You are on page 1of 3

Câu hỏi kiểm tra: Vấn đề hôn nhân đồng giới ở Việt Nam và nêu quan

điểm cá nhân về hôn nhân đồng giới.


1. Vấn đề hôn nhân đồng giới ở Việt Nam
Hôn nhân đồng giới được hiểu là hôn nhân giữa những người có cùng giới
tính về mặt sinh học. Có thể là giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng
tính nữ với nhau. Giữa họ tồn tại tình yêu, sự đồng cảm dành cho đối
phương.
Tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu công nhận mối quan hệ đồng giới từ cộng
đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới đang ngày càng tăng cao,
đặc biệt, kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chính thức hợp pháp hóa hôn
nhân đồng tính.
 Xét về mặt xã hội
Kết hôn giữa những người cùng giới tính đang là một vấn đề xã hội hết
sức nhạy cảm không chỉ ở Việt mà còn trên toàn thế giới. Tại Việt Nam
việc kết hôn đồng giới nhận được vô số những ý kiến. Bên cạnh thái độ cởi
mở hơn của dư luận xã hội đối với vấn đề này, vẫn còn không ít ý kiến
phản đối gay gắt với lý do nó sẽ phá vỡ tập quán văn hóa truyền thống,
thậm chí có thể làm xói mòn hệ giá trị gia đình mà nhiều thế hệ người Việt
Nam vốn tin tưởng.
Xã hội của chúng ta đang đặt ra nhiều trở ngại cho những người chuyển
giới được sống tự do theo bản dạng giới của mình. Hình dáng bên ngoài
của họ có thể không tương ứng với giới tính của họ, có nghĩa là nhận định
giới tính pháp lý là nam hay nữ trên các giấy tờ chính thức.

Ở Việt Nam, có một thống kê chưa chính thức từ tổ chức phi chính phủ
CARE ước tính đến năm 2012 thì Việt Nam có khoảng từ 50.000 –
125.000 người đồng tính. Theo khảo sát hồi tháng 6/2012 của Tổ chức ICS
hỏi ý kiến 5.000 người đồng tính về vấn đề hôn nhân, có 71,1% muốn kết
hôn với người đồng giới, 24,7% muốn chung sống có đăng ký, chỉ 4,2%
chấp nhận chung sống không đăng ký. Đến thời điểm hiện tại là 2020 thì
con số này đã tăng lên rất nhiều.
 Xét về mặt pháp luật
Có thể thấy, chính phủ nước ta đang giữ một thái độ trung lập đối với vấn
đề hôn nhân đồng giới, việc không thừa nhận nhưng cũng không cấm thể
hiện sự khéo léo của Chính phủ trong việc hạn chế những cuộc tranh cãi
gay gắt không đáng có trong xã hội.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì pháp luật đã bỏ quy
định về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, nhưng vẫn
chưa thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới. Như vậy, tại Việt
Nam, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không
được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Việc thay đổi như trên của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có thể nói là một tin vui đối với những
người đồng tính nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung ở Việt Nam, bởi
vì, họ đã được kết hôn, chung sống dưới cùng một mái nhà với người
mình yêu thương.
Đây là kết quả của quá trình vận động và thảo luận xã hội trong suốt
những năm qua, dẫn đến việc các nhà làm luật đã nhìn nhận tích cực
hơn về quyền kết hôn, bình đẳng của người đồng tính và các cặp đôi
cùng giới.
Cuối cùng, có thể khẳng định rằng việc theo đuổi, ghi nhận quyền bình
đẳng đầy đủ của cộng đồng người LGBT còn cần rất nhiều thời gian với
nhiều thử thách nữa. Nhưng chúng ta có thể tin rằng, giá trị nhân văn của
pháp luật dẫu nhanh hay chậm cũng sẽ ngày càng được bồi đắp, và một
ngày nào đó cộng đồng người LGBT sẽ được công nhận đầy đủ các quyền
bình đẳng của mình.
2. Quan điểm cá nhân về hôn nhân đồng giới
Về cá nhân mình, tôi ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới bởi vì
hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thể hiện sự bình đẳng giữa các cá nhân,
đề cao nhân quyền. Sẽ thật dễ dàng nếu chúng ta sinh ra được phát triển
bình thường về mặt thể chất, tâm sinh lí.
Dưới góc độ pháp lí, để có thể hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cần phải
bổ sung và hoàn thiện hơn nữa về các quy định của pháp luật có liên quan
đến các vấn đề về quan hệ vợ chồng, xác định cha, mẹ, con, quan hệ tài
sản và các vấn đề khác được quy định trong các chế định về hôn nhân và
gia đình. Có như vậy mới có thể bảo đảm quyền lợi tối đa cho mọi người.
Xét ở góc độ con người, người đồng tính cũng có quyền được kết hôn,
quyền được mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người. Vì lẽ đó, quyền
nhân thân này của họ phải được thừa nhận và bảo vệ.
Đồng tính không phải là bệnh nên người đồng tính hoàn toàn có quyền lựa
chọn việc xác lập quan hệ hôn nhân theo ý chí của mình. Việc pháp luật
công nhận quan hệ hôn nhân của họ sẽ giúp cho xã hội giảm bớt cách
nhìn định kiến đối với người đồng tính.
Việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính
dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phần lớn người đồng tính đều phải
tìm kiếm bạn tình một cách lén lút, tùy tiện để giải quyết nhu cầu bức xúc
của bản thân. Quan hệ tùy tiện, không chung thủy là nguy cơ lây truyền
bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đồng tính cũng
như gia đình và xã hội.
Việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa người cùng giới tính ngày
càng làm cho sự kì thị, phân biệt đối xử với người đồng tính thêm sâu sắc.
Vì người đồng tính luôn phải tìm cách che giấu khuynh hướng tình dục,
khó tiếp cận được các dịch vụ y tế để hướng tới đời sống tình dục an toàn.

You might also like