You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ

MÃ HỌC PHẦN : INE3106


Học kỳ II năm học 2020 - 2021

Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Yến

Mã sinh viên : 18050635


Giảng viên giảng dạy : TS. Nguyễn Lan Anh

HÀ NỘI, 05/2021
MỤC LỤC
Bài số 1 ........................................................................................................................ 3
1. Vẽ sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu theo nội dung tình huống trên .......... 3
2. Ngân hàng Trung Quốc kiện ngân hàng Việt Nam dựa trên cơ sở nào? Ai
đúng, ai sai trong trường hợp này? Tại sao? ........................................................... 4
3. Cho biết những rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp trong phương
thức nhờ thu? Cách phòng, chống rủi ro? ............................................................... 4
Bài số 2: ....................................................................................................................... 5
1. Dựa vào nội dung của hợp đồng nêu trên, với tư cách là người Mua, hãy lập
giấy yêu cầu phát hành Thư tín dụng? .................................................................... 8
2) Giả sử, VCB chấp nhận yêu cầu phát hành L/C. Với tư cách là VCB, hãy phát
hành thư tín dụng để thông báo cho người Bán? .................................................. 13
3) Giả sử người Bán đồng ý với các điều kiện của L/C và tiến hành giao hàng.
Với tư cách là người Bán, hãy: Ký phát Hối phiếu để yêu cầu thanh toán. ......... 16
Bài số 3: ..................................................................................................................... 17
1. Phân tích rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ ........... 17
a. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu ........................................................................ 17
b. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C ...................................................... 19
2. Một số giải pháp kiến nghị để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán
theo phương thức tín dụng chứng từ:.................................................................... 22
2.1. Đối với nhà nước: ...................................................................................... 22
2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: ............................ 22
2.3. Đối với ngân hàng thương mại: ................................................................. 22

2
Bài số 1: Một hợp đồng nhập khẩu của công ty Việt Nam (Vietexport) có giá trị
230.000USD với một công ty của Trung Quốc (Hoangha Co.ltd). Thanh toán bằng
phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P). Sau khi nhận được Lệnh nhờ thu
của Ngân hàng nhờ thu Trung Quôc (Remitting Bank), yêu cầu thu hộ số tiền trên
Hối phiếu là 230.000USD, Ngân hàng Việt Nam (Collecting Bank) xuất trình chứng
từ cho bên nhập khẩu Việt Nam và được người nhập khẩu Việt Nam trả
220.000USD (thiếu 10.000USD). Lý do mà bên nhập khẩu Việt Nam đưa ra là họ
đã được người xuất khẩu Trung Quốc chấp nhận giảm giá 10.000USD do hàng kém
chất lượng. Ngân hàng Việt Nam chấp nhận và giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu
Việt Nam, đồng thời chuyển 220.000USD cho ngân hàng ở phía Trung Quốc. Khi
nhận được tiền, người xuất khẩu Trung Quốc thấy thiếu 10.000USD, họ phát đơn
kiện Ngân hàng Trung Quốc. Ngân hàng Trung Quốc kiện và yêu cầu ngân hàng
Việt Nam phải bồi thường. Từ tình huống trên, yêu cầu:
1. Vẽ sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu theo nội dung tình huống trên?
2. Ngân hàng Trung Quốc kiện Ngân hàng Việt Nam trên cơ sở nào? Ai đúng, ai sai
trong trường hợp này? Tại sao?
3. Cho biết những rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp trong phương thức
nhờ thu? Cách phòng, chống rủi ro?

Bài làm
1. Vẽ sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu theo nội dung tình huống trên

3
(1). Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu (công ty Hoangha
Co.ltd Trung Quốc) tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu (Công ty
Vietexport Việt Nam).
(2). Người xuất khẩu Trung Quốc ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng
từ hàng hóa (kèm hoặc không kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu
hộ tiền ở người nhập khẩu Việt Nam.
(3). Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân
hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu
(4). Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình (NH Việt
Nam) lập thông báo gửi nhà nhập khẩu.
(5). Ngân hàng xuất trình (NH Việt Nam) giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà
nhập khẩu Vietexport sau khi nhà nhập khẩu đã chuyển 220.000USD (thiếu
10.000USD) để thanh toán nhờ thu.
(6). Ngân hàng xuất trình thanh toán trị giá nhờ thu 220.000USD cho ngân hàng
chuyển chứng từ (NH Trung Quốc).
(7). Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán cho nhà xuất khẩu kết quả nhờ thu
220.000USD (thiếu 10.000USD) sau khi đã trừ phí dịch vụ và các chi phí liên quan.

2. Ngân hàng Trung Quốc kiện ngân hàng Việt Nam dựa trên cơ sở nào? Ai
đúng, ai sai trong trường hợp này? Tại sao?
Ngân hàng Trung Quốc kiện ngân hàng Việt Nam dựa trên cơ sở làm sai chỉ thị
ủy thác nhờ thu khi chưa thu đủ 230.000USD.
Trong trường hợp này, Ngân hàng Việt Nam đã sai bởi vì sau khi nhận được Lệnh
nhờ thu từ ngân hàng Trung Quốc, yêu cầu thu hộ số tiền trên Hối phiếu là
230.000USD. Khi xuất trình chứng từ cho bên nhập khẩu Việt Nam và chỉ được trả
220.000 USD (thiếu 10.000 USD) với lý do đã được phía Trung Quốc chấp nhận,
Ngân hàng Việt Nam lại chấp nhận thu thiếu 10.000USD và chỉ trả cho phía Trung
Quốc 220.000 USD. Mặc dù với có lý do là bên xuất khẩu giao hàng kém chất lượng
nên bên nhập khẩu được giảm 10.000USD, nhưng lại không có sự xác thực hay quy
định bằng văn có sự xác nhận từ hai bên mà Ngân hàng Việt Nam chấp nhận thu thiếu
10.000USD là sai, không đúng quy trình.

3. Cho biết những rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp trong
phương thức nhờ thu? Cách phòng, chống rủi ro?
- Các rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp trong phương thức nhờ thu
• Đối với nhà xuất khẩu: Người bán thông qua ngân hàng giữ hộ bộ hồ sơ hàng
hóa để đảm bảo quyền sở hữu hàng hóa của mình, khống chế chứng từ hàng
hóa đối với người mua nhưng không thể đảm bảo được việc thanh toán tiền
của người mua. Người mua có thể trì hoãn việc trả tiền bằng cách chưa nhận
chứng từ hàng hóa (không cần nhận hàng), không thanh toán khi giá cả trên
thị trường biến động dẫn đến bất lợi cho người bán trong việc giải tỏa hàng
hóa và gặp rủi ro trong tiêu thụ hàng hóa.

• Đối với nhà nhập khẩu: Trong phương thức nhờ thu, người mua do quy định
họ phải có trách nhiệm trả tiền ngay hoặc chấp nhận hối phiếu trước khi nhận
hàng vì vậy không có điều kiện kiểm tra hàng hóa trước, người mua có thể gặp

4
trường hợp hàng hóa giao không đúng quy cách, phẩm chất với chứng từ hoặc
hợp đồng.

- Cách phòng, chống rủi ro:

• Tìm hiểu kỹ về thị trường, đối tác: Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về bạn
giao hàng bao gồm năng lực tài chính, tiểu sử hoạt động sản xuất kinh doanh,
lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình
kinh doanh của đối tác là điều quan trọng để hạn chế rủi ro.
• Nắm chắc quy định về các điều khoản trong hợp đồng: Nghiên cứu kỹ quy
định về điều khoản phạt hợp đồng trong đó quy định phạt bên nào không thực
hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ, yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một
ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
• Nâng cao kiến thức về thương mại quốc tế của doanh nghiệp: Tự nâng cao
kiến thức của mình về pháp luật thương mại quốc tế, chủ động tìm hiểu về quy
định pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu tại các thị trường lớn để đưa ra
những đối sách phù hợp.
• Lựa chọn ngân hàng lớn, uy tín: Trong thanh toán quốc tế, doanh nghiệp
xuất khẩu nên lựa chọn ngân hàng lớn uy tín trong nước để sử dụng dịch vụ
thanh toán quốc tế.
• Chế tài khi xảy ra tranh chấp: Trong hợp đồng, doanh nghiệp nên đề nghị
chọn Cơ quan giải quyết tranh chấp là Trung tâm Trọng tài quốc tế bên cạnh
PTM&CNVN (VCCI) để làm cơ sở cho việc giải quyết các vướng mắc khi có
tranh chấp phát sinh.

Bài số 2: Có một hợp đồng như sau:


CONTRACT
No: 051/IM-16. Date: 15/2/1016
BETWEEN: YU HAI MACHINERY MANUFACTURING CO., LTD
Address:.......................................Tel:................Telex:................... .. Fax:................
Represented by Mr. Heiung Yu
Hereinafter called THE SELLER
AND: HA BAC INVESTMENT & TRADING CO., Ltd
Address: .......................................Tel: ................Telex:................... .. Fax: ................
Represented by Mr. Ha Ngoc Bac
Hereinafter called THE BUYER
It has been agreed that the Buyer buys and the Seller sells on the terms and
conditions as follows:

5
ARTICLE 1: COMMODITY
1.1/ Description and specification: AUTOMATIC SOLDERING MACHINE
Model: Cl-250 BSS, KIKO Brand,
AC 220 V/50 Hz, high output 30,000 units
PCB per an hour with standard conveyor speed 0.8m/min
1.2/ Country of origin: TAIWAN
1.3/ Packing: Export standard packing in wooden cans, shipped in container,
suitable for sea-carriage, protected against shock, moisture, breakage.
1.4/ Marking:UNIMEX Contract No. 18/ HD-TW
2 Case No.
Gros Weight:...................kgs
Net Weight:....................kgs
1.5/ Spare part: Spare parts are sent at the same time with the Machine
ARTICLE 2: QUANTITY: 02 Units

ARTICLE 3: PRICE
3.1/ Unit price: USD 155,300
(Understood CIF Tancang port, Hochiminh City (Incoterms 2010)
3.2/ Total value: USD 310,600.00
To be: US Dollars three hundred and ten thousand six hundred only.

ARTICLE 4: SHIPMENT
4.1/ Time of delivery: Within 90days after the Buyer opened L/C.
4.2/ Port of loading: Kaoshung Port, Taiwan
4.3/ Port of destination: Tancang port, Hochiminh City of Vietnam
4.4/ After shipment, within 24 hours, the Seller shall telex advising the Buyer of
commodity, contract number, quantity, weight, invoice value, name of carrying
vessel, loading port, number of Bill of Lading, date of shipment.

ARTICLE 5: PAYMENT

6
5.1/ By Irrevocable L/C at sight in favour of YU HAI MACHINERY
MANUFACTURING CO., LTD. at the JOINT STOCK COMMERCIAL BANK
FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM AT HOCHIMINH CITY
(VIETCOMBANK HOCHIMINH CITY)
5.2/ Document for payment: Payment shall be made upon presentation to bank of
the following documents:
a) Full set (3/3) Clean on Board Bill of Lading, made out to order blank
endorsed, marked (FREIGHT PREPAID)
Full set (3/3) of original “clean on board” ocean bills of lading made out to order of
THE CHINA ANG SOUTH SEA BANK LIMITED HONGKONG BRANCH,
marked “freight prepaid” and notify the applicant
b) Commercial invoice signed by hand in triplicate
c) Packing list in triplicate
d) Certificate of quality in triplicate issued by seller
e) Certificate of quantity in triplicate issued by seller
f) Certificate of origin in triplicate issued by International Commercial Chamber in
Taiwan
g) The seller's confirmation in triplicate advising the Buyer the shipping particulars
h) Insurance policy/certificate in assignable form and endorsed in blank for 110%
of CIF invoice value covering “all risks” and “War” clause showing claims
payable at a named insurance agent in Vietnam

ARTICLE 6: INSURANCE
The Buyer covers “all risks” and “War” (110% invoice value)

ARTICLE 7: CLAIM
The Seller as the ability for processing the inspection of goods before shipment and
to bear all expenses occured.
In the case of loss or damage after goods landed at port of arrival all by the Buyer
shall be made claim for quantity must be presented two month after arrival of goods
at SaigonPort, claim for quality within three month after the goods at Saigon Port,
and shall be confirmed in writting together with survey report of the goods
inspection office of the VINACONTROL. The survey report of VINACONTROL
should be regards as final. Whenever such claim is to be proved as of the seller's
responsibility. The seller shall settle without delay.

7
ARTICLE 8: ARBITRATION
8.1/ In the course of execution of this contract all disputes not reaching an amicable
agreement shall be settle by the Vietnam foreign trade arbitration committee
attached to the Chamber of Commerce of S.R. Vietnam if the Buyer is the
depending party and vise-versa, whose decision shall be accepted as final the both
parties.
8.2/ The fees for arbitration and/or other charges shall be borne by the
losing party, unless otherwise agreed.

ARTICLE 9: AMENDMENT/ALTERATIONS
Any amendments or alterations of the terms of this contract must be mutually
agreed previously and made in writting.
Made at Hochiminh City, this day of Feb. 15 th, 2016 in English language, in 06
copies, of which 03 for each party.

FOR THE SELLER FOR THE BUYER


(Signed) (Signed)
Yêu cầu:
1) Dựa vào nội dung của hợp đồng nêu trên, với tư cách là người Mua, hãy lập giấy
yêu cầu phát hành Thư tín dụng?
2) Giả sử, VCB chấp nhận yêu cầu phát hành L/C. Với tư cách là VCB, hãy phát
hành thư tín dụng để thông báo cho người Bán?
3)Giả sử người Bán đồng ý với các điều kiện của L/C và tiến hành giao hàng. Với tư
cách là người Bán, hãy: Ký phát Hối phiếu để yêu cầu thanh toán

Bài làm
1. Dựa vào nội dung của hợp đồng nêu trên, với tư cách là người Mua, hãy
lập giấy yêu cầu phát hành Thư tín dụng?

8
YÊU CẦU PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG
(The Application for Documentary credit)

Kính gửi: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Chi nhánh Tp.
Hồ Chí Minh
Tên đơn vị: HA BAC INVESTMENT & TRADING CO., Ltd
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
Số Phone, Fax: …………………………………………………………………………
Với trách nhiệm về phần mình, chúng tôi yêu cầu Ngân hàng phát hành Thư tín dụng
với nội dung sau:

(1)  Irrevocable †Transferable †Confirmed †Others Letter of Credit issued by


†Mail  Telex/SWIFT
(2) Expiry Date and Place 16/06/30 IN VIETNAM (3) Latest Shipment date
16/05/16
(4) Beneficiary Bank THE CHINA ANG SOUTH SEA BANK LIMITED HONGKONG
BRANCH
(5) Applicant HA BAC INVESTMENT & TRADING CO., Ltd

(6) Beneficiary YU HAI MACHINERY MANUFACTURING CO., Ltd


(7) Currency (ISO) USD Amount 310,600.00 05 % more or Less
Allowed
In words US Dollar three hundred and ten thousand six hundred only.
(8)Drafts to be drawn at
 Sight ..................days after Bill of Lading Date Draft not required
(9) Partial Shipment (if blank, Partial Shipment wil be prohibited) Allowed  Not allowed
Transhipment (if blank, Partial Shipment wil be prohibited)  Allowed  Not allowed
(10) Shipment
Port of taking in charge
Port of loading Kaoshung Port, Taiwan
Port of discharge Tancang port, Hochiminh City of Vietnam
Port of final destination
(11) Terms of Shipment:
FOB  FCA CFR  CIF CPT CIP  Others ……Tancang port, Hochiminh
City
Named port/ place of Destination
(12) Description of goods and/or Services
AUTOMATIC SOLDERING MACHINE
+ Model: Cl-250 BSS, KIKO Brand, AC 220 V/50 Hz, high output 30,000 units
PCB per an hour with standard conveyor speed 0.8m/min
+ Origin: TAIWAN
+ Quantity: 2 units
+ Total amount: USD 310,600.00

9
+ Packing: Export standard packing in wooden cans, shipped in container, suitable for
seacarriage, protected against shock, moisture, breakage.
+ Marking:UNIMEX Contract No. 18/ HD-TW
Case No.
Gros Weight:……………….kgs
Net Weight:………………..kgs
+ Spare part: Spare parts are sent at the same time with the Machine
+ Trade term: CIF Tancang port, Hochiminh City (Incoterms 2010)
(13) Documents required
This documentary credit is available against presentation of the following documents:
 Signed commercial invoice in 1 originals and 2 copies.
 Full set 3/3 of clean “ shipped on board ” marine bills of lading, made out to order of THE
CHINA ANG SOUTH SEA BANK LIMITED HONGKONG BRANCH, marked “freight
prepaid”, notify the applicant.
 Airway Bill, original (for shipper) consigned to.
 Inspection certificate issued by in original copies
 Certificate of quality and quantity issued by International Commercial Chamber in Taiwan in
1 originals and 2 copies
 Full set negotiable policy/certificate of insurance, covering all risks and wars.
 Certificate of original, certified by authority, 1 original, 2 copies.
Packing list in 1 originals and 2 copies
 Beneficiary’s Certificate certifying that one set of non negotiable documents plus
………… have been sent by Express courier to the applicant within ..……... days after B/L
date enclosing it’s receipt.
 Other documents and conditions (specify):
The seller ‘s confirmation in 1 original and 2 copies advising the Buyer the shipping
particulars

(14)Additional conditions:
…………………………………………………………………………….
 Document must be issued in English
The amount utilized must be endorsed on the reverse of the original L/C
(15) Charges
Issuing bank’s charges for the account of Other banks’ charges for the account of
 Applicant Beneficiary Applicant Beneficiary

(16) Period for presentation:


21 days after shipment date  Other: 90 days after shipment date

10
(17) Instruction to Paying/ Accepting/ Negotiating Bank:

Upon receipt of  the Tested Telex/ Swift which are complied with the terms and
 the Documents conditions of of this Credit, we make
payments/ acceptances instructions of
Paying/ Accepting/ Negotiating Bank
(18) Other Instructions:

This credit is subject to the Uniform Customs and Practice for Documentary Credits
International Chamber of Commerce, Prevailing Publication.
Uỷ quyền và cam kết của bên bảo lãnh (chỉ dùng cho LC phát hành bằng hạn mức của bên thứ
ba không phải người mở LC)
Chúng tôi: ………..……………………………………………………..(Tên công ty bảo lãnh),
Địa chỉ: ………………………………………………………………… (địa chỉ công ty).
CIF số: ………………………………………………………………….
Xin được cùng với ……… (Tên công ty yêu cầu phát hành LC) đề nghị Ngân hàng phát hành
thư tín dụng với nội dung nêu trên. Chúng tôi cam kết:
(i) ……….. (Tên công ty yêu cầu phát hành LC) có toàn quyền ra các chỉ thị phát hành, sửa
đổi, thanh toán , huỷ, các giao dịch phát sinh và chịu mọi chi phí liên quan đến các giao
dịch theo LC nói trên.
(ii) (ii) Trường hợp ……….. (Tên công ty yêu cầu phát hành LC) không có khả năng thanh
toán/chấp nhận thanh toán vào ngày đến hạn chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh
toán/chấp nhận thanh toán trước Ngân hàng.

Khi cần liên hệ với


Ông/Bà ......…..……….. ........... , ngày ..... tháng ….. năm ………
Số điện thoại: ......…….. (Chủ tài khoản, ký tên, đóng dấu)

Cam kết của bên yêu cầu mở LC


1. Thư tín dụng này được mở theo Hợp đồng thương mại số 051/IM-16 ngày 15/2/2016. Đơn vị
chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về giấy phép Nhập khẩu của mặt hàng Nhập khẩu
theo Thư tín dụng này.
2. Thư tín dụng này tuân thủ theo Qui tắc về thực hành thống nhất tín dụng chứng từ ấn phẩm
hiện hành của Phòng thương mại quốc tế (ICC)
3. Nguồn vốn thanh toán
□ Chúng tôi cam kết đảm bảo nguồn vốn thanh toán LC theo các nguồn sau:
Tỷ lệ Số tiền Số tài khoản
 Kí quĩ

11
□ Vay
□ Miễn kí quĩ, tự cân đối thanh toán
□ Thư tín dụng này sử dụng vốn vay nước ngoài thuộc Hiệp định vay nợ số…..... ngày ……...
4. Thực hiện thanh toán Thư tín dụng
4.1. Chúng tôi cam kết thực hiện theo các thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng (trong trường hợp
Thư tín dụng được thanh toán một phần hoặc toàn bộ bằng nguồn vốn vay từ
Vietcombank).
4.2. Chúng tôi cam kết (trong trường hợp Thư tín dụng được thanh toán một phần hoặc toàn
bộ bằng nguồn vốn do chúng tôi tự cân đối):
a. Có đủ ngoại tệ để thanh toán ngay khi nhận được thông báo của Quý Ngân hàng về bộ
chứng từ/ điện đòi tiền đã về đến ngân hàng hoặc ngay khi Ngân hàng nhận được yêu
cầu kí quí của ngân hàng nước ngoài.
b. Ủy quyền cho Vietcombank tự động trích nợ tất cả các tài khoản của chúng tôi tại
Vietcombank để thanh toán cho Thư tín dụng này.
c. Trong trường hợp không có đủ số ngoại tệ cần thiết, vào ngày đến hạn thanh toán chúng
tôi xin nhận nợ vay bắt buộc số ngoại tệ còn thiếu với mức lãi suất bằng 150% lãi suất
cho vay thông thường theo thông báo của Vietcombank tại thời điểm nhận nợ. Trường
hợp không thuộc đối tượng được nhận nợ vay bằng ngoại tệ theo quy định của Pháp luật
và/hoặc Vietcombank tại thời điểm nhận nợ vay bắt buộc, chúng tôi cam kết nhận nợ vay
bằng VNĐ tương đương với số ngoại tệ còn thiếu mà Vietcombank phải trả thay theo tỷ
giá của Vietcombank, với mức lãi suất phạt theo thông báo của Vietcombank tại thời
điểm nhận nợ (tối đa bằng 150% lãi suất cho vay thông thường). Chúng tôi chấp nhận
thanh toán các khoản phí, chi phí liên quan khác do vi phạm cam kết về thu xếp nguồn
ngoại tệ theo quy định của Vietcombank (tối đa bằng 8% giá trị ngoại tệ Vietcombank
đã bán cho chúng tôi để thanh toán cho Thư tín dụng này). Chúng tôi cam kết tuân thủ
mọi quy định, chính sách của Vietcombank và của pháp luật tại thời điểm nhận nợ. Văn
bản này được coi là Giấy nhận nợ của chúng tôi đối với Vietcombank. Chúng tôi cam
kết thu xếp đủ tiền để hoàn trả cho Vietcombank trong vòng 15 ngày sau ngày nhận nợ
vay bắt buộc. Chúng tôi ủy quyền cho Vietcombank tự động trích nợ tất cả các tài khoản
của chúng tôi tại Vietcombank để hoàn trả cho Vietcombank số tiền Vietcombank đã
thực hiện thanh toán theo Thư tín dụng này và các khoản lãi, phí phát sinh (nếu có).
d. Thực hiện mua ngoại tệ của Vietcombank theo các thỏa thuận trong hợp đồng mua bán
ngoại tệ (nếu có) nếu chúng tôi không có hoặc không có đủ số ngoại tệ để thanh toán
(các) bộ chứng từ đòi tiền theo Thư tín dụng này khi đến hạn thanh toán nhưng có nguồn
VNĐ và được Vietcombank đồng ý bán ngoại tệ. Chúng tôi chấp nhận thanh toán các
khoản phí, chi phí liên quan khác do vi phạm cam kết về thu xếp nguồn ngoại tệ theo
quy định của Vietcombank (tối đa bằng 8% giá trị ngoại tệ Vietcombank đã bán cho
chúng tôi để thanh toán cho Thư tín dụng này).
5. Trong mọi trường hợp, chúng tôi cam kết không viện dẫn tranh chấp giữa Bên đề nghị phát
hành Thư tín dụng với Vietcombank và/hoặc bất kỳ bên thứ ba nào để làm lý do từ chối nghĩa vụ
thanh toán cho Vietcombank theo Giấy đề nghị này.
6. Phí ngân hàng

12
Chúng tôi đề nghị Quý Ngân hàng thu thủ tục phí, điện phí, bưu điện phí liên quan đến Thư tín
dụng này theo các nguồn sau:
Bên chịu phí Phí trong nước Phí ngoài nước Phí xác nhận Số tài
khoản
Người mở LC   
Người hưởng   
Trường hợp Phí do người hưởng chịu, chúng tôi cam kết thanh toán cho Ngân hàng toàn bộ các
phí mà Ngân hàng không thu được từ người hưởng.

Khi cần liên hệ với


Ông/Bà ......…..……….. TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 02 năm
2016
Số điện thoại: ......…….. Kế toán trưởng (nếu có) Chủ tài khoản
(Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)

2) Giả sử, VCB chấp nhận yêu cầu phát hành L/C. Với tư cách là VCB, hãy phát
hành thư tín dụng để thông báo cho người Bán?

MẪU THƯ TÍN DỤNG (L/C - LETTER OF CREDIT)


---------------------------------------------
17 February 2016 Wednesday
11:14:31
------------------ Instance Type and Transmission ----------------------
Original received from SWIFT
Priority/Delivery : Normal
Message Output Reference : 1225 121016XXXXXXXXX5657939061
Correspondent Input Reference : 1225 121016XXXXXXXXX1178375172
----------------------- Message Header ---------------------------------

13
Swift OUTPUT FIN 700 Issue of a Documentary Credit
Sender : JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF
VIETNAM AT HOCHIMINH CITY (VIETCOMBANK HOCHIMINH CITY)
Receiver : THE CHINA ANG SOUTH SEA BANK LIMITED HONGKONG
BRANCH
----------------------- Message Text ----------------------------------
27: Sequence of Total
1/1 40A: Form of Documentary Credit
IRREVOCABLE
20: Documentary Credit Number
TW12897SGN
31C: Date of Issue
160301
40E: Applicable Rules
UCP LATEST VERSION
31D: Date and Place of Expiry 1
160616-VIETNAM
50: Applicant
HA BAC INVESTMENT & TRADING CO., Ltd
59: Beneficiary - Name & Address
YU HAI MACHINERY MANUFACTURING CO., LTD
32B: Currency Code, Amount
Currency : USD (US DOLLAR)
Amount : #310.600,00#
39B: Maximum Credit Amount
NOT EXCEEDING
41A: Available With...By... - BIC
VIETCOMBANK BY PAYMENT AT SIGHT
43P: Partial Shipments
NOT ALLOWED

14
43T: Transhipment
NOT ALLOWED
44E: Port of Loading/Airport of Departure
KAOSHUNG PORT
44F: Port of Discharge/Airport of Destination
TAN CANG PORT
44C: Latest Date of Shipment
160516
45A: Description of Goods &/or Services
AUTOMATIC SOLDERING MACHINE
+ MODEL: CL-250 BSS, KIKO BRAND, AC 220 V/50 HZ, HIGH OUTPUT 30,000
UNITS
PCB PER AN HOUR WITH STANDARD CONVEYOR SPEED 0.8M/MIN
+ ORIGIN: TAIWAN
+ QUANTITY: 2 UNITS
+ TOTAL AMOUNT: USD 310,600.00
+ PACKING: EXPORT STANDARD PACKING IN WOODEN CANS, SHIPPED
IN CONTAINER, SUITABLE FOR SEACARRIAGE, PROTECTED AGAINST
SHOCK, MOISTURE, BREAKAGE.
+ MARKING:UNIMEX CONTRACT NO. 18/ HD-TW
CASE NO.
GROS WEIGHT:……………….KGS
NET WEIGHT:………………..KGS
+ SPARE PART: SPARE PARTS ARE SENT AT THE SAME TIME WITH THE
MACHINE
+ TRADE TERM: CIF TANCANG PORT, HOCHIMINH CITY (INCOTERMS
2010)
46A: Documents Required
1) FULL SET (3/3) CLEAN ON BOARD BILL OF LADING, MADE OUT
TO ORDER BLANK ENDORSED, MARKED (FREIGHT PREPAID)
2) FULL SET (3/3) OF ORIGINAL “CLEAN ON BOARD” OCEAN BILLS
OF LADING MADE OUT TO ORDER OF THE CHINA ANG SOUTH

15
SEA BANK LIMITED HONGKONG BRANCH, MARKED “FREIGHT
PREPAID” AND NOTIFY THE APPLICANT
3) COMMERCIAL INVOICE SIGNED BY HAND IN TRIPLICATE
4) PACKING LIST IN TRIPLICATE
5) CERTIFICATE OF QUALITY IN TRIPLICATE ISSUED BY SELLER
6) CERTIFICATE OF QUANTITY IN TRIPLICATE ISSUED BY SELLER
7) CERTIFICATE OF ORIGIN IN TRIPLICATE ISSUED BY
INTERNATIONAL COMMERCIAL CHAMBER IN TAIWAN
8) THE SELLER'S CONFIRMATION IN TRIPLICATE ADVISING THE
BUYER THE SHIPPING PARTICULARS
9) INSURANCE POLICY/CERTIFICATE IN ASSIGNABLE FORM AND
ENDORSED IN BLANK FOR 110% OF CIF INVOICE VALUE
COVERING “ALL RISKS” AND “WAR” CLAUSE SHOWING CLAIMS
PAYABLE AT A NAMED INSURANCE AGENT IN VIETNAM
47A: Additional Conditions
(1) DOCUMENT MUST BE ISSUED IN ENGLISH
(2) THE AMOUNT UTILIZED MUST BE ENDORSED ON THE REVERSE OF
THE ORIGINAL L/C
71B: Charges
ALL CHARGES AND COMMISSIONS OUTSIDE HA BAC INCLUDING
COURIER, CONFIRMATION AND REIMBURSEMENT CHARGES
SHOULD BE PAID BY BENEFICIARY.
48: Period for Presentation
21 DAYS AFTER SHIPMENT DATE
49: Confirmation Instructions
CONFIRM
53A: Reimbursing Bank - BIC
THE CHINA ANG SOUTH SEA BANK LIMITED HONGKONG BRANCH
57D: `Advise Through` Bank -Name&Addr
HA BAC INVESTMENT & TRADING CO., Ltd
----------------------- SWIFT MESSAGE END ---------------------------------

3) Giả sử người Bán đồng ý với các điều kiện của L/C và tiến hành giao hàng.
Với tư cách là người Bán, hãy: Ký phát Hối phiếu để yêu cầu thanh toán.

16
BILL OF EXCHANGE
No: MH 02. Taipei City, Taiwan, Feb 15th, 2016
For: $310,600.00
At sight of this FIRST Bill of Exchange (SECOND of the same tenor and date being
unpaid) Pay to the order of THE CHINA ANG SOUTH SEA BANK LIMITED HONGKONG
BRANCH the sum of United States Dollars three hundred and ten thousand six hundred only.
Value received as per our contract No: 051/IM-16 Dated: Feb. 15th, 2016
Drawn under Joint stock commercial bank for foreign trade of vietnam at hochiminh city
(VIETCOMBANK HOCHIMINH CITY)
Irrevocable L/C No TW12897SGN Dated Mar. 1st, 2016
To: Joint stock commercial bank for foreign For and on behalf of
trade of vietnam at hochiminh city YUHAI MACHINERY MANUFACTURING
(VIETCOMBANK HOCHIMINH CITY) CO., LTD

Bài số 3: Phân tích các rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro đó đối với:
a) Người xuất khẩu; b) Ngân hàng phát hành L/C
(Mỗi chủ thể nêu trên phải có ít nhất 01 case-study để minh họa)

Bài làm
1. Phân tích rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
a. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Khi tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu hay gặp những
rủi ro sau:
1. Khi nhận được L/C từ ngân hàng thông báo, nếu nhà xuất khẩu kiểm tra các điều
kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà xuất khẩu không
thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không được
thoả mãn, ngân hàng phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó, nhà

17
nhập khẩu sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của
L/C và nhà xuất khẩu sẽ gặp bất lợi.
2. Trong thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết thanh toán
cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C,
ngân hàng chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội
dung quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà
xuất khẩu cũng có thể bị ngân hàng mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán.
Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro
đối với nhà xuất khẩu. Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng
được các yêu cầu sau :
– Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hai nước người
mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C.
– Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng yêu
cầu đề ra trong L/C.
– Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ không được mâu
thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà từ đó người ta không thể
xác định một cách rõ ràng, thống nhất nội dung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng
lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi…thì các chứng từ đó sẽ bị ngân
hàng từ chối thanh toán vì bộ chứng từ đó mâu thuẫn với nhau
– Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm qui định trong L/C và trong thời hạn
hiệu lực của L/C. Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ,
thường gặp vẫn là:
+ Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng vận tải
+ Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.
+ Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C;
các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp
nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng
hoá…; các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng
vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hóa… Tất cả những sai sót trên đều là những
nguyên nhân gây nên rủi ro cho nhà xuất khẩu khi lập bộ chứng từ thanh toán. Ngoài
ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn đến những sai sót
khi nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi ngân hàng xin thanh toán.
3. Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản
thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng
hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người
mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, nhà xuất khẩu phải
chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho… trong khi đó không biết rõ lập

18
trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có
sai sót.
4. Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất
trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.
5. Thư tín dụng có thể huỷ ngang có thể được ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung
hay huỷ bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà không
cần sự đồng ý của nhà xuất khẩu.
Case study 1: Công ty CP Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) tại Đồng Tháp vừa trở thành
nạn nhân mới nhất bị quỵt tiền khi xuất lô hàng cá tra phi lê đông lạnh từ VN sang
thủ đô Cairo, Ai Cập cho Công ty Al-Reda Group For Trading and Development.
Vĩnh Hoàn cho biết, Al-Reda mua hàng từ tháng 6.2015 với tổng giá trị đơn hàng hơn
58.800 USD. Mặc dù từ thời điểm đó đến tháng 12.2016, công ty nhiều lần gửi thư
yêu cầu thanh toán nhưng Al-Reda luôn lẩn tránh với nhiều lý do. Ngày 12.1.2017,
Hiệp hội Thủy sản VN (VASEP) đã đăng cảnh báo: “Các doanh nghiệp (DN) hội viên
khi giao dịch với khách hàng này và cẩn trọng hơn khi kinh doanh với đối tác nước
ngoài nhằm tránh rủi ro trong việc thanh toán”.
Vĩnh Hoàn chỉ là một trong số rất nhiều DN gặp nạn. Ngày 26.12.2016, vẫn VASEP
cho biết, đã có một vài DN thủy sản đứng trước nguy cơ mất hàng trăm nghìn USD
với khách hàng ECHOPACK INC, đại diện bởi người có tên Jason Brown, có địa chỉ
tại: 5084 Francois, Cusson Lachine, Quebec, Canada. Các lô hàng xuất khẩu đều được
sử dụng thanh toán qua Ngân hàng General Equity (đại diện cho Công ty Echopack
tại Level 4, General Equity house, 17 Albert street, Auckland 1010, New Zealand),
bằng hình thức L/C (chứng thư bảo lãnh) 60 ngày từ ngày Bill of Lading (vận đơn)
và có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của CFIA (Cơ quan Kiểm soát thực phẩm
của Canada).
Thủ đoạn của đối tác Canada này tinh vi, làm sai lệch chữ ký ngay từ khi ký hợp
đồng. Sau đó, cài vào điều khoản chỉ cho ngân hàng đại diện phía Canada chuyển tiền
khi chữ ký tại hợp đồng trùng khớp với chữ ký tại vận đơn. VASEP nhận định, cả
ngân hàng và đối tác Canada đã liên kết với nhau để cố tình không trả tiền cho các
DN VN. Bên cạnh đó, có thông tin rằng, Ngân hàng General Equity tại New Zealand
đã đóng cửa từ năm 2014 nhưng vẫn mở được L/C và chuyển điện về VN.

b. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C


1. Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu ngân hàng phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở
L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho ngân hàng
sau này.
2. Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu ngân hàng phát hành trả tiền hay chấp
nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ

19
chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì ngân hàng không
thể đòi tiền nhà nhập khẩu.
3. Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì ngân hàng phát hành hay được
yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ.
Nếu không có sự chấp nhận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả, thì ngân
hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó nhà nhập khẩu không
chấp nhận và ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu.
4. Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định
của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị
phá sản do kinh doanh thua lỗ.
5. Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ (full set off
bills of lading) thì một người nhập khẩu có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất
trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là ngân hàng
phát hành theo cam kết của L/C.
6. Ngân hàng phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP600, đó
là đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng,
theo qui định của UCP 600 là không quá 5 ngày.

Case study 2: Sự bội ước của doanh nghiệp XNK

Điển hình là trường hợp của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bảo Tuấn, mở
L/C tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội nhập khẩu Ti Vi, người hưởng lợi là công ty
Chimie của Đức, phương thức thanh toán là thư tín dụng không hủy ngang, trả sau.

Hợp đồng được ký ngày 18/03/2009 với tổng giá trị lô hàng là 28,068 USD.
Ngày 18/04/2009, Công ty Chimie thông báo cho Công ty Bảo Tuấn hàng đã xếp lên
tầu, vận đơn lập ngày 17/03/2009, dự kiến ngày khỏi hành là 18/04/2009 và ngày
hàng tới cảng Hải Phòng là 29/04/2009.

Nhưng ngày 22/04/2009 hàng đã đến cảng Hải Phòng mà NH ĐT & PT Nam
Hà Nội chưa nhận được bộ chứng từ. Khi nhận hàng được giấy báo hàng về của Công
Ty vận chuyển hảng hải ở Hải Phòng, Công Ty Bảo Tuấn đã đến NH ĐT & PT Nam
Hà Nội yêu cầu phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và cam kết thanh toán tiền hàng
mà không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, ủy quyền cho ngân hàng tự động ghi
nợ vào tài khoản của Công Ty.

20
Ngày 28/04/2009 bộ chứng từ về đến NH ĐT & PT Nam Hà Nội, sau khi kiểm
tra ngân hàng phát hiện bộ chứng từ có lỗi là đã gửi thông báo cho Công ty Bảo Tuấn
về tình trạng bộ chứng từ, yêu cầu Công ty thực hiện cam kết, nhưng Công ty đã từ
chối thanh toán với lý do bộ chứng từ có lỗi. Mặt khác, vào thời điểm đó nhu cầu thị
trường thay đổi, người tiêu dùng thích sử dụng ti vi LCD với giá cả hợp lý và chất
lượng tốt. Vì vậy, các loại ti vi mà Công ty vừa nhập không những giá đã giảm mạnh
mà còn không tiêu thụ được. Do đó, Công ty kinh doanh thua lỗ nặng và không có
khả năng thanh toán tiền cho Ngân hàng. Phía NH ĐT & PT Nam Hà Nội yêu cầu
ngân hàng bên Đức lập lại bộ chứng từ cho đúng và yêu cầu của Công ty Bảo Tuấn
thực hiện cam kết, nhưng Công ty vẫn cố tình trì hoãn thực hiện thanh toán. Theo quy
định trong L/C thì NH ĐT & PT Nam Hà Nội vẫn phải thanh toán cho phía Ngân
hàng Đức vì bộ chứng từ hoàn hảo. Vụ việc này cũng gây thiệt hại lớn cho NH ĐT &
PT Nam Hà Nội.

Case study 3: Bộ chứng từ về với số tiền cao hơn.

Tháng 5 năm 2007, Chi nhánh mở L/C cho Công ty xuất nhập khẩu Vinashin.
Để nhập khẩu thép cuộn, với điều khoản cho phép giao hàng từng phần và L/C không
quy định về đơn giá, chỉ quy định về số lượng.

Khi hàng về đến cảng Hải Phòng, để tránh chi phí phát sinh do phải lưu kho bãi
mặt khác cũng để kịp tiến độ của công trình, Công Ty đã đề nghị Ngân hàng ký hậu
bảo lãnh nhận hàng bộ chứng từ để nhận hàng với giá trị 528.000 USD. Tuy nhiên
sau đó, Bên XK đã xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo với trị giá cao hơn 10.900USD
và Ngân hàng đã phải thanh toán với số tiền 660.000 USD. Nhưng vì Công Ty xuất
nhập khẩu Vinashin là công ty có uy tín nên đã nộp đủ số tiền chênh lệch cho Ngân
hàng.

21
2. Một số giải pháp kiến nghị để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán
theo phương thức tín dụng chứng từ:
2.1. Đối với nhà nước:
- Cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của
toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
- Cần có chính sách khuyến khích và kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu.
- Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tính dụng ngân hàng nhà
nước (CIC)
2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Nên có cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu đã được đào tạo nghiệp vụ ngoại
thương, am hiểu về luật pháp trong thương mại quốc tế thanh toán quốc tế, có năng
lực và có phẩm chất trung thực trong kinh doanh
- Giữ chữ tín, thực hiện đúng vam kết với đối tác và với ngân hàng, thực hiện đúng
chỉ dẫn của ngân hàng về L/C, phối hợp khi có tranh chấp
- Chú ý đến các điều kiện để được thanh toán, đặc điểm của từng loại chứng từ, kiểm
tra hàng hóa, mở L/C đúng quy định
- Cần lường trước những bất lợi khi có tranh chập và bị khởi kiện ở nước ngoại.
2.3. Đối với ngân hàng thương mại:
- Chú trọng công tác thẩm định đánh giá khách hàng
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
- Thành lập bộ phận quản lý và phòng ngừa rủi ro
- Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng
- Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng

22

You might also like