You are on page 1of 11

MÔN: HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT

THIÊN NHIÊN
ĐỀ TÀI: SCOPOLAMIN
Nhóm 13: Lương Thị Nga & Phạm Duy Trung
1. Nguồn gốc thực vật
Scopolamine là alcaloit thuộc nhóm tropan,ko màu, ko mùi,
ko vị có trong lá cây Datura stramonium, lá cây Hyoscyamus
niger, hoa và lá cây Atropa belladonna và lá, hoa, rễ cây
Datura metel (Cà độc dược).

Từ lâu, cà độc dược đã được sử dụng trong y học cổ truyền


để làm thuốc điều trị hen suyễn. Cà độc dược còn đc gọi là lục
lược, mạn la đà thuộc họ cà Solanaceae. Cây này mọc hoang ở
nhiều nơi của nước ta, nhất là ở các tỉnh Trung Bộ.
Cà độc dược là cây độc.
2. Tính chất vật lí
Cấu trúc phân tử
CTPT: C17H21NO4
Scopolmin là chất lỏng sệt, ko màu, ko mùi, ko vị, tồn tại
trong cây cà độc dược dưới dạng L-scopolamin
Scopolamin dễ bị thủy phân bởi axit hoặc kiềm mạnh
tos = 460oC
Dạng bazơ của scopolamin tan tốt trong dung môi hữu cơ
như etanol, metanol, axeton, clorofom, ko tan trong benzen,
PE
Trong y học, ng ta còn sử dụng scopolamin dưới dạng
bromhidrat. Dạng bromhiđrat của scopolamin tan trong nước,
etanol, ko tan trong clorofom, ít tan trong ete
3. Quá trình phân lập và phát triển
Scopolamin là 1 trong những alcaloid được phân lập sớm
nhất, nó được sử dụng ở dạng tinh khiết (bao gồm các muối
khmác nhau: hydroclorid, hydrobromid, hydroiodid và sulfate)
kể từ khi được nhà khoa học người Đức Albert ladenburg phân
lập năm 1880. Dựa trên những mô tả của ladenburg về cấu
trúc và hoạt động của scopolamin, việc nghiên cứu các chất
tổng hợp tương tự và phương pháp tổng hợp scopolamin và
atropin trong những năm 1930 và 1940 đã dẫn đến việc ra đời
của diphenhydramin và pethidin thuốc giảm đau opioid tổng
hợp đầu tiên
Năm 1899, bác sĩ Schneiderlin đã khuyến nghị sử dụng
schopolamin kết hợp morphin để gây mê và nó bắt đầu được
sử dụng cho mục đích này. Năm 1902, Việc sử dụng nó trong
gây mê sản khoa lần đầu tiên được đề xuất bởi richard von
steinbuchel , sau đó, năm 1903 , tiếp tục được carl gauss hoàn
thiện thêm tại freiburg, Đức. Được biết đến như phương
pháp “Dämmerschlaf”  (“giấc ngủ hoàng hôn”) hoặc “phương
pháp Freiburg”. Phương pháp này phát triển khá chậm và các
phòng khám khác nhau đã thử nghiệm với liều lượng và thành
phần khác nhau. Đến năm 1960 , khi phương pháp này đang
được sử dụng rộng rãi tại Mỹ thì xuất hiện các báo cáo về phát
triển chứng sợ hóa và mong muốn sinh con tự nhiên hơn dẫn
đến việc nhừng sử dụng phương pháp này. 
4. Phương pháp tách chiết & phân lập
a. Quá trình điều chế cao etanol
Mẫu nguyên liệu lá cà độc dược khô đc ngâm trong
etanol 96o với tỉ lệ 1:4. Sau khoảng 24h/ mỗi lần ngâm thu
đc dịch chiết rồi lọc dịch chiết bằng máy lọc áp suất và đem
cô quay thu hồi dung môi. Cứ thế lặp lại quá trình này thêm
2 lần nữa, Sau đó, gom tất cả các lần thu cao trên lại sẽ đc
cao etanol tổng.
Cao etanol đc gửi đến Phòng kiểm nghiệm để xđ hàm
lượng scopolamin bằng pp HPLC.
b. Quá trình điều chế cao clorofom
Cho hết lượng cao etanol vào cốc 1000 ml, thêm từ từ dd
axit H2SO4 1N vào cốc đựng cao, khuấy đều đến khi pH của
dd khoảng 2-3 thì dừng, đun ấm và thêm nước cất để hòa
tan hết cao. Hỗn hợp đc lọc bằng máy lọc áp suất thấp và
chiết lần lượt với dung môi PE, clorofom để loại tạp chất.
Cho mỗi lần 400 ml dd đc axit hóa vào bình lóng rồi tiếp
tục thêm khoảng 200-300 ml PE/ lần chiết. Đóng nắp bình
lại, lắc đều rồi để bình lóng yên giá đỡ khoảng 15-20’ để hh
tách thành 2 lớp. Mở van bình lóng, phần dd màu nâu và dd
màu xanh đen lần lượt chảy ra và đc hứng riêng từng cốc.
Lấy lớp dưới tiếp tục chiết với PE cho đến khi màu của lớp
PE nhạt dần và kt bằng pp SKLM. Nếu thấy ko còn vết thì
chứng tỏ là chất đã đc trích hoàn toàn vào dung môi PE, sau
đó gom lớp PE của các lần chiết rồi cô quay để thu hồi dung
môi.
Tương tự, phần dịch nước màu nâu sậm đc chiết loại tạo
chất với dung môi clorofom (300-400ml/lần chiết). Lắc đều
và để yên trong khoảng 15-20’, hh tách thành 2 pha, pha
nước nằm trên, pha hữu cơ nằm dưới. Tách lấy pha hữu cơ
rồi cô quay để thu hồi dung môi clorofom, pha nước đc tách
ra cốc riêng để tiến hành kiềm hóa.
Cho từ từ dd NH3 30% vào cốc đựng pha nước, khuấy
đều đến khi pH của hỗn hợp khoảng 9-10 thì ngừng. Sau đó,
hỗn hợp đc chiết với dung môi clorofom cho đến khi kiểm
tra bằng SKLM trên pha hữu cơ và phun thuốc Dragendroff
ko thấy vết của scopolamin nưa thì dừng lại. Dịch chiết từ
dung môi clorofom sẽ đc loại nước bằng Na2SO4 khan, cô
quay thu đc cao clorofom và dung môi thu hồi.

Cao clorofom đc gửi tới phòng kiểm nghiệm để xđ lượng


scopolamin bằng pp HPLC.

5. Dược lực học


Scopolamin là 1 chất đối vận của thụ thể Mucarinic có cấu
trúc tương tự như chất dẫn truyền thần kinh acetyl cholin và
ức chế thụ thể acetylcholin muscarinic do đó được phân loại
vào nhóm kháng cholinergic.

Scopolamin làm giảm buồn nôn và nôn trong xay tàu xe do


nó làm ngăn cản dẫn truyền thần kinh ở vùng tiền điền với
trung tâm nôn trong não bằng cách ức chế hoạt động của
acetylcholin, nó cũng có thể hoạt động trực tiếp trên trung tâm
nôn. Nó phải được sử dụng trước khi khởi hành để có hiệu
quả.

Cơ chế: Scopolamin hoạt động bằng cách can thiệp vào việc
dẫn truyền của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin trong hệ
thống thần kinh thực vật đặc biệt là trung tâm nôn.

6. Dược động học

Hấp thu: sinh khả dụng đường uống khoảng 10-50%; thời
gian bắt đầu tác dụng 0.5-1h với tiêm bắp và 10 phút với tiêm
tĩnh mạch ; thời gian tác dụng 4-6 giờ với tiêm bắp và 2 giờ
với tiêm tĩnh mạch; thời gian đạt đỉnh trong huyết thanh là 24h
với hệ trị liệu qua da.

Phân bố : thể tích phân bố và liên kết protein huyết tương


không xác định.

Chuyển hóa: Chuyển hóa tại gan (thông qua các phản ứng
liên hợp).

Thải trừ: thời gian bán thải là 9,5 giờ; bài xuất chủ yếu qua
nước tiểu ( chủ yếu là dạng đã chuyển hóa).
7. Tác dụng điều trị

Giảm tiết dịch, làm chậm co bóp dạ dày và ruột, giảm giãn
nở đồng tử.Giảm buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt do say tàu xe
và phục hồi sau gây mê và phẫu thuật. Điều trị bệnh co thắt
đường tiêu hóa, co thắt thận và đường mật. Điều trị hội chứng
ruột kích thích, viêm ruột thừa. Dùng làm thuốc an thần, giảm
đau trước khi gây mê, tiểu phẫu, nội soi. Điều trị bệnh
Parkinson.

8. Các dạng bào chế

Dung dịch tiêm với hàm lượng 0,4 mg/ml, 1 mg/ml;

Viên nén, uống với hàm lượng 10 mg;

Miếng dán, thẩm thấu qua da với hàm lượng 1,5 mg


scopolamine.

9. Tác dụng phụ

Thường gặp (> 10%): khô miệng ( 29-67%), buồn ngủ


(17%), chóng mặt (12%, nhìn mờ

Hiếm gặp (< 0,1%): táo bón, bí tiểu, ảo giác, kích động, bồn
chồn, động kinh

10. Tương tác thuốc

Do tương tác trong chuyển hóa với  các thuốc khác , có


thể gây ra các tác dụng không mong muốn đáng kể khi dùng
cùng các loại thuốc này,vd: thuốc giảm đau, ethanol,zolpidem,
thuốc lợi tiểu thiazide,  thuốc kháng cholinergic khác như
tiotropium…

11. So sánh với các loại thuốc khác

a. Atropin

- Có tác dụng gần giống với scopolamin nhưng thời gian tác
dụng lâu hơn

+ Trên mắt : làm giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết sức
nhìn, do đó chỉ nhìn được xa. Do làm cơ mi giãn ra nên các
ống thông dịch của nhãn cầu bị ép lại làm tăng nhãn áp
( chống chỉ định ở những bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp
( thiên đầu thống, Glaucoma ).
+ Trên tuyến bài tiết : giảm tiết các tuyến ngoại tiết ( nước bọt,
mồ hôi, tuyến dạ dày - ruột )…
+ Trên cơ trơn : làm giảm co thắt cơ trơn các tạng rỗng ( dạ
dày - ruột, đường mật, đường tiết niệu ), ít tác dụng trên nhu
động ruột bình thường, nhưng làm giảm khi ruột tăng nhu
động.

- Trên hệ thần kinh trung ương, atropin kích thích còn


scopolamin thì ức chế nên được dung chữa bệnh Parkinson,
các cơn co giật của bệnh liệt rung
- Chỉ định

Khoa gây mê : tiền mê.


Đau do co thắt cơ trơn các cơ quan rỗng ( đường dẫn mật,
tiết niệu, dạ dày – ruột...) ( hiện nay ít dùng do đã có nhiều
thuốc khác tốt hơn nhiều ).
Nhãn khoa : soi đáy mắt hoặc điều trị viêm mống mắt, viêm
giác mạc, nhược thị bẩm sinh một bên ( nhỏ thuốc vào mắt
lành kết hợp các biện pháp khác : che mắt lành, phẫu thuật,
dùng máy tập nhược thị... )…
Ngộ độc nấm có chứa muscarine hoặc các chất ức chế ChE
không hồi phục ( gồm các hóa chất trừ sâu dạng lân hữu cơ,
các chất độc chiến tranh…).
- Chế phẩm & liều lượng

Dùng dưới dạng base hoặc sulfat. Tiêm tĩnh mạch 0,1 - 0,2
mg; tiêm dưới da 0,25 - 0,50 mg (liều tối đa 1 lần: 1 mg;
24giờ: 2 mg); uống 1 - 2 mg (liều tối đa 1 lần: 2 mg; 24 giờ: 4
mg).

b.Homatropin bromhydrat (homatropini hydrobromidum)


Độc, bảng A
Làm giãn đồng tử thời gian ngắn hơn atropin (trung bình
1 giờ). Dùng soi đáy mắt, dung dịch 0,5- 1%.
Các nguồn tài liệu tham khảo

https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/duoc-
hoc/thuoc-tac-dung-tren-he-than-kinh-thuc-vat

https://www.drugs.com/monograph/scopolamine.html

https://reference.medscape.com/drug/transderm-scop-
scopace-scopolamine-342057

https://www.drugbank.ca/drugs/DB00747

https://doi.org/10.1023%2FA%3A1015916423156

https://reference.medscape.com/drug/transderm-scop-
scopace-scopolamine-342057

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21678338

Giáo trình các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học –
TS Phan Quốc Kinh

Luận văn “Góp phần phân lập scopolamin từ cà độc dược


(Datura metell L.)” của Nguyễn Hồng Thắm

You might also like