You are on page 1of 2

PHẦN B.

HÌNH HỌC 27/02/2021

TỨ GIÁC NỘI TIẾP


I. Lý thuyết:
1. Định nghĩa:
- Tứ giác nội tiếp là tứ giác có 4 đỉnh nằm trên đường tròn.
2. Định lý:
- Trong một tứ giác nội tiếp, tổng 2 góc đối diện bằng 180 độ.
3. Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có 4 đỉnh nằm trên cùng 1 đường tròn là tứ giác nội tiếp.
- Nếu tứ giác có tổng 2 góc đối bằng 180 độ thì đó là tứ giác nội tiếp.
- Nếu tứ giác có góc ngoài tại 1 đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối diện thì đó là tứ giác nội tiếp.
- Nếu tứ giác có 2 đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa 2 đỉnh còn lại dưới 2 góc bằng nhau thì đó
là tứ giác nội tiếp.
4. Hệ quả:
- Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo AC cắt BD tại M thỏa mãn MA . MC=MB . MD thì
ABCD là tứ giác nội tiếp.
- Nếu tứ giác ABCD có hai cạnh bên AD , BC cắt nhau tại M thỏa mãn MA . MD=MB . MC thì
ABCD là tứ giác nội tiếp.

II. Bài tập:


Bài 1: Cho tam giác nhọn ABC . Đường cao BE và CF cắt nhau tại H . Gọi I , M lần lượt là trung điểm
AH và BC . Chứng minh IEMF là tứ giác nội tiếp.
Bài 2: Cho tam giác nhọn ABC ( AB< AC ) . Đường cao BE cắt CF tại H . Gọi I là trung điểm BC , K là
giao điểm thứ hai của đường tròn ngoại tiếp tam giác BFI và CEI , M là giao điểm EF và BC .

Đinh Bình Dương - ĐH Bách Khoa Hà Nội


PHẦN B. HÌNH HỌC 27/02/2021
Chứng minh:
BEK =^
a) ^ CFK .
b) M , H , K thẳng hàng.
c) BKEM là tứ giác nội tiếp.
Bài 3: Cho hình thang vuông ABCD( ^ A= ^D=90 ° ). Gọi E là trung điểm của AD. Kẻ AH vuông góc với
BE, DI vuông góc với CE , K là giao điểm của AH và DI .
Chứng minh:
a) Tứ giác BHIC nội tiếp.
b) EK ⊥ BC .
Bài 4: Cho tam giác ABC ( AB< AC ). Đường cao AD , BE ,CF . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm
BC ,CA , AB . Chứng minh:
a) FEMD là tứ giác nội tiếp.
b) 9 điểm D , E , F , M , N , P cùng thuộc một đường tròn (đường tròn này được gọi là đường tròn Euler
của tam giác ABC )
Bài 5: Cho tam giác ABC ,trực tâm H . AD , BE ,CF là các đường cao. Chứng minh H là tâm đường tròn
nội tiếp tam giác ¿ .
Bài 6: Cho đường tròn tâm O ,đường kính AB và dây cung CD vuông góc với ABtại điểm H . Gọi I là
điểm đối xứng với H qua D, K là trung điểm của đoạn HD. Vẽ dây cung EF đi qua K.
Chứng minh bốn điểm E, H, I, F cùng nằm trên một đường tròn.
Bài 7: Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn đó. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với (O) (B, C là
các tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của OA và BC. Kẻ dây cung DE của đường tròn (O) qua I.
Chứng minh:
a) A, D, O, E cùng nằm trên một đường tròn.
b) ^
BAD=^ CAE .

Đinh Bình Dương - ĐH Bách Khoa Hà Nội

You might also like