You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC

1. Carbonhydrate (Saccharide)
- KN: tất cả các saccharide đều được cấu tạo từ 3 nguyên tố: C, H, O có
CTTQ Cx(H2O)y
- Nguồn gốc:
+ TV: được tạo ra từ quá trình quang hợp tại lục lạp của tb quang hợp
dưới tác dụng của a/s
+ ĐV: không có khả năng tổng hợp → TV là nguồn dinh dưỡng
saccharide quan trọng của con người và ĐV
- Tồn tại trong cơ thể sống dưới 3 dạng: monosaccharide, disaccharide và
polysaccharide

Monosaccharide Disaccharide Polysaccharide


Khái - Những đường Được cấu tạo từ 2 Cấu tạo từ nhiều
niệm không thể thủy phân tử đường đơn, phân tử đường đơn
phân được nữa liên kết với nhau
- Trong phân tử có bằng LK glucoside
+ 1C mang chức (-CH2-O-CH2-)
aldehyde (CHO)
hoặc
Xeto (C=O)
+ các C còn lại đều
mang chức rượu
(OH)
CT CmH2mOm (3≤m≤7) (C6H10O5)m
chung Cm(H2O)m-1
Đặc - Dễ tan trong nước, - Khối lượng phân tử
tính không tan trong dm lớn
chung hữu cơ - Không có vị ngọt,
- Dễ khuếch tán qua không tan trong nước
màng tế bào - Các đường đơn
- Đều thuộc dạng D trong polisacacrit có
- Trong tb, dễ thể là một loại hay
chuyển hóa cho nhiều loại khác nhau.
nhau, đều có vị - Các đường đơn
ngọt nhưng độ ngọt thường gặp hơn cả là
khác nhau glucose, có thể là
dạng α hay β.
- Các đường đơn
ghép với nhau qua
liên kết 1-4 tạo thành
một dãy thẳng và 1-6
để tạo mạch phân
nhánh.

* Đường 3C* Saccarose (đường * Tinh bột


(C3H6O3) sản phẩm mía) - Là polisaccarit dự
trung gian của - Cấu tạo từ 1 p.tử α- trữ chủ yếu của cơ
nhiều qt TĐC trongD-Glucose và 1 p.tử thể thực vật, được
cơ thể SV β-D-frutose qua LK tích luỹ nhiều ở các
- Glyxeraldehid có1-2 glucoside hạt, củ, quả. Là chất
1C bất đối, có 2 - Tan tốt trong nước, dinh dưỡng chủ yếu
dạng đồng phân D dễ bị thủy phân khi của người.
và L đung nóng, dưới tác - Gạo nếp có tỷ lệ
CHO dụng enzym, acid amilopectin lớn hơn
tạo thành glucose và gạo tẻ
H-C-OH frutose - Phân tử tinh bột
- Sử dụng trong CN gồm có 2 cấu tử:
CH2OH thực phẩm: bánh amilose và
- Dihydroxiaxeton kẹo, giải khát; CN amilopectin. Cả 2
không chức C bất dược phẩm: thuốc cấu tử này đều được
đối viên, thuốc nước; cấu tạo từ α –
CH2OH tráng gương phích... glucose.
+ Amilose (10-
C=O 20%):
_Các gốc glucose kết
CH2OH hợp với nhau qua
liên kết 1-4 glucozit
để tạo thành mạch
thẳng bền vững, tan
trong nước.
_ Cấu tạo dạng
chuỗi, xoắn theo kiểu
lò xo, mỗi xoắn có 6
gốc glucose. Cấu
trúc xoắn được giữ
vững nhờ LK hidro
_ Bị kết tủa bởi alcol
butylic
+ Amilopectin (80-
90%):
_Có cấu trúc phân
nhánh, do các gốc
glucose kết hợp với
nhau vừa bằng liên
kết 1-4, vừa bằng
liên kết 1-6. Từ 1
nhánh trung tâm
(chứa LK 1-4) phát
ra các nhánh phụ.
_ Phân bố ở mặt
ngoài của tinh bột
*Đường * Matose (đường * Cellulose
6C(C6H12O6) mạch nha) - Là polisaccarit phổ
- Glucose (đường - Cấu tạo từ 2 p.tử α- biến trong cơ thể
nho) D-glucose qua LK thực vật, là thành
+ Tồn tại chủ yếu ở 1-4 glucoside phần cấu tạo chủ yếu
dạng vòng - Có nhiều trong hạt của thành tế bào thực
đang nảy mầm, là vật.
sản phẩm thuỷ phân - Xenlulose có cấu
dở dang của tinh trúc mạch thẳng
bột. được tạo thành từ
- Bị thủy phân dưới các phân tử β -
tác dụng của enzym glucose kết hợp với
(mantase) hoặc acid nhau bằng các liên
ở nhiệt độ cao tạo kết β 1-4 glucozit.
+ Trong máu thành 2 gốc α-D- - Có cấu trúc rất bền,
người BT có 0,8- glucose. khó bị thuỷ phân và
1,1 g/l, bị đái không hoà tan trong
đường có thể đến nước; bị thuỷ phân
2g/l bởi enzyme
+ Là thành phần xenlulase tạo thành
cấu tạo tuyệt đối β– glucose.
cần thiết của máu - Có dạng hình sợi
động vật có vú. Là dài, nhiều sợi kết
đường duy nhất có hợp song song với
mă ̣t trong tất cả các nhau thành chùm
SV. nhờ các LK hydro,
+ Trong y học, sử giữa các chùm có
dụng như chất tăng những khoảng trống,
lực khi hóa gỗ khoảng
- Fructose (đường trống này chứa ligin
quả) (xem như 1 lớp xi
+ Có nhiều trong măng)
quả chín và mật
ong, dễ chuyển hoá
thành glucose để dễ
sử dụng trong cơ
thể.
- Galactose
+ Có nhiều ở thực
vật, tham gia vào
thành phần cấu tạo
phân tử của chất
keo, nhựa thực vật.
Ở động vật, là
thành phần cấu tạo
đường sữa lactose.

* Đường 5C: có vai * Lactose (đường *Glycogen


trò rất quan trọng sữa) - Là polisaccarit dự
tham gia vào thành - Cấu tạo từ 1 p.tử trữ ở người và động
phần cấu tạo của β-galactose và 1 p.tử vật. Gồm các gốc α –
acid nucleic, các α-glucose bằng LK glucose liên kết với
coenzym; sản phẩm β-1-4-glucoside nhau qua liên kết 1-4
trung gian của quá - Có trong sữa người glucozit, 1-6 glucozit
trình quang hợp và ĐV (5-8%) (tại vị trí phân
- Đường ribose nhánh)
(C5H10O5) - Có cấu tạo phân
nhánh giống
amilopectin, nhưng
mức độ phân nhánh
nhiều hơn.
- Đường - Glicogen hoà tan
deoxyribose trong nước nóng cho
màu đỏ tím hoặc đỏ
nâu với iot.
- Ở động vật và
người glicogen tập
trung nhiều trong
gan và cơ.
- Bị thủy phân dưới
tác dụng của enzym
hoặc acid, thủy phân
hoàn toàn được các
α – glucose
* Chitin
- Là thành phần cấu
tạo nên lớp vỏ cứng
của côn trùng, giáp
xác. Có vai trò bảo
vệ. Kitin được cấu
tạo từ các gốc N-
axeti-β-glucosamine,
các gốc này kết hợp
với nhau bằng các
liên kết β-1-4-
glucozit
- Ứng dụng: Làm
thuốc diê ̣t nấm kí
sinh, làm chỉ tự tiêu
trong y học, từ kitin
chuyển thành kitodan
có ứng dụng trong
chữa bê ̣nh cao huyết
áp. Trong CN làm
chất bọc lót bảo vê ̣
máy móc tinh vi
được an toàn, tăng
đô ̣ bền của gỗ, phim
ảnh.

- Vai trò: Hiđratcacbon có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể sống:
+ Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể, bảo đảm 60% năng
lượng cho các quá trình sống:
C6H12O6 + O2 → CO2 + H2O + E
+ Có vai trò cấu trúc, tham gia vào thành phần chính của thành, vỏ tế
bào (xenlulose, kitin).
+ Có vai trò bảo vệ, tham gia vào thành phần chất nhày của VSV
(mucopolisaccarit).
+ Góp phần đảm bảo tương tác đặc hiệu của tế bào (polisaccarit trên
màng hồng cầu).
+ Glucose là thành phần cấu tạo tuyệt đối của máu động vật có vú.
+ Glucose là nguồn nguyên liệu đầu tiên để tổng hợp một số chất khác
của cơ thể như: axitamin, lipit…
+ Đường pentose là thành phần cấu tạo của axit nuclêic.
2. Protein
- KN: Protein là những hợp chất hữu cơ cao phân tử được cấu tạo từ các
α-L-amino acid kết hợp với nhau bằng liên kết peptide.
* Cấu trúc hóa học:
- Là HCHC gồm 4 nguyên tố cơ bản C, H, O, N; có thể có thêm S, P
- Thuộc loại đa phân, đơn phân là các acid amin.
- Có hơn 20 loại acid amin khác nhau tạo nên các protein. Mỗi loại
protein đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các acid
amin → các protein rất đa dạng lại mang tính chất đặc thù
- Mỗi acid amin gồm 3 thành phần: gốc carbon (R), nhóm amin (-NH2) và
nhóm carboxyl (-COOH), chúng khác nhau bởi gốc R
- Các phân tử acid amin LK với nhau bằng LK peptide (do nhóm
carboxyl của acid amin của nhóm này LK với nhóm amin của acid amin
tiếp theo và giải phóng 1 p.tử nước) tạo nên chuỗi polipeptide.
* Các cấu trúc không gian
- Bậc I:
+ Là trình tự sắp xếp của các axitamin trong chuỗi polypeptit, quyết định
tính đặc thù của protein và tính đặc hiệu của loài. Cấu trúc bậc 1 được giữ
vững nhờ các liên kết cộng hóa trị (LK peptit).
+ Mỗi chuỗi polypeptit có 2 đầu tận cùng, một đầu mang nhóm amin tự
do (đầu N), một đầu mang nhóm cacboxil tự do (đầu C).
+ Là phiên bản mã di truyền nói lên mối quan hệ di truyền và lịch sử
tiến hóa của sinh giới
+ Việc xác định được cấu trúc bậc I là cơ sở để tổng hợp nhân tạo pr
bằng phương pháp hóa học hoặc kỹ thuật của công nghệ sinh học
+ Cấu trúc bậc I là bước đầu tiên quan trọng để xác định cơ sở phân tử
hoạt tính sinh học và tính chất hóa lý của pr. Là dấu hiệu rõ nhất về sự sai
khác giữa pr này với pr khác
- Bậc II:
+ Là sự tương tác không gian giữa các gốc acid amin ở gần nhau trong
chuỗi polipeptide tạo nên sự xoắn vặn uốn khúc của chuỗi, được giữ vững
các LK H giữa các LK peptide kề nhau, cách nhau những khoảng xác
định; có 2 kiểu
_Xoắn α: lk H được hình thành giữa các aa trên cùng 1 chuỗi cách
nhau 5,4Å (cách 3gốc aa).
_Gấp nếp β: lk H được hình thành giữa các aa trên 2 chuỗi cách nhau
3,5Å. Đoạn mạch polipeptide không cuộn chặt như xoắn α
+ Keratin là loại pr có 2 dạng cấu trúc: α BT và β duỗi thẳng. Cấu trúc
xoắn α được tìm thấy trong nhiều loại pr khác nhau và tỉ lệ % xoắn α
cũng khác nhau
- Bậc III:
+ Là sự tương tác không gian giữa các gốc a.a ở xa nhau trong mạch
polypeptit tạo nên sự xoắn vặn, cuộn lại thành khối của chuỗi polypeptit.
Cấu trúc bậc 3 được duy trì bởi các liên kết diunfit.
+ Quyết định hoạt tính sinh học của protein. Vì vậy khi cấu trúc bậc 3 bị
phá hủy sẽ làm thay đổi một số tính chất của protein và có thể gây biến
tính protein. Phần lớn các enzym đều có cấu trúc bậc 3
- Bậc IV:
+Là sự tương tác không gian của 2 hay nhiều chuỗi polypeptit đã có cấu
trúc bậc 3 (hoặc 2). Mỗi chuỗi polypeptit được gọi là "phần dưới đơn vị",
chúng liên kết với nhau nhờ các liên kết hydro, lực vandecvan giữa các
nhóm phân bố trên bề mặt của các phần dưới đơn vị.
+ Quyết định hoạt tính sinh học của protein, khi cấu trúc này bị phá vỡ
protein bị biến tính và mất hoạt tính sinh học.
- Bâ ̣c 1,2: cấu trúc cục bô ̣ từng phần. Bâ ̣c 3,4 là toàn phần
* Phân nhóm
- Dựa vào thành phần hóa học: 2 loại
+ Pr đơn giản: là loại protein chỉ chứa các acid amin. Dựa theo tính tan
có thể phân thành các nhóm nhỏ hơn
_ Albumin: tan trong nước, bị kết tủa trong dd (NH4)2SO4 70-100%
_ Globulin: không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dd muối trung
hòa loãng, ethanol, izopropanol 70-80%
_ Histon: pr kiềm chứa nhiều lysine, arginine, dễ tan trong nước
+ Pr phức tạp: p.tử ngoài acid amin còn có thành phần khác bản chất
không phải là pr (nhóm ngoại). Tùy thuộc vào bản chất nhóm ngoại phân
thành các nhóm nhỏ hơn
_ Lipoprotein: nhóm ngoại là lipid
_ Nucleoprotein: nhóm ngoại là nucleic acid
_ Glucoprotein: nhóm ngoại là saccharide và dẫn xuất của nó
_ Phosphoprotein: nhóm ngoại là phosphoric acid
_ Chromoprotein: nhóm ngoại là hợp chất có màu
- Theo hình dạng: 3 loại
+ Dạng sợi:
_ Có hình dạng dài, thường là hình sợi. Các chuỗi polypeptide nằm dọc
theo 1 trục thành những sợi dài
_ Tương đối bền vững, không tan trong nước và dd muối loãng
_ Là yếu tố cấu trúc cơ bản của mô LK ở ĐV cao cấp (collagen ở gân và
mô xương; elastin ở mô LK đàn hồi...)
+ Dạng cầu:
_ Có dạng gần như hình cầu hoặc hình bầu dục
_ Không bền vững bằng pr sợi, đa số tan trong dd nước và dễ khuếch tán
_ Có c/n hoạt động sống của tb: enzym, hormon, albumin huyết thanh...
+ Dạng trung gian:
_ Vừa có đặc điểm của pr sợi và pr cầu (VD: myosin có đặc điểm của pr
sợi: hình que dài và đặc điểm của pr cầu: tan trong dd muối)
* Vai trò sinh học:
- C/n cấu trúc: vỏ virus; màng tb; sclerotin có trong vỏ ngoài của sâu bọ;
fibronin của tơ tằm, nhện; elastin của mô LK, mô xương; collagen đảm
bảo cho độ bền và tính mềm dẻo của mô LK
- C/n xúc tác:enzym là pr có khả năng xúc tác đặc hiệu cho phản ứng hóa
học, là chất xúc tác sinh học vẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
- C/n: bảo vệ: các pr tham gia vào hệ thống miễn dịch, nhiều loại pr thực
hiện các c/n riêng biệt tạo nên hiệu quả miễn dịch đặc hiệu (như kháng
thể, bổ thể và cytokine) và không đặc hiệu. Pr còn tham gia vào quá trình
đông máu để chống mất máu cho cơ thể hoặc 1 số loài có thể SX những
độc tố có bản chất là pr: enzym nọc rắn, lectin... có khả năng tiêu diệt kẻ
thù bảo vệ cơ thể,
- C/n vận chuyển: vận chuyển O2, CO2 và H2 đi khắp mô, các cơ quan
trong cơ thể: hemoglobin, mioglobin, hemocyanin; lipoprotein vận
chuyển lipid; ceruloplasmin vận chuyển đồng trong máu...
- C/n vận động: vận động co rút: myosin; actin ở sợi cơ; chuyển vị trí của
NST trong quá trình phân bào
- C/n dự trữ và dinh dưỡng: là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng
cho các tổ chức mô, phôi phát triển cơ thể; casein của sữa, ovalbumin của
trứng...
- C/n dẫn truyền tín hiệu TK: đối với các kích thích đặc hiệu: sắc tố thị
giác rodopsin ở màng lưới mắt
- C/n điều hòa: điều hòa quá trình TĐC thông qua tác động lên bộ máy
thông tin di truyền như hormon, các pr ức chế đặc hiệu enzym
- C/n cung cấp năng lượng: là nguồn cung cấp NL quan trọng cho mọi
hoạt động sống trong cơ thể. Pr bị phân giải thành các acid amin, từ đó
tạo thành các sp trong đó có aldehyde, acid carboxylic, ceto acid bị OXH
dần dần tạo thành CO2, H2O đồng thời giải phóng ra NL
3. Tế bào Eukaryot
- Đại diện: nấm, TV, ĐV
- Kích thước, hình dáng đa dạng để phù hợp với chức năng
- Gồm 3 thành phần chính:
+ Màng sinh chất: định hình tế bào, thực hiện quá trình TĐC…
+ Tế bào chất: là môi trường diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Nhân tế bào: nằm ở vùng trung tâm tế bào, là nơi chứa đựng vật chất
di truyền.
- Riêng TB thực vật còn có thêm thành tế bào ở ngoài cùng
a) Màng tế bào
* Thành phần hóa học
- MSC dày từ 7 - 10 nm
- Gồm:
+ Protein: khoảng 50 loại protein màng. Trong đó có 2 loại chính:
protein xuyên màng (70%); protein ngoại vi (30%)
+ Lipit: photpholipit (khoảng 55% tổng số lipit màng); cholesterol
(khoảng 25 – 30%); glycolypit (18%); axit béo kị nước (khoảng 2%)
+ Gluxit: thường ở dạng liên kết với protein và lipit, nhiều nhất là
oligosaccarit.
- Hệ thống MSC trong tb (màng các bào quan) cấu tạo giống MSC nhưng
tỉ lệ P/L là khác nhau và khác màng tb
* Cấu trúc phân tử: Màng cơ bản gồm lớp kép lipid dày khoảng 9 nm xếp
quay đầu kị nước vào nhau. Thành phần chủ yếu gồm
- Photpholipit:
+ Có 4 loại chính: photphatidycholin, sphingomyelin,
phosphatidylethnolamin, phosphatidylserine.
+ Là loại phân tử lưỡng tính, có một đầu ưa nước gọi là đầu phân cực và
một đầu ghét nước gọi là đầu không phân cực.Trong MT nước do có tính
phân cực mà các phân tử phospholipid sắp xếp thành lớp kép có đầu ưa
nước quay ra ngoài, đuôi kị nước quay vào trong.
+ Có thể quay xung quanh chính trục của mình và đổi chỗ cho các phân
tử bên cạnh hoặc cho các phân tử trong cùng 1 lớp phân tử theo chiều
ngang (xảy ra thường xuyên).
+ Chúng còn đổi chỗ cho nhau tại 2 lớp phân tử đối diện (rất hiếm xảy
ra); khi đổi chỗ sang lớp màng đối diện, các phospholipid phải cho đầu ưa
nước vượt qua lớp tiếp giáp kị nước giữa 2 lớp màng nên cần sự can thiệp
của 1 số pr màng → nguyên nhân làm màng linh động
+ Là thành phần chính tạo nên lớp màng cơ bản của tb và phụ trách sự
vận chuyển thụ động vật chất qua màng
+ Là cơ sở để dung nạp các p.tử pr màng, các nhánh saccharide trên bề
mặt làm cho màng có thêm nhiều c/n đặc hiệu
- Cholesterol:
+ Cholesterol là một loại lipit xếp xen kẽ giữa các phân tử photpholipit
và rải rác trong 2 lớp lipit của màng.
+ Trong màng sinh chất của tế bào nhân chuẩn được sắp xếp cứ 1 phân
tử photpholipit sẽ có một phân tử cholesterol.
+ Tỷ lệ cholesterol càng cao thì màng càng cứng và bớt tính linh động.
Tỷ lệ cholesterol càng thấp thì màng tb càng linh động
- Pr màng gồm 2 loại chính
+ Pr xuyên màng:
_ Là các phân tử protein xuyên qua màng lipit, thò 2 đầu mút của phân
tử ra hai phía bề mặt của màng.
_ Có khả năng chuyển động tịnh tiến trong màng lipid
_ BT, các p.tử phân bố đồng đều, khi có sự thay đổi của MT: độ pH
giảm, sự kích thích của các kháng thể... thì các p.tử di chuyển tập hợp lại
thành nhóm trong màng tạo thành mũ kháng nguyên ở tb limpho
_ Là các kênh vận chuyển hoặc là chất mang. Tạo nên các bơm ion có
vai trò vận chuyển chủ động các ion qua màng.
+ Pr ngoại vi:
_ Ở mặt ngoài hoặc mặt trong của màng tế bào có các phân tử protein
ngoại vi bám vào các phân tử lipit hoặc bám vào các đầu thò ra của các
protein xuyên màng bằng các liên kết tĩnh điện hay bằng các liên kết kỵ
nước.
_ Xác định hình dạng tb, LK màng tb với khung xương tb tạo khung
nâng đỡ bên trong màng tb
- Hydrat cacbon màng tế bào dưới dạng oligosaccarit, polisaccarit gắn
vào hầu hết các đầu ưa nước của các protein màng thò ra ngoài màng tế
bào tạo nên các glicoprotein hoặc liên kết với các phân tử lipit tạo nên các
glicolipit luôn bám ở mặt ngoài của màng ở đầu ưa nước. Phần hydrat
cacbon thò ra ngoài tạo nên lớp cấu trúc sợi, là lớp áo có chức năng bảo
vệ màng, tạo kháng nguyên bề mặt, liên kết với tế bào bên cạnh...
* Cấu trúc khảm động của màng sinh chất
- Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp phospholipid kép,
trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế
bào động vật và người còn có nhiều phân tử cholesterol làm tăng độ ổn
định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như
những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp
nhận các thông tin từ bên ngoài. Màng sinh chất có cấu trúc khảm vì lớp
kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (trung bình cứ 15
phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin).
- Cấu trúc động: Phospholipid là loại phân tử lưỡng tính, có một đầu ưa
nước gọi là đầu phân cực và một đầu ghét nước gọi là đầu không phân
cực.Trong MT nước do có tính phân cực mà các phân tử phospholipid sắp
xếp thành lớp kép có đầu ưa nước quay ra ngoài, đuôi kị nước quay vào
trong.Chúng có thể quay xung quanh chính trục của mình và đổi chỗ cho
các phân tử bên cạnh hoặc cho các phân tử trong cùng 1 lớp phân tử theo
chiều ngang (xảy ra thường xuyên).Chúng còn đổi chỗ cho nhau tại 2 lớp
phân tử đối diện (rất hiếm xảy ra); khi đổi chỗ sang lớp màng đối diện,
các phospholipid phải cho đầu ưa nước vượt qua lớp tiếp giáp kị nước
giữa 2 lớp màng nên cần sự can thiệp của 1 số pr màng → nguyên nhân
làm màng linh động. Ngoài ra còn do các phân tử pr xuyên màng có khả
năng chuyển động tịnh tiến trong màng lipid cũng là nguyên nhân khiến
cho màng linh động.
* Sự hình thành:
- Bào quan trực tiếp tổng hợp nên màng mới là lưới nội chất hạt, màng
lipid do LNC hạt tổng hợp, pr màng do ribosome tự do trong bào tương
và ribosome bám trên LNC hạt tổng hợp. Saccharide lấy từ bào tương và
túi Golgi
- Các thành phần kết hợp với nhau tạo ra từng đoạn màng rồi lắp ghép
vào màng của tb đủ để bao bọc 2 tb con sau khi phân bào
* Chức năng
- Bao bọc định hình tế bào
- Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
- Sự trao đổi thông tin qua màng
- Màng tế bào là giá cho các enzym bám vào xúc tác các phản ứng sinh
học
- Nhiều loại tế bào ở phía ngoài màng sinh chất còn có lớp màng bảo vệ,
gọi là lớp glycocalix, có bản chất gluxit hoặc dẫn xuất gluxit. Vai trò chủ
yếu là bảo vệ, nâng đỡ MSC, nhiều TH còn tham gia c/n vận chuyển,
TĐC, miễn dịch...
b) TBC: Khối nguyên sinh chất nằm trong màng tế bào và bao quanh
nhân được gọi là tế bào chất. Tế bào chất là một cấu thành của tế bào có
cấu trúc phức tạp gồm:
- Các bào quan: Là các cấu trúc cố định của tế bào, có chức năng cố định
trong tế bào bao gồm: ty thể; lạp thể; phức hệ golghi; mạng lưới nội sinh
chất riboxom...
- Các chất ẩn nhập (thể vùi): Là những cấu trúc tạm thời trong tế bào,
được xuất hiện hoặc biến mất do kết quả của quá trình trao đổi chất trong
tế bào. Có thể là các chất tiết, chất dự trữ dinh dưỡng, sp của trao đổi nội
bào mà số lượng thay đổi tùy thuộc vào trạng thái sinh lí của tb.
- Chất nền: Là khối tế bào chất không có cấu trúc, trong đó chứa các đại
phân tử (hạt mixen keo), các phân tử hữu cơ và vô cơ, các ion và nước.
Các hạt mixen keo luôn chuyển động hỗn loạn trong bào tương, cùng dấu
thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau gây nên chuyển động Brow của bào
tương.
* Mạng lưới nội chất: gồm 2 loại là mạng LNC hạt và mạng LNC trơn, 2
mạng lưới nội chất thông với nhau và đều có cấu trúc màng lipoprotein
dày 6nm
- LNC hạt
+ Gồm nhiều túi dẹt xếp song song, có chỗ thông lẫn nhau.
+ Khoảng không gian bên trong các túi dẹt gọi là khoang chứa. Trong
khoang này chứa protein, glycoprotein và lipoprotein mới tổng hợp. Tại
đây có nhiều enzym đang hoạt động. Khoang chứa thông với khoang
quanh nhân. Mặt ngoài dính các ribosome
+ Màng của LNC hạt cũng là MSC nhưng cholesterol chỉ chiếm 6% nên
màng rất linh động.
+ Thường phát triển mạnh ở những tb tăng cường tổng hợp pr. Trong tb,
mạng LNC hạt thường phát triển và phân bố khắp khối tb chất
+ Một vài đoạn lưới nội bào hạt không có ribosom bám, chúng tạo thành
các quai có các nang vận chuyển tách ra. Cấu trúc này gọi là vùng chuyển
tiếp, thường nằm gần Golgi
+ C/n:
_ Tiếp nhận, chế biến, bao gói, vận chuyển các pr cho các bào quan khi
cần hoặc có thể được đổ ra ngoài tb dưới dạng chất tiết.
_ Tổng hợp các phospholipid và cholesterol ngay trong màng lưới
_ Là mạng lưới “giao thông đường thủy” vận chuyển các chất từ nhân ra
TBC, từ TBC vào nhân hoặc từ TBC ra khoảng gian bào và ngược lại từ
khoảng gian bào vào TBC
+ Cách hình thành: hình thành MSC của tb sau đó cuộn lại, các thành
phần ribosome được hình thành rồi bám trên các màng
- LNC trơn:
+ Là 1 hệ thống ống lớn nhỏ, chia nhánh, thông với nhau và thông với
LNC hạt, có thể nằm xen lẫn với LNC hạt
+ Màng của LNC trơn cũng là MSC nhưng thành phần cholesterol cao
hơn LNC hạt. Trên màng không có ribosome bám vào, trong lòng màng
chứa nhiều sp khác nhau và các enzym
+ Phát triển mạnh ở các tb tiết (tb tuyến nhờn của da, vỏ tuyến trên
thận...)
+ C/n: rất phức tạp và khác nhau ở mỗi loại tb
_ Chứa và vận chuyển sp bài tiết đến những nơi cần thiết của tb
_ Tổng hợp và chuyển hóa acid béo
_ Khử độc, tập trung và chuyển hóa các độc tố xâm nhập vào tb
_ Trong tinh hoàn, buồng trứng liên quan đến tổng hợp các hormon
sterid. Trong tb biểu mô ruột thì có chức năng vận chuyển lipid
+ Sự hình thành: hình thành MSC rồi cuộn lại thành các ống phân nhánh,
lòng ống chứa các sp khác nhau
* Ribosome
- Là những hạt rất bé dạng hình cầu có kích thước khoảng 20-35 nm
- Số lượng tùy thuộc vào trạng thái sinh lí
- Ribosome có ở mặt ngoài của mạng lưới nội sinh chất có hạt, đính ở mặt
ngoài của màng nhân ngoài ra chúng có thể nằm tự do trong tế bào chất
- Thành phần hoá học: gồm có rARN (60%) và protein (40%) liên kết với
nhau nhờ liên kết hydro và ion Mg2+.
- Cấu trúc:
+ Tiểu đơn vị nhỏ gồm: 1 phân tử rARN + 21 – 33 phân tử Protein
+ Tiểu đơn vị lớn gồm: 2 phân tử rARN + 31 – 50 phân tử Protein
- Vài bào quan như ti thể, lạp thể có ribosome riêng nhưng kích thước
nhỏ hơn
- Trong TBC của đa số loài SV, các tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ chỉ
LK với nhau khi tổng hợp pr. Trong quá trình tổng hợp pr không phải tất
cả các ribosome đều hoạt động mà chỉ có các ribosom “hoạt tính” (khi
nồng độ Mg giảm xuống không bị phân giải thành các đơn vị nhỏ) mới
động. Trong khi tổng hợp pr, không phải tất cả các ribosome “hoạt tính”
đều tham gia cùng 1 lúc mà chỉ có khoảng 10% tham gia. Tính chất hoạt
động 1 cách liên hoàn “hoạt động - nghỉ” của ribosome đã đảm bảo cho
chúng hoạt động trong thời gian lâu dài và khả năng hoạt động lớn
- Các ribosome hoạt động phối hợp lại thành 1 liên hợp poliribosome
(polisome).
- C/n: tổng hợp pr. Các ribosome tự do trong TBC tổng hợp các pr nội
bào, ribosome trên LNC tổng hợp pr là chất tiết ra ngoài
- Sự hình thành: rARN tổng hợp trong hạch nhân của tế bào, vận chuyển
ra bào tương, rARN kết hợp với protein trong bào tương tạo thành các
tiểu đơn vị tự do (tiền riboxom), khi có mặt Mg++ hai tiểu đơn vị kết hợp
với nhau tạo thành ribosom.
* Bộ máy golgi
- Mỗi tế bào thường có một hay vài Golgi, thường nằm gần nhân, cạnh
cặp trung thể.
- Bộ máy golgi là 1 cấu trúc phức tạp, rất thay đổi, có thẻ dạng hình cầu,
hình liềm, hình que đứng riêng lẻ.
- Cấu tạo gồm một chồng các túi dẹt hình cái chảo. Các túi đều gồm một
lớp màng. Trong một chồng như vậy (gọi là dictiosom) có trung bình 5-8
túi (có thể 3-20). Các túi xếp đồng hướng, cách nhau 10-15nm. Mặt lồi
của chúng hướng về nhân, gọi là mặt Cis. Mặt lõm quay ra phía bào
tương, gọi là mặt Trans.
- Các túi dẹt có đường kính khá lớn, cỡ 0,5-1 micron. Bờ rìa của chúng
nham nhở vì có nhiều mụn nhỏ. Ðó là những nang mới phồng lên, thắt lại
và sắp tách ra, hoặc là những nang tách từ khoang chứa khác mới đến gắn
vào bờ rìa. Các nang này luôn luôn chạy theo một hướng từ Cis đến
Trans. Chúng được gọi là những nang (hay túi) vận chuyển.
- C/n:
+ Tiếp nhận các sp từ LNC (pr, glycolipid, saccharide); xử lí, hấp thụ và
chế biến thành các hạt sơ cấp (phản ứng glycosyl hóa các hợp chất pr và
lipid, sunfat hóa các glycoprotein bằng gốc SO42-, polyme hóa các
polysaccharide...); bao gói chúng để phân phát theo đúng địa chỉ tiếp
nhận (bào quan, phía ngoài tb...)
+ Góp phần tạo tiêu thể, thể đầu của tinh trùng...
- Sự hình thành: các cấu thành của bộ máy golgi có nguồn gốc từ mạng
LNC trơn, khi tb phân chia, các cấu thành được phân bố về các tb con
* Ti thể
- Là bào quan khá lớn và rất đa dạng có thể là hình sợi, que hay hình trụ
kéo dài. Ti thể có đường kính trung bình 0.5-1mm.
- Có nhiều trong tb tích cực chuyển hóa NL (tb gan, tb cơ); trong tb, phân
bố đồng đều trong TBC hoặc tập trung ở vùng TBC mà ở đó tb cần nhiều
NL để hoạt động sống
- Cấu trúc của ti thể bao gồm: khoang chất nền, màng trong, khoang gian
màng và cuối cùng là màng ngoài
+ Màng ngoài: là màng photpholipit dày 6 nm, chứa nhiều protein xuyên
màng (chiếm 60%) phân bố trong lớp kép lipit (40%).
+ Màng trong: là màng photpholipit dày 6 nm, bên trong lõm vào tạo
thành các ống và túi được gọi là các “mào răng lược” làm tăng diện tích
tiếp xúc của màng với các enzym. Trên các mặt răng lược còn có các thể
hình chuỳ bám vào.Trên màng chứa các pr chia thành 3 nhóm: nhóm vận
tải đặc hiệu các chất chuyển qua lại màng trong, phức hợp enzym để tổng
hợp ATP, nhóm thực hiện các phản ứng OXH chuỗi hô hấp
+ Xoang trong hay xoang chất nền có nhiều cấu trúc hạt (ribosome,
ADN ti thể, hệ enzym, các ion Ca2+, Mg2+...
- C/n:
+ Chuyển hoá năng lượng từ các phân tử chất dinh dưỡng thành năng
lượng tích trữ trong phân tử ATP, là 1 dạng năng lượng rất cần thiết cho
các hoạt động sống của tế bào.
+ Tham gia vào quá trình TĐC bằng cách phối hợp với bào quan khác
để tổng hợp phospholipid, cholesterol, amino acid; điều hòa nồng độ
Canxi trong tb
+ Tham gia vào quá trình tự chết của tb
+ Tham gia vào hệ thống di truyền qua TBC vì có chứa ADN
- Sự hình thành ti thể: do sự phân chia của ti thể trước đó, lúc mới hình
thành có kích thước bé sau đó tăng trưởng tới kích thước BT
- ADN ti thể:
+ Là hệ thống di truyền độc lập, khác với hệ thống di truyền của nhân
tb.
+ Là sợi xoắn kép có cấu trúc vòng, không LK với pr histon, dài
khoảng 5μm, chiếm khoảng 1-5% ADN tb
+ Là 1 trong những nhân tố quy định di truyền TBC
- ARN ti thể: có các dạng mARN, rARN, tARN
- Ribosome ti thể: kích thước bé gần giống ribosome của vi khuẩn
* Lạp thể
- Là bào quan chỉ có ở thực vật, có 3 loại chính
+ Vô sắc lạp
+ Sắc lạp
+ Lục lạp
- Các loại lạp thể có liên hệ di truyền với nhau và có thể chuyển từ loại
này sang loại khác
- Lục lạp:
+ Hình dạng: khác nhau ở các loại tế bào khác nhau (ở tảo chỉ chứa 1
lục lạp hình lưới, hình dài xoắn hoặc hình sao dẹp; tb lá của TV bậc cao
chứa lục lạp hình cầu, hình trứng hoặc hình đĩa)
+ Số lượng: tế bào lá của thực vật bậc cao thường có từ 20 - 40 lục lạp
+ Kích thước: đường kính 4 - 6μm
+ Phân bố: thường phân bố đồng đều trong tế bào chất, nhưng có khi tập
trung ở gần nhân hoặc ở vùng ngoại biên gần thành tế bào.
+ Thành phần hoá học: trong lục lạp có 80% protein không hoà tan liên
kết với lipit ở dạng lipoproteit. Các enzyme trong lục lạp có thể ở dạng
hoà tan hoặc có trong cấu trúc của màng lục lạp. Thành phần hoá sinh
quan trọng của lục lạp là chlorofil. Ngoài ra còn có các carotenoit là
những sắc tố màu khác nhưng thường bị màu của chlorofil che lấp. ADN
có hàm lượng rất thấp nhưng giữ vai trò quan trọng vì có liên quan đến
hệ thống di truyền TBC và hệ thống tổng hợp pr lục lạp
+ Cấu trúc phân tử: bên ngoài là 2 lớp màng mỏng (màng plasma), trong
màng là chất nền chứa nhiều ribosom và các hạt tinh bột có kích thước
khác nhau, vitamin, muối, ADN lục lạp. Cấu trúc quan trọng nhất là hệ
thống các cột grana được nối với nhau bởi tấm gian cột (có thể tới 50
cột). Mỗi cột là hệ thống túi dẹp thylacoid xếp chồng lên nhau. Mỗi túi
dẹt được cấu tạo từ màng lipoprotein, trên màng có các enzym tổng hợp
NADH2, ATP
+ C/n: quang hợp, chuyển hóa NLAS thành NL dự trữ trong các HCHC
+ Sự hình thành: nhờ sự phân đôi của lục lạp có trước
- Sắc lạp + Vô sắc lạp: giáo trình tr 56
* Tiêu thể (Lyzosome)
- Là bào quan tiêu hóa chính của tb
- Kích thước, hình dạng tùy thuộc vào trạng thái hoạt động chức năng
+ Lyzosome cấp 1: thường có dạng hình cầu hoặc hình trứng, phân bố
gần nhân, gần bộ máy golgi, có số lượng lớn trong các tb có khả năng
thực bào (đại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid..)
+ Lyzosome cấp 2: là các lyzosome đang hoạt động tiêu hóa nội bào.
Tùy thuộc đối tượng phân giải, có 2 dạng: heterolyzosome (lyzosome cấp
1 + các bóng ẩm bào, bóng thực bào) và otolyzosome (lyzosome cấp 1 +
bóng tự tiêu)
- Lyzosome là 1 túi cầu nhỏ chỉ được bao bọc bởi 1 lớp MSC nội bào.
Màng tiêu thể có 1 pr màng chuyên để bơm cation H+ vào lòng tiêu thể
để cho pH tiêu thể luôn ≤ 4.8. Trong lòng túi chứa nhiều enzym tiêu hóa,
chủ yếu là các enzym hoạt động trong MT acid để thủy phân các chất hữu
cơ: pr, lipid, acid nucleic...
- C/n:
+ Tiêu hóa nội bào, tiêu độc, dọn dẹp các tb gìa cỗi, tb chết hoặc phân
hủy các sp dư thừa chuyển hóa thành các chất hữu cơ cho tb sử dụng lại
+ Tự phân hủy các cấu trúc của tb trong ĐK bất lợi (đói, thiếu chất dinh
dưỡng...) làm tb sử dụng được các chất cần thiết
- Sự hình thành: tr 57
c) Nhân tế bào
- Nhân tế bào thường nằm ở vùng trung tâm tế bào có hình dạng rất đa
dạng: hình cầu, hình bầu dục, hình hạt đậu hoặc phân thùy, đôi khi phụ
thuộc vào hình dạng tế bào hoặc tuổi của tế bào.
- Số lượng nhân: thường 1 nhân, 2 nhân (TB gan), chục nhân (TB tủy
xương)…….
- Kích thước của nhân tế bào phụ thuộc vào kích thước tế bào. Tỷ lệ
nhân/bào tương là 1 hằng số, nếu thay đổi tỷ lệ này thì dẫn tới sự phân
bào hoặc là tế bào chết.
- Cấu tạo nhân tế bào điển hình gồm: màng nhân, dịch nhân, hạch nhân
và nhiễm sắc thể.
* Màng nhân: là một màng kép gồm
- Màng nhân ngoài (dày 10nm)
+ Là MSC nội bào giống mạng LNC hạt có ribosome bám ở mặt ngoài.
+ Thành phần hóa học giống mạng LNC trơn.
+ Nối liền với mạng LNC
+ C/n: tham gia tổng hợp mạng LNC và màng nội bào khác bằng cách
gửi những mảnh màng mới tạm thời cuốn lại thành các túi hình cầu
giống như các túi vận tải nội bào
- Khoảng quanh nhân: thông với LNC hạt và thông qua ngoài tb
- Màng nhân trong:
+ Cấu tạo giống MSC, áp sát mặt trong của màng có hệ thống lamina -
là 1 hệ thống lưới mỏng kết bằng pr, trên màng có các lỗ nhân
- Lỗ màng nhân:
+ Trên màng nhân có phân bố nhiều lỗ tương đối đồng đều giúp thông
nhân với TBC
+ Lỗ có dạng hình phễu, đường kính mặt trong, mặt ngoài khác nhau. Có
cấu trúc phức tạp cho phép lỗ điều chỉnh kích thước và điều chỉnh sự vận
chuyển các chất qua lỗ
- C/n của màng nhân:
+ Phân lập, cách ly nhiễm sắc thể khỏi tế bào chất, thời kì phân bào,
màng nhân biến mất và các nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế
bào.
+ Trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất. Sự vận chuyển các chất có thể
thông qua cơ chế hoạt tải qua màng lipoprotein hoặc thông qua hệ thống
lỗ của màng nhân.
+ Tham gia tích cực và chọn lọc vào quá trình trao đổi giữa nhân và tế
bào chất. Các phân tử mARN, nhiều protein và cả ribosome đều được vận
chuyển qua lỗ.
+ Tham gia tổng hợp và vận chuyển các chất như: ribosome, protein.
+ Hệ thống lỗ có thể xem như hệ thống cột để cố định màng nhân, đảm
bảo sự tồn tại của xoang quanh nhân, thực hiện chức năng nâng đỡ.
* Dịch nhân
- Chứa các loại pr khác nhau (nucleoprotein, glycoprotein) và phần lớn
các enzym của nhân (enzym xúc tác quá trình nhân đôi ADN, phiên mã;
các enzym của quá trình đường phân; enzym tham gia sự trao đổi
nucleotid có trong nhân với hàm lượng cao...)
- Hệ thống các sợi pr (khung xương nhân)
* NST
- AND LK với pr ở dạng sợi mảnh xoắn với nhau tạo thành chất nhiễm
sắc. Khi nhuộm màu, chúng xuất hiện dưới kính hiển vi ở dạng hạt bé,
các sợi mảnh bắt màu phân bố khắp dịch nhân
- Bước vào tiền kì phân bào, chất nhiễm sắc xoắn và co ngắn lại, tách ra
thành các thể có kích thước từ vài micro đến chục micro goi là NST
→ Chất nhiễm sắc và NST khác biệt nhau về cấu trúc vật lí và trạng thái
hoạt độngm giống nhau về phương diện hóa sinh và cấu thành phân tử
- Cấu trúc hiển vi của NST:
+ Quan sát rõ nhất ở kì giữa phân bào, NST xoắn và co ngắn cực đại
+ NST mang tính đặc trưng cho từng loài SV về số lượng, hình dạng,
cấu trúc. Ở SV nhân chuẩn, NST tồn tại thành từng cặp, gồm 2 chiếc
giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc goi là cặp NST đồng
dạng
+ Hình dạng: Căn cứ vào vị trí tâm động mà NST được chia thành 3
kiểu:
_ NST cân tâm: hình chữ V, có 2 cánh bằng nhau.
_ NST lệch tâm: hình chữ V, có 1 cánh dài và 1 cánh ngắn.
_ NST mút tâm: có 1 cánh hết sức ngắn, 1 cánh rất dài.
+ Số lượng NST: tế bào eukaryota có 2n NST. Số n hằng định trong loài
nhưng khác nhau tùy loài.
VD: Ở người có 2n = 46 = 23 x 2, trong 23 NST có 22 NST thường và 1
NST giới tính. Nam giới có 2 loại NST giới tính là X và Y, nữ giới chỉ có
1 loại là X.
- Cấu trúc siêu hiển vi:
+ Nucleosome được xem là đơn vị cấu tạo cơ sở theo chiều dọc của
NST. Mỗi nucleosome gồm tâm histon có cấu trúc hình đĩa dày hai mặt
lồi bao gồm 8 phân tử histon tạo thành khối cầu gọi là octamer. Bên ngoài
3
được cuốn bởi 1 đoạn ADN cuốn 1 4 vòng quanh khối cầu
+ Mỗi nucleosome có đường kính 11nm. Các nucleosome nối với nhau
bằng 1 đoạn ADN dài 15-100 cặp nucleotide làm thành sợi cơ bản của
NST có chứa 1 phân tử pr (mức xoắn 1) → mức xoắn 2: sợi nhiễm sắc,
đường kính 30nm → mức xoắn 3: siên xoắn, đường kính 300nm →
Chromatin, đường kính 700nm.
* Hạch nhân
- Có hình cầu, không có cấu trúc màng. Hạch nhân được cấu trúc từ các
sợi và hạt:
+ Sợi có bản chất là các sợi ribonucleoprotein và các sợi
deoxyribonucleoprotein.
+ Các hạt có bản chất là ribonucleoprotein
- Hạch nhân tồn tại trong thời kì tế bào không phân chia (gian kì) và biến
mất ở cuối kì đầu.
- Hạch nhân trong TB người do 10 NST tâm đầu (13; 14; 15; 21; 22)
chụm đầu tạo thành.
- C/n:
+ Là nơi tổng hợp rARN.
+ Là nơi lắp ráp rARN với protein tạo nên tiểu đơn vị của ribosome.
+ Điều chỉnh sự vận chuyển các mARN từ nhân ra tế bào chất.
+ Điều chỉnh quá trình phân bào.
* Chức năng của nhân:
- Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Mang toàn bộ thông tin di truyền dưới dạng DNA.
- Bảo tồn thông tin này nhờ khả năng nhân đôi của DNA, nhân đôi NST,
của sự phân phối bộ NST về hai tế bào con v.v…
- Phụ trách tổng hợp mARN, tARN, rARN trên khuôn của DNA rồi
chuyển chúng ra tế bào chất và thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein
tại đó.

You might also like