You are on page 1of 35

z

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


KHOA VIỄN THÔNG I
----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI

ĐỀ TÀI: “VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS”

Giảng viên: Nguyễn Thanh Trà


Nhóm thực hiện: 16

Các sinh viên


STT Họ và tên Lớp
10 Lê Tiến Dũng D18DQVT07-B
39 Trần Hải Long D18DQVT06-B
55 Trần Mạnh Quang D18DQVT06-B
67 Phạm Thanh Tùng D18CQVT06-B

Hà Nội - 10/2021
------------------------------------

[Gõ ở đây] [Gõ ở đây] [Gõ ở đây]


Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

LỜI NÓI ĐẦU

Chính sự phát triển với tốc độ chóng mặt của các dịch vụ đa phương tiện với yêu
cầu về băng thông và chất lượng dịch vụ cao đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh
vực công nghệ viễn thông. Cùng với đó, sự phát triển nhanh chóng của các mạng di
động và cố định, các mạng truyền dẫn qua vệ tinh đã làm nảy sinh các ý tưởng về khả
năng hội tụ các mạng này. Đó là khởi nguồn để phân hệ đa truyền thông IP IMS ra đời
và phát triển. Các nhà khai thác viễn thông lớn ở Việt nam như VNPT, Vietel v.v. đang
từng bước triển khai các công nghệ này vào mạng của mình.

Bố cục của bài tiểu luận gồm có 2 chương:


Chương 1: Phân hệ đa phương tiện IMS
Chương 2: Tổng quan về tiêu chuẩn VoLTE

Với sự cố gắng và nỗ lực của các thành viên, nhóm em đã hoàn thành xong bài
tiểu luận của mình. Do có sự hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo và mức độ hiểu biết
của bản thân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu.
Chính vì vậy, nhóm em rất mong nhận được những lời góp ý và sự chỉ bảo thêm của
cô giáo và các bạn sinh viên khác để nhóm em có thêm những kiến thức phục vụ cho
học tập cũng như công việc sau này.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

T/M nhóm tiểu luận

Phạm Thanh Tùng

Nhóm 16 i
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................... iii
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ................................................................................ iiii
CHƯƠNG 1: PHÂN HỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN IMS ........................................ 1
1.1 Giới thiệu về phân hệ đa phương tiện IMS .......................................................... 1
1.2. Mô hình kiến trúc IMS ........................................................................................ 3
1.3. Các thành phần chức năng .................................................................................. 4
1.3.1. Thực thể chức năng điều khiển phiên cuộc gọi (CSCF) ........................... 4
1.3.2. Cơ sở dữ liệu HSS/HLR ............................................................................. 7
1.3.3. Máy chủ ứng dụng (AS) ............................................................................. 7
1.3.4. Thực thể chức năng quản lý tài nguyên và phương tiện MRF ................... 7
1.3.5. Thực thể chức năng điều khiển cổng phương tiện (MGCF) ...................... 8
1.3.6. Thực thể chức năng điều khiển cổng (BGCF) ........................................... 8
1.4. Các giao thức của IMS ........................................................................................ 8
1.4.1. Giao thức khởi động phiên ......................................................................... 8
1.4.2. Giao thức mô tả phiên ................................................................................ 9
1.4.3. Các giao thức báo hiệu khác ....................................................................... 9
1.4.3.a. Giao thức Diameter ............................................................................ 9
1.4.3.b. Giao thức COPS............................................................................... 10
1.4.3.c. Nén báo hiệu trong IMS ................................................................... 10
1.5. Kết luận chương ................................................................................................ 11
CHƯƠNG 2: Tổng quan về tiêu chuẩn VoLTE ............................................. 12
2.1. LTE ................................................................................................................... 12
2.1.1. Định nghĩa LTE ........................................................................................ 12
2.1.2. Kiến trúc LTE .......................................................................................... 12
2.2. VoLTE .............................................................................................................. 14
2.2.1. Định nghĩa VoLTE ................................................................................... 14
2.2.2. IMS trong VoLTE .................................................................................... 15
2.2.2.a. Vai trò của IMS đối với VoLTE ...................................................... 15
2.2.2.b. Ứng dụng của IMS đối với VoLTE ................................................. 17
2.2.3. Lợi ích của VoLTE ................................................................................... 21

Nhóm 16 ii
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
2.2.4. Các yêu cầu đặt ra đối với VoLTE ........................................................... 22
2.2.4.a. Thông số kỹ thuật ............................................................................. 22
2.2.4.b. Chất lượng giọng nói ....................................................................... 22
2.2.4.c. Thủ tục đăng ký................................................................................ 23
2.3. Kết luận chương ................................................................................................ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 26

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: Truy nhập với IMS ................................................................................... 3


Hình 2: Kiến trúc phân lớp của phân hệ IMS ...................................................... 4
Hình 3: Cấu trúc header của Diameter ................................................................ 10
Hình 4: COPS header .......................................................................................... 10
Hình 5: Kiến trúc SigComp................................................................................. 11
Hình 6: Kiến trúc hệ thống cho mạng chỉ có E-UTRAN .................................... 13
Hình 7: Thoại qua LTE (VoLTE) ....................................................................... 15
Hình 8: Kiến trúc hệ thống cho di động VoLTE chuyển vùng ........................... 17
Hình 9: Kiến trúc kiểm soát biên giới IMS ......................................................... 18
Hình 10: Kiến trúc cổng phương tiện IMS ......................................................... 18
Hình 11: Kiến trúc chức năng tài nguyên đa phương tiện IMS .......................... 19
Hình 12: Kiến trúc bảo mật IMS ......................................................................... 20
Hình 13: Tổng quan về thủ tục đăng ký VoLTE................................................. 23
Hình 14: Ví dụ về yêu cầu Đăng ký VoLTE....................................................... 24

Nhóm 16 iii
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt


AAA Authentication Authorization Nhận thực trao quyền và thanh
Accounting toán

AKA Authentication and Key Agreement Nhận thực và đồng thuận khoá
AS Application Server Máy chủ ứng dụng
AF App Function Chức năng ứng dụng
API Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng
AVP Attribute Value Pair Cặp giá trị thuộc tính
AUC Authentication Center Trung tâm xác thực
APN Access Point Name Tên điểm truy cập
AAC-ELD Advanced Audio Coding - Mã hóa âm thanh nâng cao -
Enhanced Low Delay Tăng cường độ trễ thấp
AMR-WB Adaptive Multirate Codec Bộ giải mã đa tốc độ thích ứng
AMR-NB
BGCF Breakout Gateway Control Chức năng kiểm soát cổng đột
Function phá
CCF Communhcations Control Field Trường kiểm soát giao tiếp
CAMEL Customized Applications for Ứng dụng tùy chỉnh cho mạng di
Mobile networks Enhanced Logic động Logic nâng cao
CRF Connection-Related Function Chức năng liên quan đến kết nối
CSCF Call Session Control Function Chức năng kiểm soát phiên cuộc
gọi
CS Service center Trung tâm dịch vụ
COPS Common Open Policy Servic Giao thức dịch vụ chính sách mở
chung
DSL Digital Subcriber Line Kênh thuê bao kỹ thuật số
DoS/DDoS Distributed Denial of Service Tấn công từ chối dịch vụ phân
tán
DNS Domain Name System Hệ thống phân giải tên miền

Nhóm 16 iiii
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
E.164 The international public Kế hoạch đánh số viễn thông
telecommunication numbering plan công cộng quốc tế
ESP Encapsulated Security Payload Tải tin bảo mật đóng gói
UTRAN UMTS Terestrial Radio Access Mạng truy cập vô tuyến mặt đất
Network UMTS
EPC Evolved Packet Core Mạng lõi
EPS Evolved Packet System Hệ thống gói phát triển
EVS Enhanced Voice Services Dịch vụ thoại nâng cao
GMS Global Message Services Dịch vụ tin nhắn toàn cầu
GMSA Gateway Mobile Switching Centrer Chuyển mạch di động
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung
HLR Home Location Register Bộ đăng ký thuê bao nhà
HSDPA High-Speed Downlink Packet Truy cập gói đường xuống tốc
Access độ cao
HSUPA High-Speed Uplink Packet Access Truy cập gói đường lên tốc độ
cao
HTTP Hyper Text Transfer Protocol Giao thức chuyển giao siêu văn
bản
HSS Home Subscription Server Máy chủ đăng ký gia đình
H.248 Gateway Control Protocol Giao thức điều khiển cổng
IIS Internet Information Services Dịch vụ thông tin Internet
IMS IP Multimedia Subsystem Phân hệ đa phương tiện IP
IETF Internet Engineering Task Force Lực lượng kỹ thuật Internet
ISUP ISDN User Part Phần người dùng ISDN
IPv4/IPv6 Internet Protocol version 4 Phiên bản thứ 4 và 6 trong quá
Internet Protocol version 6 trình phát triển của các giao thức
trong Internet
IM-SSF IP Multimedia – Service Switching Đa phương tiện IP – Chức năng
Function chuyển đổi dịch vụ
MGW Media Gateway Cổng phương tiện
IPX IP Exchange Trao đổi IP

Nhóm 16 v
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
IBCF Internetconnection Border Control Chức năng kiểm soát biên giới
Function kết nối Internet
IPSec Internet Protocol Security Bảo mật Internet
IoT Internet of Things Mạng kết nối các thiết bị qua
cảm biến
IMSI IP Multimedia Services Identity Mô-đun nhận dạng dịch vụ đa
Module phương tiện IP
IM-MGW IP Multimedia – Media Getway Cổng đa phương tiện IP
ISDN Integrated Service Digital Network Mạng số đa dịch vụ tích hợp
LAN Local Area Network Mạng nội hạt
LTE Long Term Evolution Công nghệ di động thế hệ thứ 4
MSC Mobile Switching Center Trung tâm chuyển mạch di động
MRF Multimedia Resource Function Tài nguyên đa phương tiện
MRFC Multimedia Resource Function Bộ điều khiển đa phương tiện
Controller
MRB Multimedia Resource Broker Nhà môi giới tài nguyên đa
phương tiện
MMD Multimedia Domain Miền đa phương tiện
MRFP Multimedia Resource Function Bộ xử lý tài nguyên đa phương
Processor tiện
MGCF Media Gateway Control Function Chức năng điều khiển cổng đa
phương tiện
MME Mobility Management Entity Thực thể quản lý di động
NNI Network Management Centre Trung tâm quản lý mạng
OSA Open Service Access Mở quyền truy cập dịch vụ
OCS Online charging system Hệ thống tính phí trực tuyến
OMA Open Mobile Alliance Mở liên kết di động
PoC Push-to-Talk over Cellular Nhấn để nói chuyện qua mạng di
động
PDF Policy Definition Function Chính sách xác định chức năng
PCRF Policy Charging Rules Function Chức năng tính phí chính sách

Nhóm 16 vi
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
PSTN Public Switched Telephone Mạng điện thoại chuyển mạch
Network công cộng
PDP Policy Decision Point Điểm quyết định chính sách
PEP Policy Implementation Point Điểm thực thi chính sách
P-GW Packet Getway Cổng dữ liệu gói
PDN Public Data Network Mạng dữ liệu công cộng
QCI Quality of Service Class Identifier Số phân định loại chất lượng
dịch vụ
RADIUS Remote Authentication Dial-In Dịch vụ người dùng quay số xác
User Service thực từ xa
RFC Request for Comments Đề nghị duyệt thảo và bình luận
SS7 Signalling System No 7 Hệ thống báo hiệu số 7
SIP Session Initiation Protocol Giao thức khởi tạo phiên
SCTP Stream Control Transmission Giao thức truyền tải điều khiển
Protocol luồng

SLF Subscriber Location Function Vị trí của người đăng ký


SGW Signalling Gateway Cổng tín hiệu
SEG Segment Bộ phận
SDP Sessinon Description Protocol Giao thức mô tả phiên
SBLP Service-Based Local Policy Chính sách địa phương dựa trên
dịch vụ
SAE GW System Architecture Evolution Kiến trúc hệ thống phát triển
Getway
TISPAN Telecommunications and Internet Các giao thức dịch vụ viễn thông
Converged Services and Protocols và Internet cho các mạng nâng
for Advanced Networks cao
TCAP Transaction Capabilities Ứng dụng khả năng giao dịch
Application Part
TCP Transport Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải
THIG Topology Hiding Inter-working Cấu trúc liên kết ẩn và cổng liên
Gateway kết làm việc
TS 24.229 Technical specification 24.229 Thông số kĩ thuật 24.229

Nhóm 16 vii
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
TCP Transport Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải
TSL Transport Layer Security Bảo mật tầng vận tải
TrGW Transition Gateway Cổng chuyển tiếp
UE User Equipment Thiết bị người dùng
URI Uniform Resource Identifier Mã định danh tài nguyên thống
nhất
UDP User Datagram Protocol Giao thức dữ liệu người dùng
UDVM Universal Decompressor Virtual Thiết bị ảo giải nén tổng thể
Machine
UNI User Network Interface Giao diện mạng người dùng
USIM Subscriber identification module Module nhận dạng thuê bao
UMTS Universal Mobile Hệ thống viễn thông di động
Telecommunications System toàn cầu
VoLTE Voice Over LTE Dịch vụ thoại chất lượng cao của
mạng di động thông qua LTE
Wi-Fi Wireless Fidelity Hệ thống truy cập internet không
dây
WLAN Wireless local area network Mạng cục bộ không dây
WebRTC Web Real-Time Communication Giao tiếp thời gian thực trên web
3G Third-generation technology Công nghệ truyền thông thế hệ
thứ ba
3GPP The 3rd Generation Partnership Dự án Hợp tác Thế hệ 3
Project

Nhóm 16 viii
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

CHƯƠNG 1: PHÂN HỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN IMS

1.1 Giới thiệu về phân hệ đa phương tiện IMS


Được thiết kế để quản lý và phân phối các dịch vụ đa phương tiện theo thời gian
thực qua tên miền chuyển mạch gói 3G. IMS lần đầu tiên được định nghĩa trong 3GPP,
đã bị đóng băng vào năm 2002. Các thông số kỹ thuật đã thu hút rất nhiều sự quan tâm,
và sau đó được tăng cường để hỗ trợ các công nghệ truy cập khác như mạng cục bộ
không dây và các mạng cố định dựa trên đường dây thuê bao kỹ thuật số (DSL) hoặc
công nghệ cáp.
IMS được định hình và phát triển bởi diễn đàn công nghiệp 3G.IP, thành lập năm
1999. Kiến trúc ban đầu của IMS được xây dựng bởi 3G.IP và sau đó đã được chuẩn
hóa bởi 3GPP trong phiên bản 5 công bố tháng 3 năm 2003. Trong phiên bản đầu tiên
này, mục đích của IMS là tạo thuận lợi cho việc phát triển và triển khai dịch vụ mới trên
mạng thông tin di động. Tiếp đến, tổ chức chuẩn hóa 3GPP2 đã xây dựng hệ thống
CDMA2000 Multimedia Domain (MMD) nhằm hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện trong
mạng CDMA2000 dựa trên nền 3GPP IMS. Trong phiên bản 6 của 3GPP IMS, cùng với
khuynh hướng tích hợp giữa mạng tế bào và mạng WLAN, mạng truy nhập WLAN đã
được đưa vào như một mạng truy nhập bên cạnh mạng truy nhập tế bào.
Đa phần các giao thức sử dụng trong IMS được chuẩn hóa bởi IETF, điển hình
nhất là giao thức tạo phiên SIP. Rất nhiều các phát triển và cải tiến của SIP để hỗ trợ các
chức năng theo yêu cầu của hệ thống IMS đã được đề nghị và chuẩn hóa bởi IETF như
SIP hỗ trợ tính cước, bảo mật v.v. Bên cạnh IETF và TISPAN, một tổ chức chuẩn hóa
khác mà 3GPP hợp tác chặt chẽ trong việc phát triển IMS là Liên minh di động mở
OMA nhằm phát triển các dịch vụ trên nền IMS. Một trong những dịch vụ do OMA phát
triển là đẩy để nói chuyện qua mạng di động (PoC) hay OMA nhắn tin tức thì đơn giản.
Lợi ích của IMS
IMS không đơn thuần là một nền tảng dịch vụ mà là một kiến trúc mạng dùng để
thao tác, quản lý và điểu khiển các dịch vụ đa phương tiện đến người dùng cố định và
di động. IMS định nghĩa một lớp quản lý dịch vụ chung cho tất cả các loại hình dịch vụ
đa phương tiện, độc lập với loại hình mạng truy nhập mà người dùng đang kết nối. IMS
xây dựng trên nền mạng lõi IP và cho phép nhiều mạng truy nhập khác, bao gồm cả
mạng di động lẫn mạng cố định, kết nối với nhau thông qua lớp dịch vụ chung để cung
cấp các gói dịch vụ hội tụ.
Một trong những mục đích đầu tiên của IMS là giúp cho việc quản lý mạng trở
nên dễ dàng hơn bằng cách tách biệt chức năng điều khiển và chức năng vận tải thông
tin. Một cách cụ thể, IMS là một mạng phủ, phân phối dịch vụ trên nền hạ tầng chuyển
nối gói. IMS cho phép chuyển dần từ mạng chuyển nối mạch sang chuyển nối gói trên

Nhóm 16 1
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
nền IP, tạo thuận lợi cho việc quản lý mạng thông tin di động. Việc kết nối giữa mạng
cố định và di động đã góp phần vào tiến trình hội tụ mạng viễn thông trong tương lai.
IMS cho phép người dùng có thể sử dụng một hay nhiều loại thiết bị khác nhau, di
chuyển từ mạng này sang mạng khác mà vẫn có thể dùng cùng một dịch vụ.
Kiến trúc IMS cung cấp nhiều giá trị gia tăng cho nhà cung cấp mạng, người phát
triển ứng dụng, người cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng các thiết bị đầu cuối.
Kiến trúc IMS giúp các dịch vụ mới được triển khai một cách nhanh chóng với chi phí
thấp. IMS cung cấp khả năng tính cước phức tạp hơn nhiều so với hệ thống tài khoản
trả trước hay trả sau, ví dụ như việc tính cước theo từng dịch vụ sử dụng hay phân chia
cước giữa các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp mạng. Khách hàng sẽ chỉ nhận một
bảng tính cước phí duy nhất từ một nhà cung cấp mạng thường trú. IMS hứa hẹn mang
đến nhiều dịch vụ đa phương tiên, giàu bản sắc theo yêu cầu và sở thích của từng khách
hàng, do đó tăng sự trải nghiệm của khách hàng.
Với IMS, nhà cung cấp mạng sẽ không chỉ làm công tác vận tải thông tin một
cách đơn thuần mà trở thành tâm điểm trong việc phấn phối dung lượng thông tin trong
mạng, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như kịp thời
thay đổi để đáp ứng các tình huống khác nhau của khách hàng.
Điểm yếu của IMS
Mặc dù đã có một số triển khai ban đầu trong các mạng cố định, các nhà khai
thác di động ban đầu kết luận rằng họ không có trường hợp kinh doanh khả thi cho IMS.
Tên miền chuyển mạch 3G có thể xử lý các cuộc gọi thoại và video, vì vậy IMS sẽ bị
giới hạn ở các dịch vụ ngoại vi như đẩy để nói chuyện qua di động (PoC), nhắn tin tức
thời và sự hiện diện. Nhà khai thác mạng không thể biện minh cho chi phí triển khai
IMS cho các dịch vụ này một mình, và rất ít người chọn làm như vậy. Do vậy, IMS sẽ
dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhà cung cấp mạng và những nhà cung cấp dịch vụ nội dung
của thế giới Internet (Microsoft, Google v.v.). Thay vì tăng thêm lợi nhuận nhờ các dịch
vụ giá trị gia tăng, nhà cung cấp mạng có thể sẽ phải chịu thất bại trong việc cạnh tranh
với các nhà cung cấp dịch vụ. Do vậy, nhiều nhà cung cấp mạng đang còn rất dè dặt khi
quyết định triển khai IMS.
Về mặt kỹ thuật, một trong những điểm yếu mà nhiều người nhắc đến nhiều nhất
là tính bảo mật của IMS. Trong các yếu tố về bảo mật có thể kể đến các vấn đề liên quan
đến quản lý nhận dạng người dùng bao gồm các lỗi như giả mạo Call ID, ăn cắp ID, tấn
cống DoS/DDoS, spam. Điểm yếu bảo mật nằm ở thiết bị SIP vì nó chưa có một cơ chế
chứng nhận thực tốt như trong mạng thông tin di động tế bào (ví dụ bảo mật qua SIM).
Thêm vào đó là sự hội tụ giữa nhiều loại hình mạng cũng gây không ít khó khăn trong
việc quản lý bảo mật. Hiện tại, Phiên bản 8 của 3GPP đang xem xét một cách nghiêm
túc vấn đề bảo mật này.
Mặc dù IMS nhắm đến việc đảm bảo chất lượng dịch vụ nhưng việc đảm bảo
chất lượng dịch vụ khi chuyển đổi từ loại hình mạng này sang loại hình mạng khác

Nhóm 16 2
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
(trong môi trường mạng hội tụ), hay từ mạng của nhà cung cấp mạng này sang mạng
của nhà cung cấp mạng khác vẫn còn là một vấn đế chưa được giải quyết. Kiến trúc IMS
thiếu một thực thể trung tâm để quản lý tài nguyên chung. Bài toán quản lý di động,
chuyển giao giữa nhiều loại hình mạng khác nhau, cũng đặt ra những khó khăn nhất
định cho việc cung cấp quản lý dịch vụ IMS.
1.2. Mô hình kiến trúc IMS
Mục tiêu của kiến trúc IMS là cung cấp nhiều giá trị gia tăng hơn cho nhà cung
cấp mạng, người phát triển ứng dụng, người cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng
các thiết bị đầu cuối. Kiến trúc IMS giúp các dịch vụ mới được triển khai một cách
nhanh chóng với chi phí thấp. Với IMS, nhà cung cấp mạng sẽ không chỉ làm công tác
chuyển tải thông tin một cách đơn thuần mà trở thành tâm điểm trong việc phấn phối
dung lượng thông tin trong mạng, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng
dịch vụ cũng như kịp thời thay đổi để đáp ứng các tình huống khác nhau của khách hàng.
Một mạng IMS được định nghĩa trong một kiến trúc mặt phẳng ngang gồm 3 lớp chức
năng.

Hình 1: Truy nhập với IMS

Lớp đầu tiên là lớp mạng. Lớp này truyền tải dung lượng báo hiệu và các luồng
lưu lượng đa phương tiện. Lớp này bao gồm các thiết bị phần cứng như thiết bị chuyển
mạch, bộ định tuyến và các thực thể xử lý phương tiện như cổng đa phương tiện hay
máy chủ phương tiện. IMS đóng vai trò như một lớp truy nhập không phụ thuộc mạng
để kết nối đến nhiều loại mạng khác nhau hiện có (hình 1). Lớp thứ hai trong kiến trúc
IMS là lớp điều khiển. Bao gồm các phần tử của mạng báo hiệu như CSCF, HSS, MGCF
v.v. để hỗ trợ điều khiển phiên chung, điều khiển phương tiện và chức năng điều khiển
truy nhập qua các giao thức báo hiệu như SIP, Diameter, H.248. Lớp điều khiển là chức
năng cốt lõi của IMS để truyền thông báo hiệu và các yêu cầu điều khiển tới các thành
phần thiết bị trong phiên.Lớp thứ 3 trong kiến trúc IMS là lớp dịch vụ. Lớp này bao gồm
các Server ứng dụng như server ứng dụng SIP, Server truy nhập dịch vụ mở bên thứ 3
và các điểm điều khiển dịch vụ mở kế thừa từ các hệ thống truyền thống. IMS đưa ra
các điều khiển dịch vụ thông qua mạng thuê bao nhà, các thành phần của mạng báo hiệu
được phân phối trong lớp dịch vụ và lớp điều khiển. Cấu trúc phân lớp được thể hiện
trên hình 2.

Nhóm 16 3
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

Một trong các yếu tố tạo nên tính ưu việt của hệ thống IMS trong mục tiêu kết
nối là các cơ chế báo hiệu và điều khiển. Cụ thể là thông qua hai giao thức báo hiệu là
SIP và giao thức Diameter. Giao thức SIP được sử dụng để thiết lập, duy trì và kết thúc
các phiên đa phương tiện. Còn giao thức Diameter được sử dụng cho nhận thực trao
quyền và thanh toán (AAA) đối với các dịch vụ của người sử dụng. Nếu so sánh với
giao thức báo hiệu SS7 truyền thống, giao thức được sử dụng trong mạng chuyển mạch
kênh cung cấp dịch vụ thoại, chức năng giao thức SIP tương tự như ISUP còn giao thức
Diameter và các ứng dụng của nó tương ứng với giao thức dựa trên TCAP. Để truyền
tải giao thức báo hiệu trong IMS, giao thức truyền tải điều khiển luồng SCTP và giao
thức điều khiển truyền tải TCP chạy trên nền IPv4/IPv6 được sử dụng.
1.3. Các thành phần chức năng
Mục này phân tích các thực thể IMS và các chức năng cơ bản. Các thực thể chức
năng trong IMS có thể chia thành 6 loại cơ bản: nhóm quản lý phiên và định tuyến
(CSCF); cơ sở dữ liệu (HSS, SLF); dịch vụ (máy chủ ứng dụng, MRFC, MRFP); các
phần tử chức năng liên mạng (BGCF, MGCF, IMS-MGW, SGW); các bộ phận chức
năng hỗ trợ (PDF, SEG, THIG); tính cước. Dưới đây sẽ phân tích các chức năng cơ bản
theo các thực thể trong IMS.
1.3.1. Thực thể chức năng điều khiển phiên cuộc gọi (CSCF)
Các thành phần quan trọng nhất của IMS được gọi là chức năng điều khiển phiên
cuộc gọi (CSCF). Có ba loại chức năng điều khiển phiên khác nhau: CSCF phục vụ
(Serving-CSCF: S-CSCF), CSCF uỷ quyền (Proxy-CSCF: P-CSCF) và CSCF truy vấn
(Interrogating-CSCF: I-CSCF).
CSCF phục vụ
Mỗi người dùng được đăng ký với một CSCF đang phân phát (S-CSCF), điều
khiển điện thoại di động và cấp cho điện thoại di động quyền truy cập vào các dịch vụ
như cuộc gọi thoại. CSCF phục vụ tương tự như MME, nhưng có một điểm khác biệt

Nhóm 16 4
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
quan trọng: CSCF phục vụ luôn trong mạng gia đình của thiết bị di động, giúp đảm bảo
rằng người dùng nhận được một bộ dịch vụ IMS, ngay cả khi chuyển vùng. S-CSCF
thực hiện các chức năng sau:
▪ Điều khiển các yêu cầu đăng ký như một register. S-CSCF nhận biết được địa
chị IP của UE và P-CSCF nào đang được UE sử dụng như một điểm truy cập IMS.
▪ Nhận thực người dùng bằng cơ chế nhận thực và đồng thuận khoá IMS (AKA)
giữa UE và mạng nhà.
▪ Tải thông tin người dùng và dữ liệu liên quan đến dịch vụ từ HSS trong suốt
quá trình đăng ký hoặc khi xử lý một yêu cầu tới người dùng không được đăng ký.
▪ Định tuyến lưu lượng đầu cuối di động tới P-CSCF và định tuyến lưu lượng
khởi xướng từ di động tới I-CSCF, thực thể chức năng điều khiển cổng thoát BGCF)
hay máy chủ ứng dụng (AS).
▪ Thực hiện chức năng điều khiển phiên. S-CSCF có thể hoạt động giống như
một máy chủ đại diện.
▪ Tương tác với các nền tảng dịch vụ.
▪ Phiên dịch số E.164 tới URI dùng để nhận dạng tài nguyên hợp nhất sử dụng
cơ chế phiên dịch hệ thống tên miền (DNS). Chức năng này là cần thiết do việc định
tuyến cho một bản tin SIP trong IMS chỉ sử dụng các SIP URI, nghĩa là trong trường
hợp một khách hàng quay một số điện thoại thay vì sử dụng SIP URI thì S-CSCF phải
sử dụng các dịch vụ phiên dịch số.
▪ Giám sát bộ định thời đăng ký và có thể đăng ký lại khi cần.
▪ Thực hiện kiểm tra phương tiện. S-CSCF có thể kiểm tra nội dung tải tin SDP
và kiểm tra xem nó chứa các loại phương tiện hay codec. Khi SDP không phù hợp với
chính sách của nhà điều hành hoặc yêu cầu dịch vụ của khách hàng thì S- CSCF sẽ loại
bỏ yêu cầu và gửi đi bản tin báo lỗi SIP.
▪ Duy trì bộ đinh thời phiên. Nó cho phép S-CSCF phát hiện và giải phóng các
tài nguyện do các phiên đang chiếm dụng.
▪ Tạo và gửi thông tin tính cước tới nút tính cước CCF để tính cước offline và tới
hệ thống OCS để tính cước online.
Số lượng S-CSCF trong một mạng phụ thuộc vào quy mô và độ dư của mạng đó.
Mỗi S-CSCF chỉ phục vụ cho một số lượng thiết bị đầu cuối IMS nhất định. Khác với
P-CSCF và I-CSCF, S-CSCF luôn nằm ở mạng nhà.
CSCF đại diện (ủy quyền)
Các CSCF Proxy (P-CSCF) là điểm đầu tiên trên điện thoại di động tiếp xúc với IMS,
với hai thiết bị giao tiếp qua một giao diện báo hiệu được gọi là Gm. CSCF đại diện bảo
mật báo hiệu thông báo qua mạng truy cập kết nối IP bằng phương tiện mã hóa và bảo
vệ tính toàn vẹn và chuyển tiếp các thông báo đó giữa điện thoại di động và CSCF đang
phục vụ. Nó cũng kiểm soát chất lượng dịch vụ của các luồng phương tiện qua mạng

Nhóm 16 5
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
truy cập, ví dụ bằng cách hoạt động như một chức năng ứng dụng LTE (AF) hướng tới
lõi gói phát triển. P-CSCF thực hiện các chức năng sau:
▪ Chuyển tiếp các yêu cầu SIP REGISTER tới CSCF truy vấn (I-CSCF) dựa trên
tên miền do UE cung cấp.
▪ Chuyển tiếp các yêu cầu và đáp ứng SIP của UE tới CSCF phục vụ (S-CSCF).
▪ Chuyển tiếp các yêu cầu và đáp ứng SIP tới UE.
▪ Phát hiện các yêu cầu thiết lập phiên.
▪ Tạo thông tin tính cước để gửi cho nút tính cước CCF.
▪ Bảo vệ toàn vẹn báo hiệu SIP và duy trì liên kết bảo mật giữa UE và P-CSCF.
Chức năng này được cung cấp bởi giao thức bảo mật IPsec và tải tin bảo mật đóng gói
ESP.
▪ Nén và giải nén các bản tin SIP từ UE. P-CSCF hỗ trợ nén bản tin dựa trên ba
RFC: [RFC3320], [RFC3485] và [RFC3486].
▪ Chức năng kiểm tra phương tiện. P-CSCF có thể kiểm tra nội dung tải tin giao
thức mô tả phiên (SDP) và kiểm tra xem nó chứa các loại phương tiện hay codec. Khi
SDP không phù hợp với chính sách của nhà khai thác thì P-CSCF sẽ loại bỏ yêu cầu và
gửi bản tin báo lỗi SIP tới UE.
▪ Duy trì bộ định thời phiên. Các bộ định thời phiên cho phép P-CSCF phát hiện
và giải phóng tài nguyên do các phiên đang bị treo chiếm dụng.
▪ Tương tác với chức năng quyết định chính sách (PDF). PDF chịu trách nhiệm
triển khai chính sách vùng theo dịch vụ (SBLP). Trong Phiên bản 5, PDF là một thực
thể logic của P-CSCF, còn trong Phiên bản 6 PDF đứng riêng một mình.
Thông thường một mạng IMS sẽ có nhiều P-CSCF tùy thuộc vào quy mô và độ
dư của mạng. Mỗi P-CSCF chỉ phục vụ một số lượng các đầu cuối IMS nhất định.
CSCF truy vấn
Các CSCF truy vấn (I-CSCF) là một điểm tiếp xúc cho hệ thống báo thư đến từ
các mạng đa phương tiện IP khác. Khi nhận được một thông báo như vậy, CSCF truy
vấn yêu cầu máy chủ thuê bao gia đình (HSS) cho CSCF đang phục vụ đang điều khiển
thiết bị di động mục tiêu, và chuyển tiếp bản tin báo hiệu tới CSCF đang phục vụ. I-
CSCF thực hiện các chức năng sau:
▪ Liên lạc với HSS để thu được tên của S-CSCF đang phục vụ khách hàng.
▪ Đăng ký (gán) một S-CSCF dựa trên dung lượng nhận được từ HSS.
▪ Tạo và gửi thông tin tính cước tới nút tính cước CCF.
▪ Cung cấp chức năng che giấu. I-CSCF có chứa một tính năng gọi là THIG –
cổng liên mạng che giấu cấu hình. THIG được sử dụng để che cấu hình và dung lượng
của mạng từ phía bên ngoài mạng của nhà khai thác.
Số lượng I-CSCF trong một mạng tùy thuộc vào quy mô và độ dư của mạng đó.

Nhóm 16 6
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
1.3.2. Cơ sở dữ liệu HSS/HLR
Về khía cạnh kỹ thuật, máy chủ thuê bao mạng nhà HSS là sự cải tiến từ HLR.
Trong IMS, HSS là trung tâm lưu trữ thông tin của khách hàng, bao gồm tất cả dữ liệu
liên quan đến việc xử lý các phiên đa phương tiện cho khách hàng đó. Những dữ liệu
này là thông tin định vị, thông tin an ninh (gồm thông tin nhận thực và thông tin trao
quyền), thông tin hồ sơ khách hàng (các dịch vụ mà khách hàng đăng ký) và thông tin
về S-CSCF được gán cho mỗi khách hàng.
Chức năng HLR được sử dụng để hỗ trợ cho các thực thể miền PS như SGSN và
GGSN. Nó cho phép thuê bao truy nhập tới các dịch vụ miền PS. HLR cũng hỗ trợ cho
các thực thể miền CS như MSC hay các server MSC. Nó cho phép thuê bao truy nhập
tới các dịch vụ miền CS và hỗ trợ roaming tới các mạng miền CS GSM/UMTS.
Trong một mạng có thể có nhiều HSS tùy vào số lượng thuê bao. Tuy nhiên, tất
cả dữ liệu của một khách hàng phải được lưu trữ trong một HSS duy nhất. Các mạng có
từ hai HSS trở lên thì phải bổ sung thêm một SLF (có chức năng ánh xạ địa chỉ khách
hàng đến HSS). Khi một nút gửi truy vấn đến SLF trong đó có chứa địa chỉ của khách
hàng thì nó sẽ được HSS trả lời toàn bộ thông tin có liên quan đến khách hàng đó.
1.3.3. Máy chủ ứng dụng (AS)
Một máy chủ ứng dụng (AS) cung cấp cho người dùng với các dịch vụ như điện
thoại đa phương tiện, thư thoại và tin nhắn SMS. Các dịch vụ được gọi bởi CSCF đang
phục vụ của người dùng, nhưng người dùng cũng có thể thao tác dữ liệu máy chủ ứng
dụng của họ, chẳng hạn như tùy chọn thư thoại hoặc dịch vụ bổ sung các cấu hình khác
nhau, trên một giao diện báo hiệu riêng biệt được gọi là Ut. Một máy chủ ứng dụng
không nên nhầm lẫn với chức năng ứng dụng LTE (AF), một thiết bị nằm ngoài lõi gói
có vai trò trong IMS được lấp đầy bởi CSCF proxy.
Hầu hết các máy chủ ứng dụng là thiết bị độc lập, nhưng có hai loại đặc biệt hoạt
động như giao diện với các môi trường ứng dụng khác. Các mở truy nhập dịch vụ (OSA)
khả năng dịch vụ máy chủ (SCS) cấp quyền truy cập vào các máy chủ ứng dụng OSA
trên chương trình ứng dụng OSA-giao diện kết hợp chương trình ứng dụng OSA (API),
trong khi chức năng chuyển đổi dịch vụ đa phương tiện IP (IM-SSF) cho quyền truy cập
vào môi trường dịch vụ cho các ứng dụng tùy chỉnh cho mạng di động nâng cao logic
(CAMEL).
1.3.4. Thực thể chức năng quản lý tài nguyên và phương tiện MRF
Thực thể chức năng quản lý tài nguyên và phương tiện (MRF) có chức năng cung
cấp tài nguyên đa phương tiện trong mạng nhà, các luồng phương tiện hỗn hợp, chuyển
mã giữa các bộ codec, thu nhận thông tin thống kê và phân tích các loại phương tiện.
MRF được chia thành nút nằm trên mặt bằng báo hiệu (MRFC) và nút nằm trên
mặt bằng phương tiện (MRFP). MRFC hoạt động như một tác nhân khách hàng SIP, nó
giao tiếp với S-CSCF thông qua giao thức SIP và có chức năng điều khiển tài nguyên
trong MRFP thông qua giao diện H.248.

Nhóm 16 7
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
MRFP thực hiện tất cả các chức năng liên quan đến phương tiện, ví dụ như thể
hiện và trộn lẫn phương tiện. MRF luôn luôn nằm ở mạng nhà.
1.3.5. Thực thể chức năng điều khiển cổng phương tiện (MGCF)
MGCF là thực thể cho phép giao tiếp giữa IMS và người dùng CS. Nó thực hiện
các chức năng sau:
▪ Điều khiển những phần của trạng thái cuộc gọi gắn liền với điều khiển kết nối
cho các kênh phương tiện trong một IMS-MGW.
▪ Truyền thông với các thực thể CSCF, BGCF, và PSTN.
▪ Quyết định trạm tiếp theo phụ thuộc vào số định tuyến cho những cuộc gọi vào
từ các mạng truyền thống.
▪ Thực hiện chuyển đổi giao thức giữa những giao thức điều khiển cuộc gọi
ISUP/TCAP và phân hệ IMS.
▪ Thông tin ngoài băng nhận được trong MGCF được đẩy tới CSCF/IMS-MGW.
▪ Gửi thông tin tính cước tới CCF.
1.3.6. Thực thể chức năng điều khiển cổng (BGCF)
BGCF chịu trách nhiệm lựa chọn lối thoát đến miền CS. Quá trình này có thể lựa
chọn ra lối thoát trong chính mạng cấp phát BGCF hoặc lối thoát tới mạng khác. Trong
trường hợp thứ nhất, BGCF sẽ lựa chọn một thực thể chức năng MGCF để xử lý phiên.
Trường hợp thứ hai, BGCF sẽ chuyển tiếp phiên tới BGCF khác trong mạng được lựa
chọn. Ngoài ra, BGCF cũng có chức năng gửi thông tin tính cước tới CCF.
1.4. Các giao thức của IMS
1.4.1. Giao thức khởi động phiên
Giao thức báo hiệu IMS quan trọng nhất là giao thức khởi tạo phiên (SIP). SIP
được sử dụng trên hầu hết các giao diện báo hiệu của IMS, đặc biệt là các giao diện giữa
thiết bị di động, CSCF và các máy chủ ứng dụng. Nó rất khác với các giao thức được
LTE sử dụng, vì vậy cần một số lời giải thích.
SIP được phát triển bởi Lực lượng Chuyên trách về Kỹ thuật Liên mạng
(IETF) để kiểm soát thời gian thực đa phương tiện chuyển mạch gói và dựa trên giao
thức truyền siêu văn bản (HTTP). RFC326 xác định giao thức SIP cơ bản, nhưng có
những phần mở rộng trong một số thông số hư cấu IETF khác, đặc biệt là RFC 3455,
định nghĩa các phần mở rộng SIP để sử dụng trong đa phương tiện IP hệ thống con. Đặc
điểm kỹ thuật 3GPP quan trọng nhất là TS 24.229, xác định việc sử dụng của SIP trong
IMS.
Không giống như các giao thức mà chúng ta đã thảo luận trước đây, SIP dựa trên
văn bản chứ không phải nhị phân, điều này làm cho các thông báo tín hiệu dài nhưng dễ
đọc. Giống như HTTP, SIP là máy khách – máy chủ giao thức: máy khách gửi yêu cầu
đến máy chủ, máy chủ sẽ trả lời bằng một phản hồi. Không giống như HTTP, tuy nhiên,
một thiết bị riêng lẻ có thể hoạt động như một máy khách và một máy chủ. Theo mặc

Nhóm 16 8
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
định, SIP thông điệp được truyền bằng cách sử dụng UDP chứ không phải TCP. Không
có gì đảm bảo rằnghiền nhân được phân phối một cách đáng tin cậy, vì vậy SIP bao gồm
các cơ chế riêng để xác nhận và truyền lại.
1.4.2. Giao thức mô tả phiên
Tự nó, SIP không nói bất cứ điều gì về phương tiện mà một phiên sẽ sử dụng.
Nhiệm vụ đó được để lại cho các giao thức mô tả phiên (SDP). Phiên bản gốc của SDP
chỉ định nghĩa một phương tiện phát trực tiếp, sử dụng thông tin phiên, chẳng hạn như
địa chỉ IP của thiết bị và thông tin phương tiện như các loại phương tiện, tốc độ dữ liệu
và codec. Tuy nhiên, giao thức sau đó đã được cải tiến bằng cách của mô hình trả lời đề
nghị cho phép hai hoặc nhiều bên thương lượng phương tiện truyền thông và codec mà
họ muốn sử dụng. IMS sử dụng SDP chính xác theo cách này, với các ưu đãi SDP và
các câu trả lời đang được vận chuyển bằng cách sử dụng các yêu cầu và phản hồi SIP
mà chúng ta đã thấy.
1.4.3. Các giao thức báo hiệu khác
1.4.3.a. Giao thức Diameter
Giao thức Diameter chia ra 2 phần: Diameter Base Protocol và Diameter Application.
Diameter Base Protocol cần thiết cho việc phân phối các đơn vị dữ liệu, khả năng thương lượng,
kiểm soát lỗi và khả năng mở rộng. Diameter là giao thức truyền thông hoạt động trên giao diện
Sh giữa HSS, AS, S-CSCF. Diameter định nghĩa một số thành phần sau:
▪ Diamerter client: một thực thể chức năng, thông thường đặt tại biên mạng, sử dụng để
điều khiển truy nhập
▪ Diameter server: thực thể chức năng xử lý các yêu cầu nhận thực, xác thực và kiểm
toán cho một vùng riêng.
▪ Proxy: chức năng chuyển tiếp các bản tin Diameter, tạo các quyết định chính sách dựa
trên cách sử dụng tài nguyên và dự liệu. Một proxy có thể thay đổi các bản tin để thiết lập các
quyết định chính sách như điều khiển cách sử dụng tài nguyên, cung cấp điều khiển quản trị,
và dự liệu.
▪ Relay: chuyển tiếp bản tin Diameter dựa trên thông tin định tuyến liên quan và các thực
thể trong bảng định tuyến vùng. Nó chỉ có thể can thiệp vào thông tin định tuyến mà không thể
can thiệp vào các dữ liệu khác.
▪ Redirect agent: chỉ dẫn từ client đến server và cho phép chúng truyền thông với nhau.
▪ Translation agent: cho phép chuyển đổi giao thức giữa Diameter và các giao thức AAA
khác như là RADIUS.
Trong Diameter có 3 thành phần chính là Server, Client và Agent. Client là một
thiết bị ở biên, thực hiện các truy vấn và sử dụng dịch vụ. Một Diameter Agent thực
hiện chức năng như một Proxy, Relay, Redirect Agent va dịch các bản tin. Diameter
Server quản lý các yêu cầu về AAA cho một hệ thống.
Bản tin Diameter chứa một header và một số cặp giá trị thuộc tính AVP. Header
gồm nhiều trường với dữ liệu dạng nhị phân giống header của giao thức IP.

Nhóm 16 9
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

Hình 3: Cấu trúc header của Diameter

Client trong giao thức Diameter phải hổ trợ chuẩn IPSec và có thể hổ trợ TLS.
Server phải hổ trợ cả 2 chuẩn trên. Để bảo mật, khuyến nghị rằng nên sử dụng IPSec ở
các nút trong cùng một miền như giữa Client và Proxy và sử dụng TSL để bảo mật khi
có giao dịch giữa các miền với nhau.
Lỗi trong giao thức Diameter chia thành 2 loại: lỗi giao thức và lỗi ứng dụng
1.4.3.b. Giao thức COPS
COPS là giao thức được IETF chuẩn hóa nhằm thực hiện việc quản lý, cấu hình
và áp đặt chính sách. Giao thức này hoạt động theo mô hình Client/Server. Nó định
nghĩa một giao thức yêu cầu và đáp ứng một cách đơn giản trong việc trao đổi thông tin
chính sách giữa server quyết định chính sách và client của nó. Trong đó điểm thực thi
chính sách (PEP) được xem là client và server là điểm quyết định chính sách (PDP).
COPS điều khiển chính sách theo hai mô hình chính: (i) Outsourcing và (ii)
Configuration.
Giao thức này giao việc cho Client hỗ trợ cho mô hình Client/Server. Trong đó
Client sẽ gửi những bản tin: yêu cầu, cập nhật, và xóa tới PDP và PDP gửi trả những
quyết định cho PEP.

Hình 4: COPS header

1.4.3.c. Nén báo hiệu trong IMS


Nhằm tương thích với tốc độ truyền dữ liệu thấp của các đường liên kết vô tuyến,
IMS bổ sung cơ chế nén báo hiệu nhằm tăng hiệu quả của quá trình truyền thông báo
hiệu và được thực hiện thông qua SigComp. SigComp là một cơ chế mà các giao thức
lớp ứng dụng dùng để nén bản tin trước khi gửi vào mạng. Nó không chỉ cung cấp
phương thức giảm thiểu kích thước bản tin SIP mà còn có những chức năng giải nén cho
một phạm vi rộng lớn các thuật toán nén. Cơ chế nén SigComp được xem như một lớp
nằm giữa SIP và giao thức lớp truyền tải. Về mặt kiến trúc SigComp được chia làm năm
thực thể:
▪ Bộ điều phối nén: Đây là giao diện giữa ứng dụng và hệ thống SigComp. Nó sẽ
yêu cầu một bộ nén được chỉ thị bởi ứng dụng thông qua một nhận dạng nhóm. Bộ

Nhóm 16 10
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
điều phối nén sẽ gửi trả lại các bản tin đã được nén đến đích của chúng.
▪ Bộ điều phối giải nén: Là giao diện giữa hệ thống SigComp và ứng dụng tương
ứng. Nó yêu cầu UDVM thực hiện giải nén bản tin. Sau đó nó gửi bản tin đã được giải
nén đến phần ứng dụng. Nếu ứng dụng đó yêu cầu bộ giải nén duy trì trạng thái bản tin
nó sẽ gửi trả lại một nhận dạng tương ứng.
▪ Bộ nén: Đây là thực thể thực hiện nén bản tin ứng dụng. Nó sử dụng một nhận
dạng nhóm tương ứng. Các bản tin đã được nén được gửi đến bộ điều phối nén.

Hình 5: Kiến trúc SigComp

▪ UDVM: là thiết bị ảo giải nén tổng thể (vạn năng). Nó cung cấp các chức năng
giải nén. Khi thu nhận một bản tin SigComp, bản tin này được lưu trong bộ nhớ giải
nén. Các mã byte và từ điển nén được lưu tại thực thể giải nén sẽ được nạp cho UDVM
để UDVM thực hiện giải nén. Sau khi bản tin đó được giải nén, thông tin mà nó lưu trữ
được sử dụng để cập nhật từ điển và lưu lại thành một trạng thái mới.
▪ Bộ xử lý trạng thái: Lưu trữ thông tin về trạng thái các bản tin SigComp.
▪ Ứng dụng SIP có thể nhóm các bản tin có liên quan với nhau lại. Ví dụ các bản
tin thuộc cùng hội thoại hoặc có cùng địa chỉ node kế tiếp. Ứng dụng SIP sẽ định vị
bộ nén cho mỗi một nhóm và lưu lại thông tin trạng thái tương ứng. Nó cũng xác định
khi nào thì một nhóm này được tạo ra hoặc loại bỏ. Một nhóm bản tin được xác định bởi
một nhận dạng nhóm tương ứng. Ứng dụng cũng chịu trách nhiệm xác định nhận dạng
cho bộ giải nén. Khi nó thu nhận được một bản tin đã được giải nén nó sẽ xác định nhận
dạng nhóm tương ứng cho bản tin và cung cấp cho hệ thống SigComp.
1.5. Kết luận chương
Nội dung chương tập trung vào các khía cạnh liên quan tới báo hiệu trong IMS.
Tìm hiểu về lợi ích và điểm yếu của IMS. Kiến trúc chức năng và các điểm tham chiếu
của IMS được trình bày nhằm chỉ rõ các chức năng và giao thức phối hợp hoạt động
trong IMS. Đặc tính hoạt động của giao thức SIP được trình bày trong chương này được
khái quát bởi các điểm khác biệt nhất định với môi trường mạng IP thuần. Bên cạnh
đó, các giao thức hỗ trợ cho kết nối đa phương tiện cũng được trình bày trên các khía
cạnh chức năng nhận thực, xác lập chính sách hay nén thông tin cũng được trình bày.

Nhóm 16 11
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

CHƯƠNG 2: Tổng quan về tiêu chuẩn VoLTE

2.1. LTE
2.1.1. Định nghĩa LTE
Các công nghệ thông tin di động được chia thành ba thế hệ: thứ nhất, thứ hai, thứ
ba và thứ tư được viết tắt là 1G, 2G, 3G và 4G. LTE là một trong các con đường tiến tới
4G. LTE sẽ tồn tại trong giai đoạn đầu của 4G, tiếp theo đó sẽ là IMT-Advanced. 3GPP
đã bắt đầu hướng đến IMT-Advance dưới cái tên LTE-Advanced.
LTE được xem như là thế thệ thứ tư, thế hệ tương lai của chuẩn UMTS do 3GPP
phát triển. Năm 2008, phiên bản phát hành cuối cùng 3GPP 8, mang lại nhiều hơn sự
cải tiến đối với HSDPA và HSUPA, được xem như là phát hành đầu tiên của LTE.
3GPP phiên bản 9 tập trung vào những mở rộng đối với LTE. Mục tiêu của LTE
là cung cấp một dịch vụ dữ liệu tốc độ cao, độ trễ thấp, các gói dữ liệu được tối ưu, công
nghệ vô tuyến hỗ trợ băng thông một cách linh hoạt khi triển khai. Đồng thời kiến trúc
mạng mới được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ lưu lượng chuyển mạch gói cùng với tính
di động linh hoạt, chất lượng của dịch vụ, thời gian trễ tối thiểu. Ta có thể tóm lược các
đặc điểm của LTE phiên bản 9 như sau:
▪ Tăng tốc độ truyền dữ liệu
▪ Đảm bảo hiệu suất khi di chuyển
▪ Giảm độ trễ trên mặt phẳng người sử dụng và mặt phẳng điều khiển
▪ Không còn chuyển mạch kênh
▪ Độ phủ sóng từ 5-100km.
2.1.2. Kiến trúc LTE
Kiến trúc mạng LTE được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ hoàn toàn chuyển mạch
gói với tính di động linh hoạt, chất lượng dịch vụ cao và độ trễ tối thiểu. Với một thiết
kế phẳng hơn, đơn giản hơn, chỉ với 2 nút cụ thể là nút B (eNodeB) và phần tử quản lý
di động (MME/GW). Phần điều khiển mạng vô tuyến RNC được loại bỏ khỏi đường dữ
liệu và chức năng của nó được thực hiện trong các eNodeB.
Hình 6 mô tả kiến trúc và thành phần mạng LTE chỉ có một E-UTRAN. Kiến
trúc của mạng về cơ bản được chia làm 4 phần chính: thiết bị người sử dụng (User
Equipment); mạng truy cập vô tuyến E-UTRAN (Evolved UMTS Terrestrial Access
Network); mạng lõi gói phát triển EPC (Evolved Packet Core); và các mạng ngoài.
UE, E-UTRAN và EPC đại diện cho các giao thức mạng IP ở lớp kết nối. Chúng
được gọi là hệ thống gói phát triển (EPS). Chức năng chính của lớp nay là cung cấp kết
nối dựa trên nền tảng IP, tất cả các nút chuyển mạch và các giao diện được nhìn thấy
trong kiến trúc 3GPP trước đó không có mặt trong E-UTRAN và EPC.

Nhóm 16 12
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

Hình 6: Kiến trúc hệ thống cho mạng chỉ có E-UTRAN

Sự phát triển của R-UTRAN tập trung vào nút B phát triển (eNodeB). Tất cả các
chức năng vô tuyến kết thúc ở đó, tức là eNodeB là điểm kết thúc cho tất cả các giao
thức vô tuyến có liên quan. E-UTRAN chỉ đơn giản là một mạng lưới của các eNodeB
kết nối với nhau thông qua giao diện X2. Các eNodeB kết nối trực tiếp với mạng lõi
EPC thông qua giao diện S1.
Mỗi eNodeB hỗ trợ các tính năng liên quan đến các quá trình lớp vật lý khi truyền
phát và nhận thông qua các giao diện vô tuyến như: điều chế, giải điều chế; mã hóa kênh
và giải mã hóa.
Ngoài ra eNodeB còn có những tính năng bổ xung thay cho các bộ kiếm soát
trạm gốc trong mạng UTRAN trước đó. Ví dụ như: kiểm soát tài nguyên vô tuyến, quản
lý tính di động vô tuyến, các giao thức lớp 2 về giao diện vô tuyến v.v.
Một trong những thay đổi lớn trong kiến trúc mạng LTE là trong khu vực mạng
lõi EPC không chứa các chuyển mạch kênh, và không có kết nối trực tiếp với các mạng
chuyển mạch truyền thống như ISDN hay PSTN.
Mạng lõi EPC bao gồm các thực thể chức năng như: thực thể quản lý di động
MME (Mobility Management Entity), máy chủ thuê bao lân cận HSS, cổng dịch vụ S-
GW, cổng dữ liệu gói P-GW, chức năng tính toán chi phí và các chính sách dịch vụ
PCRF.
MME chịu trách nhiệm về những tính năng trong mặt phẳng kiểm soát, liên quan
tới việc quản lý các thuê bao và các phiên truyền dẫn. Nó hỗ trợ các phương thức bảo
mật liên quan tới việc xác minh người sử dụng; xử lý các phiên truyền dẫn giữa thiết bị

Nhóm 16 13
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
đầu cuối và mạng truy cập; quản lý các thiết bị rảnh rỗi.
HSS là sự kết hợp của HLR (Home Location Register) và AUC, 2 khối chức năng
đã xuất hiện trong các mạng 2G/GSM và 3G/UMTS.
Phần HLR của HSS có nhiệm vụ lưu trữ và cập nhật khi cần thiết cơ sở dữ liệu
chứa tất cả các thông tin đăng ký của người sử dụng, bao gồm: thông tin nhận dạng
người sử dụng và địa chỉ, thông tin chi tiết của người sử dụng (trạng thái hoạt động, chất
lượng gói dịch vụ v.v.).
Phần AUC của HSS có nhiệm vụ tạo ta những thông tin bảo mật từ chuỗi nhận
dạng người sử dụng. Thông tin bảo mật này cung cấp cho HLR và xa hơn là thông tin
đến các thực thể khác của mạng. Thông tin bảo mật này được sử dụng chủ yếu cho: việc
xác minh qua lại các thiết bị mạng, mã hóa đường truyền dẫn vô tuyến, đảm bảo dữ liệu
và tín hiệu báo hiệu được truyền giữa mạng và thiết bị người sử dụng không bị nghe
trộm hay xâm nhập.
Phần tử SAE GW là sự kết hợp của cổng dịch vụ (S-GW) và cổng mạng dữ liệu
gói (P-GW).
Cổng dịch vụ S-GW là một điểm đầu cuối của giao diện dữ liệu gói hướng đến
mạng truy cập E-UTRAN. Khi các thiết bị người sử dụng di chuyển giữa các eNodeB
trong mạng truy cập E-UTRAN, thì S-GW đóng vai trò như những điểm trung chuyển
(chuyển giao). Nó cũng là điểm trung chuyển giữa mạng truy cập E-UTRAN với các
mạng truy cập cũ hơn như 2G/GSM, 3G/UMTS.
Cũng giống như S-GW, P-GW là điểm đầu cuối của giao diện dữ liệu gói nhưng
hướng tới các mạng dữ liệu gói bên ngoài (Packet Data Networks). P-GW hỗ trợ các
tính năng về chính sách dịch vụ cũng như lọc các gói dữ liệu và hỗ trợ tính phí v.v.
Máy chủ PCRF quản lý các chính sách dịch vụ và gửi thông tin về chất lượng
dịch vụ cho mỗi phiên người sử dụng và các thông tin về quy tắc tính toán. PCRF là sự
kết hợp của 2 nút chức năng PDF (The Policy Decision Function) và CRF (The Charging
Rules Function). PDF là thực thể mạng có nhiệm vụ đưa ra những chính sách dịch vụ.
Vai trò của CRF là cung cấp các quy tắc tính phí áp dụng cho từng dòng dữ liệu phục
vụ. CRF chọn lựa những quy tắc tính phí chính xác dựa trên thông tin cung cấp từ P-
CSCF, cũng như bộ nhận dạng ứng dụng, loại dòng tín hiệu (audio, video v.v.), tốc độ
dữ liệu v.v.
Thiết bị người sử dụng thường là những thiết bị cầm tay như điện thoại thông
minh, laptop, máy tính bảng, hay một thẻ dữ liệu như mọi người vẫn sử dụng trong mạng
2G, 3G v.v.
2.2. VoLTE
2.2.1. Định nghĩa VoLTE
VoLTE là tên viết tắt của Voice Over LTE hay còn có các tên gọi khác như HD
Call, Voice HD v.v. là dịch vụ thoại chất lượng cao của mạng di động khi sử dụng mạng

Nhóm 16 14
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
4G. VoLTE cho phép cả dịch vụ gọi điện và dữ liệu được thực hiện trên mạng 4G, nghĩa
là bạn có thể sử dụng Internet ngay cả khi đang thực hiện cuộc gọi (Hình 7).
VoLTE dựa trên khung kiến trúc IMS, với các cấu hình cụ thể cho các mặt phẳng
điều khiển và phương tiện của dịch vụ thoại. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho VoLTE
trên dịch vụ băng thông rộng không dây LTE được GSMA xác định trong PRD IR.92.
Cách tiếp cận dẫn đến dịch vụ thoại (mặt phẳng điều khiển và phương tiện) được phân
phối dưới dạng luồng dữ liệu bên trong vùng mang dữ liệu LTE, không phụ thuộc vào
(hoặc cuối cùng, yêu cầu) mạng thoại chuyển mạch kênh nằm trong đường dẫn cuộc gọi.
Tính đến tháng 2 năm 2019, đã có 253 nhà khai thác đầu tư vào VoLTE ở 113
quốc gia trên toàn cầu, trong đó có 184 nhà khai thác với dịch vụ thoại VoLTE-HD được
triển khai thương mại tại 87 quốc gia, tăng từ 137 nhà khai thác ở 65 quốc gia 12 tháng
trước đó, theo dữ liệu từ GMSA. Đến tháng 8 năm 2019, những con số này đã tăng lên
262 nhà khai thác đầu tư vào VoLTE ở 120 quốc gia và 194 nhà khai thác với việc ra
mắt dịch vụ thoại VoLTE-HD ở 91 quốc gia.

Hình 7: Thoại qua LTE (VoLTE)

2.2.2. IMS trong VoLTE


2.2.2.a. Vai trò của IMS đối với VoLTE
IMS không phải là một phần của LTE: thay vào đó nó là một mạng riêng biệt có
mối quan hệ với LTE giống như của Internet. Vì LTE các cuộc gọi thoại rất quan trọng
và vì IMS minh họa một số khía cạnh hoạt động của LTE. Việc cung cấp các cuộc gọi
thoại qua LTE và IMS thường được gọi là Thoại qua LTE (VoLTE).
Hình 8 cho thấy mối quan hệ giữa LTE và hệ thống con đa phương tiện IP, cho

Nhóm 16 15
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
một kịch bản chuyển vùng tuân thủ các thông số kỹ thuật của VoLTE. Nếu điện thoại di
động đang chuyển vùng, thì nó sẽ đến IMS thông qua cổng PDN trong mạng được truy
cập. Điều này cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện thoại nội hạt mà không cần
phương tiện truyền thông quay trở lại mạng gia đình, theo một kỹ thuật được gọi là định
tuyến tối ưu. Proxy CSCF cũng nằm trong mạng được truy cập, cho phép mạng đó hiển
thị báo hiệu IMS. Để đảm bảo rằng điện thoại di động có thể truy cập IMS trong khi
chuyển vùng, các thông số kỹ thuật của VoLTE nhấn mạnh rằng mọi nhà khai thác mạng
nên tham khảo IMS bằng cách sử dụng tên điểm truy cập IMS nổi tiếng, đó là IMS.
Nếu nhà khai thác mạng được truy cập chưa triển khai IMS, thì điện thoại di động
có thể tiếp cận CSCF proxy trong IMS gia đình bằng cách sử dụng cổng PDN trong lõi
gói phát triển của mạng gia đình. Kiến trúc này không tuân thủ các thông số kỹ thuật
của VoLTE và không thể được sử dụng cho các cuộc gọi thoại, nhưng nó có thể được
sử dụng cho các dịch vụ IMS khác như SMS.
Lõi gói đã phát triển không hiểu các thông điệp báo hiệu SIP truyền giữa thiết bị
di động và IMS, vì vậy nó vận chuyển chúng trong vùng người dùng LTE thông qua bộ
mang EPS mặc định với chỉ báo chất lượng của lớp dịch vụ (QCI) 5. Bộ mang được
thiết lập trước khi điện thoại di động đăng ký với IMS và bị phá bỏ sau khi nó hủy đăng
ký. Lõi gói đã phát triển cũng vận chuyển lưu lượng thoại của thiết bị di động bằng cách
sử dụng bộ mang EPS chuyên dụng với QCI 1, được thiết lập ở đầu gọi và xé nhỏ ở cuối.
Các thông số kỹ thuật của VoLTE giả định rằng thiết bị di động chỉ hỗ trợ một người
mang như vậy, vì vậy mạng gói nhiều luồng giọng nói vào cùng một người mang và
cung cấp cho chúng cùng các ưu tiên phân bổ và lưu giữ. Cuối cùng, EPC xử lý mọi
luồng không theo thời gian thực, chẳng hạn như tệp ảnh, sử dụng bộ mang EPS chuyên
dụng với QCI 8 hoặc 9.
Người dùng thao tác dữ liệu máy chủ ứng dụng của họ thông qua một tên điểm
truy cập chung được kiểm soát bởi nhà khai thác mạng gia đình. Do đó, giao diện Ut di
chuyển qua một cổng PDN trong mạng gia đình, thường sử dụng cùng một cổng với
cổng được sử dụng để truy cập Internet trong nhà. Điện thoại di động hiện có hai địa chỉ
IP: một cho Internet và một cho IMS.
Các mạng khác nhau trao đổi lưu lượng thoại bằng cách sử dụng trao đổi gói IP
(IPX), một phiên bản nâng cao của trao đổi chuyển vùng GPRS (GRX) cũng có thể đảm
bảo chất lượng dịch vụ của một luồng phương tiện. Bằng cách vận chuyển phương tiện
thoại sử dụng bộ mang LTE chuyên dụng và IPX, IMS có thể đảm bảo chất lượng dịch
vụ đầu cuối mà người dùng sẽ nhận được.

Nhóm 16 16
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

Tín hiệu LTE


Lưu lượng LTE & báo hiệu IMS XCAP (Mang mặc định thông qua APN chung, QCI 8/9)
Lưu lượng LTE & IMS XCAP báo hiệu (Mang default thông qua APN chung, QCI 8/9)
Lưu lượng IMS VoIP (Máy mang chuyên dụng thông qua IMS APN, QCI 1)

Hình 8: Kiến trúc hệ thống cho di động VoLTE chuyển vùng

2.2.2.b. Ứng dụng của IMS đối với VoLTE


Chức năng Kiểm soát Biên
IMS chứa một số thành phần mà chúng tôi chưa giới thiệu, đầu tiên là các chức
năng kiểm soát biên giới được thể hiện trong hình 9. Chức năng kiểm soát biên giới kết
nối (IBCF) là điểm tiếp xúc cho các giao tiếp báo hiệu SIP với các mạng khác, do đó,
trong trường hợp tín hiệu đến, nó nằm giữa CSCF thẩm vấn và thế giới bên ngoài. Cổng
chuyển tiếp (TrGW) được điều khiển bởi IBCF và là đầu mối liên hệ với các phương
tiện IMS. Nếu mạng kia là một hệ thống con đa phương tiện IP khác, thì việc truyền
thông diễn ra trên giao diện mạng-mạng liên IMS (II-NNI).
Một vai trò của các thiết bị này là trợ giúp định tuyến phương tiện. Bằng cách
bao gồm IBCF trong đường dẫn báo hiệu và TrGW trong đường dẫn lưu lượng, hệ thống
con đa phương tiện IP có thể buộc lưu lượng thoại của người dùng di chuyển qua IMS
đã truy cập, IMS gia đình hoặc cả hai. Lựa chọn đầu tiên cực kỳ hữu ích cho người dùng
chuyển vùng, vì nó cho phép IMS đã truy cập xem lưu lượng truy cập của người dùng
nhưng đảm bảo rằng lưu lượng truy cập không phải quay trở lại IMS gia đình. Các vai

Nhóm 16 17
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
trò khác bao gồm sàng lọc các bản tin SIP, chuyển mã và liên kết giữa các mạng sử dụng
IP phiên bản 4 và 6.

Hình 9: Kiến trúc kiểm soát biên giới IMS

Các chức năng Media Gateway


Ngoài giao tiếp của nó với các mạng IP khác, hệ thống con đa phương tiện IP có
thể cũng giao tiếp với mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) và với mạch
chuyển miền của các nhà khai thác mạng 2G / 3G. Hình 10 cho thấy các thiết bị được
sử dụng.

Hình 10: Kiến trúc cổng phương tiện IMS

Nhóm 16 18
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
Cổng phương tiện IMS (IM-MGW) là giao diện mặt phẳng người dùng giữa IMS
và mạng chuyển mạch kênh bên ngoài xử lý các tác vụ như chuyển mã. Nó có các chức
năng tương tự là cổng phương tiện chuyển mạch kênh 2G / 3G (CS-MGW), nhưng là
một thiết bị logic khác và là một phần của mạng khác. IM-MGW được điều khiển bởi
chức năng điều khiển cổng đa phương tiện (MGCF), chức năng này cũng dịch các bản
tin báo hiệu giữa các bản tin được sử dụng bởi IMS và các bản tin được sử dụng để
chuyển mạch kênh.
Chức năng điều khiển cổng đột phá (BGCF) xác định bước tiếp theo để định
tuyến một bản tin báo hiệu đi được dành cho mạng chuyển mạch kênh. Nó có thể làm
điều này bằng cách chọn một MGCF phù hợp trong cùng một mạng hoặc bằng cách ủy
quyền sự lựa chọn cho một BGCF khác. Lựa chọn cuối cùng hữu ích nếu người dùng
đang chuyển vùng, vì nó cho phép BGCF trong mạng gia đình yêu cầu một MGCF trong
mạng được truy cập, để lưu lượng có thể thoát ra mạng điện thoại công cộng ở đó.
Chức năng tài nguyên đa phương tiện
Hai bộ thiết bị cuối cùng chỉ xử lý liên lạc một-một. Tuy nhiên, IMS cũng có thể
hoạt động như một nguồn và điểm trộn cho các luồng đa phương tiện IP, sử dụng các
thiết bị được thể hiện trong Hình 11.
Bộ xử lý chức năng tài nguyên đa phương tiện (MRFP) quản lý bình diện người
dùng của cuộc gọi hội nghị bằng cách trộn các luồng phương tiện, phát lại âm báo và
thông báo, cũng như chuyển mã. Nó được điều khiển bởi bộ điều khiển chức năng tài
nguyên đa phương tiện (MRFC) và cùng với nhau, hai thiết bị bao gồm chức năng tài
nguyên đa phương tiện (MRF). Nhà môi giới tài nguyên phương tiện (MRB) chọn chức
năng tài nguyên đa phương tiện sẽ xử lý một luồng phương tiện cụ thể, sử dụng các yêu
cầu của ứng dụng và khả năng của từng thiết bị.

Hình 11: Kiến trúc chức năng tài nguyên đa phương tiện IMS

Nhóm 16 19
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
Kiến trúc bảo mật
Hình 12 cho thấy kiến trúc bảo mật VoLTE. IMS sử dụng các cơ chế bảo mật
tương tự như của LTE, nhưng hai kiến trúc hoàn toàn độc lập. Điều này cho phép di
động để tiếp cận IMS qua mạng truy cập không an toàn như mạng LAN không dây và
chỉ dựa vào các cơ chế bảo mật của IMS.
Trong trường hợp bảo mật truy cập mạng, IMS sử dụng lại quy trình xác thực và
thỏa thuận khóa từ UMTS. Điểm khác biệt chính là các khóa CK và IK được sử dụng
trực tiếp để tạo mật mã và bảo vệ tính toàn vẹn thay vì là điểm khởi đầu cho hệ thống
phân cấp các khóa bổ sung. Quy trình này dựa trên khóa dành riêng cho người dùng, K,
được lưu trữ trong máy chủ thuê bao gia đình và được phân phối an toàn cho người dùng
trong ISIM, và khóa này khác với khóa LTE trong USIM.
Trong quá trình xác thực và thủ tục thỏa thuận khóa, CSCF phục vụ chuyển các
giá trị của CK và IK đến CSCF ủy nhiệm. Sau đó proxy CSCF thiết lập một liên kết bảo
mật với điện thoại di động, để áp dụng mật mã tùy chọn và bảo vệ toàn vẹn bắt buộc
cho các bản tin báo hiệu SIP mà hai thiết bị trao đổi. Các thủ tục được thực hiện bằng
cách sử dụng Bảo mật Giao thức Internet (IPSec) Đóng gói Tải trọng Bảo mật (ESP)
trong chế độ truyền tải.
Bảo mật miền mạng trong IMS giống với bảo mật miền mạng trong lõi gói đã
phát triển. Trước tiên, hai miền bảo mật xác thực lẫn nhau và thiết lập xác thực bảo mật
bằng Internet Key Exchange phiên bản 2, sau đó sử dụng ESP ở chế độ đường hầm để
bảo mật thông tin mà chúng trao đổi. Bản thân IMS không bảo mật lưu lượng máy bay
người dùng, nhưng hai thiết bị có thể thỏa thuận bảo mật lớp ứng dụng đầu cuối trong
quá trình thiết lập cuộc gọi.

Hình 12: Kiến trúc bảo mật IMS

Nhóm 16 20
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
Kiến trúc sạc
Hệ thống con đa phương tiện IP sử dụng cùng một kiến trúc để sạc và thanh toán
như LTE. Bất kỳ phần tử mạng nào trong IMS đều có thể gửi các bản ghi dữ liệu sạc tới
hệ thống nạp điện ngoại tuyến, trong khi CSCF đang phục vụ, máy chủ ứng dụng và bộ
điều khiển chức năng tài nguyên đa phương tiện cũng có thể giao tiếp với hệ thống sạc
trực tuyến. Do đó, hệ thống tính phí nhận được tất cả thông tin mà nó cần để lập hóa
đơn cho người dùng, ngay cả khi IMS tại nhà không có khả năng hiển thị trực tiếp lưu
lượng truy cập của người dùng.
2.2.3. Lợi ích của VoLTE
Theo các nhà mạng, cuộc gọi tiêu chuẩn (Standard Call) trước đây chỉ sử dụng
dải tần âm thanh hẹp (narow band) ở mức 300Hz - 3.4kHz. Song với VoLTE, dải tần
âm thanh mở rộng (wide band) lên đến 50Hz - 7kHz, nâng tầm cuộc gọi lên độ phân giải
cao (HD Voice Call).
Băng tần của VoLTE không chỉ lớn gấp đôi những cuộc gọi xưa cũ, mà còn gần
gũi hơn với dải tần 80Hz - 14KHz của giọng nói con người (Human Voice). Do đó, cuộc
gọi VoLTE bắt được cả âm cao, âm trầm, lẫn âm sắc của người nói. Cuộc trò chuyện
qua chiếc smartphone nghe to, rõ, trong trẻo và tự nhiên hơn, như thể người ở đầu dây
bên kia đang ngồi ngay bên cạnh bạn.
Mở rộng cuộc gọi thoại đến nhiều thiết bị hơn
• Đổi mới và bảo mật doanh thu bổ sung với các dịch vụ được nhắm mục tiêu sử
dụng chức năng mới như gọi điện video, đa thiết bị với chuyển cuộc gọi giữa các
thiết bị của riêng bạn, một số số trên cùng một điện thoại, v.v.
• Có được phạm vi tiếp cận lớn đối với các dịch vụ này qua LTE và Wi-Fi.
Trải nghiệm cuộc gọi tốt hơn
• VoLTE cho phép đồng thời lướt dữ liệu LTE và cuộc gọi thoại (tức là không dự
phòng vùng phủ sóng 2G hoặc 3G khi thực hiện cuộc gọi thoại).
• Thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh hơn so với mạng 2G / 3G (khoảng 1,5 giây
trong LTE so với khoảng 3,5-5 giây trong 2G / 3G) và cũng cho phép khả dụng
nhanh hơn đối với các dịch vụ bổ sung.
• Chất lượng giọng nói được cải thiện với codec mới cho giọng nói HD (AMR-
WB) được mặc định trên điện thoại thông minh hỗ trợ LTE / VoLTE.
• Công nghệ codec thoại thế hệ tiếp theo, HD voice + (chuẩn hóa 3GPP, Evolved
Voice Service (EVS)) cung cấp cho người dùng chất lượng thoại thậm chí còn
tốt hơn HD voice. HD voice + cung cấp chất lượng thoại tốt hơn đáng kể trong
toàn bộ ô LTE, tức là tất cả các cách ra rìa ô.
• Bật tính năng gọi qua Wi-Fi để cải thiện vùng phủ sóng thoại trong nhà. Chuyển
giao giọng nói liền mạch giữa LTE và Wi-Fi.

Nhóm 16 21
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
Giải quyết các phân khúc dịch vụ truyền thông doanh nghiệp và doanh
nghiệp chưa được khai thác
• Sử dụng trình quay số gốc với các cuộc gọi thoại chất lượng cao được xây dựng
trên VoLTE (Chất lượng dịch vụ), kết hợp với khả năng cộng tác giữa doanh
nghiệp và doanh nghiệp cũng dành cho người dùng doanh nghiệp.
• Thêm vào các dịch vụ truyền thông hợp nhất với khả năng cộng tác doanh nghiệp
trên mạng VoLTE.
• Thêm vào các dịch vụ giao tiếp và cộng tác dành cho doanh nghiệp nhỏ (kết hợp
giữa VoLTE và WebRTC).
• Bật giọng nói qua IoT cho các ứng dụng khác nhau giữa người tiêu dùng với
doanh nghiệp và doanh nghiệp với doanh nghiệp.
2.2.4. Các yêu cầu đặt ra đối với VoLTE
2.2.4.a. Thông số kỹ thuật
VoLTE phù hợp với các thông số kỹ thuật của 3GPP và việc lập hồ sơ bổ sung
được xác định trong Tài liệu Tham chiếu Thường trực của GSMA.
GSMA PRD IR.92 xác định UNI cho IMS thoại và SMS. Nó xác định một cấu
hình xác định một tập hợp các tính năng bắt buộc tối thiểu được xác định trong thông số
kỹ thuật 3GPP mà thiết bị không dây (UE) và mạng bắt buộc phải triển khai để đảm bảo
dịch vụ điện thoại dựa trên IMS chất lượng cao, có thể tương tác qua LTE.
NNI cho VoLTE được định nghĩa trong Hướng dẫn chuyển vùng & kết nối IMS
GSMA PRD IR.65.
Chuyển vùng VoLTE được định nghĩa trong Nguyên tắc chuyển vùng LTE
GSMA PRD IR.88.
2.2.4.b. Chất lượng giọng nói
Để đảm bảo tính tương thích, 3GPP yêu cầu ít nhất codec AMR -NB (băng tần
hẹp), nhưng codec giọng nói được khuyến nghị cho VoLTE là băng thông rộng thích
ứng đa tốc độ (AMR-WB), còn được gọi là HD Voice sau chương trình chứng nhận của
GSMA. Bộ giải mã này được yêu cầu trong mạng 3GPP hỗ trợ lấy mẫu 16 kHz.
Ngoài ra, nhiều nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị hỗ trợ dịch vụ thoại nâng cao
(EVS). Đây là codec siêu dải tần (50–14.000 Hz) hoặc toàn dải (20–20.000 Hz) tương
thích ngược với AMR-WB. Codec này còn được biết đến dưới nhãn hiệu HD Voice +,
sau chương trình chứng nhận của GSMA. GSMA đã đề xuất bắt buộc EVS cũng giống
như AMR-WB (Cả nhà cung cấp dịch vụ và hai thiết bị gọi điện đều phải hỗ trợ codec
để sử dụng).
Hiệp hội Fraunhofer IIS trước đây đã chứng minh việc triển khai codec AAC-
ELD trong VoLTE mà họ gọi là "Full-HD Voice". Nó đã không đạt được bất kỳ trạng
thái tiêu chuẩn hoặc áp dụng trong thế giới thực. Kể từ đó, họ đã sử dụng lại thuật ngữ
"Full-HD Voice" cho EVS ở chế độ fullband.

Nhóm 16 22
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
2.2.4.c. Thủ tục đăng ký
Thủ tục đăng ký VoLTE thiết lập thông tin liên lạc báo hiệu SIP giữa điện thoại
di động và CSCF đang phục vụ trong hệ thống con đa phương tiện IP. Trong quá trình
này, điện thoại di động sẽ gửi địa chỉ IP và danh tính riêng tư của nó tới CSCF đang
phục vụ, đồng thời trích dẫn một trong các danh tính công khai của nó. CSCF phục vụ
liên hệ với máy chủ thuê bao gia đình, truy xuất danh tính công khai khác từ tập đăng
ký ngầm định tương ứng và thiết lập ánh xạ giữa mỗi trường này. Sau đó, người dùng
có thể nhận các cuộc gọi đến hướng đến bất kỳ những danh tính công khai đó và cũng
có thể thực hiện các cuộc gọi đi.
Có bốn giai đoạn, được tóm tắt trong hình 13. Trong giai đoạn đầu tiên, điện thoại
di động gắn vào lõi gói đã phát triển và thiết lập kết nối thông qua bộ mang EPS mặc
định đến Tên điểm truy cập nổi tiếng của IMS, trong chính quy trình đính kèm hoặc sau
này. Sau đó, thiết bị di động sẽ tự đăng ký với CSCF đang phân phối, thực hiện đăng ký
của bên thứ ba với các máy chủ ứng dụng của thiết bị di động. Cuối cùng, điện thoại di
động đăng ký nhận các thông báo trong tương lai về trạng thái đăng ký của nó để hỗ trợ
khả năng hủy đăng ký do mạng bắt đầu. Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt thảo luận về các
giai đoạn này.

Hình 13: Tổng quan về thủ tục đăng ký VoLTE

Nếu dữ liệu thuê bao xác định tên điểm truy cập IMS là tên mặc định và thiết bị
di động không yêu cầu bất kỳ APN nào khác của chính nó, thì MME kết nối điện thoại
di động với IMS APN bằng cách sử dụng Mạng EPS mặc định với QCI 5. MME cũng
cung cấp cho điện thoại di động địa chỉ IP của CSCF proxy như một phần của Kích hoạt
Yêu cầu bối cảnh mang EPS mặc định của nó, để sử dụng trong quy trình đăng ký IMS.
Ngoài ra, MME cho thiết bị di động biết liệu nó có hỗ trợ cuộc gọi thoại IMS như một

Nhóm 16 23
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
phần của tin nhắn Đính kèm Chấp nhận hay không và cho máy chủ thuê bao gia đình
biết như một phần của Yêu cầu cập nhật vị trí của nó. (Các thông số kỹ thuật của VoLTE
cấm điện thoại di động yêu cầu rõ ràng tên điểm truy cập IMS trong quá trình đính kèm,
điều này ngăn quy trình không thành công nếu nhà khai thác mạng gia đình không hỗ
trợ IMS).
Nếu điện thoại di động đang chuyển vùng và cả mạng gia đình và mạng truy cập
đều hỗ trợ IMS, thì cổng PDN và proxy CSCF đều nằm trong mạng được truy cập và
MME tuyên bố hỗ trợ thoại IMS. Nếu mạng gia đình hỗ trợ IMS nhưng mạng được truy
cập thì không, thì cổng PDN và proxy CSCF đều nằm trong mạng gia đình và MME từ
chối hỗ trợ thoại IMS. Ở trạng thái sau này, điện thoại di động có thể sử dụng IMS gia
đình cho các dịch vụ khác như SMS nhưng sẽ không thể thực hiện cuộc gọi thoại IMS
và sẽ phản ứng bằng cách sử dụng các thủ tục lựa chọn miền truy cập mà chúng ta sẽ
thảo luận ở phần sau của chương.
Nếu điện thoại di động kết nối với một APN khác trong quy trình đính kèm, thì
sau này nó vẫn có thể kết nối với IMS bằng cách sử dụng quy trình thiết lập kết nối
PDN. Trong yêu cầu kết nối PDN, điện thoại di động chỉ định tên điểm truy cập IMS,
yêu cầu một mang phù hợp với các bản tin báo hiệu SIP và yêu cầu địa chỉ IP của CSCF
proxy. MME thiết lập mang mặc định với QCI 5 và trả về địa chỉ IP của proxy CSCF,
như trước đây.
Điện thoại di động hiện có thể giao tiếp với hệ thống con đa phương tiện IP, vì
vậy nó có thể viết yêu cầu ĐĂNG KÝ SIP. Hình 14 cho thấy nội dung của một yêu cầu
điển hình. Để giữ cho cuộc thảo luận ngắn gọn, chúng ta sẽ không xem qua tất cả các
trường tiêu đề, mà thay vào đó sẽ tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất.

Hình 14: Ví dụ về yêu cầu Đăng ký VoLTE

Nhóm 16 24
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS
Dòng đầu tiên cho biết yêu cầu SIP và xác định máy chủ đăng ký mà yêu
cầu sẽ được gửi đến. Tiêu đề From: xác định thiết bị đang gửi yêu cầu, trong khi
tiêu đề To: chứa danh tính công khai mà người dùng muốn đăng ký. Trong thông
báo này, các tiêu đề From: và To: giống nhau, nhưng chúng khác nhau trong
trường hợp của bên thứ ba đăng ký. Điện thoại di động đọc danh tính công khai
của nó từ ISIM và xác định máy chủ đăng ký bằng tên miền của nhà khai thác
mạng gia đình.
Tiêu đề Liên hệ: chứa địa chỉ IP mà điện thoại di động nhận được trong quá
trình thiết lập kết nối PDN. Nó cho biết hỗ trợ SMS sử dụng thẻ tính năng đa
phương tiện [g.3gpp.smsip] và cho dịch vụ điện thoại đa phương tiện sử dụng
định danh dịch vụ truyền thông IMS [urn% 3Aurn-7% 3A3gpp-
service.ims.icsi.mmtel]. Các trường [%3A] trông kỳ lạ là các trường thay thế cho
các ký tự dấu hai chấm mà định dạng thẻ tính năng phương tiện không hỗ trợ.
Tiêu đề cũng nêu rõ danh tính thiết bị di động quốc tế và thời gian hết hạn đăng
ký, tính bằng giây.
Trong số các tiêu đề khác, tiêu đề Authorization: mang dữ liệu xác thực,
đặc biệt là danh tính cá nhân mà thiết bị di động đang đăng ký, trong khi tiêu đề
Security-Client: nêu các thuật toán bảo mật mà thiết bị hỗ trợ. Call-ID: là danh
tính duy nhất cho hộp thoại, trong khi CSeq: xác định từng giao dịch trong hộp
thoại. Tiêu đề Via: được khởi tạo bằng địa chỉ IP của thiết bị di động và sẽ được
sử dụng sau này để định tuyến phản hồi của mạng trở lại thiết bị di động.
2.3. Kết luận chương
Chương này đã trình bày khái quát về LTE cũng như kiến trúc của nó. Nêu sự
tương quan giữa LTE và VoLTE để từ đó xây dựng VoLTE. Tìm hiểu kỹ vai trò của
IMS đối với VoLTE, đi sâu vào các chức năng của IMS đối với VoLTE cũng như kiến
trúc bảo mật, kiến trúc sạc. Quan trọng hơn là cho ta thấy những lợi ích mà VoLTE đem
lại, cùng với đó là các yêu cầu đặt ra đối với VoLTE như thông số kỹ thuật, chất lượng
yêu cầu và thủ tục để đăng ký.

Nhóm 16 25
Tiểu luận Đề tài: VoLTE và phân hệ đa phương tiện IMS

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Anh
[1] Christopher Cox, “An Introduction to LTE: LTE, LTE-Advanced, SAE, VoLTE and 4G
Mobile Communications, 2nd Edition”, Page 371-412, John Wiley & Sons, Inc., 2014.

Tiếng Việt
[2] Hoàng Trọng Minh; Nguyễn Thanh Trà, “Báo hiệu và điều khiển kết nối”, bài giảng,
Trang 113-134, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội, 2013.
[3] Nguyễn Ngọc Cương, “Nghiên cứu, áp dụng phân hệ đa phương tiện IP trong mạng
Viễn thông Việt Nam”, luận văn, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học
Công nghệ; Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử; Mã số: 60 52 70; Năm bảo vệ: 2012.

Nhóm 16 26

You might also like