(km.nm)
D = 12ps/(km.nm)
D = 8ps/(km.nm)

10-4
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
Cong Suat Phat [dBm]
Hình 4. 3 Đồ thị BER theo công suất phát tương ứng với hệ số tán sắc của sợi quang khác
nhau khi đường truyền vô tuyến bị che chắn (NLoS).
- Hình 4. 3 biểu diễn mỗi quan hệ giữa BER và công suất phát tương ứng với hệ số
tán sắc của sợi quang khác nhau khi đường truyền vô tuyến bị che chắn (NLoS).Dựa
vào đồ thị ta nhận thấy các đường đặc tính BER của kênh truyền LoS thấp hơn (chất
lượng tốt hơn) nhiều so với kênh truyền NLoS do trên kênh truyền NLoS chịu ảnh
hưởng của hiện tượng méo, biến dạng tín hiệu gây ra do hiện tượng Fading (nếu là
SNR . SDR
LoS thì SNDR= SNR còn nếu là NLoS thì SNDR= )
SNR+ SDR

Với SDR là ảnh hưởng của méo phi tuyến, lúc đó

BER=0.5 erfc (√ SNDR


2 )

MMW_RoF Access System Trang 39


4.3.2. Khảo sát tỉ lệ lỗi bit BER theo công suất phát tại đầu ra của bộ MZM (P phát)
tương ứng với các tần số vô tuyến khác nhau
Line of Sight (LoS) d=100m D=16ps/km.nm
10 0

10-2

10-4
BER

10-6

f = 25GHz
10-8
f = 35GHz
f = 45GHz
f = 55GHz

10-10
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
Cong Suat phat dBm

Hình 4. 4 Đồ thị BER theo công suất phát tương ứng với các tần số khác nhau khi đường
truyền vô tuyến tầm nhìn thẳng (LoS).
- Hình 4.4. biểu diễn mối quan hệ giữa BER và công suất máy phát tương ứng với
các giá trị tần số sóng mang vô tuyến khác nhau trong trường hợp đường truyền
không bị che chắn (LoS). Nhìn vào đồ thị ta thấy với một giá trị tần số sóng mang vô
tuyến được chọn thì khi công suất phát tăng thì tỉ số lỗi bit BER giảm. Vì khi công
suất phát tăng thì công suất tín hiệu đến đầu vào máy thu cũng tăng, trong khi đó
nhiễu nhiệt tại máy thu không phụ thuộc vào công suất tín hiệu nên tỉ số tín hiệu trên
nhiễu tăng lên, làm BER giảm xuống.
- Ngoài ra, ứng với cùng công suất phát, khi tăng dần tần số sóng mang vô tuyến từ
f = 25GHz, đến f = 35GHz, f = 45GHz và f = 55GHz thì giá trị BER tăng lên (chất
lượng hệ thống giảm xuống).

- Do đó khi tần số sóng mang vô tuyến càng lớn thì tổn hao không gian lớn làm
công suất tín hiệu đến máy thu càng giảm, tỉ số SNR giảm, dẫn đến BER tăng.

MMW_RoF Access System Trang 40


Non Line of Sight (NLoS) d=100m D=16ps/km.nm
10 0

10-1

10-2

10-3
BER

10-4

10-5
f = 25GHz
f = 35GHz
10-6 f = 45GHz
f = 55GHz

10-7
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
Cong Suat phat dBm

Hình 4. 5 Đồ thị BER theo công suất phát tương ứng với các tần số khác nhau khi đường
truyền vô tuyến bị che chắn (NLoS).
- Tương tự như trên, hình 4.5. biểu diễn mối quan hệ giữa BER và công suất máy
phát tương ứng với các giá trị tần số sóng mang vô tuyến khác nhau trong trường hợp
đường truyền bị che chắn (NLoS).So sánh với trường hợp đường truyền tầm nhìn
thẳng ta thấy khi truyền trong không gian có vật che chắn, phản xạ, fading nhiều tia…
thì công suất tín hiệu trên nhiễu và méo SNDR giảm, dẫn đến BER tăng lên.

MMW_RoF Access System Trang 41


4.3.3. Khảo sát tỉ lệ lỗi bit BER theo khoảng cách vô tuyến từ trạm BTS đến điện
thoại di động tương ứng với các hệ số tán sắc của sợi quang khác nhau
Line Of Sight (LoS) f= 45GHz P-Phat=4dBm
10 0

10-2

10-4
BER

10-6

D = 19ps/(km.nm)
10-8
D = 16ps/(km.nm)
D = 12ps/(km.nm)
D = 8ps/(km.nm)

10-10
50 100 150 200 250 300
Khoang cach vo tuyen[m]

Hình 4. 6 Đồ thị BER theo khoảng cách truyền vô tuyến tầm nhìn thẳng (LoS) tương ứng
với các hệ số tán sắc khác nhau.
- Hình 4.6. biểu diễn mối quan hệ giữa BER và khoảng cách truyền trong không
gian của kênh truyền LoS tương ứng với các hệ số tán sắc của sợi quang khác nhau .
Nhìn vào đồ thị ta thấy với cùng một khoảng cách truyền dẫn, khi tăng giá trị tán sắc
D lần lượt từ 8 ps/(km.nm), 12 ps/(km.nm), 16 ps/(km.nm) đến 19 ps/(km.nm) tỉ lệ
bit lỗi BER tăng vì khi D tăng làm cho độ rộng xung của tín hiệu tăng làm cho nhiễu
tăng theo dẫn đến tỉ số SNR giảm làm giảm chất lượng tín hiệu dẫn đến BER tăng.

MMW_RoF Access System Trang 42


Non Line Of Sight (NLoS) f= 45GHz P-Phat=4dBm
10 0

10-1

10-2
BER

10-3

10-4

D = 19ps/(km.nm)
-5 D = 16ps/(km.nm)
10
D = 12ps/(km.nm)
D = 8ps/(km.nm)

10-6
50 100 150 200 250 300
Khoang cach vo tuyen[m]

Hình 4. 7 Đồ thị BER theo khoảng cách truyền vô tuyến bị che chắn (NLoS) tương ứng
với hệ số tán sắc khác nhau.
- Hình 4.7. biểu diễn mối quan hệ giữa BER và khoảng cách truyền trong không
gian của kênh truyền bị che chắn NLoS tương ứng với các hệ số tán sắc của sợi quang
khác nhau. Các đường đặc tính BER trong trường hợp này đều xấu hơn so với trường
hợp kênh tuyền không bị che chắn, tầm nhìn thẳng (LoS). Lý do là kênh truyền NLoS
có sóng phản xạ sinh ra nhiễu đa đường, xuyên ký tự làm chất lượng tín hiệu thu
được giảm đi.
4.4. Kết luận chương
 Trong chương này đã sử dụng phần mềm Matlab để tiến hành mô phỏng và khảo
sát, đã phân tích đưa ra mô hình biểu diễn sự phụ thuộc của các tham số hệ thống lên
hiệu năng hệ thống MMW-RoF qua đó thấy được các thông số chất lượng của hệ
thống , thấy được ảnh hưởng của các yếu tố như tán sắc của sợi quang vô tuyến khác
nhau khi truyền thẳng và khi bị che chắn , ảnh hưởng của tần số , cũng như ảnh
hưởng từ khoảng cách từ một tram BTS đến điện thoại di động . Thực tế thì hệ thống
RoF kết hợp vô tuyến còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, nhưng trong mô
phỏng này còn hạn chế .

MMW_RoF Access System Trang 43


Kết luận chung và hướng phát triển đề tài
 Kết luận chung
 Đồ án đã tìm hiểu các thành phần cơ bản của một tuyến MMW/RoF truy cập
quang - vô tuyến băng tần cao, kết hợp bộ khuếch đại quang EDFA và máy thu sử
dụng kỹ thuật tách sóng trực tiếp. Sơ đồ hệ thống được xây dựng và phân tích thông
qua các mô hình tính toán và các biểu thức toán học. Từ đó, luận văn cũng đã khảo
sát được sự biến thiên của tỉ lệ lỗi bit (BER) tương ứng với nhiều trường hợp thay đổi
khác nhau về tán sắc, tần số, công suất phát và khoảng cách truyền trong không gian
tự do của kênh truyền tầm nhìn thẳng (LoS) và kênh truyền bị che chắn (NLoS)
 Đồ án đã chọn cấu hình hệ thống sử dụng máy thu tách sóng trực tiếp kết hợp bộ
khuếch đại EDFA để tận dụng ưu điểm là cấu hình đơn giản, giá thành rẻ (so với việc
sử dụng máy thu Coherence), tăng được khoảng cách (đến 150 km), đáp ứng với yêu
cầu chất lượng tín hiệu truyền dẫn có băng thông rộng, tốc độ bít cao (thể hiện qua tỉ
lệ lỗi bít BER đạt được).
 Với những ưu điểm kết hợp từ kỹ thuật thông tin vô tuyến và thông tin sợi quang,
hệ thống MMW/RoF sẽ được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn và sẽ là cơ sở để xây
dựng nên thế hệ thông tin di động thế hệ mới trong tương lai.
 Hướng phát triển đề tài
 Do thời gian hạn hẹp và kiến thức chuyên sâu của chúng em trong lĩnh vực này
chưa nhiều nên đề tài chưa thể trình bày hết nội dung của hệ thống MMW/RoF và chỉ
mới thể hiện hiệu năng hệ thống (BER) bằng các đồ thị thông qua phần mềm Matlab
chứ chưa được đưa vào thực tế. Một số hướng nghiên cứu sau đây được đề xuất để
tiếp tục phát triển đề tài như sau:
- Nghiên cứu MMW/RoF truy cập quang - vô tuyến băng tần cao, kết hợp bộ
khuếch đại quang EDFA và máy thu sử dụng kỹ thuật tách sóng Coherence.
- Khảo sát vị trí đặt các bộ khuếch đại EDFA để có thể mang lại hiệu quả cao hơn
nhằm tăng khoảng cách truyền dẫn nhưng vẫn đảm bảo được tỉ lệ lỗi bit BER nằm
trong khoảng cho phép.
- Khảo sát tăng số lượng của anten phát và thu để tăng khoảng cách truyền sóng
nhằm nâng cao vùng phủ để các thiết bị di động có thể xem truy cập các nội dung số
chất lượng cao theo thời gian thực.
 Cuối cùng, chúng em mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của tất cả
quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ cũng như các bạn và những ai quan tâm để đồ án
được hoàn thiện hơn.

MMW_RoF Access System Trang 44


Tài Liệu Tham Khảo
[1] PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, “Thông tin sợi quang”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, 2010.
[2] Thu A. Pham, Hien T. T. Pham, Hai-Chau Le, and Ngoc T. Dang “Performance
Analys of MMW/RoF Link in Broadband Optical-Wireless Access Network” Posts
and Telecommunications Institute of Technology Hanoi City, Vietnam.
[3] Thu A. Pham, Hien T. T. Pham, Hai-Chau Le and Ngoc T. Dang* Numerical
Analysis of the Performance of Millimeter-Wave RoF-Based Cellular Backhaul
Links
[4] Thu A. Pham, Hien T. T. Pham, Hai-Chau Le, and Ngoc T. Dang Faculty of
Telecommunications, Posts and Telecom. Inst. of Technol., Hanoi, Vietnam .”
Effects of Noise and Distortion on Performance of OFDM Millimeter-wave RoF
Systems”
[5] Radio-over-fiber technology and devices for 5G: An overview Stavros Iezekiel
Department of Electrical and Computer Engineering, University of Cyprus,
Kallipoleos Avenue 75, Nicosia 1678, Cyprus.
[6] G. Fettweis, S. Alamouti, “5G: Personal mobile internet beyond what cellular did
to telephony”, IEEE Communications Magazine, vol. 52, no. 2, pp.140-145, Feb.
2014.
[7] J. Guillory et al., “Radio-over-fiber architectures – Future multigigabit wireless
systems in the home-area network”, IEEE Vehicular Technology Magazine, vol. 5,
no. 3, pp. 30-38, Sep. 2010.
[8] OFDM and Its Wireless Applications: A Survey Taewon Hwang, Chenyang
Yang, Senior Member, IEEE, Gang Wu, Member, IEEE, Shaoqian Li, and Geoffrey
Ye Li, Fellow, IEEE.
[9] R. A. Shafik et al., “On the extended relationships among EVM, BER and SNR as
performance metrics,” in Proc. Int. Conf. Electr. Comput. Eng., 2006, pp. 408–411.
[10] Direct and External Intensity Modulation in OFDM RoF Links Sinan A.
Khwandah,1 John P. Cosmas,1 Ian A. Glover,2 Pavlos I. Lazaridis,2 Neeli R.
Prasad,3 and Zaharias D. Zaharis4 1 Department of Electronic and Computer
Engineering, College of Engineering, Design and Physical Sciences, Brunel
University London, Uxbridge UB8 3PH, U.K. 2 Department of Engineering and
Technology, University of Huddersfield, Huddersfield HD1 3DH, U.K.

MMW_RoF Access System Trang 45

You might also like