You are on page 1of 3

Nguồn tài liệu tham khảo cho NCKH

Tìm kiếm sách và bài báo khoa học

Hiện nay các paper khoa học thuộc các tạp chí lớn đều có bản trên mạng nên vô cùng thuận tiện cho việc
tra cứu, và phần lớn các sách giáo trình/tham khảo nổi tiếng cũng đều có bản scan/ebook. Tuy nhiên
muốn tải paper từ nguồn chính thống thì các bạn phải trả phí, còn muốn tải sách ebook thì phải mua
trên các trang bán sách online như amazon. Theo mình biết thì thư viện nhà trường có tài khoản tại
những trang tải paper có trả phí, bạn có thể sử dụng qua đó nếu được phép. Các bạn cũng có thể tìm
sách chuyên ngành phù hợp tại thư viện nhà trường.

Với điều kiện eo hẹp thì nhiều người thường “tải lậu” paper và sách. Mình không cổ vũ hoạt động này
nhưng trình bày nếu chẳng may có người cần tham khảo:

Để tải paper không hợp pháp thì nhiều người dùng sci-hub với các bước như sau:

- Xác định paper mà các bạn muốn tải: tên paper, tác giả
- Tìm trên google mã số của paper (được gọi tắt là DOI). Chẳng hạn tìm 1 paper trên google thì
thấy trang sau có thông tin về mã DOI:
https://www.aeaweb.org/articles?id=10.1257/aer.102.3.453
Copy mã DOI của paper, trong ví dụ này là “10.1257/aer.102.3.453”
- Truy cập www.sci-hub.cc, dán mã DOI vừa copy vào ô tìm kiếm rồi bấm enter, paper sẽ hiện ra
cho phép tải về
- Nếu máy tính của bạn không truy cập được www.sci-hub.cc, nhiều khả năng DNS của trang này
đã bị chặn. Bạn chỉ cần đổi DNS của máy tính về 80.82.77.83, 80.82.77.84 là vào được.
http://blogtinhoc.vn/huong-dan-doi-dns-google-tren-windows-7-8-10-va-xp.html

Để tải sách không hợp pháp thì nhiều người dùng libgen:

- Xác định sách mà các bạn muốn tải: tên sách, tác giả
- Tìm trên google mã ISBN của sách. Chẳng hạn mình tìm thấy sách trên amazon như sau:
https://www.amazon.com/Econometric-Analysis-7th-William-Greene/dp/0131395386
Copy mã ISBN-13 của sách, trong ví dụ này là “978-0131395381”
- Truy cập http://libgen.io/, dán mã ISBN vừa copy vào ô tìm kiếm rồi bấm enter, danh sách các
link có thể tải sẽ hiện ra. Nếu không tìm thấy thì bạn nhập thẳng tên sách vào ô tìm kiếm.
- Tuy nhiên, trang này không có một số sách mới hoặc edition (tái bản) mới của các cuốn sách. Để
tải được sách mới thì cần trả tiền mua.

Các bạn nên nhờ sự giúp đỡ của thầy cô trong trường nếu không thể tải được paper và sách mong
muốn.

Nguồn tham khảo working paper

Working paper là các paper tuy đã viết xong nhưng chưa được xuất bản trên journal vì đang trong quá
trình trao đổi và hoàn thiện. Các tác giả thường đăng working paper trên mạng hoặc trình bày tại hội
thảo để nhận được phản biện từ các chuyên gia khác. Các bạn có thể theo dõi các working paper mới
nhất để biết những chủ đề nghiên cứu nào đang “hot”, các công cụ thực nghiệm nào mới được tạo ra,
hoặc những bộ data nào mới được khai thác.
Nguồn theo dõi working paper mình thấy hữu ích nhất là REPEC, các bạn có thể truy cập vào trang sau:

http://nep.repec.org/

Các bạn lựa chọn chủ đề nghiên cứu mình quan tâm và vào phần archive để tải working paper về miễn
phí (và hợp pháp), hoặc subscribe email để trang này hàng tuần gửi danh sách paper mới vào email của
bạn.

Ngoài ra các bạn cũng có thể tải working paper của các nhà kinh tế Mỹ tại trang sau:

http://nber.org/

Các bộ dữ liệu phổ biến cần biết

Dưới đây là các bộ dữ liệu (vi mô) thứ cấp quan trọng mà ai làm NCKH cũng nên biết tới. Các dữ liệu này
có đặc điểm là chất lượng tốt vì được thu thập bởi cơ quan chuyên về thống kê, vì vậy nếu các bạn dùng
chúng cho NCKH thì có thể sẽ ít phản biện về tính tin cậy của số liệu hơn là các bạn tự thu thập.

- Điều tra mức sống dân cư (VHLSS): đây là khảo sát do GSO thực hiện 2 năm 1 lần về thu nhập
chi tiêu của các hộ dân trên cả nước, ngoài ra còn có các thông tin về sức khỏe, y tế, giáo dục, …
Các bạn có thể tải data đến 2012 tại đây: http://cafedautu.blogspot.com/2015/07/tai-bo-du-
lieu-vhlss.html
VHLSS 2014 tải tại đây: http://www.mediafire.com/file/k7nbc9ncfcn6osz/VHLSS+2014.zip
Hiện nay đã có VHLSS 2016 nhưng mình chưa tìm thấy link tải.
- Điều tra Lao động việc làm (LFS): đây là khảo sát do GSO thực hiện 1 năm 1 lần, tập trung vào
phần việc làm (đây cũng là nguồn để ước tính tỷ lệ thất nghiệp hàng năm của Việt Nam). Các bạn
có thể xin thầy cô giáo chia sẻ.
- Khảo sát PAPI: đây là khảo sát được CECODES phối hợp với UNDP thực hiện về “hiệu quả công
tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công” ở các tỉnh thành ở Việt Nam. Các bạn
có thể xin thầy cô giáo chia sẻ.
- Khảo sát doanh nghiệp (Enterprise Census): đây là khảo sát được GSO thực hiện hàng năm đối
với các doanh nghiệp trên 100 lao động tại Việt Nam, bao gồm sản phẩm, kết quả kinh doanh,
bảng cân đối kế toán, … Các bạn có thể xin thầy cô giáo chia sẻ.

Các dữ liệu trên đều được lưu trữ và phân tích bằng phần mềm STATA.

Nếu làm các chủ đề về vĩ mô thì các bạn nên làm quen với các nguồn dữ liệu sau:

- Trang web của tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn): trang này bao gồm hầu hết các số
liệu về nền kinh tế thực. Các bạn vào phần số liệu thống kê để tra cứu. Đối với một số dữ liệu
theo tháng (như đầu tư từ ngân sách, đầu tư trực tiếp nước ngoài, …) thì các bạn vào mục “Tình
hình kinh tế xã hội” để tìm.
- Trang web của Ngân hàng Nhà nước (https://www.sbv.gov.vn/): trang này bao gồm các số liệu
về chính sách tiền tệ (cung tiền, tín dụng, …) và cán cân thanh toán. Các bạn truy cập mục
“Thống kê” để lấy số liệu
- Số liệu ngân sách nhà nước và nợ công:
http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cddh/sltk/thhdttbh43
- Số liệu xuất nhập khẩu:
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/SoLieuThongKe.aspx?Group=S%E1%BB
%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA
hoặc
www.trademap.org/Index.aspx
- Số liệu trên thị trường mở thì không có trên mạng mà các bạn phải mua (chẳng hạn từ
Bloomberg, Reuters), nhưng các bạn có thể tham khảo 3 nguồn báo cáo sau có cập nhật:
http://www.bvsc.com.vn/MacroAnalytic.aspx
https://mbs.com.vn/vi/trung-tam-nghien-cuu/bao-cao-phan-tich/thi-truong-no
- Số liệu trái phiếu thì các bạn có thể xem 2 link trên, cộng với 2 nguồn sau:
http://www.vbma.org.vn/vbma/
https://www.hnx.vn/vi-vn/ (mục trái phiếu)
- Số liệu hàng tháng về lãi suất, dự trữ ngoại hối, tỷ giá thì các bạn có thể sử dụng dữ liệu của IMF
- Các dữ liệu vĩ mô của thế giới thì 2 nguồn tham khảo chính là World bank và IMF

You might also like