You are on page 1of 16

Môn học: Phân tích Kinh doanh

Chương 6:
NGUỒN DỮ LIỆU

Biên soạn:
Bộ môn: Quản trị Vận hành Bộ môn: Khoa học Dữ liệu
Khoa: Quản trị Kinh doanh Khoa: Kỹ Thuật

1
1/4. CÁC NGUỒN DỮ LIỆU
KHÁC NHAU
Các nguồn dữ liệu phổ biến (còn tiếp)
• Hóa đơn bán hàng: giúp tạo các phân khúc khách hàng, theo nhóm
hành vi hoặc theo nhóm giá trị đơn hàng.
• Mạng xã hội: giúp theo dõi phản ứng của cộng đồng đối với hoạt
động của công ty; Đánh giá nhanh kết quả marketing; Xác định cách
tiếp cận phù hợp với các cá nhân/tổ chức có ảnh hưởng lớn đến hình
ảnh công ty.
• Từ Wikipedia và các trang tương tự: giúp các cơ chế phân tích thông
tin tự động có thể nhận ra các mối quan hệ phức tạp. Ví dụ, tìm kiếm
thông tin về Steve Jobs có thể ảnh hưởng đến việc tìm hiểu các sản
phẩm của Apple.

3
Các nguồn dữ liệu phổ biến (tiếp)
• Dữ liệu địa dư: giúp đánh giá tiềm năng khách hàng theo khu vực địa
lý; Nhận định các tình huống bất thường, như vị trí thanh toán ở quá
xa nơi ở (thẻ tín dụng bị mất).
• Internet of Things: dữ liệu từ các nguồn cảm biến có thể được tổng
hợp để cải tiến sản phẩm và dịch vụ.
• Hệ thống Nhắc (Reminder – báo khách hàng thanh toán đơn hàng):
giúp theo dõi lịch sử thanh toán.
• Hệ thống theo dõi công nợ (Chuyển cho dịch vụ thu nợ bên ngoài):
giúp xác định những khách hàng cần giới hạn giao dịch trong tương
lai.

4
Các nguồn dữ liệu phổ biến (tiếp)
• Hệ thống CRM (Quản lý Quan hệ Khách hàng): giúp phân tích các
cuộc trao đổi để có thể biết nguyên nhân phản hồi, nguyên nhân rời
bỏ, …
• Thông tin tiêu thụ sản phẩm: giúp thu thập thông tin về mức tiêu thụ
từng loại, từng nhóm sản phẩm; Cũng như giúp phân tích hành vi mua
sản phẩm theo nhóm.
• Thông tin khách hàng (Tên, phân khúc, thời gian giao dịch, …): giúp
thu thập thông tin thị trường mở rộng.
• Thông tin doanh nghiệp (Tên, nhóm ngành, khu vực địa lý, …): giúp
phân tích đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

5
Các nguồn dữ liệu phổ biến (tiếp)
• Lịch sử các chiến dịch marketing: đánh giá hiệu quả các đợt quảng
bá, phản ứng của thị trường, cải thiện hoạt động quảng bá.
• Bản ghi lịch sử tương tác trang Web công ty: giúp đánh giá quá trình
thao tác trên trang Web công ty, số lượng khách hàng tiềm năng ghé
thăm trang, tỉ lệ thực hiện giao dịch mua chính thức.
• Định kỳ phân tích kết quả các đợt khảo sát: giúp bổ sung thông tin
vào hệ thống CRM trong trường hợp Đáp Viên đã là khách hàng.
• Thông tin nhân sự nội bộ: giúp cho quá trình quản lý nguồn nhân lực
chính xác và hiệu quả.

6
Các nguồn dữ liệu phổ biến (hết)
• Thông tin sản xuất: giúp tối ưu hóa việc tích hợp các hoạt động mua
hàng, tồn kho, sản xuất, đáp ứng đơn hàng.
• Tập hợp kết quả đánh giá KPI: giúp theo dõi và cải tiến các quá trình
nghiệp vụ vì nó cho thấy mối quan hệ giữa hiệu quả thực hiện các quá
trình với kết quả tài chính chung của công ty.
• Các kết quả khai thác dữ liệu: giúp phân tích cơ cấu thị trường, các
phân khúc và nhóm khách hàng khác nhau.
• Thông tin từ hệ thống ERP: giúp hệ thống hóa các giao dịch tài
chính/kế toán, đánh giá hiệu quả các Dự án/Giải pháp.

7
2/4. XÁC ĐỊNH THÔNG TIN
THEO NHU CẦU RA QUYẾT
ĐỊNH
Chọn lựa những nguồn thông tin phù hợp
Chọn lựa nhóm nguồn dữ liệu tùy theo: 1. Tính sẵn có (Availability); và 2. Tính
hữu dụng (Usability):

9
Chọn nguồn sơ cấp hay thứ cấp
Đôi khi nguồn sơ cấp sẽ đầy đủ thông tin cần thiết hơn, ví dụ trong
trường hợp Dữ Liệu được tách khi xử lý trong Kho dữ liệu:

10
3/4. PHỐI HỢP THÔNG TIN TỪ
NHIỀU NGUỒN
Các trường hợp tham khảo từ nhiều nguồn dữ liệu
• Nhiều công ty lớn có cấu trúc
tầng BA Portal gồm 2 tầng con:
• Phân tích marketing: còn gọi
phân tích ngoài, thường là
dữ liệu sơ cấp.
• Phân tích kho dữ liệu: còn gọi
phân tích trong, thường là
dữ liệu thứ cấp.
• Nhiều trường hợp cần lấy
thông tin cùng lúc từ cả 2
nguồn:

12
Khi 2 nguồn cùng đưa câu trả lời cho 1 câu hỏi
• Giả sử ta cần quản lý vấn đề khách hàng cắt thuê bao internet của
công ty để chuyển qua công ty khác. Ta có 2 hướng tiếp cận như sau:
• Hướng 1 : dùng công cụ phân tích dữ liệu dựa trên nguồn có sẵn trong Kho
dữ liệu để tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh
• Hướng 2 : tiến hành một khảo sát mới để có tính cập nhật.
• Khi đó, 2 kết quả sẽ không nhất thiết phải cùng kết quả, và ta có thể
phân tích mở rộng dựa trên so sánh 2 kết quả này.

13
4/4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DỮ LIỆU
Các vấn đề liên quan đến chất lượng dữ liệu
• Nếu nguồn dữ liệu có chất lượng tốt thì đó là 1 tài sản của công ty
giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh, chất lượng phục vụ khách
hàng, và tăng lợi nhuận.
• Ngược lại, khi dữ liệu có chất lượng không tốt, công ty sẽ mất nhiều
thời gian khi nhận các báo cáo mâu thuẫn, số liệu không chính xác,
không thống nhất, …
• Chất lượng dữ liệu khi nhập tại nguồn có vai trò quan trọng: nhập
đúng trường khai báo, đúng thông tin, thời gian, không trùng lắp.
• Cần tạo ra các cơ cấu kiểm tra, kiểm chứng, xác nhận tính chính xác,
đầy đủ của dữ liệu được nhập hoặc tải từ các nguồn.

15
END
16

You might also like