You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Lan Hương


Bộ môn : Kỹ thuật đo và tin học công nghiệp
Viện : Điện
Thành viên nhóm : Đoàn Tiến Dũng -20160644
Nguyễn Văn Hiến- 20173844
Lê Quang Thắng -20174197
Mục lục
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT..........................................3
1. Điện trở suất của đất..............................................................................................................3
1.1 Điện trở suất của đất là gì ?...............................................................................................3
1.2 Điện trở suất của đất và hệ thống tiếp địa.........................................................................4
2. Phương pháp đo điện trở suất của đất...................................................................................6
2.1 Phương pháp Wenner........................................................................................................6
2.2 Phương pháp Schlumberger..............................................................................................8
2.3 So sánh 2 phương pháp...................................................................................................12
CHƯƠNG II: MÁY ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT...........................................................14
2.1 Máy đo điện trở suất 5/1 CA6471...................................................................................14
2.1.1 Đặc điểm...............................................................................................................15
2.1.2 Thông số kĩ thuật..................................................................................................16
2.1.3 Cấu tạo chi tiết......................................................................................................17

2.2 Cách đo............................................................................................................................18


2.2.1 Phương pháp Wenner...........................................................................................18
2.2.2 Phương pháp Schlumberger.................................................................................19
2.3 Máy đo Máy đo điện trở đất và điện trở suất Sonel MRU-200-GPS...............................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................21

2
MỤC LỤC BẢNG
Hình 1 Cấu tạo của đất
Hình 2 Bảng hệ số mùa
Hình 3 Mạch đo theo phương pháp Wenner
Hình 4 Khoảng cách khuyến nghị giữa các điện cực khi đo theo mạch
Wenner

Hình 5 Mạch đo theo phương pháp Schlumberger


Hình 6 Bảng công thức tính theo 2 phương pháp
Hình 7 Đồ thị hàm số PK = f(l )

Hình 8 Tấm mẫu


Hình 9 Xác định các tham số của đất có kết cấu hai lớp theo đường
cong thăm dò điện thẳng đứng (đường liền nét) PK = f (l) ) và
các trục toạ độ của nó nhờ đường cong tấm mẫu (đường
chấm chấm).
Hình 10 Xác định các tham số của đất theo đường cong thăm dò điện
thẳng đứng, có hình dạng khác với tấm mẫu (đường cong
thăm dò điện thẳng đứng được biểu diễn bởi đường liền nét,
đường không liền nét là đường cong tấm mẫu)

Hình 11 Xác định tham số của đất theo đường cong thăm dò điện thẳng
đứng không có nhánh dưới (đường liền nét là đường cong
thăm dò điện thẳng đứng, đường không liền nét là đường cong
tấm mẫu)

Hình 12 Bảng khoảng cách quy định trong phép đo


Hình 13 Bố trí mạch đo
Hình 14 Máy đo điện trở suất 5/1 CA6471
Hình 15 Bảng thông số đo
Hình 16 Cấu tao chi tiết Máy đo điện trở suất 5/1 CA6471
Hình 17 Sơ đồ bố trí điện cực nối dây trong phép đo
Hình 18 Sơ đồ bố trí điện cực nối dây trong phép đo theo phương
pháp Schlumberger

Hình 19 Máy đo điện trở đất và điện trở suất Sonel MRU-200-GPS

3
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA
ĐẤT

I . Điện trở suất của đất


1.1 .Điện trở suất của đất là gì?

Đất là vật thể xốp có tính mao dẫn, gồm các thành phần ở thể rắn, thể lỏng và
thể khí.
 Phần thể rắn của đất gồm một số
lượng lớn các hạt nhỏ bé của các
khoáng chất khác nhau với đường
kính từ 0,1 mm đến 3 mm và các
cấu thành hữu cơ vi động và thực
vật.
 Phần thể lỏng của đất (dung dịch
đất) là nước với các chất chứa
trong các phần thể rắn và khí của
đất hoà tan trong nước.
 Phần thể khí của đất chủ yếu là khí
ôxy, nitơ, cacbon dioxyd lấp đầy
các
 lỗ của đất đá.
Hình 1: Cấu tạo của đất

Các dung dịch đất là bộ phận dẫn điện chính ở trong đất, các hạt cứng của đất
(khoáng chất) dẫn điện rất yếu.
Trong dung dịch đất do ảnh hưởng của điện trường làm dịch chuyển các ion, tạo
nên hiện tượng dẫn điện của đất. Nồng độ ion trong dung dịch đất càng cao độ dẫn
điện của đất càng lớn.
Trị số nghịch đảo của Độ dẫn điện của đất là Điện trở đất
Độ dẫn điện đối với một đơn vị thể tích (cm3 hoặc m3) của đất gọi là độ dẫn suất
của đất và được ký hiệu bằng chữ cái Hilạp là Xíchma-1/Ohm.m .
4
Giống hệt như vậy, điện trở của một đơn vị thể tích đất là điện trở suất của đất
và được ký hiệu bằng chữ cái Hilạp ρ (Rho).
Điện trở suất của đất là điện trở của một khối đất lập phương bằng 1m3, đối với
dòng điện chảy từ một mặt của khối đất này sang mặt đối diện. Điện trở suất
của đất có đơn vị là Ωm
1.2 .Điện trở suất của đất & hệ thống tiếp địa.
Kết quả nghiên cứu người ta đã chứng minh rằng điện trở suất với mọi đất đá ở
một nhiệt độ nào đó sẽ giảm khi độ ẩm tăng, cũng hệt như vậy điện trở suất
của đất ở một độ ẩm nào đó cũng giảm khi nhiệt độ tăng.
Do điều kiện khí quyển và khí hậu thay đổi trong năm nên độ ẩm trong đất và nhiệt
độ của nó thay đổi làm thay đổi điện trở suất của đất. Sự dao động điện trở suất
của đất chủ yếu đối với các lớp đất phân bố càng gần với bề mặt đất.
Điện trở suất của đất ở độ sâu từ 1 đến 3 mét có trị số thay đổi theo theo thời gian
trong năm, nhưng chênh lệch giá trị điện trở suất của đất từ cực tiểu đến cực đại
không quá 2 lần. Điện trở suất của các lớp đất bố trí ở độ sâu lớn hơn 5m hầu như
không thay đổi về trị số theo thời gian trong năm.
Do đó, để nhận được tiếp đất có trị số điện trở ổn định ở thời điểm bất kỳ trong
năm thì ta nên thực hiện 1 trong 2 cách sau:
- Bố trí cọc tiếp địa hoặc ở lớp đất có độ sâu từ 1m đến 5m có sự hiệu chỉnh của hệ
số mùa trong năm.
- Hoặc bố trí ở lớp đất sâu từ 5m đến 30m, ở độ sâu này hầu như không có sự thay
đổi điện trở suất của đất theo mùa.

Khi bố trí tiếp địa ở độ sâu 2-5 m trị số điện trở suất đo được bằng máy đo sẽ nhân
với hệ số hiệu chỉnh K (xem bảng 1) phù hợp với điều kiện đo và đưa ra trị số điện
trở suất của đất có khả năng lớn nhất trong thơì gian làm việc của hệ thống tiếp đất.
Trị số điện trở suất tính toán của đất (ρtt) được xác định theo công thức: ρtt = ρdo K
Trong đó: ρdo là trị số điện trở suất của đất đo được trên diện tích bố trí hệ thống
tiếp đất; K là hệ số điều chỉnh
Khi lựa chọn trị số K ta nên căn cứ vào các số liệu khí tượng làm ảnh hưởng đến trị
số điện trở suất của đất như là lượng mưa trung bình v.v

5
Hình 1 : Bảng hệ số mùa

Khi thiết kế hệ thống tiếp địa ta cần phải bảo đảm trị số điện trở tiếp đất không
vượt quá trị số yêu cầu ở bất kỳ một thời điểm nào trong năm. Sự dao động trị số
điện trở tiếp đất ở độ sâu từ 1 đến 3m thường là không trùng nhau giữa năm này và
năm trước, thêm vào đó đối với mỗi vùng khác nhau có các số liệu khí hậu và khí
tượng khác nhau, thậm chí ngay cùng loại đất điện trở suất của đất thay đổi khác
nhau theo thời gian trong năm.
Do đó, ta cần biết các số liệu thực nghiệm về sự dao động trị số điện trở suất theo
mùa trong nhiều năm thì thiết kế hệ thống tiếp đất mới chuẩn xác.
II . Phương pháp đo điện trở suất của đất

Điện trở suất của đất là một tham số rất quan trọng, phải được quan tâm xem xét.
Điện trở của đất có ảnh hưởng đến quá trình lan truyền dòng điện trong đất, quá
trình tính toán tiếp đất chống sét, tiếp đất an toàn, cân bằng điện thế tại các nhà
máy điện hoặc trạm biến áp điện, cũng như khi tính toán các loại tiếp đất cho các
công trình viễn thông, truyền hình .v.v.
Trị số điện trở tiếp đất tỉ lệ thuận với điện trở suất của đất ρ bao xung quanh cọc
tiếp địa.
Để xác định điện trở suất của đất, người ta phải áp dụng các phép đo thích hợp.
Đo điện trở suất của đất trên cơ bản là thăm dò điện cực thẳng đứng theo hai mạch:
- Mạch Wenner
- Mạch Schlumberger
6
Đa số các trường hợp trong thực tế thường gặp là đất có kết cấu hai lớp, với lớp
trên có chiều dày h và điện trở suất ρ1 còn lớp dưới có điện trở suất ρ2 .
Để xác định các tham số ρ1, ρ 2 và h người ta đã dùng phương pháp phổ biến là
thăm dò điện thẳng đứng mà thực chất là chọn một tâm thăm dò O.
Sau đó bằng phương pháp bốn điện cực tiến hành đo một loạt điện trở suất của đất
với khoảng cách giữa các điện cực khác nhau.
Theo các số liệu đo được ta xây dựng đường cong chỉ sự phụ thuộc điện trở suất của
đất vào khoảng cách và so sánh với đường chuẩn (theo tấm mẫu).
Sự so sánh cho phép xác định gần đúng kết cấu đất và trị số điện trở suất của các
lớp đất .
2.1. Phương pháp Wenner
Các điện cực A, B, M, N được bố trí đối xứng với tâm thăm dò (tâm đo) O, khi đó
các điện cực phía ngoài A, B là các điện cực dòng, còn các điện cực phía trong M,
N là các điện cực điện thế.
Cho mỗi lần đo, tất cả các điện cực kéo giãn dần ra và bảo đảm đối xứng với tâm
thăm dò O.

Hình 2: Mạch đo theo phương pháp Wenner

7
Phép đo đầu tiên được tiến hành với khoảng cách AB = 1,5 m (khoảng cách giữa
các điện cực liền kề nhau a = 0,5 m), phép đo thứ hai với AB = 2,1 m (a = 0,7
m).
Để nhận đựơc bản đồ đầy đủ đo điện trở suất của đất, người ta khuyến nghị tiến
hành một loạt các phép đo với khoảng cách giữa các điện cực ngoài cùng (AB) và
khoảng cách giữa các điện cực liên tiếp (a) như trình bày trong bảng 2.

Hình 4 : Khoảng cách khuyến nghị giữa các điện cực khi đo theo mạch Wenner
Tuỳ theo việc tăng khoảng cách giữa các điện cực AB chỉ thị của máy đo sẽ giảm.
Quá trình đo cần phải tiếp tục cho đến khi mà đạt tới giới hạn dưới của thang máy
đo điện trở đất. Tuyệt đại đa số các trường hợp đo được kết thúc khi AB = (90-
120) m.
2.2 Phương pháp Schlumberger
Khi thăm dò theo mạch Schlumberger cũng phải bảo đảm các điện cực đối xứng
đối với tâm thăm dò, chỉ kéo giãn các điện cực dòng A và B còn các điện cực điện
thế vẫn giữ nguyên vị trí như cũ.
Theo mạch Schlumberger chỉ thị của máy đo sẽ giảm nhanh hơn so với đo theo
mạch Wenner sau mỗi lần đo tiếp theo.
Trong kết quả đo giới hạn dưới của máy đo tiếp đất và điện trở suất sẽ đạt được với
khoảng cách giữa các điện cực A và B nhỏ đáng kể.
Phương pháp đo điện trở suất của đất Schlumberger với khoảng cách nhỏ cho độ
chính xác cao, vì vậy bắt đầu đo hợp lý là chọn phương pháp này.

8
Hình 5 :Mạch đo theo phương pháp Schlumberger

Để đạt giới hạn dưới của thang đo ta tiếp tục chuyển sang đo theo mạch
Wenner bằng cách như sau:
Các điện cực dòng giữ nguyên ở vị trí cũ, còn các điện cực thế được đưa ra xa
với khoảng cách MN = AB/3 và tiến hành đo tiếp điện trở suất của đất.
Thông thường người ta chuyển sang đo theo mạch Wenner khi AB = (30 - 45)

m. Việc xác định điện trở suất biểu kiến được tiến hành theo công thức:

Hình 6: Bảng công thức tính theo 2 phương pháp

9
Theo các số liệu đo nhận được ta xây dựng đường cong sự phụ thuộc của điện trở
suất biểu kiến vào l, có nghĩa là PK = f(l ) = f(AB/2), trên giấy có hai trục theo tỉ lệ
logarit , (xem hình 2).

Hình 7. Đồ thị hàm số PK = f(l )

Sau khi đồ thị được xây dựng, người ta mang đặt lên một tấm có các đường cong
mẫu (xem hình 3) và dịch chuyển để sao cho đồ thị trùng vào với một đường cong
mẫu hoặc nằm trong giới hạn của hai đường cong mẫu kề cận nhau.

Hình 8. Tấm mẫu

10
Sau khi đạt được sự trùng hợp người ta tiến hành xác định các tham số của đất có
kết cấu hai lớp.
Trục tung của tấm mẫu cắt trục hoành của đường cong thăm dò điện thẳng đứng tại
chiều dầy của lớp đất trên h, còn trục hoành của tấm mẫu cắt trục tung của đường
cong thăm dò điện thẳng đứng tại giá trị điện trở suất của lớp đất trên ρ1. Giá trị
điện trở suất ρ2 được xác định theo đoạn nằm ngang ở cuối đường cong thăm dò
điện thẳng đứng, vì rằng khi l lớn điện trở suất biểu kiến sẽ tiệm cận với điện trở
suất của lớp dưới (ρK-> ρ2).
Trên hình 4 là ví dụ xác định các tham số ρ1, ρ2 và h. Trong ví dụ này ρ1 = 200
Ωm, ρ2 = 45 Ωm và h = 2,4 m.

Hình 9. Xác định các tham số của đất có kết cấu hai lớp theo đường cong thăm dò điện
thẳng đứng (đường liền nét) PK = f (l) ) và các trục toạ độ của nó nhờ đường cong tấm
mẫu (đường chấm chấm).

Trong những trường hợp phổ biến đường cong thăm dò điện thẳng đứng trùng
hoàn toàn với tấm mẫu của đất có kết cấu hai lớp, tuy nhiên trong vài trường hợp
đường cong thăm dò điện thẳng đứng có thể khác với tấm mẫu hai lớp. Khi đó xảy
ra hai trường hợp đặc trưng.
 Trường hợp thứ nhất

11
Đoạn nằm ngang ở cuối đường cong thăm dò trùng với đường cong tấm mẫu (xem
hình 5), có nghĩa là ở độ sâu lớn đất đồng nhất, còn ở lớp trên đất có kết cấu phức
tạp hơn. Ví dụ được chỉ ra trên hình 4 với h = 1,0 m, ρ1 = 150 Ωm, ρ2 = 42 Ωm.

Hình 10. Xác định các tham số của đất theo đường cong thăm dò điện thẳng đứng, có
hình dạng khác với tấm mẫu (đường cong thăm dò điện thẳng đứng được biểu diễn
bởi đường liền nét, đường không liền nét là đường cong tấm mẫu)

 Trường hợp thứ hai


Khi lớp trên có độ dẫn tốt với độ dầy h > 5 m, đường cong thăm dò điện thẳng
đứng có thể không nhận được đầy đủ, không có đoạn nằm ngang ở nhánh dưới.
Theo đường cong thăm dò như vậy ta chỉ có thể xác định hai tham số là ρ 1 , h (xem
hình 6). Trong ví dụ này h = 7,0 m, ρ1 = 1200 Ωm. Một cách tương đối ta có
thể nói rằng ρ2 có trị số không lớn hơn 50 Ωm.

12
Hình 11. Xác định tham số của đất theo đường cong thăm dò điện thẳng đứng không
có nhánh dưới (đường liền nét là đường cong thăm dò điện thẳng đứng, đường không
liền nét là đường cong tấm mẫu)

Theo quy trình đo điện trở suất của đất do Phòng địa vật lý - Tổng cục địa chất ban
hành, việc đo được tiến hành trình tự theo các khoảng cách như quy định trong
bảng 3.

Hình 12: Bảng khoảng cách quy định trong phép đo

Chọn vị trí đo điện trở suất của đất

Để xác định điện trở suất của đất cho một vùng dự kiến trang bị hệ thống tiếp
đất hình chữ nhật, người ta cần bố trí các mạch đo tại tối thiểu 5 điểm theo 5
hướng như minh họa

Hình 13: Bố trí mạch đo

13
2.3 So sánh 2 phương pháp:
- Trong cấu hình Wenner, người ta quan sát thấy rằng nó khó hoạt động, vì tỷ lệ
độ sâu trên độ lan rộng là 1: 3. Do đó, rất khó hoặc không thể ghi lại các giá trị
vượt quá độ sâu 100 m. Vì phương pháp được sử dụng là kiểu độ dốc nghịch đảo,
nên điện trở suất của mỗi lớp có thể được tính toán riêng biệt. Phương pháp này
khi so sánh với phần giếng tiếp xúc khớp với điện trở suất. Do đó, có thể dễ dàng
tính toán và giải thích thủ công mà không cần sử dụng kỹ thuật so khớp đường
cong.
Điều này làm giảm lỗi. Nên sử dụng phương pháp độ dốc nghịch đảo của Wenner
đối với địa hình đá cứng.
-Trong phương pháp Schlumberger, giá trị quan sát của R được sử dụng để tính
toán. Phần mềm có tùy chọn để xử lý các lỗi để khớp với các đường cong tiêu
chuẩn. Khi làm như vậy, các giá trị ban đầu của các lớp có thể khác nhau và cách
giải thích có thể khác nhau tùy thuộc vào người xử lý nó. Phương pháp
Schlumberger dễ vận hành vì tốn ít thời gian hơn và trong thời gian ngắn trải rộng
các điện cực hiện tại, có thể đạt được khoảng cách độ sâu lớn hơn. Việc diễn giải
dữ liệu bằng kỹ thuật đối sánh đường cong không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì
nó được thực hiện thủ công. Việc xem xét số lượng lớp là rất khó, vì nếu yêu cầu
nhiều lớp hơn, thì việc điều chỉnh thông qua phần mềm trong quá trình giảm số
lượng đường cong sẽ ảnh hưởng đến độ dày của lớp đầu tiên sẽ được tự động điều
chỉnh. Việc xác định các đường cong khác nhau cũng tốn nhiều thời gian.
=> Cả hai phương pháp Wenner và Schlumberger đều không thể được áp dụng, ở
những nơi có sự phát triển đô thị cũng như các khu vực cộng đồng làng xã, vì
không có không gian cho sự lan truyền theo chiều của các điện cực. Vì vậy, cần
cẩn thận trong khi đưa ra các vị trí phù hợp. Để sử dụng phương pháp
Schlumberger trong đá cứng, địa hình vẫn sẽ yêu cầu khảo sát chi tiết hơn. Trong
cả hai trường hợp, cần phải có bề mặt khô để dòng điện xâm nhập hiệu quả. Nếu
mặt đất ướt hoặc đủ ẩm, trong đất có hơi ẩm và nhiều khả năng dòng điện sẽ
không thể xuyên qua mặt đất.

14
CHƯƠNG II : MÁY ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT

2.1 Máy đo điện trở suất 5/1 CA6471

Hình 14:Máy đo điện trở suất 5/1 CA6471

2.1.1 Đặc điểm:

 CA 6471 dạng khối chắc chắn, chống thấm nước, dễ sử dụng, được thiết
kế làm việc cơ động.
 Kết nối một cách dễ dàng nhờ 4 đầu nối với các cọc đo được đánh dấu
theo màu sắc.
 CA 6471 có màn hình LCD lớn, sáng rõ
 Ắc quy có thể sạc điện nhờ bộ chuyển ngoài nối với mạng điện lưới hoặc
với điện bật lửa xe ô tô.

15
 Thiết bị có chức năng xem trực tiếp kết quả đo hoặc lưu giữ để xem lại
sau. Một cổng ra USB cho phép chuyển dữ liệu sang máy tính bằng cáp
quang với phần mềm chuyên dụng để xử lý thêm.
 Máy đo điện trở suất CA 6471 bảo đảm độ tin cậy nhờ:

 Sử dụng các phương pháp dựa trên cơ sở cọc đo truyền thống


 Máy tự cho biết mọi lỗi ảnh hưởng đến phép đo khi bắt đầu mỗi phép đo
(nối kém hoặc có tín hiệu nhiễu)
 Dãi đo rộng: 0,001 Ω đến 100 kΩ
 Tự động điều chỉnh tần số đo giữa 41 Hz và 512 Hz

 Máy đo điện trở suất CA 6471 được trang bị các chức năng tính toán tinh vi:

 Với phép đo ghép hợp tiếp đất, cần thực hiện 3 phép đo, sau mỗi phép
đo máy tự động tính toán hệ số ghép hợp
 Khi đo điện trở suất của đất, các khoảng cách đo được lập trình cho phép
tự động tính điện trở suất theo các phương pháp Wenner hoặc
Schlumberger

2.1.2 Thông số kỹ thuật

Hình 15 : Bảng thông số đo

2.1.3 Cấu tạo chi tiết

16
Hình 16: Cấu tao chi tiết Máy đo điện trở suất 5/1 CA6471

2.2 Cách đo

Khi có thể chọn vị trí kết nối đất, các phép đo điện trở suất có thể được sử dụng để
kiểm tra đất và xác định nơi có điện trở đất thấp nhất (tối ưu hóa chi phí xây
dựng).

Hình 17: Sơ đồ bố trí điện cực nối dây trong phép đo

17
2.2.1 Phương pháp Wenner
Các điện cực E(x),ES(Xv),S(y),H(z) được bố trí đối xứng với tâm thăm dò (tâm
đo) O, khi đó các điện cực phía ngoài E(x),H(z) là các điện cực dòng, còn các
điện cực phía trong ES, S là các điện cực điện thế.
Cho mỗi lần đo, tất cả các điện cực kéo giãn dần ra và bảo đảm đối xứng với
tâm thăm dò O.
Công thức xác định điện trở suất biểu kiến

Trong đó :
RS-ES là chỉ thị của máy đo ở 2 cực S và ES
d là khoảng cách giữa các điện cực liền kề nhau
2.2.2 Phương pháp Schlumberger

Hình 18: Sơ đồ bố trí điện cực nối dây trong phép đo theo phương pháp Schlumberger
Khi thăm dò theo mạch Schlumberger cũng phải bảo đảm các điện cực đối xứng
đối với tâm thăm dò, chỉ kéo giãn các điện cực dòng A và B còn các điện cực
điện thế vẫn giữ nguyên vị trí như cũ.
Theo mạch Schlumberger chỉ thị của máy đo sẽ giảm nhanh hơn so với đo
theo mạch Wenner sau mỗi lần đo tiếp theo.
Trong kết quả đo giới hạn dưới của sẽ đạt được với khoảng cách giữa các điện cực
E và H nhỏ đáng kể.

18
Trong đó :
A là khoảng cách S và ES (m) khi đo theo mạch Schlumberger
l=EH/2 (m) khi đo theo mạch Schulumberger
2.3 Tìm hiểu thêm : Máy đo điện trở đất và điện trở suất Sonel MRU-200-GPS

Hình 19 :Máy đo điện trở đất và điện trở suất Sonel MRU-200-GPS
2.3.1 Đặc điểm
 phép đo điện trở đất với phương pháp 2 cực, 3 cực, 4 cực
 phép đo điện trở đất có chọn lọc bằng kẹp (không bị ảnh hưởng bởi các
đất song song; không cần mở các mối nối bị gỉ)
 đo điện trở xung đất, ba loại xung đo 4 / 10µs, µs, 10 / 350µs
 hai kẹp đo điện trở đất ra đầu dò thử nghiệm phụ,
 đo điện trở suất đất,
 đo dòng rò,
 tích hợp GPS,
 Tọa độ GPS của phép đo được lưu trữ trong bộ nhớ máy đo
 Nó cho phép thực hiện các phép đo của:

19
điện trở nối đất sử dụng các điện cực phụ,
điện trở nối đất sử dụng điện cực phụ và kẹp
(đối với các phép đo nhiều nối đất)
điện trở nối đất sử dụng kẹp đôi (để đo nối đất khi không thể sử
dụng điện cực phụ),
 điện trở xung đất (không ngắt nối đất đo được),
 điện trở suất nối đất (Phương pháp Wenner)
 dòng điện sử dụng kẹp (ví dụ: rò rỉ) và kẹp linh hoạt (cuộn
dây Rogowsky),
 phép đo tính liên tục của các liên kết đẳng thế và khả năng bảo vệ
 dây dẫn (đáp ứng các yêu cầu của IEC 60364-6-61: 2000 phần
6.12.2) với chức năng tự động về không - với dòng điện 200mA.
 Ngoài ra:
 phép đo điện trở của các điện cực phụ Rs và Rh
 phép đo điện áp nhiễu,
 đo tần số giao thoa,
 phép đo khi có điện áp nhiễu trong mạng điện với tần số 16 2/3 Hz,
50Hz, 60Hz và 400Hz (tự động lựa chọn tần số thích hợp của tín hiệu
đo hoặc với lựa chọn thủ công),
 lựa chọn điện áp đo tối đa (25V và 50V)
 giới thiệu khoảng cách giữa các điện cực cho điện trở suất tính bằng mét
(m) và feet (ft),
 bộ nhớ của 990 phép đo (10 ngân hàng, mỗi ô 99 ô),
 hiệu chuẩn kẹp được sử dụng,
 đồng hồ thời gian thực (RTC),
 truyền dữ liệu đến máy tính (USB),
 chỉ báo trạng thái pin
2.3.2 .Thông số kỹ thuật

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Slide “ Đo và kiểm tra môi trường 04’’ của cô Nguyễn Thị Lan Hương

https://thyan.vn/vn/ho-tro/30/phuong-phap-do-dien-tro-dat
https://link.springer.com/article/10.1007/s13201-017-0576-7
https://thyan.vn/vn/do-kiem/71/may-do-tiep-dat-va-dien-tro-suat
https://thyan.vn/vn/do-kiem/116/ca6471-may-do-dien-tro-suat-5-1
http://etco.vn/san-pham/may-thiet-bi-do-thu-nghiem-dien/may-do-dien-tro-dat-
dien-tro-suat
http://etco.vn/may-do-dien-tro-dat-va-dien-tro-suat-sonel-mru-200-gps
: https://thyan.vn/webroot/upload/do/dt/ca6470n-ca6471-catalog.pdf
https://www.chauvin-arnoux.com/sites/default/files/D00TEC88.PDF
https://emin.vn/media/uploads/filesupload/SONEL_mru-200-gps_en_v15.pdf

21

You might also like