You are on page 1of 9

Dinh dưỡng qua ống thông và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch

có thể được sử dụng nếu bệnh nhân:

- Không thể hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách hoặc cần
thêm dinh dưỡng như lượng protein và calo cao hơn
- Không nhận đủ dinh dưỡng từ thức ăn
- Gặp vấn đề với nuốt
- Không thể ăn uống trong hoặc sau khi điều trị ung thư
- Bị đau miệng hoặc cổ họng

Dinh dưỡng qua ống thông (Feeding tube)

Dinh dưỡng qua ống thông còn được gọi là dinh dưỡng qua
đường ruột (EN – Enteral nutrition).
Dinh dưỡng qua ống thông là đưa dinh dưỡng trực tiếp vào dạ
dày hoặc ruột non. Bệnh nhân cũng có thể nhận thuốc qua ống
thông.
Dinh dưỡng qua ống thông được ưu tiên hơn so với dinh dưỡng
qua đường tĩnh mạch vì nó sử dụng đường tiêu hóa và ít khả
năng nhiễm trùng. Dinh dưỡng chỉ có thể được đưa ống vào dạ
dày hoặc ruột non nếu đường tiêu hóa của bệnh nhân hoạt động
tốt.
Dinh dưỡng qua ống thông được chỉ định cho những bệnh nhân
có chức năng ruột còn hoạt động nhưng dinh dưỡng qua đường
miệng không đủ hoặc trong các trường hợp:
- Khó nuốt do ung thư vùng đầu hoặc cổ.
- Bị suy dinh dưỡng trước hoặc trong khi điều trị ung thư bao
gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
- Có lỗ rò, lỗ hở hoặc áp xe trong thực quản hoặc dạ dày.
Ống thông rất hẹp, và các công thức nuôi dưỡng bằng ống thông
được thiết kế để không làm tắc ống; chúng không quá đặc và
không để lại cặn.
Các sản phẩm dinh dưỡng được thiết kế để nuôi dưỡng bằng ống
được bào chế để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà bệnh
nhân cần bao gồm protein, carbohydrate, vitamin và khoáng
chất. Một số thậm chí còn chứa chất xơ và các yếu tố phi dinh
dưỡng khác.

Ống thông mũi-dạ dày


Ống thông này được đưa qua mũi, xuống thực quản và vào dạ
dày và không yêu cầu thủ tục phẫu thuật. Phương pháp này được
sử dụng tạm thời và được cấp cho những bệnh nhân không thể
ăn trong một thời gian ngắn sau khi phẫu thuật. Thường được
chỉ định cho các bệnh nhân cần hỗ trợ dinh dưỡng trong thời
gian dưới 4 đến 6 tuần.
Ống thông dạ dày
Ống thông dạ dày được đặt trực tiếp vào dạ dày qua thành bụng,
bằng nội soi, phẫu thuật.
Bệnh nhân cần được chăm sóc kỹ hơn trong tuần đầu tiên sau
khi đặt ống, khu vực xung quanh vết thương phải được giữ sạch
sẽ và băng bó bằng gạc sạch. Ống thông có thể kéo ra khỏi thành
bụng, dẫn đến rò rỉ xung quanh vị trí đặt ống. Rò rỉ cũng có thể
xảy ra nếu vị trí lỗ thoát bị mở rộng.
Chỉ định ở các bệnh nhân:
- Cần hỗ trợ dinh dưỡng trong một thời gian dài (hơn 4 đến 6
tuần).
- Không thể đặt ống thông qua miệng hoặc cổ họng của bệnh
nhân.
- Nôn mửa thường xuyên.

Các tác dụng phụ và rủi ro của việc cho ăn bằng ống bao gồm:
- Trào ngược thức ăn từ dạ dày trở lại ống.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Mất nước.
- Táo bón.
- Tiêu chảy
- Khô miệng
- Ống thông có thể bị tắc
- Nhiễm trùng da hoặc kích ứng nơi ống đi vào cơ thể

Dinh dưỡng ngoài đường tiêu hoá ( PN - Parenteral


nutrition)
Còn gọi là dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch
Dinh dưỡng được truyền qua đường tĩnh mạch, có thể bao gồm
protein, carbohydrate, chất béo, khoáng chất và chất điện giải,
vitamin và các yếu tố vi lượng khác.
Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa bỏ qua quá trình tiêu hóa bình
thường trong đường tiêu hóa. Đó là một công thức hóa học lỏng
vô trùng được đưa trực tiếp vào máu qua ống thông tĩnh mạch
(IV) (kim tiêm trong tĩnh mạch).
Các thành phần dinh dưỡng:
 Nước
 Carbohydrat
 Các acid amin
 Các acid béo thiết yếu.
 Các vitamin.
 Các chất khoáng.
 Các chất điện giải có thể được bổ sung để đáp ứng nhu cầu
của bệnh nhân.
Thành phần của PN sẽ phụ thuộc vào sự bổ sung cần thiết của
từng bệnh nhân.
Các dung dịch khác nhau tùy thuộc vào các rối loạn khác đang
có và tuổi bệnh nhân như sau:
 Đối với kém chức năng thận không được điều trị bằng
chạy thận hoặc đối với suy gan: Giảm hàm lượng
protein và một tỷ lệ các acid amin thiết yếu cao
 Đối với suy tim hoặc suy thận: Hạn chế khối lượng
chất lỏng đưa vào
 Đối với suy hô hấp: Nhũ tương lipit cung cấp hầu hết
năng lượng không protein để giảm thiểu sản sinh
carbon dioxide bằng chuyển hóa carbohydrate
Chỉ định
PN có thể là lựa chọn khả thi duy nhất cho các bệnh nhân ung
thư có đường tiêu hoá không thể hoặc động hoặc lượng dinh
dưỡng cung cấp qua đường miệng hoặc đường tiêu hoá thấp.

Chống chỉ định


Nên ngừng sử dụng PN khi đạt được các mục tiêu mong muốn ở
mỗi bệnh nhân và khi bệnh nhân phục hồi chức năng đường tiêu
hoá hoặc xảy ra các biến chứng nặng kèm theo.

Dinh dưỡng tĩnh mạch không nên sử dụng đều đặn ở những
bệnh nhân có đường tiêu hóa nguyên vẹn. So sánh với dinh
dưỡng đường tiêu hoá, nó có những nhược điểm sau:
 Nó gây ra nhiều biến chứng.

 Nó cũng không bảo vệ được cấu trúc và chức năng của


đường tiêu hóa tốt.
 Chi phí nhiều hơn
https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/coping/
physically/diet-problems/managing/drip-or-tube-feeding/types

https://www.mdanderson.org/cancerwise/feeding-tubes-during-
cancer-treatment-what-patients-and-caregivers-should-
know.h00-159386679.html

https://cancer.ca/en/treatments/tests-and-procedures/tube-
feeding-and-intravenous-iv-nutrition

https://www.elsevier.es/en-revista-endocrinologia-diabetes-
nutricion-english-ed--413-articulo-nutritional-support-
parenteral-nutrition-in-S2530018018300490

http://www.nutritioncare.org/about_clinical_nutrition/
what_is_parenteral_nutrition/
https://www.msdmanuals.com/en-sg/professional/nutritional-
disorders/nutritional-support/total-parenteral-nutrition-tpn

https://oralcancerfoundation.org/nutrition/peg-tube-feeding-
overview/

You might also like