You are on page 1of 7

Chương 2: XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Các khái niệm


2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
-Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch vụ ra các thị
trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước
2.1.2 Khái niệm về ngành cà phê ở Việt Nam
a) Giới thiệu chung về cà phê
-Cà phê đã trở thành một trong những thức uống phổ biến trên toàn thế giới, ngày nay uống cà
phê không chỉ đơn thuần là thưởng thức đồ uống mà còn thể hiện văn hóa uống cà phê của một
quốc gia cụ thể và trên thế giới.
- Cà phê lan rộng từ châu Phi đến Ả Rập, đây cũng là nơi đầu tiên cà phê được chế biến và sử
dụng như một loại thuốc trước khi trở thành thức uống được yêu thích hiện nay. Người Ả Rập
giữ cà phê như một bí quyết trong nhiều năm ... Sau đó thì cây cà phê đã được phổ biến ở Thổ
Nhĩ Kỳ, Ý, Pháp .... rất nhiều đồn điền cà phê rộng lớn đầu tiên ở miền Nam Mỹ và xuất khẩu ra
toàn thế giới
- Cây cà phê1 được trồng thành những bụi cây lớn ,nó có thể sinh trưởng và phát triển rất tốt với
độ cao 3 đến 9 mét trong tự nhiên.Hoa cà phê màu trắng tinh khiết xuất hiện trên các cành cây
giống như những bông tuyết. Vài ngày sau đó, những bông hoa bắt đầu thơm ngào ngạt báo hủy
lúc những trái cà phê bắt đầu xuất hiện. Qua 6 tháng chính là lúc những trái cà phê được thu
hoạch khi màu của chúng chuyển từ màu xanh thành đỏ rực.Trên thế giới hiện nay người ta trồng
phổ biến hai dòng cây cà phê chính là coffea arabica còn gọi là cà phê chè và coffea canephora
hay còn được gọi là cà phê vối. Chất lượng của cà phê khác nhau theo từng loại cây, từng loại
hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta( coffea canephora ) được đánh giá thấp hơn so với
cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loài cà phê đắt nhất và
hiếm nhất trên thế giới trên là Kopi Luwak ( hay cà phê chồn) của Indonesia và Việt Nam. Giá
mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu vnd ( 1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200kg được
bán trên thị trường thế giới.
b) Lịch sử hình thang và phát triển cây cà phê ở Việt Nam2
-Cây cà phê được du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1870 và được trồng thử nghiệm
từ năm 1888. Ban đầu cây cà phê chủ yếu được trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình ... đến đầu thế
kỷ 20 cây cà phê được trồng ở một số đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ ( Nghệ An) và một số
nơi ở Tây Nguyên với diện tích không quá vài nghìn ha. Từ năm 1920, các đồn điền cà phê mới
đã có diện tích đáng kể, đặc biệt là ở Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk. Ban đầu, diện tích rừng trồng là
200-300 ha, năng suất chỉ đạt 400-600 kg/ ha. Năm 1930, Việt Nam có khoảng 7000ha cà phê.
1
https://www.bing.com/newtabredir?url=https%3A%2F%2Fbonjourcoffee.vn%2Fblog%2Fcafe-moka%2F
2
Catimor là gì? Tìm hiểu về dòng cafe Catimor - Bonjour Coffee
Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc
doanh ở cac tỉnh phía Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới hơn 20000 ha. Sau khi thống nhất
nước 1975, tổng diện tích cà phê Việt Nam chỉ còn khoảng 19000ha.. . Ngày nay , diện tích cà
phê của cả nước khoảng 510000 ha vào năm 2008.Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn
thứ hai trên thế giới.3
-Cà phê trong ở nước ta có bao gồm cà phê vối (Robusta4)chiếm 95% diện tích, cà phê
chè(Arabica5) 5%. Do cà phê vối có hàm lượng caffeine cao (2-4%) nên hương vị không tính
khiết bằng cà phê chè ( caffein 1-2%) nên giá chỉ bằng 1 nửa. Cây cà phê chè ưu sống ở vùng núi
cao và thường đuoc trồng độ cao từ 1000-1500m, nhiệt độ từ 16-25 độ C, lượng mưa khoảng trên
1000 mm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp dưới 1000m, nhiệt độ khoảng
24-29 độ C, lượng mưa khoảng trên 1000mm và cần nhiều nắng mặt trời hơn so với cây cà phê
chè.
- Một trong những lý do khiến diện tích cà phê vối cao hơn rất nhiều do chúng có sức sinh
trưởng tốt và kháng được bệnh. Còn cà phê chè lại rất mẫn cảm với bệnh như bệnh gỉ sắt (do
nấm Hemileia vastatrix), bệnh khô cành, khô quả ( do nấm Collettrichum coffeanum và vi khuẩn
Pseudomonas syringea, P.garcae), bệnh nấm Hồng ( Corticium salmonicolor)6
- Phương pháp cổ điển nhất để chọn giống cà phê bao gồm các bước tuyển chọn quần thể hoang
dại tiếp theo lại, đánh giá năng suất, lai ngược và lai giữa các loài. Nhược điểm của phương
pháp này là thời gian lâu, thường mất khoảng 30 năm để chọn ra một giống mới. Ngày nay,
công nghệ sinh học đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác cải tạo và chọn giống cà phê như
nuôi cấy mô, chuyển nạp gen và đánh giá chất lượng cây giống bằng một số phương pháp sinh
học phân tử cho kết quả nhanh chóng như RFLP, RAPD,SSR, STS...
- Theo chiến lược của ngành cà phê Việt Nam sẽ giảm diện tích cà phê vối và tăng diện tích cà
phê chè nhưng vấn đề giống là vấn đề quan trọng nhất, trước đây giống cà phê chè của Việt Nam
là Typica, Bourbon, Caturra Amarello hoặc một số giống được trồng thử nghiệm như Munro
Novo, Catuai. Hiện các vùng trồng cà phê mới đều là giống Carimor, tuy nhiên giống cà phê chè
này có nhược điểm hương vị thiên về cà phê vối nên cần phải đuoc nghiên cứu thêm . Trước nhu
cầu cấp thiết hiện nay là cần có giống cà phê chè mới có hương vị thơm ngon và kháng được
bệnh thì cần phải ứng dụng các tiến bộ khoa học trong tuyển chọn và nhân giống cà phê từ các
nguồn nhập ngoại và sẵn có ở Việt Nam.
c) Ngành cà phê ở Việt Nam
- Sản xuất cà phê của Việt Nam đã phát triển thành một ngành công nghiệp định hướng xuất
khẩu trong những thập kỷ gần đây. Với vị thế là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai
trên thế giới, cả nước đã xuất khẩu sản phẩm cà phê của mình đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh
thổ và chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê thế giới (đứng thứ hai sau Brazil). Trong đó, xuất
khẩu cà phê rang xay chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5; sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn

3
Robusta Là Gì? So Sánh Hạt Cafe Robusta Vs Arabica - TopListCafe
4
Robusta Là Gì? So Sánh Hạt Cafe Robusta Vs Arabica - TopListCafe
5
Lịch sử du nhập cây cà phê vào Việt Nam | PrimeCoffee (primecoffea.com)
6
Cà phê – Wikipedia tiếng Việt
Độ), tạo ra nhiều cơ hội và triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam. Các hiệp định thương mại tự
do EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng lượng và 38% tổng
kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Đông Nam Á, chiếm 13% tổng sản lượng và tổng kim ngạch .
- Trong ba thập kỷ dài (tính từ công cuộc cải cách năm 1986) xuất khẩu cà phê, chúng ta có thể
thấy rằng cà phê có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của tỉnh Đắk
Lắk, Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung . Cà phê là một trong những mặt hàng xuất
khẩu quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp của Việt Nam: xuất khẩu hằng năm
xấp xỉ 1 triệu tấn, cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực với kim ngạch xuất khẩu vượt một tỷ đô
la. Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là
sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp. Cũng từ xuất
khẩu cà phê mà ngày nay, Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê
và thương hiệu Cà Phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Ta có thể
liệt kê một số vai trò cơ bản của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân:
1) Xuất khẩu tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Khi xuất khẩu cà phê
tăng, khối lượng cà phê được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở
rộng quy mô sản xuất cà phê. Mặt khác, khi xuất khẩu cà phê tăng còn tạo nguồn thu lớn cho
người sản xuất, từ đó họ có thể huy động vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động,
tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.
2) Xuất khẩu góp phần giải quyết vấn đề công ăn, việc làm. Một trong những đặc điểm rất quan
trọng của Tây Nguyên, Đắk Lắk ... cũng như cả nước là tốc độ tăng nhanh của lực lượng lao
động, từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế. Để giải quyết tình
trạng này cần tăng nhu cầu lao động và tăng cường xuất khẩu cũng là một trong những biện
pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất cà phê, từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động.
Mặt khác, xuất khẩu cà phê tăng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công
nghiệp phục vụ nông nghiệp, từ đó làm tăng nhu cầu về lao động bổ sung. Khi người lao động
có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lí yên tâm phấn khởi và người lao động ( đặc biệt là lao
động nông nghiệp ) sẽ làm việc ngay tại quê hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động
ra các khu công nghiệp, thành thị để tìm kiếm việc làm.
3) Xuất khẩu cà phê góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp .
Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệp sản
xuất...
4) Xuất khẩu cà phê góp phần thực đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường, đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí
hoá, điện khí hoá, thủy lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công
nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường. Vì vậy,
xuất khẩu cà phê tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề sản xuất cà phê, thúc đẩy kinh tế
nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, điều này rất phù hợp với điều
kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Mặt khác, xuất khẩu cà phê còn có vai trò tích cực trong việc
cung cấp thông tin cho người sản xuất, tạo ra sự ăn khớp tốt hơn giữa người sản xuất và thị
trường.
2.2 Thực trạng và nguyên nhân xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường quốc tế
2.2.1 Tình hình chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001-2008
I) Về cơ cấu sản phẩm
-Các đồn điền cà phê của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc so với các nước sản
xuất cà phê lớn như Colombia, Mexico, ... bởi chỉ trong hơn 30 năm, kể từ năm 1975, từ một
nước ngoài danh sách đến nay, Việt Nam đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà
phê, đứng ngay sau nước xuất khẩu khổng lồ là Brazil (năm 2006, chiếm vị trí thứ nhất với
34,42% về sản lượng (2551 nghìn tấn), thứ hai là Việt Nam với 12,31% (912 nghìn tấn) và đứng
thứ ba là Colombia chiếm 9,4%, còn lại là các nước xuất khẩu khác chiếm 44,7% (3310,5 nghìn
tấn).
- Như đã nói ở ý b) mục 2.1.2 bởi vì Việt Nam có cac yêu tố thuận lợi về tài nghiện thiên nhiên
đất đai, khí hậu cho việc trồng loại cà phê Robusta . Mặc khác thì loại cà phê Arabica thì đòi hỏi
chủ phí, kỹ thuật cao gây tốn kém và khó khăn cho các hộ trồng cà phê.
a) Cà phê Robusta
+Gia Lai và Đắk Lắk là hai tỉnh có điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau, đều hội tụ đủ các
điều kiện để phát triển cà phê Robusta. Hằng năm tại đây cung ứng khoảng 90-95% tổng sản
lượng cà phê.Robusta là loại cà phê có mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, phù hợp với
khẩu vị của người Việt Nam.Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao
vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới
+ Sản lượng cà phê Robusta trong mấy năm trở lại đây sản lượng cà phê Robusta trên thế giới
tăng nhanh chóng do nhu cầu tăng cao. Niên vụ 2005-2006 đạt tới 44.8 triệu bao tăng 12.2 triệu
so với vụ truoc và chiếm 38% tổng sản lượng cà phê. Diện tích trung bình đạt 350000ha/năm.
b) Cà phê Arabica
+ Cà phê Arabica được chọn giống, trồng và chăm sóc trong môi trường tự nhiên ở độ cao từ
800-1200m so với mặt nước biển ( tạo nên sự khác biệt với các loại cà phê Arabica của các nước
khác). Hiện nay có 2 loại cà phê ara bica được trồng tại Việt Nam đó là Moka và Catimor.
+ Moka7: là loại cà phê Arabica có mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhung sản lượng lại
thấp, gia trong nước không cao vì không xuất khẩu được.
+ Catimor8: Loại cà phê này có mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua,giá xuất gấp 2 lần cà phê
Robusta, chi phí sản xuất cao. Hiện nay, Quảng Trị là nơi trồng đại trà loại cây này.

7
https://www.bing.com/newtabredir?url=https%3A%2F%2Fphanhuuconhat.com%2Fcac-loai-benh-thuong-gap-
tren-cay-ca-phe-va-cach-phong-tranh.html
8
Việt Nam – nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai của thế giới (vov.vn)
+ Sản lượng cà phê Arabica của Việt Nam ngày càng tăng do nhu cầu tăng mạnh, chênh lệch giá
bán giữa cà phê cùng loại của Việt Nam và các nước khác được rút ngắn một cách đáng kể.Diện
tích cà phê Arabica vào năm 2007 đạt 793,89ha.
II) Về sản lượng và kim gạch xuất khẩu
-Theo số liệu thống kê năm 2007, diện tích trồng cà phê đạt hơn 50000pha và lượng xuất khẩu
đầu tiên đạt hơn một triệu tấn, giá trị xuất khẩu cũng đạt mức cao kỷ lục hơn 1,6 tỷ USD. Ngành
cà phê Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do sản xuất quy mô lớn. . Trong niên vụ tiếp theo, 2007-
2008 tình hình xuất khẩu cà phê tương đối ổn định khi mà Đức vẫn là đối tác thương mại chính,
tiếp theo là Hoa Kỳ. Trong khi mấy tháng đầu giá cà phê tương đối ổn định thì trong mấy tháng
tiếp theo giá cà phê giảm mạnh đặc biệt là tháng 9 và tháng 10.
- Qua nguồn tổng hợp từ trung tâm thông tin thương mại cho thấy: từ năm 2001 đến 2008 thì cho
thấy các số liệu thay đổi liên tục và không có sự tăng liên tục hoặc giảm liên tục ở tất cả các cột.

III) Về chất lượng cà phê xuất khẩu9


- Hiện nay cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên đó mới chỉ
là số lượng tương đối.Cà phê chín mới khoảng đuoc 10-20% thì đã được người nông dân tiến
hành thu hoặch điều này ảnh hưởng đến chất lượng cà phê khi chế biến.Cà phê xanh sẽ teo lại, da
nhăn nheo, vỏ dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch, hạt cà phê có màu tối và không
thơm.Mặt khác nông dân thu hái bằng tay, sau đó được phơi trên sân xi măng, sân đất do đó cà
phê của Việt Nam có lần cả mùi đất, không thơm.Bên cạnh đó chất lượng cà phê không tốt cũng
do các công ty xuất khẩu không quản lí kĩ từ khâu thu gom sản phẩm dẫn đến tình trạng chất
lượng cà phê xuất khẩu không đồng bộ, công nghệ chế biến sản phẩm chua theo kịp các nước
phát triển
9
Tiêu chuẩn xuất khẩu của cà phê nhân Robusta, Arabica - Cà Phê Lâm Lệ (caphelamle.com.vn)
2.2.2 Nguyên nhân chất lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường quốc tế chưa
được tốt
a) Cà phê Robusta
- Vì Việt Nam xuất khẩu loại cà phê khá phổ biến nên khó có thể tránh khỏi việc cà phê Robusta
của Việt Nam bị thay thế bởi cà phê Robusta của các nước khác. Do đây là loại cà phê nhiều
nước có khả năng sản xuất, mặt khác với công nghệ chế biến lạc hậu cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng cà phê.
- Việt Nam xuất khẩu cà phê quá đơn điệu chủ yêu là loại cà phê Robusta . Điều này làm ảnh
hưởng trực tiếp đến tiềm năng xuất khẩu cà phê. Không tại dựng được thương hiệu cà phê trong
mắt người tiêu dùng.
-Bên cạnh đó cho, do tính chất của cà phê Robusta đòi hỏi kĩ thuật trồng trọt cao nhưng các hộ
nông dân lại chưa đáp ứng được, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hương vị của cà phê
Robusta.
b) Cà phê Arabica
-Sản lượng hiện nay chưa nhiêu ( mới khoảng 4000 tấn ), tham gia thị trường xuất khẩu trong
chục năm trở lại đây, bước đầu đã được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên so với yêu cầu thì còn
nhiều yếu kém cả về cơ lý (kích thước hạt, độ đồng đều, màu sắc) lẫn hương vị (kém đặc trưng,
có trường hợp có mùi), nên mới có ít khách hàng ưu chuộng.
c) Chất lượng giống
-Giống chưa tốt, phần lớn giống cà phê hiện nay chủ yếu do bà con tự chọn, ươm giống và trồng
nên không đảm bảo chất lượng, cây phát triển kém, hạt nhỏ, tỷ lệ đồng đều giữa các hạt thấp, tỷ
lệ cây bị nhiễm bệnh cao ( bình quân 45%, cá biệt có khu tỷ lệ này lên đến 70%)
d) Các phương pháp thu hoạch
- Phương pháp thu hái kiểu tuốt cày là phổ biến, quả xanh, chín lẫn lộn cùng với việc thu hoạch
sớm dẫn đến chất lượng cà phê chế biến thấp .Thu hái cà phê chưa đạt độ chín, không những
chất lượng kém mà tổn thất khi thu hoạch cũng lớn hơn( thu hái xanh 30% tổn thất 5%, thu hái
xanh 50% tổn thất 8% tính theo sản lượng tượng);
e) Công nghệ chua phat trien
- Việc đầu tư công nghệ sau thu hoạch chưa tương xứng với tốc độ tăng sản lượng cà phê, các cơ
sở chế biến cà phê của Việt Nam còn thiếu thốn và thô sơ nên chất lượng cà phê chưa cao. Thông
thường khác hàng thường phải đi tái chế ở các thị trường trung chuyển như singapore, Honkong
trước khi được đưa đến nơi tiêu thụ trực tiếp.
f) Hệ thống quản lý
-Hệ thống quản lí chất lượng chưa hiệu quả . Tiêu chuẩn Việt Nam về đánh giá chất lượng cà phê
còn bất cập với tiêu chuẩn quốc tế như (i) cách tính lỗi quy định theo TCVN theo % trọng lượng,
trong khi tiêu chuẩn Thị trường kỳ hạn Luân Đôn tính lỗ theo cách đếm; (ii) kích cỡ hạt theo tiêu
chuẩn Việt Nam quy định hạt trên sàng sè 16 (6.3mm), trong khi nhiều khác hàng yêu cầu cà phê
loại kích thước trên sàn sè 18 ( 7.15mm)10
g) Chiến lược lâu dài
-Việt Nam chưa có một chiến lược lâu dài về xuất khẩu cà phê ( quy hoạch phát triển sản xuất,
chiến lược bán hàng, thị trường, ...) do vậy chưa xây dựng được hệ thống thị trường xuất khẩu ổn
định, với mạng lưới khác hàng và hết thống phân phối rộng, đáng tin cậy ở nước ngoài. Mặc dù
đã tham gia xuất khẩu vào khá nhiều thị trường song các thị trường đó đều bấp bênh không ổn
định, còn qua nhiều thị trường trung gian.
h)Các chính sách
- Cơ chế chính sách chưa đủ sức khuyến khích đầu tư và tạo được mối quan hệ đồng bộ giữa sản
xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đối với các nông sản, yêu cầu cơ bản là xuất
khẩu kịp thời và có hiệu quả cao để vừa làm lợi cho người nông dân, cho các doanh nghiệp xuất
khẩu và vừa cho cả quốc gia, cần khuyến khích và có hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu. Để thúc đẩy xuất khẩu ta cần học tập kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, có những
chính sách như ưu đãi về tín dụng, về tỷ giá để hỗ trợ các doanh nghiệp hoat động trong lĩnh vực
xuất khẩu .
-Cơ chế chính sách xuất khẩu chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là trong việc tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn của Nhà Nước. Việc vay vốn để đầu tư sản
xuất và xuất khẩu của nông dân và các doanh nghiệp còn chưa thông thoáng chưa có chính sách
trợ cấp, trợ giá ổn định, lâu dài vì nông sản là mặt hàng rất bấp bênh dẫn đến tình trạng có lúc giá
nội địa chuyển biến không kịp với giá thị trường thế giới làm phát sinh mâu thuẫn giá nội địa cao
hơn giá quốc tế.Khung giá xuất khẩu quy định cứng nhắc gây bất lợi và bị động cho các nhà xuất
khẩu.

10
Phân loại kích thước hạt cà phê - Đào tạo Barista chuyên nghiệp (thelovelycup.com)

You might also like