You are on page 1of 18

Mã số: STMT

CÔNG TY ... Ban hành:


Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 1/19

SỔ TAY MÔI TRƯỜNG

Người soạn thảo Người kiểm tra Người phê duyệt

Họ tên

Chữ ký

Chức danh

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 2/18

BẢNG THEO DÕI NHỮNG THAY ĐỔI

TT Ngày Trang Nội dung sửa đổi Ghi chú

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 3/18

1. CÁC TỪ VIẾT TẮT

- Nhà máy xử lý tái chế chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt: Nhà
máy
- Cán bộ công nhân viên: CBCNV
- Chất thải nguy hại: CTNH
- Chất thải công nghiệp không nguy hại: CTCN
- Chất thải sinh hoạt: CTSH
- Môi trường: MT
2. GIỚI THIỆU VỀ SỔ TAY MÔI TRƯỜNG

2.1. Mục đích


Mục đích của cuốn Sổ tay MT này là nhằm đưa ra một hệ thống các quy định, quy tắc và hướng
dẫn xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý MT của Nhà máy theo các yêu cầu
của tiêu chuẩn ISO 14001: 2015.
2.2. Phạm vi áp dụng
Cuốn sổ tay này áp dụng cho toàn bộ các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của Nhà máy, bao gồm
cả các hoạt động sản xuất trực tiếp và các hoạt động gián tiếp, điều hành, hỗ trợ sản xuất.
Hiện nay các hoạt động của Nhà máy bao gồm:
- Thu gom, vận chuyển CTSH, CTCN và CTNH.
- Xử lý CTSH, CTCN và CTNH.
Những quy định, quy tắc và hướng dẫn đưa ra trong cuốn sổ tay MT này là một phần trong các
quy định của Nhà máy và có thể hợp nhất với các quy định trong toàn bộ hệ thống quản lý của
Nhà máy.
3. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY

3.1. Lịch sử Nhà máy

3.2. Sản phẩm của Nhà máy


Các dịch vụ chính của Nhà máy bao gồm:
- Thu gom, vận chuyển CTNH, CTCN và CTSH
- Lưu trữ CTNH, CTCN, CTSH
- Tái chế, Xử lý CTNH, CTCN, CTSH
3.3. Bối cảnh của tổ chức

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 4/18

Các vấn đề bên ngoài Các vấn đề nội bộ

- Đội ngũ nhân sự phụ trách có


nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Các cán bộ công nhân, nhân viên
lành nghề được đào tạo bài bản, có
nhiều kỹ năng trong công tác thu
gom, xử lý chất thải.
- Là đơn vị hoạt động trong lĩnh - Tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân
vực thu gom, xử lý các loại chất thải. viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ
Công ty được sự quan tâm và tạo chuyên môn phù hợp, có tinh thần
điều kiện thuận lợi của các cơ quan quyết tâm phấn đấu để xây dựng
chức năng, chính quyền địa phương, Công ty trở thành đơn vị hàng đầu
Điểm mạnh
Sở tài nguyên môi trường sở tại, Bộ trong lĩnh vực xử lý chất thải.
tài nguyên và môi trường để phát
triển thành đơn vị có đủ khả năng và - Có hệ thống máy móc trang thiết
năng lực phục vụ tốt cho công tác bị được đầu tư đồng bộ cùng với
bảo vệ môi trường. nhà xưởng được xây dựng khanh
trang, kiên cố đảm bảo khả năng lưu
giữ, xử lý nhiều loại chất thải.
- Công ty chủ trương Đầu tư mở
rộng công suất xử lý chất thải nhận
được sự ủng hộ, khích lệ và tạo điều
kiện của các cơ quan quản lý nhà
nước cũng như khách hàng.

- Việc xử lý chất thải sinh hoạt cho


địa phương từ khi nhà máy thành
lập đến nay chưa nhận được khoản
hỗ trợ kinh phí xử lý nào gây khó
khăn về tài chính cho công ty.
- Tổng công suất xử lý CTNH của
- Nhiều văn bản luật được ban hành nhà máy còn nhỏ làm giảm khả
tuy nhiên chưa có sự hướng dẫn cụ năng cạnh tranh khi chào thầu ở
Điểm yếu thể của các ban ngành dẫn tới sự khó những khách hàng lớn.
khăn trong công tác thực hiện.
- Công tác quản lý nhân sự thời gian
qua còn bị ảnh hưởng nhiều yếu tố
khách quan, chủ quan nên việc quản
lý chưa được tốt dẫn đến tình trạng
xáo trộn, thay đổi nhân sự, cán bộ
còn chưa phát huy tinh thần, động
lực phát triển. Nhiều cán bộ hoạt
động cầm chừng, chưa khai thác hết
Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc
Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 5/18

Các vấn đề bên ngoài Các vấn đề nội bộ


thế mạnh năng lực của nội bộ.

- Trong xu thế hội nhập quốc tế,


nền kinh tế ngày càng phát triển, các
khu công nghiệp, nhà máy mọc lên
ngày càng nhiều, phát sinh nhiều
chất thải cần được xử lý.
Bên cạnh việc xử lý chất thải, công
- Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi
đoạn tái chế, tái sử dụng chất thải
trường và quy định về quản lý, xử lý
cũng đang được khuyến khích nhằm
chất thải nói riêng ngày càng thắt
Cơ hội tạo điều kiện tận dụng nguồn tài
chặt để giảm thiểu tác động đến môi
nguyên từ rác thải là một cơ hội để
trường. Do đó, nhu cầu cần có các
Công ty mở rộng hướng đầu tư vào
đơn vị thu gom, xử lý chất thải là tất
các hệ thống tái chế chất thải.
yếu.
- Yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng là cơ hội để cho công ty không
ngừng cải tiến công nghệ, chất lượng
dịch vụ

- Áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực - Diện tích nhà máy nhỏ dẫn đến
ngày càng lớn dẫn tới khó khăn trong khó khăn trong việc quy hoạch và
việc khai thác khách hàng. mở rộng quy mô hoạt động sản
- Lĩnh vực bảo vệ môi trường là lĩnh xuất.
Thách thức vực phải đầu tư vốn lớn, nhưng quá - Nhà máy phải sử dụng nguồn thu
trình thu hồi vốn lâu và khó khăn. từ hoạt động xử lý CTCN, CTNH
Hơn nữa, khi đầu tư vào lĩnh vực để bù đắp cho hoạt động xử lý
này, nhà đầu tư phải tuân thủ nhiều CTSH của cho địa phương làm
quy định khắt khe của Nhà nước gây giảm khả năng cạnh tranh về đơn
khó khăn trong bài toán kinh tế. giá xử lý cho khách hàng.

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 6/18

3.4 Nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

Có phải là Cách thức đáp ứng


Bên liên
Nhu cầu và mong đợi nghĩa vụ tuân
quan
thủ không
Cơ quan - Thực hiện đúng quy - Tìm hiểu các quy định mới và
quản lý nhà định trong các thông tư, Có chấp hành.
nước nghị định, luật ban hành

- Dịch vụ cung cấp tuân - Tiếp tục duy trì và nâng cao
thủ đầy đủ các quy định chất lượng dịch vụ công ty
của nhà nước, tiêu - Tăng cường trao đổi thông tin
chuẩn/quy chuẩn đã với khách hàng.
Khách hàng công bố Có
- Thời gian đáp ứng
nhanh
- Thái độ phục vụ tốt

Dân cư địa - Bảo vệ môi trường, - Về bảo vệ môi trường, nhà


bàn gần không xả thải ra môi máy đảm bảo an toàn và hợp lý
Trung tâm trường. Có tuyệt đối. Tất cả các chất thải
và khu vực đều được thu gom, xử lý đúng
lân cận quy định
- Tăng cường công tác vệ sinh
an toàn lao động trong công
ty.
- Trang bị và hướng dẫn công
nhân sử dụng bảo hộ lao động
- Chế độ đãi ngộ tốt theo đúng quy định để đảm
Cán bộ, bảo an toàn.
nhân viên - Môi trường làm việc Có
công ty chuyên nghiệp, an toàn - Tăng cường thải độc cho
lao động công nhân tiếp xúc trực tiếp
với chất thải bằng cách uống
sữa, chè…giải lao giữa giờ.
- Hướng dẫn phân loại rác,
thu gom rác theo đúng quy
định.
4. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

Không áp dụng
5. CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 7/18

5.1. Yêu cầu chung


Nhà máy sẽ thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý MT theo đúng các yêu cầu của ISO
14001:2015.
5.2. Chính sách MT
- Ban lãnh đạo Nhà máy sẽ lập nên chính sách MT của Nhà máy trên cơ sở đảm bảo những nội
dung sau:
 Dựa trên quy mô, đặc điểm của các hoạt động, sản phẩm của Nhà máy và những tác
động MT tương ứng của chúng.
 Tuân thủ theo những quy định của pháp luật về MT cũng như xem xét những yêu cầu
của các bên liên quan khác.
 Làm cơ sở cho việc xây dựng và xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu MT.

 Cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống MT.

 Chính sách MT phải được lập thành văn bản, được thực hiện, duy trì và được phổ biến
cho toàn bộ nhân viên trong Nhà máy.
 Chính sách này phải luôn sẵn có đối với công chúng.

- Chính sách MT sẽ được Tổng giám đốc Công ty phê duyệt và công bố.
5.3. Lập kế hoạch
5.3.1. Khía cạnh MT
Nhà máy sẽ thiết lập một quy trình nhằm xác định các khía cạnh MT của các hoạt động, sản
phẩm và dịch vụ của mình có tác động đáng kể tới MT mà Nhà máy có thể kiểm soát, trong đó
sẽ:
- Xác định rõ các cách thức, chuẩn cứ để quyết định các khía cạnh MT quan trọng.
- Xác định các yêu cầu xem xét, sửa đổi và cập nhật các khía cạnh MT.
Các khía cạnh MT được xác định sẽ làm cơ sở cho Nhà máy thiết lập nên các mục tiêu, chỉ tiêu
MT, các chương trình quản lý MT và các quy trình, quy định và thủ tục quản lý MT.
Tham khảo Quy trình Xác định các khía cạnh MT QT06.
5.3.2. Yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác
- Nhà máy sẽ đề ra các quy định về xác định và tiếp cận các yêu cầu về pháp luật và các yêu
cầu khác đối với các tác động MT của những khía cạnh đã được Nhà máy xác định. Các yêu cầu
này sẽ thường xuyên được cập nhật để phục vụ công tác quản lý chất lượng của Nhà máy.
- Ban ISO và phòng Kỹ thuật MT sẽ chịu trách nhiệm tiếp cận, thu thập các thông tin về các
yêu cầu của luật và yêu cầu khác từ phía các khách hàng… Các yêu cầu này sẽ được phân loại,
chọn lọc và được trình cho Ban lãnh đạo xem xét quyết định. Những yêu cầu của luật sẽ được cụ

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 8/18

thể hoá trong những quy định, quy trình quản lý chất lượng của Nhà máy và được phổ biến cho
nhân viên tuân thủ.
- Tham khảo Quy trình Xác định các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác QT07.
5.3.3. Mục tiêu, chỉ tiêu MT
Dựa trên chính sách MT của mình và tương ứng với những khía cạnh MT đã được xác định, Nhà
máy sẽ lập ra các mục tiêu và chỉ tiêu MT của mình. Các mục tiêu, chỉ tiêu MT được phân thành
hai loại:
- Các mục tiêu cho toàn Nhà máy: Mục tiêu này mang tính khái quát chung. Đại diện lãnh đạo
về MT sẽ đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu chung cho toàn Nhà máy và phổ biến lại cho các Trưởng bộ
phận tổ chức thực hiện.
- Các mục tiêu, chỉ tiêu của từng bộ phận:
 Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu MT chung, các Trưởng bộ phận đề ra các mục tiêu
và chỉ tiêu cụ thể cho bộ phận mình. Khi lập, cần xem xét đến các điều kiện thực tế về kỹ
thuật, công nghệ sản xuất, ngăn ngừa ô nhiễm và xử lý chất thải hiện có, khả năng tài
chính và quan điểm của các bên hữu quan.
 Sau đó, các bộ phận chuyển cho bộ phận ISO xem xét, tổng hợp nên Bảng mục tiêu,
chỉ tiêu tổng hợp. Trong khi xem xét, nếu có ý kiến thì bộ phận ISO sẽ trao đổi lại ngay
với các bộ phận liên quan để thống nhất các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể.
 Thư ký ban ISO sẽ chuyển cho Đại diện lãnh đạo về MT xem xét, phê duyệt các mục
tiêu, chỉ tiêu của các bộ phận.
 Các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt sẽ được thông báo lại cho các bộ phận triển
khai thực hiện.
- Các Trưởng bộ phận theo đúng kỳ hạn đề ra cho từng mục tiêu, chỉ tiêu sẽ xem xét các kết
quả thực hiện của bộ phận mình, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục cho các
mục tiêu, chỉ tiêu không đạt được và đồng thời thông báo cho ban ISO. Trường hợp thay đổi các
mục tiêu chỉ tiêu thì bộ phận ISO phải báo cáo cho Đại diện lãnh đạo về MT xem xét, phê duyệt.
Việc sửa đổi phải theo đúng trình tự nêu trên.
- Đại diện lãnh đạo về MT sẽ định kỳ xem xét kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu do bộ
phận ISO tổng hợp, báo cáo và đưa ra các quyết định, chỉ đạo cho việc lập mới, điều chỉnh, sửa
đổi các mục tiêu, chỉ tiêu MT cho các giai đoạn tiếp theo.
- Tham khảo quy trình xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý MT QT08.
5.3.4. Chương trình quản lý MT
- Tương ứng với các mục tiêu, chỉ tiêu MT đã đề ra, Nhà máy sẽ xây dựng chương trình quản lý
MT trong đó quy định rõ các bước thực hiện cụ thể, tiến độ, trách nhiệm tương ứng và nguồn lực
cần thiết để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu trên.

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 9/18

- Để đạt hiệu quả cần thiết, khi thiết lập chương trình quản lý MT, Nhà máy sẽ xem xét các khả
năng thực tế về điều kiện công nghệ, tài chính, nhân sự và các kế hoạch quản lý khác nhằm tạo
sự thống nhất và hiệu quả trong quản lý.
- Các chương trình quản lý MT sẽ thường xuyên được soát xét lại bởi các Trưởng bộ phận, ban
chỉ đạo ISO nhằm đáp ứng sự thay đổi của các mục tiêu, chỉ tiêu MT cũng như sự thay đổi trong
các hoạt động MT của Nhà máy.
5.4. Thực hiện và điều hành
5.4.1. Cơ cấu và trách nhiệm
a. Sơ đồ tổ chức: Tham khảo BM SDTC/QĐ04 - Sơ đồ tổ chức của Nhà máy.
b. Trách nhiệm và quyền hạn
 Tổng giám đốc
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc như sau: Chịu trách nhiệm chung, lãnh đạo Nhà máy
trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý hành chính và MT. Tổng giám đốc chịu trách
nhiệm bổ nhiệm Trưởng ban ISO, chỉ đạo, giám sát và đưa ra quyết định cuối cùng về mọi hoạt
động quản lý MT của Nhà máy.
 Ban ISO
o Trưởng ban ISO
Trưởng bộ phận ISO - làm Đại diện lãnh đạo về MT và do Tổng giám đốc bổ nhiệm. Đại diện
lãnh đạo về MT sẽ chịu trách nhiệm trong việc:
- Đảm bảo rằng các quá trình cần thiết cho Hệ thống quản lý MT được thiết lập, thực hiện và
duy trì.
- Đảm bảo nâng cao nhận thức về các vấn đề MT trong toàn bộ tổ chức.
- Báo cáo với lãnh đạo cấp cao nhất về tình hình thực hiện hệ thống quản lý MT và bất kỳ yêu
cầu nào cho việc cải tiến.
o Thư ký Ban ISO
Thư ký ban ISO do Tổng giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trong việc:
- Tổ chức việc thiết lập nên Hệ thống quản lý MT bằng văn bản bao gồm Sổ tay MT, Sổ tay
quy trình hệ thống MT, các hướng dẫn công việc, quy trình hoạt động và các báo biểu, mẫu biểu
phù hợp với các yêu cầu của ISO 14001:2015.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện, thực hiện và duy trì Hệ thống quản lý MT này trong thực tế
một cách đầy đủ và hiệu quả.
- Tổ chức đào tạo, phổ biến, nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ MT đối với nhân viên Nhà
máy.

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 10/18

- Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc phạm vi hệ thống MT, kể cả việc
đánh giá các nguồn lực để đảm bảo có được các nguồn lực đầy đủ cho các hoạt động của Hệ
thống MT của Nhà máy.
- Đánh giá tính hiệu quả của Hệ thống MT, đề xuất và tổ chức thực thi các biện pháp cải tiến
Hệ thống quản lý MT.
- Kiểm soát các hoạt động thuộc phạm vi hệ thống MT, xử lý mọi sự không phù hợp về MT.
- Hỗ trợ, tư vấn cho Ban lãnh đạo Nhà máy về các vấn đề liên quan đến Hệ thống quản lý MT.
- Báo cáo cho Ban lãnh đạo về việc thực hiện Hệ thống quản lý MT trong Nhà máy.
- Chỉ đạo thực hiện việc Đánh giá MT nội bộ của Nhà máy. Lập kế hoạch, chỉ đạo việc chuẩn
bị trong nội bộ Nhà máy cho các cuộc đánh giá từ bên ngoài.
- Đảm nhiệm việc giao thiệp và xử lý các vấn đề về hệ thống quản lý MT với các tổ chức bên
ngoài, kế cả các cơ quan pháp quy, cơ quan quản lý, khách hàng và các bên hữu quan khác.
o Các bộ phận
 Các Trưởng bộ phận:
- Tổ chức việc xây dựng, thực hiện các quy định, hướng dẫn quản lý MT thuộc bộ phận mình
theo yêu cầu xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống MT của Nhà máy.
- Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý MT cụ thể thuộc phạm vi bộ phận
mình. Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện tại bộ phận. Định kỳ báo cáo cho
Ban chỉ đạo ISO, Giám đốc.
 Nhân viên các bộ phận:
- Nhận thức rõ các vấn đề MT trong Nhà máy và những tác động MT liên quan đến công việc
do mình phụ trách.
- Tuyệt đối tuân thủ các quy định, hướng dẫn về quản lý MT của Nhà máy và thực hiện tốt các
mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý MT của bộ phận và của Nhà máy.
5.4.2. Đào tạo, nhận thức và năng lực
Nhà máy sẽ thực hiện giáo dục, đào tạo thích hợp cho tất cả những nhân viên tại các khu vực, bộ
phận có những tác động đáng kể hiện tại hoặc tiềm ẩn tới MT.
Công tác đào tạo sẽ được Nhà máy quy định thống nhất trong các quy trình về đào tạo để đảm
bảo việc đào tạo được thực hiện có kế hoạch và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001 và của Nhà máy. Kế hoạch đào tạo cần bao quát các nội dung và theo trình tự sau:
- Phải xác định các yêu cầu đào tạo: Ban chỉ đạo ISO phối hợp với các Trưởng bộ phận để xác
định các yêu cầu đào tạo theo từng đối tượng nhân viên hoặc theo các khu vực, hoạt động cụ thể.
- Lên kế hoạch: tương ứng với yêu cầu đào tạo cho các đối tượng, kế hoạch đào tạo cần làm rõ:
mục đích, nội dung, thời gian, địa điểm, hình thức, giáo viên, các tài liệu sử dụng cho đào tạo.

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 11/18

Người lập kế hoạch cần lưu ý các yếu tố như: các loại kế hoạch khác, chi phí cho đào tạo,... để
đảm bảo sự phù hợp và tính thực tế của kế hoạch đào tạo.
- Thực hiện và đánh giá: tất cả các đối tượng trong kế hoạch cần đảm bảo thực hiện đúng kế
hoạch đề ra. Người đào tạo có trách nhiệm đánh giá kết quả đào tạo để làm cơ sở cho các kế
hoạch đào tạo tiếp theo hoặc tái đào tạo.
Toàn bộ các hồ sơ ghi nhận hoạt động đào tạo sẽ được nhân viên chuyên trách lưu giữ theo đúng
các quy định của Nhà máy về lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
Tham khảo Quy trình đào tạo QT14.
5.4.3. Thông tin liên lạc
Nhà máy sẽ thông qua những quy trình, thủ tục cụ thể, duy trì một hệ thống thông tin liên lạc về
MT thông suốt nhằm đảm bảo sự liên kết giữa mọi cấp độ và đối tượng trong hệ thống quản lý
MT của Nhà máy, giữa Nhà máy với các bên hữu quan, và đồng thời tăng cường hiệu quả của hệ
thống quản lý MT.
Các phương tiện và hình thức thông tin trong Nhà máy:
- Thông tin qua hệ thống mạng máy tính nội bộ, bộ đàm, loa phóng thanh, điện thoại, thư điện
tử.
- Thông tin qua các buổi họp, họp giao ban định kỳ, thông tin trực tiếp.
- Thông tin qua các thông báo, quyết định, báo cáo.
Các vấn đề chính trong quản lý MT cần được thông tin liên lạc gồm:
- Thông tin về hệ thống như: chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý MT,…
- Các thông tin trong quá trình quản lý, giám sát, áp dụng hệ thống quản lý MT như: thông tin
về luật pháp và các quy định liên quan, thông tin về các quy định, hướng dẫn, việc giám sát đánh
giá các hoạt động, thông báo và xử lý lỗi ....
- Thông tin về kết quả hoạt động của hệ thống như: đánh giá nội bộ, đánh giá bên ngoài định
kỳ, kết quả xem xét định kỳ của lãnh đạo, kết quả triển khai các quyết định.....
Toàn bộ các vấn đề này sẽ được thông tin, truyền đạt qua các phương tiện và hình thức thông tin
nêu trên tới mọi đối tượng liên quan đã được quy định cụ thể trong các quy trình thông tin liên
lạc và quản lý MT. Các thông tin này cần đảm bảo:
- Dễ hiểu, được giải thích đầy đủ và được trình bày dưới một hình thức nhất quán theo các quy
định cụ thể tương ứng với từng nội dung thông tin.
- Kiểm tra được: thông tin phải được kiểm tra độ chính xác về nội dung, đối tượng tiếp nhận và
phản hồi thông tin.
- Phù hợp với các đối tượng thông tin về nội dung, hình thức, phương tiện truyền đạt, ngôn ngữ
sử dụng khi trao đổi.

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 12/18

- Thông tin phải được cập nhật: các thông tin phải được cập nhật đầy đủ về nội dung đảm bảo
tính chính xác của thông tin.
- Thông tin phải được xử lý, phản hồi đúng thời gian, thời điểm quy định. Những thông tin
khẩn cấp sẽ được xử lý ngay sau khi có sự trao đổi.
- Những thông tin chính thức về MT của Nhà máy với các bên hữu quan bên ngoài như các cơ
quan quản lý, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp kế cận, khách hàng, nhà cung cấp,.... cần phải
có sự phê duyệt của các cấp lãnh đạo Nhà máy tương ứng với các bên hữu quan đó.
Những thông tin được trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại sẽ được ghi nhận lại trong trường
hợp cần thiết nhằm đảm bảo việc phản hồi, xử lý thông tin chính xác, kịp thời.
Tham khảo quy trình Trao đổi thông tin QT15.
5.4.4. Hệ thống tài liệu quản lý MT
Hệ thống quản lý MT của Nhà máy được lập thành văn bản và được áp dụng vào các hoạt động
thực tiễn thuộc phạm vi của Hệ thống này. Hệ thống quản lý MT dạng văn bản của Nhà máy bao
gồm:
- Sổ tay MT: Mô tả toàn bộ Hệ thống quản lý MT theo chính sách MT đã ban hành, phù hợp
với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001: 2015.
- Các quy trình, quy định. Các quy trình/định này mô tả và giải thích các hoạt động kiểm soát
cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của chính sách MT đã ban hành.
- Các quy trình vận hành, các Hướng dẫn công việc, mẫu biểu, báo biểu: bao gồm các tài liệu
hướng dẫn cách thức thực hiện và phụ trợ chi tiết các hoạt động, các công việc cụ thể đã được đề
cập trong các quy trình.
- Các loại hồ sơ MT: các ghi nhận hoặc kết quả của những hoạt động quản lý MT.
Sơ đồ Hệ thống quản lý MT dạng văn bản:

SỔ TAY
MÔI TRƯỜNG

QUY TRÌNH/ QUY ĐỊNH


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

QUY TRÌNH VẬN HÀNH


HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC

BIỂU MẪU
HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 13/18

Toàn bộ các cấp tài liệu này đều được lập, ban hành, phân phối, chỉnh sửa, cập nhật, thu hồi, lưu
trữ hoặc huỷ bỏ theo các quy định trong Quy trình Kiểm soát Tài liệu – QT01 và quy trình Kiểm
soát Hồ sơ – QT02.
5.4.5. Kiểm soát tài liệu
Nhà máy kiểm soát hệ thống tài liệu theo các quy định thống nhất nhằm đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về kiểm soát tài liệu được đặt ra trong bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015.
 Lập, phê duyệt và ban hành tài liệu:
- Các loại tài liệu nội bộ được cán bộ, nhân viên Nhà máy lập và kiểm soát theo một quy trình
thống nhất nhằm đảm bảo tính hệ thống và phục vụ cho việc kiểm soát tài liệu được dễ dàng.
Trong trường hợp cần thiết quy trình này sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu thực tế của
Nhà máy. Tham khảo Quy trình Kiểm soát tài liệu – QT01.
- Giám đốc Công ty trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Đại diện lãnh đạo về MT soát xét, phê duyệt
và ban hành Sổ tay MT, các Quy trình quản lý MT, các tài liệu khác được dùng chung cho toàn
Nhà máy hoặc liên quan đến nhiều bộ phận.
- Trưởng bộ phận phê duyệt, ban hành các hướng dẫn công việc và các tài liệu nội bộ của bộ
phận. Trong trường hợp cần thiết, các tài liệu này sẽ do Tổng giám đốc Công ty phê duyệt, ban
hành.
- Trước khi ban hành, tài liệu sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét dựa trên chính sách và
mục tiêu MT, các yêu cầu của Hệ thống MT của Nhà máy, đối tượng sử dụng cũng như yêu cầu
của pháp luật, các bên liên quan khác để đảm bảo tính phù hợp của tài liệu.
- Nhà máy sẽ duy trì một danh sách tài liệu gốc, tại mỗi bộ phận duy trì một danh sách tài liệu
(bản sao) tài liệu nội bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của bộ phận đó. Khi được ban hành, tài
liệu gốc sẽ được lưu tại phòng kỹ thuật môi trường, bản sao sẽ được phân phối cho các bộ phận
liên quan. Việc phân phối tài liệu được theo dõi qua Sổ giao nhận tài liệu (BM03/QT01).
 Kiểm soát tài liệu nội bộ:
- Để phân biệt được tính chất, tình trạng sử dụng của tài liệu, Nhà máy quy định các dấu hiệu
phân biệt tài liệu, cách thức kiểm soát tài liệu. Đại diện Lãnh đạo về MT sẽ kiểm soát toàn bộ
quá trình tạo tài liệu, phê duyệt, ban hành, phân phối, sử dụng, bảo quản, sửa đổi, cập nhật, thu
hồi, huỷ bỏ tài liệu. Nhân viên quản lý tài liệu tại các bộ phận sẽ trực tiếp thực hiện việc quản lý
tài liệu theo đúng các quy định đề ra.
- Trong các hoạt động quản lý MT, Nhà máy chỉ cho phép chính thức sử dụng các tài liệu được
kiểm soát, được đóng dấu “COPY”. Các tài liệu không được kiểm soát, không được Nhà máy
quản lý về nội dung, không được sử dụng trong hoạt động quản lý MT của Nhà máy sẽ được
đóng dấu “Tài liệu không kiểm soát”. Các tài liệu chỉ dùng để tham khảo sẽ được đóng dấu “Tài
liệu tham khảo”. Các tài liệu lỗi thời không còn giá trị sử dụng sẽ được huỷ bỏ.

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 14/18

- Đối với những loại tài liệu dạng điện tử: các bộ phận sẽ lập ra quy định cụ thể cho từng bộ
phận để kiểm soát các tài liệu này. Những quy định chung do Giám đốc hoặc người được uỷ
quyền quy định.
 Kiểm soát tài liệu bên ngoài:
- Các tài liệu bên ngoài, ngay sau khi tiếp nhận sẽ được trình cho Giám đốc hoặc Đại diện Lãnh
đạo về MT xem xét và xử lý. Nhà máy sẽ lập Danh sách để quản lý các tài liệu bên ngoài được
xử lý và đóng dấu “Tài liệu bên ngoài”. Các tài liệu bên ngoài không được chấp thuận sẽ bị huỷ
bỏ. Nếu giữ lại tài liệu đó để tham khảo thì sẽ đóng thêm dấu “Tài liệu tham khảo”.
- Đối với các tài liệu thuộc loại bí mật, Nhà máy sẽ đóng dấu “TÀI LIỆU MẬT”.
Các loại tài liệu bên ngoài cũng được phân phối, kiểm soát như các tài liệu nội bộ.
Đối với tài liệu bên ngoài là những yêu cầu pháp luật và những yêu cầu khác liên quan tới MT,
Nhà máy sẽ lập quy trình kiểm soát riêng nhằm cập nhật kịp thời, đầy đủ các loại tài liệu này.
 Thay đổi, sửa đổi tài liệu:
Khi muốn thay đổi nội dung tài liệu, các cá nhân, bộ phận phải ghi lại các yêu cầu bằng văn bản,
trình cho các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Các tài liệu được chỉnh sửa cũng sẽ được
xem xét, phê duyệt, ban hành, kiểm soát tương tự như các tài liệu được tạo lập mới.
Tham khảo:
- Quy trình Lập và kiểm soát tài liệu QT01
- Quy trình xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác QT07.
5.4.6. Kiểm soát hoạt động
Tất cả các hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ của Nhà máy đều được Nhà máy kiểm soát nhằm
đảm bảo hạn chế và giảm thiểu các tác động hiện hữu hoặc tiềm ẩn của chúng tới MT. Việc kiểm
soát sẽ được Nhà máy thực hiện theo trình tự:
 Xác định các khía cạnh MT cần kiểm soát:
- Trên cơ sở chính sách MT đã được công bố, Nhà máy sẽ tổ chức điều tra ban đầu để xác định
những hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ nào có những tác động hiện hữu hoặc tiềm ẩn đến MT.
Việc điều tra sẽ do các bộ phận thực hiện theo quy định thống nhất của Nhà máy. Ban chỉ đạo
ISO sẽ đề ra các quy định cho việc điều tra này.
- Sau khi tiến hành điều tra, các bộ phận đánh giá các tác động MT của những khía cạnh đó,
trong đó sẽ phân loại những khía cạnh thuộc phạm vi bao quát của luật và những quy định tương
ứng.
- Các khía cạnh MT quan trọng, cần kiểm soát sẽ được Ban chỉ đạo ISO xác định từ những
đánh giá tác động trên, dựa trên các chuẩn cứ đã đề ra. Đại diện lãnh đạo về MT sẽ xem xét và
phê duyệt các khía cạnh này.

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 15/18

- Nhà máy sẽ xác định rõ những trường hợp cần xem xét, sửa đổi, xác định lại các khía cạnh
MT để đảm bảo cập nhật liên tục các khía cạnh cần kiểm soát.
Tham khảo quy trình Xác định các khía cạnh MT QT06.
 Kiểm soát hoạt động:
Tương ứng với những khía cạnh quan trọng đã được xác định, Nhà máy sẽ lập thành văn bản và
áp dụng vào thực tế các quy định cho các hoạt động liên quan đến những khía cạnh này nhằm
đảm bảo chúng được thực hiện theo và đáp ứng đầy đủ các chính sách MT, mục tiêu và chỉ tiêu
MT đã định. Các quy định này bao gồm các quy trình quản lý, quy trình vận hành, các hướng
dẫn công việc, những nguyên tắc, chuẩn cứ cho các hoạt động và các tài liệu liên quan khác. Các
loại hoạt động được bao quát trong các khía cạnh MT gồm có:
- Mua hàng, lưu kho, bảo quản, vận chuyển hàng hoá: gồm cả nhiên liệu, năng lượng, hoá
chất ... mà Nhà máy sử dụng.
- Triển khai thiết kế, kỹ thuật sản xuất.
- Sản xuất và bảo dưỡng thiết bị: gồm các hoạt động gia công cơ khí, tiêu huỷ chất thải, xử lý
nước thải, hoá rắn tro xỉ, bảo dưỡng các thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, quản lý của Nhà
máy...
- Thu nhận, xây dựng, sửa chữa, điều chỉnh tài sản, thiết bị.
- Hoạt động quản lý sản xuất, quản lý hành chính.
Các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến MT xuất phát từ những sản phẩm, dịch vụ được Nhà máy sử
dụng mà Nhà máy có thể nhận biết được cũng sẽ được Nhà máy lập thành văn bản quy định yêu
cầu và cách thức kiểm soát các yếu tố này và thông báo tới các nhà cung cấp và bạn hàng liên
quan.
5.4.7. Chuẩn bị sẵn sàng và đối ứng với tình trạng khẩn cấp
Nhà máy xác định rằng những sự cố tiềm ẩn và những tình huống khẩn cấp có thể gây ra những
tác động nghiêm trọng đến MT và gây thiệt hại lớn cho nhân viên, Nhà máy và những vùng lân
cận, do vậy Nhà máy sẽ xác định rõ và lập thành văn bản các quy định về việc chuẩn bị sẵn sàng
và đối ứng với những tình trạng khẩn cấp nhằm ngăn ngừa và giảm tới mức tối thiểu những tác
động và thiệt hại mà chúng có thể gây ra.
Nhà máy xác định những tình trạng sau là những tình trạng khẩn cấp: Hoả hoạn, rò rỉ hoá chất và
các chất độc hại, mất điện và các nguồn năng lượng dự trữ.
Bộ phận chuyên trách quản lý các thiết bị và những bộ phận sử dụng thiết bị, vật liệu liên quan
đến các tình trạng này phải lập các quy trình bằng văn bản về việc quản lý các thiết bị, đưa ra các
kế hoạch chuẩn bị và đối phó với các tình trạng khẩn cấp cụ thể, chuẩn bị đào tạo cho nhân viên
các bộ phận khác về xử lý các tình trạng khẩn cấp khi phát sinh.

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 16/18

Trường hợp sau khi sự cố phát sinh, các quy định về chuẩn bị sẵn sàng và đối ứng với những tình
trạng khẩn cấp phải được các bộ phận liên quan xem xét lại và chỉnh sửa nếu cần, sau đó phải
phổ biến lại nhân viên Nhà máy biết và tuân thủ.
Định kỳ bộ phận phụ trách về các vấn đề trên sẽ tổ chức huấn luyện đối phó với những tình trạng
khẩn cấp cho nhân viên Nhà máy, nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó của mỗi nhân viên.
5.4.8. Kiểm tra và biện pháp khắc phục
 Các hoạt động đo đạc
Nhà máy sẽ thuê cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thực hiện các hoạt động đo đạc về mức độ
ô nhiễm đối với các yêu tố MT quan trọng nhằm:
- Theo dõi kết quả, kiểm soát các hoạt động MT.
- Đánh giá kết quả hoạt động quản lý MT so với các chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu quản lý MT
đặt ra.
- Thu nhận bằng chứng về những kết quả quân thủ các quy định của luật và những quy định
tương đương, các yêu cầu, quy định của các bên hữu quan khác như khách hàng, đối tác,...
Phòng Kỹ thuật MT có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quan trắc để hoạt động quan trắc được
diễn ra định kỳ đúng quy định. Kết quả các hoạt động đo đạc, quan trắc MT sẽ được lưu giữ theo
quy định của Nhà máy.
5.4.9. Sự không phù hợp và biện pháp khắc phục, phòng ngừa
Bất kỳ sự không phù hợp nào được phát hiện trong khi tiến hành các hoạt động liên quan đến
MT, cũng như những sự không phù hợp được phát hiện trong những lần kiểm tra, đo đạc, đánh
giá định kỳ, nhân viên và các Trưởng bộ phận liên quan phải căn cứ vào những mục dưới đây để
tiến hành các biện pháp khắc phục, phòng ngừa:
Khi phát hiện ra sự không phù hợp, người phát hiện phải lập tức ghi nhận lại và thông báo cho
bộ phận chuyên trách về MT và các bộ phận liên quan. Đối với những khiếu nại, phàn nàn từ các
bên hữu quan thì phòng Kỹ thuật MT phải ghi nhận bằng văn bản và báo cáo cho ban ISO và Đại
diện lãnh đạo về chất lượng.
Bộ phận chuyên trách và các Trưởng bộ phận liên quan phải làm rõ nguyên nhân gây ra sự
không phù hợp.
Các bộ phận liên quan phải đề ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự không phù hợp, lập kế
hoạch tiến hành và chỉ đạo nhân viên dưới quyền thực hiện. Đối với những phàn nàn, khiếu nại
từ các bên hữu quan, Đại diện lãnh đạo về MT phải xem xét, xử lý.
Các trưởng bộ phận phải kiểm tra kết quả thực hiện, báo cáo cho ban ISO và Đại diện lãnh đạo
về MT xem xét, phê duyệt. Những sự không phù hợp chưa được khắc phục thì phải trình bày rõ
nguyên nhân và đề ra giải pháp tiếp theo. Đối với những phàn nàn, khiếu nại của các bên hữu
quan thì Đại diện lãnh đạo phải thông báo kết quả bằng văn bản cho các đối tượng này.

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc


Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 17/18

Tham khảo Quy trình Hành động khắc phục và phòng ngừa QT05.
5.4.10. Lưu hồ sơ
Nhà máy lưu giữ các loại Hồ sơ MT để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu quy định và sự
hoạt động có hiệu quả của Hệ thống quản lý MT.
Các loại hồ sơ của Nhà máy được phân loại, lập thành danh mục, được xác định thời hạn lưu trữ
Hồ sơ và được xác định người chịu trách nhiệm kiểm soát từng loại hồ sơ.
Để kiểm soát tốt các loại hồ sơ MT, Hồ sơ sẽ được đánh số, được bảo quản thích hợp trong tủ hồ
sơ. Việc bảo quản, bổ sung thông tin, sử dụng, huỷ bỏ hồ sơ được kiểm soát bởi Đại diện lãnh
đạo về MT. Các Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm soát các loại hồ sơ MT cụ
thể của bộ phận.
Nhà máy thực hiện kiểm soát các loại hồ sơ sau:
- Những yêu cầu của luật và những quy định pháp lý.
- Các loại giấy phép.
- Các hồ sơ đào tạo về MT.
- Hồ sơ dữ liệu kiểm soát hoạt động.
- Hồ sơ về sự không phù hợp, sự cố, khiếu nại và hành động khắc phục, xử lý.
- Hồ sơ đánh giá về MT, hồ sơ xem xét của lãnh đạo.
Tham khảo Quy trình Kiểm soát hồ sơ QT02.
5.4.11. Đánh giá hệ thống quản lý MT
Định kỳ mỗi năm một lần, Nhà máy sẽ tổ chức đánh giá nội bộ về MT để đảm bảo hệ thống được
áp dụng đầy đủ, hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015.
Đại diện lãnh đạo về MT có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức chuẩn bị và thực hiện các cuộc
đánh giá MT nội bộ:
- Chuẩn bị đầy đủ kế hoạch đánh giá, thông tin liên lạc trước với các bộ phận được đánh giá và
thành lập các đoàn đánh giá.
- Tiến hành đánh giá theo đúng kế hoạch và nội dung đã lập.
- Xem xét, phê duyệt các kết quả đánh giá, chỉ đạo việc theo dõi đánh giá.
Nhà máy sẽ quy định các nội dung đánh giá cụ thể bằng văn bản và đề ra những yêu cầu cụ thể
về trình độ chuyên môn của các đánh giá viên nhằm đảm bảo chất lượng các cuộc đánh giá.
Tham khảo Quy trình Đánh giá nội bộ QT04.
5.4.12. Xem xét của lãnh đạo
Ban lãnh đạo xem xét lại Hệ thống quản lý MT của Nhà máy để đảm bảo sự phù hợp, đầy đủ và
tính hiệu quả của hệ thống.
Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc
Mã số: STMT
CÔNG TY ... Ban hành:
Ngày:
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG Trang: 18/18

Một năm một lần, Ban lãnh đạo sẽ tiến hành xem xét lại việc thực hiện Hệ thống quản lý MT.
Việc xem xét sẽ do Giám đốc hoặc người được uỷ quyền thực hiện qua các cuộc họp xem xét
hoặc qua các báo cáo MT tổng hợp định kỳ.
Đại diện lãnh đạo về MT báo cáo về các kết quả thực hiện các hoạt động thuộc hệ thống quản lý
MT của Nhà máy.
Lãnh đạo Nhà máy sẽ xem xét các vấn đề sau:
- Chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý MT.
- Các nguồn nhân lực, vật lực.
- Cấu trúc, sự phù hợp và tính hiệu quả của hệ thống MT.
- Thông tin về yêu cầu của luật và các bên liên quan. Các thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ
thống.
- Các kết quả đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên ngoài. Các báo cáo về sự không phù hợp, hành
động khắc phục và phòng ngừa.
- Khả năng cải tiến hệ thống MT.
- Các hành động tuân thủ theo các quyết định của Lãnh đạo ở những lần xem xét trước.
Ban lãnh đạo sẽ đưa ra các kết luận liên quan đến những nội dung được xem xét và các kết luận
này phải theo hướng đảm bảo sự đầy đủ, phù hợp và cải tiến liên tục hệ thống.
Đại diện Lãnh đạo về MT có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát các bộ phận thực hiện quyết định của
Ban lãnh đạo. Mọi vấn đề của cuộc họp xem xét sẽ được ghi vào biên bản. Các phản hồi, quyết
định của lãnh đạo sau khi xem xét báo cáo MT tổng hợp sẽ được bộ phận ISO chuyển cho các bộ
phận để thực hiện và sẽ được lưu giữ lại phù hợp với Quy trình kiểm soát Hồ sơ.
Tham khảo tài liệu Quy trình Xem xét của Lãnh đạo QT03
6. LƯU HỒ SƠ

STT Tên hồ sơ Nơi lưu Thời gian lưu


File ISO 14001:2015
1. Sổ tay môi trường 5 năm
Phòng kỹ thuật môi trường

Nhóm chia sẻ kiến thức và tài liệu ISO: facebook.com/groups/isoqaqc

You might also like