You are on page 1of 45

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HCM
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

CHƯƠNG 3:
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT

GV: PGS.TS Nguyễn Duy Anh

1
Điểm lại:

Vòng đời hệ thống (System life cycle)

Phát triển ý niệm Phát triển kỹ thuật Hậu phát triển

Giai đoạn này có nhiệm vụ


Giai đoạn khởi tạo giúp hình Giai đoạn này bao gồm việc sản
chuyển đổi từ ý niệm thành hệ
thành và xác định ý niệm của HT xuất, triển khai, vận hành và hỗ
thống vật lý thỏa mãn các yêu
nhằm thỏa mãn một nhu cầu trợ hệ thống trong suốt vòng đời
cầu vận hành,
thực tế của nó. 2
chi phí, thời gian ...
Điểm lại:

3
NỘI DUNG:
1. Tổng quan các pha
2. Phát triển nâng cao
3. Thiết kế kỹ thuật
4. Tích hợp và đánh giá

4
1. Tổng quan các pha

5
1. Tổng quan các pha

6
1. Tổng quan các pha
• 3 pha của giai đoạn này sẽ giúp:
– Chuyển đổi ý niệm đã chọn ở pha “Xác định ý niệm” thành thiết kế
phần cứng và phần mềm
– Xây dựng, thử nghiệm, kiểm tra các mô hình

7
NỘI DUNG:
1. Tổng quan các pha
2. Phát triển nâng cao

8
2. Phát triển nâng cao
• Tiếp nhận các đầu ra của giai đoạn phát triển ý nệm trước đó.
• Tuy nhiên, giai đoạn trước chủ yếu mang tính chất phân tích và được
thực hiện với nguồn lực hạn chế, nên ẩn số đáng kể vẫn chưa được
xác định đầy đủ và giải quyết.
• Những “ẩn số chưa biết” này phải được tìm ra và giải quyết sớm trong
giai đoạn này
• Đặc biệt lưu ý đối với:
– Các hệ thống chứa những công nghệ rất phức tạp
– Các phương án chưa có tiền lệ hoặc chưa được chứng minh
9
Câu hỏi thảo luận:
• Hãy nêu một số ví dụ về rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh
trong quá trình chuyển đổi từ ý niệm sang kỹ thuật?
• Nếu rủi ro ẩn này không được phát hiện sẽ dẫn tới những
hậu quả gì?

10
Ví dụ: Máy bay F-35
• Công nghệ rất phức tạp, chưa từng có tiền lệ
• Sau khi sản xuất thử nghiệm và bay thử, phát hiện 11 lỗi nghiêm trọng
và 850 lỗi nhỏ khác.
• Hậu quả lớn về kinh tế, tiến độ, uy tín,...

11
Source: The Hidden Troubles of the F-35, Defense News
2. Phát triển nâng cao
• Mục tiêu:
– Nhận diện và giảm thiểu rủi ro phát sinh
– Xác định mô hình phát triển của HT
– Phát triển các đặc tính thiết kế của HT
– Bộ thông số thiết kế này chính là sự tinh chỉnh và kế thừa
từ bộ thông số chức năng trước đó
– Pha này có vai trò đảm bảo rằng HT này có thể thiết kế và
sản xuất được trước khi chuyển sang các pha tiếp theo
12
2. Phát triển nâng cao

• Hoạt động của pha này bao gồm:


– B1: Requirements Analysis

– B2: Functional Analysis and Design

– B3: Prototype Development

– B4: Test and Evaluation

13
B1: Phân tích yêu cầu
• Kiểm tra lại một lần nữa các thông số chức năng có được ở pha trước
và đối chiếu chúng với các yêu cầu của HT.
• Xác định các thành phần chưa đủ hoàn thiện trong P/A đã chọn để phát
triển thêm trong giai đoạn này.
• VD: Sau quá trình thiết kế ý niệm, 1 robot tự hành dự kiến được bố trí
camera để quan sát không gian xung quanh. Như vậy cần đối chiếu lại
với yêu cầu của HT để làm rõ thêm:
– Số lượng camera?
– Loại camera sử dụng?
– Field of view?
– Vị trí lắp đặt? 14
– ...
B2: Phân tích chức năng và thiết kế
• Nhận diện những vấn đề có thể xảy ra khi HT hoạt động
• Tập trung vào 3 nhóm:
– Thành phần có chức năng được mở rộng hơn trước
– Thành phần yêu cầu thực hiện chức năng phức tạp
– Thành phần phải tương tác với môi trường chưa biết rõ.
• Đây là một phần của quá trình “xác định rủi ro” (risk identification) hoặc
“đánh giá rủi ro” (risk assessment)
• Nếu có một bộ phận quan trọng đối với HT và đồng thời xác suất xảy ra
sự cố là đáng kể, thì bộ phận đó phải được phát triển đến khi chứng minh
được rủi ro đã giảm.
15
B2: Phân tích chức năng và thiết kế
• Ví dụ về 3 nhóm thành phần:
– Nguồn nuôi của 1 robot tự hành chỉ đủ cấp cho các động cơ và HT
cảm biến. Nếu không tính toán kỹ mà tích hợp thêm một số thiết bị
điện khác lên robot có thể dẫn đến hiệu suất hoạt động kém.
– Các phần mềm thời gian thực mặc dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội,
tuy nhiên độ phức tạp của chúng rất cao. Do đó cần phải phân tích
cẩn thận các rủi ro có thể xảy ra (không tương thích với phần cứng,
xung đột,...)
– Chi tiết kim loại ở những vùng ven biển thường dễ bị ăn mòn. Nếu bỏ
qua rủi ro này có thể dẫn tới giảm tuổi thọ, chất lượng hoạt động của
HT
16
B3: Phát triển mẫu thử
• Nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro
• Xây dựng và kiểm tra mẫu thử, nhất là các bộ phận then
chốt của HT.
• Thường được tiến hành khi bộ phận:
– được yêu cầu cao hơn bình thường
– có vật liệu và quy trình mới
– phải làm việc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt,
– có giao diện thành phần phức tạp
– chứa các yếu tố phần mềm mới
17
B3: Phát triển mẫu thử
• Ví dụ: xây dựng các mẫu thử bê tông và kiểm tra chúng:

18
B4: Kiểm tra và đánh giá
• Bao gồm 5 bước:
– Phát triển kế hoạch kiểm tra, thủ tục kiểm tra, và kế hoạch
phân tích kiểm tra
– Chuẩn bị thiết bị thử nghiệm và các cơ sở vật chất thử nghiệm
chuyên dụng
– Tiến hành các bài kiểm tra vận hành, kể cả kiểm tra phần mềm
– Phân tích và đánh giá kết quả kiểm tra
– Hiệu chỉnh các sai sót trong thiết kế ý niệm.

19
B4: Kiểm tra và đánh giá
• Các công cụ mô hình hóa, mô phỏng, thí nghiệm... thường được sử
dụng ở bước này này để kiểm tra các bộ phận then chốt của HT

Matlab Simulink Proteus Solidworks


20
NỘI DUNG:
1. Tổng quan các pha
2. Phát triển nâng cao
3. Thiết kế kỹ thuật

21
3. Thiết kế kỹ thuật
• Mục tiêu:
– Thiết kế các thành phần của hệ thống theo các yêu cầu về hiệu suất,
chi phí và lịch trình
– Thiết lập các giao diện bên trong và bên ngoài nhất quán với nhau
– Cụ thể hóa các thành phần của HT

22
3. Thiết kế kỹ thuật

• Hoạt động của pha này bao gồm:

– B1: Requirements Analysis

– B2: Functional Analysis and Design

– B3: Component Design

– B4: Design Validation

23
B1: Phân tích yêu cầu
• Các thông số kỹ thuật của pha trước giờ đây phải được phân tích
lại để xác định mức độ liên quan, tính hoàn chỉnh và tính nhất quán
• Chú trọng nhiều hơn đến các yêu cầu đối với môi trường bên ngoài
hoặc người sử dụng.
• Đặc biệt, bước này phải xem xét bất kỳ thay đổi nào xảy ra do thời
gian trôi qua hoặc do các sự kiện bên ngoài phát sinh. (VD: dịch
Covid-19, luật mới được ban hành...)

24
B2: Phân tích chức năng và thiết kế
• Bước này sẽ nhấn mạnh vào 3 điểm:
– Cấu hình dạng mô-đun: giúp đơn giản hóa các tương tác
– Thiết kế phần mềm
– Giao diện người dùng (HMI): giúp HT tương tác với người hiệu quả

Giao diện người dùng PLC Giao diện người dùng trên ô tô 25
B3: Thiết kế bộ phận
• Thiết kế và tạo ra mẫu thử của tất cả các thành phần
• Bao gồm 2 bước thiết kế:
– Sơ khởi
– Chi tiết
• Công cụ hỗ trợ Computer - Aided Design (CAD):
– Chi tiết cơ khí
– Chi tiết điện

26
B3: Thiết kế bộ phận
VD: Thiết kế điện

Bản vẽ chi tiết tủ điện Bản vẽ sơ đồ điện 27


VD: Thiết kế điện tử

Bản vẽ sơ đồ mạch điện tử Bản vẽ bo mạch điện tử


28
B3: Thiết kế bộ phận
VD: Thiết kế cơ khí

Bản vẽ chi tiết Bản vẽ lắp 29


B3: Thiết kế bộ phận
VD: Thiết kế cơ khí

Bản vẽ tháo rời Bản vẽ sơ đồ 30


B3: Thiết kế bộ phận
VD: Thiết kế nhà

Bản vẽ mặt bằng Bản vẽ phối cảnh


31
B4: Xác nhận thiết kế
• Tiến hành xác định kế hoạch kiểm tra tổng thể, chỉ định
những thông số nào cần được kiểm tra và đối chiếu chúng
với độ chính xác, dung sai cho phép
• Phân tích kết quả kiểm tra để phát hiện sự không nhất quán
• Kiểm tra chất lượng giúp xác nhận các thiết kế của bộ phận
cho quá trình tích hợp.
• Bất kể giai đoạn kiểm thử nào, các công cụ kiểm tra cũng
phải phù hợp với quy trình tích hợp hệ thống
32
NỘI DUNG:
1. Tổng quan các pha
2. Phát triển nâng cao
3. Thiết kế kỹ thuật
4. Tích hợp và đánh giá

33
4. Tích hợp và đánh giá
• Mục tiêu:
– Tích hợp các thành phần đã được thiết kế của một hệ thống mới vào
một tổng thể vận hành.
– Đánh giá, chứng minh rằng hệ thống đáp ứng tất cả các yêu cầu hoạt
động của nó.
– Xác nhận thông số kỹ thuật cho quá trình sản xuất.
– Đảm bảo HT đủ khả năng để đưa vào sản xuất cũng như sử dụng.

34
4. Tích hợp và đánh giá
• Hoạt động của pha này bao gồm 4 bước:
– B1: Test Planning: Lên kế hoạch thử nghiệm
– B2: System Integration: Tích hợp HT
– B3: Developmental System Testing: Phát triển thử nghiệm HT
– B4: Operational Test and Evaluation: Thử nghiệm vận hành và đánh giá

35
B1: Lên kế hoạch thử nghiệm
• Định nghĩa các:
– Vấn đề cần thử nghiệm
– Bối cảnh thử nghiệm
– Trang thiết bị thử nghiệm
• Trang thiết bị thử nghiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn và
có độ chính xác cao hơn bộ phận được kiểm tra
• Cơ sở vật chất phải sẵn sàng, tránh tình trạng kéo dài
lịch trình thử nghiệm
36
B2: Tích hợp HT
• Cấu hình thử nghiệm tích hợp sẽ bao gồm:
– Đối tượng thử nghiệm (có thể là HT, HT con hoặc bộ phận,...)
– Mô hình vật lý hoặc mô hình máy tính (của HT con hoặc bộ phận)
– Bộ tạo đầu vào cung cấp các kích thích kiểm tra
– Một bộ phân tích đầu ra giúp đo lường các phản hồi của phần tử
thử nghiệm
– Đơn vị điều khiển và phân tích hiệu suất.

37
B2: Tích hợp HT
• VD: cấu hình thử nghiệm một phần mềm

38
B3: Phát triển thử nghiệm HT
• Bước này nhằm xác minh rằng liệu HT có đáp ứng tất cả các thông số
kỹ thuật cũng như các yêu cầu vận hành hay không
• Môi trường kiểm tra hệ thống phải càng thực tế càng tốt, tất cả các đầu
vào bên ngoài phải là thực tế hoặc mô phỏng.
• Các sự kiện kiểm tra phải được lập kế hoạch cẩn thận - các mục tiêu
kiểm tra liên quan nên được kết hợp để tiết kiệm thời gian và nguồn lực
• Kịch bản kiểm tra chi tiết cần được chuẩn bị linh hoạt để phản ứng với
các tình huống có thể phát sinh cũng như kết quả không mong muốn
xảy ra.
39
B3: Phát triển thử nghiệm HT
• VD: Thử nghiệm vắc-xin Nanocovax

Chuẩn bị kịch bản cho các tình huống


Lập kế hoạch thử nghiệm 40
có thể phát sinh
B4: Thử nghiệm vận hành và đánh giá
• Việc đánh giá hoạt động của 1 HT mới được thực hiện bởi khách hàng hoặc
bởi một đại diện kiểm tra độc lập thay mặt cho khách hàng
• Bao gồm một loạt các thử nghiệm trong đó HT được thực hiện các chức năng
dự kiến của nó ở một môi trường giống hệt hoặc gần giống với môi trường sẽ
hoạt động
• Việc HT đáp ứng thỏa đáng các yêu cầu hoạt động là điều kiện tiên quyết để
bắt đầu sản xuất hoặc triển khai
• Trong trường hợp các hệ thống được xây dựng để sử dụng công cộng, cũng
sẽ có các cuộc kiểm tra của các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm chứng
nhận sản phẩm an toàn, phù hợp với môi trường và các đặc tính khác theo
quy định của chính phủ
41
B4: Thử nghiệm vận hành và đánh giá
• VD: Thử nghiệm vận hành HT cao tốc Cát Linh-Hà Đông:

42
Một loạt thử nghiệm trong môi trường thực tế Đại diện của chính phủ kiểm tra
KẾT THÚC CHƯƠNG 3 !!!
• Tổng hợp điểm chính:
– Nắm được vai trò, đầu vào, đầu ra của mỗi pha
– Tránh nhầm lẫn các bước hoạt động ở từng pha khác nhau
– VD: các pha đều có bước test, tuy nhiên đối tượng test của mỗi pha sẽ khác nhau

43
Vai trò của các pha đối với từng cấp độ

44
Áp dụng phương pháp 4 bước cho từng pha

45

You might also like