You are on page 1of 5

Anh Quỳnh dạy Toán – ZALO: 0966967303 Khoa Toán Tin - ĐHSPHN

CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP

Bài 1. MỆNH ĐỀ

1. Định nghĩa
 Xét các câu sau:
(1) 3>2
(2) 27 chia hết cho 3
(3) Đèn xanh được phép đi
(4) 2+3=6
Nhận xét : Là các câu khẳng định đúng hoặc sai.
 Mệnh đề là 1 câu khẳng định hoặc đúng hoặc sai
 Khẳng định đúng là mệnh đề đúng
 Khẳng định sai là mệnh đề sai
 Mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai (Chỉ có thể hoặc đúng hoặc sai)

VD1. Xét các mệnh đề sau:

(1) 3<5
(2) √ 2 là số vô tỉ
(3) 16 là số chính phương
(4) π >3

Bao nhiêu mệnh đề đúng?

A. 3 B. 2 C. 4 D.1

2. Mệnh đề phủ định


 Xét hai mệnh đề sau:
(1) 7 là số nguyên tố
(2) 7 không phải là số nguyên tố

Nhận xét: (1) và (2) khẳng định nội dung trái ngược nhau và (2) gọi là mệnh đề
phủ định của (1).

 Định nghĩa: Cho mệnh đề P. Mệnh đề “Không phải P” được gọi là mệnh
đề phủ định của mệnh đề P, kí hiệu là Ṕ.
 Note:
 P và Ṕ Khẳng định trái ngược nhau.
 P đúng thì Ṕ sai; P sai thì Ṕ đúng
 Mệnh đề phủ định có thể được phát biểu bằng nhiều cách.
VD2. P : √ 2 là số vô tỷ (đ)
Ṕ : √ 2 không phải là số vô tỷ (s)

1
Anh Quỳnh dạy Toán – ZALO: 0966967303 Khoa Toán Tin - ĐHSPHN

Ṕ : √ 2 là số hữu tỷ (s)
Note: Trên tập số thực gồm tập số vô tỷ và tập số hữu tỷ.

3.Mệnh đề kéo theo

 Xét mệnh đề:

Nếu ABCD là hình chữ nhật thì ABCD có 2 đường chéo bằng nhau.

NX: Mệnh đề này có dạng Nếu P thì Q

P: ABCD là hình chữ nhật

Q: ABCD có 2 đường chéo bằng nhau


⇒Đây là mệnh đề kéo theo.

 Định nghĩa: Mệnh đề “ Nếu P thì Q” gọi là mệnh đề kéo theo.

Kí hiệu là P ⇒Q ( Đọc P suy ra Q )

 Note: Mệnh đề kéo theo P ⇒Q chỉ sai khi P đúng, Q sai và đúng trong các
trường hợp còn lại.

VD3. Cho 2 mệnh đề P,Q. Mệnh đề P ⇒Q sai khi nào?

A. P đúng, Q đúng B. P đúng, Q sai


C. P sai, Q sai D. P sai, Q đúng

4. Mệnh đề đảo.

 Cho mệnh đề P ⇒Q. Mệnh đề Q ⇒ P được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề
P ⇒Q.

VD4: Nếu ABC là ∆ đều thì ABC cân P ⇒Q

Nếu ABC cân thì ABC đều Q ⇒ P

5. Mệnh đề tương đương

 Xét mệnh đề:

x 2=1 Khi và chỉ khi

x=± 1

⇒NX: Đây là mệnh đề tương đương.

2
Anh Quỳnh dạy Toán – ZALO: 0966967303 Khoa Toán Tin - ĐHSPHN

 Định nghĩa: Cho 2 mệnh đề P và Q.

Mệnh đề “P nếu và chỉ nếu (Khi và chỉ khi) Q” gọi là mệnh đề tương đương;

kí hiệu P ⇔ Q

 Note: Mệnh đề P ⇔ Q đúng nếu P,Q cùng đúng hoặc cùng sai.

6. Mệnh đề chứa biến

 Xét 2 khẳng định:


(1) x >3 với x là số thực
(2) x + y >2018 với x , y là số thực
⇒ Khẳng định có chứa biến (1 hoặc nhiều biến)

⇒ Tính đúng, sai của khẳng định phụ thuộc vào giá trị của biến.

 Định nghĩa: Mệnh đề chứa biến là câu khẳng định có 1 hoặc nhiều biến

Tính đúng, sai của nó phụ thuộc vào giá trị của biến.

VD5. Cho mệnh đề chứa biến


P( x ) : 2x+ 3 > 0

Hỏi x nhận giá trị nào dưới đây để P(x) đúng?

A. x=−2 B. x=0 C. x=−4 D. x=−3

VD6. Cho P( x ) : 3x- 4 ≤ 0. Tìm tất cả các giá trị của x để P(x) đúng ?
4 4 4 4
A. x ≤− 3 B. x < 3 C. x ≤ 3 D. x ← 3

4
Giải: 3 x−4 ≤0 ↔ 3 x< 4 ↔ x< 3

VD7: Cho P(n ) : 2n- 11< 0

Hỏi có bao nhiêu số nguyên dương n để P(n) đúng?

A. 5 B. 6 C. 7 D. 4

Giải: 2 n−11 <0 ↔2 n<11↔ n<5,5


n ∈ Z ; n≥ 1 ↔n ∈ {1; 2 ; 3 ; 4 ;5 }

VD8. Cho P( x ; y ) : x- 2y> 11. Tìm x , y để P(x;y) sai?

3
Anh Quỳnh dạy Toán – ZALO: 0966967303 Khoa Toán Tin - ĐHSPHN

A. x=3 ; y=−6 B. x=2 ; y=−5


B. C. x=−1 ; y=−7 D. x=5 ; y=0

7. Kí hiệu ∀,∃ trong mệnh đề chứa biến.

 Mệnh đề “ với mọi x ∈ X , P(x) đúng” người ta kí hiệu “ ∀ x ∈ X , P(x)” hoặc “


∀ x ∈ X : P(x)” hoặc “ P(x), ∀ x ∈ X ”
 Kí hiệu : ∀ (với mọi)
 Chú ý : “ ∀ x ∈ X , P(x)” đúng ⇔ với mọi x thuộc tập X ta luôn có P(x) đúng

“ ∀ x ∈ X , P(x)” sai nếu có 1 số x 0 ∈ X sao cho P(x0) sai

VD9. Cho các mệnh đề:

(1) ∀ x ∈ R , x 2 ≥ 0
(2) ∀ x ∈ R , x 2+ 1> 0
(3) ∀ x ∈ R , x 2−x +1>0
(4) ∀ n ∈ Z , n .(n+1) chẵn

Có bao nhiêu mệnh đề đúng?

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Giải

(1) ∀ x ∈ R , x 2 ≥ 0 đúng
(2) ∀ x ∈ R , x 2+ 1> 0 đúng
1 2 3
2
( )
(3) ∀ x ∈ R , x −x +1= x− + >0 đúng
2 4
(4) ∀ n ∈ Z , n .(n+1) chẵn . Tích (số lẻ . số chẵn )= số chẵn Đúng
 Mệnh đề “ tồn tại ∀ x ∈ X , P(x) đúng”
dùng kí hiệu “∃ ∈ X , P(x)” hoặc “∃ ∈ X : P(x)”
Kí hiệu: ∃ (tồn tại)(có ít nhất 1)
 “∃ ∈ X , P(x)” đúng ⇔ có ít nhất 1 số x 0 mà P( x 0) đúng
“∃ ∈ X , P(x)” sai nếu chỉ ra với mọi x ∈ X mà P(x) sai.
VD10. Xét mệnh đề:
(1) ∃ x ∈ R , x 2=−1
(2) ∃ n ∈ Z ,n 2=17
(3) ∃ x ∈ R , x 2=2

Giải

(1) ∃ x ∈ R , x 2=−1 sai


(2) ∃ n ∈ Z ,n 2=17 sai
4
Anh Quỳnh dạy Toán – ZALO: 0966967303 Khoa Toán Tin - ĐHSPHN

(3) ∃ x ∈ R , x 2=2 đúng

8. Mệnh để phủ định của mệnh đề chứa kí hiệu ∀,∃

 Mệnh đề “ ∀ x ∈ X , P(x)” phủ định là “∃ ∈ X , P´(x)”

VD11. ∀ x ∈ R , x 2 ≥ 0 ⇒ Phủ định là ∃ x ∈ R , x2 <0

VD12. ∃ x ∈ Z , x 2−1=4 ⇒ Phủ định là ∀ x ∈ Z , x 2−1 ≠ 4

You might also like