You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC


-------------------- ------------------------
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ

ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT


1.Tên học phần: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (BUSINESS ETHICS)
2. Mã học phần :
3. Số tín chỉ : 3 tín chỉ (45 tiết)
 Số tiết lý thuyết (giảng trên lớp), ôn tập : 18
 Số tiết thảo luận & thuyết trình, bài tập, : 25
 Kiểm tra quá trình : 02
4. Điều kiện tiên quyết : Sinh viên đã học xong các chương trình lý thuyết của ngành học.
5. Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ 4

6. Giới thiệu nội dung học phần:

 Học phần giới thiệu các lý thuyết đạo đức kinh doanh áp dụng vào quản lý kinh doanh. Nghiên
cứu các hệ thống đạo đức khác nhau, sự thay đổi về văn hóa tổ chức, và cách các tổ chức phát
triển và áp dụng các chương trình đạo đức.

 Học phần này được thiết kế để giúp sinh viên ngành quản trị và các nhà doanh nghiệp phân
biệt được nh ng gì hợp đạo lý hay không hợp đạo lý trong bối cảnh kinh doanh hiện nay. Nó
cũng hướng dẫn các nhà kinh doanh cách tự bảo vệ và giúp các doanh nghiệp tránh các vi
phạm các hành vi một cách đáng tiếc.

 Phương pháp giảng dạy: Đây là học phần theo khuynh hướng tương tác cao, thuyết giảng ngắn,
chủ yếu là nghiên cứu tình huống và làm việc nhóm.

 Phân tích và thảo luận tình huống

 Nghiên cứu internet, các đoạn video

 Thảo luận các bài tập được giao

 Thuyết trình

 Báo cáo bài tập nhóm

Trang 1
 Báo cáo bài tập cá nhân

 Câu hỏi ngắn và các bài tự đánh giá

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần, người học sẽ:

a. Phát triển kỹ năng nhận biết và phân tích các vấn đề đạo đức.
b. Xác định được sự thay đổi và sự tương đồng khi so sánh các nền văn hóa trong tổ chức mà họ
áp dụng các chương trình trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh.
c. Hiểu và nhận dạng được nguồn gốc của văn hóa đạo đức tổ chức và các hành vi lệch lạc.
d. Thiết kế các chương trình đạo đức để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
e. Phát triển các kỹ năng lãnh đạo có đạo đức.

8. Đề cƣơng môn học :


Chương 1. Tầm quan trọng của Đạo đức kinh doanh
Chương 2. Mối quan hệ các bên liên quan, trách nhiệm xã hội và quản trị doanh nghiệp
Chương 3. Vấn đề Đạo đức kinh doanh mới nổi
Chương 4. Các định chế về Đạo đức kinh doanh
Chương 5. Ra quyết định có đạo đức và lãnh đạo có đạo đức
Chương 6. Các yếu tố cá nhân: Triết lý đạo đức và giá trị
Chương 7. Các yếu tố tổ chức: Vai trò của văn hóa đạo đức và mối tương tác
Chương 8. Phát triển một chương trình đạo đức hiệu quả
Chương 9. Quản lý và kiểm soát các chương trình đạo đức
Chương 10. Toàn cầu hóa việc ra quyết định có đạo đức
9. Tài liệu tham khảo :
Tài liệu đọc chính:
Ferreli and Fraedrich, Business Ethics: Ethical Decision-Making and Cases, 9th Edition,
Southwestern Cengage, 2012.
Tài liệu tham khảo:
1. Andrew Wicks, Business Ethics, Pearson, 2010.
2. MBA. Nguyễn Văn Dung, TS. Phan Đình Quyền, Ths. Lê Việt Hƣng, Văn hóa tổ chức và
lãnh đạo, NXB Giao thông vận tải, 2010.
3. Marianne M.Jenning, Business Ethics, Arizona state University, 2007.
4. Verne E. Henderson, Đạo đức trong kinh doanh, NXB Văn hóa thông tin, 1996.
5. Fons Trompenaars, Chinh phục các làn sóng văn hóa, NXB Tri thức, 2006.
6. Đỗ Minh Cƣơng, Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị quốc gia, 2001.

Trang 2
7. PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân, Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2005.
8. Các bài đọc khác

10. Chƣơng trình học chi tiết :

Đáp
Nội dung (giảng lý Tài liệu đọc Chuẩn bị của sinh viên (bài
Ngày ứng
thuyết + thảo luận + (chƣơng, tập, thuyết trình, giải quyết
(số tiết) mục
thuyết trình …) phần) tình huống...)
tiêu
Buổi 1  Giới thiệu Syllabus Chương 1  Thành lập nhóm a
(4 tiết)  Cấu trúc lớp học
 Nhận tài liệu
 Tầm quan trọng của
Đạo đức kinh doanh  Thảo luận nhóm

 Tình huống 1: Monsanto

 Tình huống 2: Starbuck

Buổi 2 Mối quan hệ các bên liên Chương 2  Tình huống 3: Walmart a,b
(4 tiết) quan, trách nhiệm xã hội  Tình huống 4: BP
và quản trị doanh nghiệp
Buổi 3 Vấn đề Đạo đức kinh Chương 3  Tình huống 5: New a,c
( 4 tiết) doanh mới nổi Belgium Brewing
 Tình huống 6: AIG
Buổi 4 Bài tập tình huống  Đọc Chương 4 a,c,e
(4 tiết)  Tình huống 7: Microsoft
 Tình huống 8:
Countrywide Financial
Buổi 5 Các định chế về Đạo đức Chương 4  Tình huống 9: Enron c,d,e
kinh doanh  Tình huống 10: Home
Ra quyết định có đạo đức Chương 5 Depot
và lãnh đạo có đạo đức
Buổi 6 Các yếu tố cá nhân: Triết Chương 6  Tình huống 11: Madoff a,c,e
( 4tiết) lý đạo đức và giá trị  Tình huống 12: Galleon
Buổi 7 Các yếu tố tổ chức: Vai Chương 7  Tình huống 13: a,b,c

Trang 3
(4tiết) trò của văn hóa đạo đức GlaxoSmithKline
và mối tương tác  Tình huống 14: Hospital
Corporation of America
Buổi 8 Bài tập tình huống  Đọc Chương 8 a,d
(4 tiết)  Tình huống 15: Coca-Cola
Tình huống 16: REI
Buổi 9 Phát triển một chương Chương 8  Tình huống 17: Better a,c,d,e
(4 tiết) trình đạo đức hiệu quả Business Bureau
 Tình huống 18: American
Red Cross
Buổi 10 Quản lý và kiểm soát các Chương 9  Tình huống 19: Nike a,b
(4 tiết) chương trình đạo đức  Tình huống 20: Best Buy
Buổi 11 Toàn cầu hóa việc ra Chương 10  Tình huống bổ sung: a,b,c,d,e
(4 tiết) quyết định có đạo đức Vedan Vietnam
Nghiên cứu các tình  Tình huống bổ sung: Mì
huống tại Việt Nam Gấu Đỏ
 Tình huống bổ sung:
Vinamilk
Buổi 12 Ôn tập
(1 tiết)
Tổng 45 tiết
cộng:
11. Nhiệm vụ của ngƣời học:
Để học tốt và hoàn thành được mục tiêu môn học sinh viên cần:
 Đọc trước tài liệu đã được hướng dẫn
 Nghiên cứu trước các tình huống thảo luận trước khi đến lớp
 Tham gia thảo luận và thuyết trình trên lớp
 Tham gia làm việc nhóm theo yêu cầu
 Thực hiện bài tập cá nhân (làm bài kiểm tra nhanh khi kết thúc từng học phần, viết báo cáo môn học)
12. Đánh giá kết quả học phần :
 Điểm quá trình: 40%
 Bài tập nhóm: 20%
 Bài tập cá nhân: 20%
 Điểm thi cuối khóa: 60%

Trang 4
Điểm quá trình:
Bài tập nhóm (20%): Mỗi nhóm bốc thăm tình huống và thuyết trình về tình huống.
 Thời gian thuyết trình 15 – 20p
 Đặt câu hỏi thảo luận 10p
 Tối thiểu 50% thành viên nhóm phải thuyết trình.
Yêu cầu về nội dung thuyết trình là ứng dụng được lý thuyết về đạo đức để áp dụng giải quyết các tình huống.
Bài tập cá nhân (20%): Cá nhân thực hiện bản báo cáo về bài thuyết trình xoay quanh 3 nội dung:
 Ý tưởng giải quyết của nhóm thuyết trình là gì?
 Ý tưởng giải quyết của nhóm (cá nhân) là gì?
 Tại sao có sự khác biệt (hoặc tương tự) như vậy? Anh/Chị đã vận dụng lý thuyết nào để giải quyết?
Mỗi cá nhân có 20p để trao đổi và viết bài báo cáo ngay trên lớp, sau đó nộp lại cho Giảng viên.
Hoặc bài cá nhân sẽ được Giảng viên thiết kế dựa trên các câu hỏi liên quan đến vấn đề Đạo đức kinh
doanh đang nổi lên. Ví dụ:
Bài tập 1. Viết bài báo cáo về các vấn đề đạo đức kinh doanh bạn đã từng trải qua. Phân tích nguyên
nhân vần đề là gì? Nh ng điều gì quan trọng cần cân nhắc và nh ng gì đã được giải quyết? Nếu gặp
trường hợp tương tự bạn nghĩ nên làm gì để giải quyết vấn đề tốt hơn?
Bài tập 2. Chọn 1 tin tức mang vấn đề về đạo đức kinh doanh. Phân tích dựa trên nh ng khái niệm đã
học và đề xuất ý tưởng giải quyết với 1 vấn đề đạo đức kinh doanh tương tự trong tương lai?
Bài tập 3. Chọn 1 vấn đề đạo đức từ các sự kiện hiện tại trong kinh doanh hay quản lý quốc tế mà bạn
tìm thấy trong tin tức. Nếu bạn được yêu cầu tư vấn cho Doanh nghiệp trong trường hợp đó, bạn sẽ làm
gì để giải quyết?
Thi kết thúc học phần:
 Không sử dụng tài liệu
 Thời gian 60 phút
 Tự luận
13. Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy:
 Projector
 Bảng viết (meca)
 Bút lông (đen & màu) hoặc phấn
 Micro
 Giấy A4
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 9 năm 2014
Phê duyệt của Khoa/ Bộ môn Bộ môn Quản trị chiến lược

Trang 5

You might also like